SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 16
ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
MỤC LỤC Trang
Câu 1: Chuỗi giá trị? Phân tích chuỗi giá trị? ............................................................. 1
Câu 2: So sánh chuỗi cung ứng dọc, ngang, tích hợp thực? Ý nghĩa tích hợp thực?...... 1
Câu 3: Phân biệt chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng? Đặc điểm chuỗi cung ứng
hiệu quả?................................................................................................................... 2
Câu 4: 5 yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng, phân tích một yếu tố? Ý nghĩa quản trị chuỗi
cung ứng?.................................................................................................................. 2
Câu 5: Đặc điểm chiến lược chuỗi kinh doanh hiệu quả, chuỗi phản ứng nhanh? ......... 3
Câu 6: So sánh hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng? ................................................... 3
Câu 7: Chuỗi cung ứng giản đơn và chuỗi cung ứng mở rộng ..................................... 3
Câu 8: Các phương pháp dự báo?.............................................................................. 4
Câu 9: Các lý do thuê ngoài? ..................................................................................... 4
Câu 10:Các loại hợp đồng cung ứng?.......................................................................... 4
Câu 11:Thế nào là chuỗi cung ứng đẩy, kéo, hỗn hợp, ưu nhược điểm từng chuỗi?....... 4
Câu 12:Lên lịch trình sản xuất như thế nào?................................................................ 5
Câu 13:Quản lý cơ sở sản xuất? Vai trò?..................................................................... 5
Câu 14:Quản lý đơn hàng? Nguyên tắc quản lý dơn hàng?........................................... 5
Câu 15:Phân tích 4 giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng? ................................................ 6
Câu 16:Nêu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới? Phân tích chiến lược, vĩ mô, cạnh
tranh?.................................................................................................................................6
Câu 17:Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng?................................................... 7
Câu 18:Vai trò thiết kế mạng lưới trong chuỗi cung ứng? ............................................ 7
Câu 19:Các nhân tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới?..................................................... 7
Câu 20:Mô hình mạng lưới phân phối? Phân tích mô hình người sản xuất trữ hàng và
giao hàng trực tiếp, người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối?............................. 7
Câu 21:Các cách đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng?................................................... 8
ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Câu 22:Phân tích mô hình Scor?................................................................................. 8
Câu 23:Mô hình Scor tác động đến doanh nghiệp như thế nào?.................................... 9
Câu 24:Các đặc điểm thị trường?................................................................................ 9
Câu 25:Hiệu ứng cái roi da? Nguyên nhân?............................................................... 10
Câu 26:CPFR? Lợi ích của mô hình?........................................................................ 10
Câu 27:Quản trị quan hệ đối tác ngoài doanh nghiệp? Ưu nhược điểm? ..................... 11
Câu 28:Vai trò công nghệ thông tin trong hợp tác chuỗi cung ứng?............................ 11
Câu 29:Đàm phán? .................................................................................................. 11
Câu 30:Phân tích lợi ích hợp tác trong chuỗi cung ứng?............................................. 12
Câu 31:Cấp quản lý phần quyền, tập trung? Vai trò nhà quản lý trong quản trị nhân
sự?.12
Câu 32:Dịch vụ là gì? Đặc điểm?.............................................................................. 13
Câu 33:So sánh mô hình H-P, Scor, GSCF?.............................................................. 13
Câu 34:Vai trò ngành dịch vụ đối với nền kinh tế? .................................................... 14
===============CHƯƠNG 1===============
Câu 1: Chuỗi giá trị? Phân tích chuỗi giá trị?
- Chuỗi giá trị bao gồm hoạt động chính, hoạt động bổ trợ tạo ra lợi thế cạnh tranh
doanh nghiệp.
- Các hoạt động chính: hoạt động hướng đến việc chuyển đổi mặt vật lý, quản lý sản
phẩm hoàn thành cung cấp khách hàng.
o Hậu cần đến: hoạt động liên quan tiếp nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm:
quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát hàng tồn kho...
o Hậu cần ra ngoài: hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ, phân phối hàng hóa, sản
phẩm người mua: quản lý kho bãi, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng.
o Sản xuất: hoạt động chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành: gia công cơ
khí, đóng gói, lắp ráp...
o Marketing & bán hàng: hoạt động cung cấp dịch vụ để gia tăng, duy trì giá trị sản
phẩm: cài đặt, sửa chữa, bảo trì, đào tạo, điều chỉnh sản phẩm.
- Các hoạt động bổ trợ: Hỗ trợ các hoạt động chính
o Thu mua: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng
o Phát triển công nghệ: mọi hoạt động gắn liền với công nghệ rất quan trọng.
o Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển, quản trị thù lao.
o Cơ sở hạ tầng công ty: hỗ trợ cho cả tổ chức
Câu 2: So sánh chuỗi cung ứng dọc, ngang, tích hợp thực? Ý nghĩa tích hợp thực?
- Tích hợp dọc: Công ty tự thực hiện tất cả quá trình tạo ra sản phẩm, thích hợp với
thị trường biến đổi chậm.
o Ưu điển: tạo ra số lượng sản phẩm lớn, chủ động, kiểm soát tài chính, ít rủi ro tài
chính
o Nhược điểm: không quan tâm đến như cầu khách hàng.
- Tích hợp ngang: Doanh nghiệp sở hữu cổ phần của các nhà cung cấp, đối tác chiến
lược, tạo mối liên kết hàng ngang giữa các công ty với nhau, thích hợp với thị trường
biến đổi nhanh.
o Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu khách hàng, biến đổi linh hoạt.
o Nhược điểm: chia sẻ lợi nhuận, khả năng tài chính bị suy yếu, tạo sức ỳ lớn cho các
nhà cung cấp, kém chủ động.
- Tích hợp thực: Công ty xắc định năng lực cốt lõi, tự định vị mình trong chuỗi cung
ứng nó phục vụ. Phân bổ hợp lý củng cố sức mạnh qua năng lực cốt lõi.
o Cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể trong chuỗi, chia sẻ thông tin, nguồn lực.
o Chi phí thấp hơn – cân đối các hoạt động, tồn kho thấp, hiệu quả nhờ quy mô, giảm
thiểu hoạt động gây lãng phí.
o Cải thiện kết quả kinh doanh – dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử dụng hiệu
suất nguồn lực, ưu tiên hợp lý
o Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu – hợp tác giúp nguyên vật liệu dịch
chuyển nhanh hơn độ tin cậy cao hơn – dịch vụ khách hàng, thời gian đặt hàng tốt hơn,
vận chuyển nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn.
Câu 3: Phân biệt chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng? Đặc điểm chuỗi cung
ứng hiệu quả?
- Chuỗi cung ứng: tất cả thành viên tham gia, trực tiếp gián tiếp, đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
o Chuỗi cung ứng tập trung vào năng lực chức năng nội bộ, quyết định thuê ngoài các
chức năng này hay tự thực hiện. Còn quan tâm đến đối tác hỗ trợ thực hiện chức năng
này. Chuỗi giá trị tập trung vào các hoạt động nội bộ, chức năng nội bộ.
o Các thành viên trực tiếp: nhà cung cấp, nhà sản xuất (or nhà cung cấp dịch vị chính
trong chuỗi) nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, khách hàng. Khách hàng cuối cùng
nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi, thỏa mãn nhu cầu khách hàng để tạo ra
lợi nhuận trong chuỗi.
o Các thành viên gián tiếp: nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, marketing, công
nghệ thông tin...
- Quản trị chuỗi cung ứng: sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển
giữa các thành viên trong chuỗi nhằm đáp ứng nhịp nhàng, hiệu quả nhu cầu thị trường.
- Đặc điểm chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả:
o Phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty: chiến lược kinh doanh và toàn bộ
chiến lược chức năng phải phù hợp hình thành chiến lược chung, các chức năng khác
nhau một công ty phải cơ cấu phù hợp với các quá trình, nguồn lực có thể, thiết kế chuỗi
cung ứng tổng thể và vai trò mỗi giai đoạn phải gắn liền với nhau hỗ trợ chiến lược
CCU. Cách thức đạt được sự phù hợp về chiến lược: hiểu thị trường phục vụ, xắc định
thế mạnh năng lực cốt lõi vai trò phục vụ thị trường, phát triển khả năng cần thiết trong
chuỗi cung ứng hỗi trợ vài trò công ty đã chọn.
o Kết hợp với nhu cầu khách hàng: hiểu yêu cầu các phân khúc thị trường (đúng hẹn,
chất lượng), phụ thuộc sự linh hoạt, chi phí, mục tiêu, phương pháp kiểm soát (1 chuỗi
phục vụ 1 thị trường or nhiều thị trường).
o Kết hợp với vị thế công ty: ảnh hưởng của công ty tới nhà cung cấp, khách hàng (quy
mô, thương hiệu). Quy mô lớn, thương hiệu mạnh có quyền chọn nhà cung cấp, khách
hàng – giảm chi phí, hộ trợ mục tiêu chiến lược. Công ty nhỏ, phân khúc ,tập trung, củng
cố lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng đạt lợi thế cạnh tranh. Thương hiệu nổi tiếng
khách hàng nhà phân phối sẵn sàng trả giá cao.
o Thích nghi với sự thay đổi: điều kiện thị trường luôn thay đổi, quy mô, cạnh tranh,
hoạt động đối thủ.
Câu 4: 5 yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng, phân tích một yếu tố? Ý nghĩa quản trị
chuỗi cung ứng?
Năm lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng của công ty.
- Sản xuất: sản xuất cái gì? Như thế nào? Khi nào?
- Tồn kho: sản xuất bao nhiêu và dự trữ như thế nào?
- Địa điểm: nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động gì?
- Vận tải: vận chuyển sản phẩm bằng cách nào, khi nào?
- Thông tin: những vấn đề cơ bản để ra những quyết định. Vấn đề quan trọng đề ra
quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy, sự kết nối tất cả hoạt động trong chuỗi. Phối hợp
các hoạt động hàng ngày, dự báo và lập kế hoạch. Tính hiệu quả, kịp thời, chính xác.
Ý nghĩa quản trị chuỗi cung ứng:
- Đảm bảo sản xuất nhịp nhàng liên tục.
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, kích thích hoạt động sáng tạo.
- Áp dụng kĩ thuật mới, tạo ra năng lực sản xuất mới.
- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất KD từ chiến lược đến chiến
thuật.
Câu 5: Đặc điểm chiến lược chuỗi kinh doanh hiệu quả, chuỗi phản ứng nhanh?
Tiêu chí Chuỗi cung ưng hiệu quả Chuỗi cung ứng phản ứng nhanh
1. Mục tiêu quan
trọng nhất
Cung – cầu ở mức chi phí thấp
nhất
Đáp ứng cầu nhanh
2. Chiến lược
thiết kế sản phẩm
Tối đa hoá các hoạt động ở
chi phí sản phẩm tối thiểu
Điều chỉnh để cho phép sự trì hoãn
sự khác biệt sản phẩm
3. Chiến lược
định giá
Lợi nhuận biên thấp hơn vì giá
do khách hàng quyết định
Lợi nhuận biên cao hơn vì giá
không do khách hàng gây ảnh
hưởng quyết định
4. Chiến lược sản
xuất
Chi phí thấp hơn thông qua
mức độ sử dụng cao
Duy trì sự linh hoạt khả năng để
làm đệm cho sự không chắc chắn
trong cung cầu
5. Chiến lược
hàng tồn kho
Tối thiểu hóa hàng tồn kho tới
chi phí thấp hơn
Duy trì đệm hàng tồn kho để giải
quyết sự không chắc chắn trong
cung cầu
6. Chiến lược
thời gian sản xuất
Giảm nhưng không làm tăng
chi phí
Giảm cho dù tốn kém chi phí
7. Chiến lược nhà
cung cấp
Lựa chọn dựa trên chi phí và
chất lượng
Lựa chọn dựa trên tốc độ, sự linh
hoạt, đáng tin cậy và chất lượng
Câu 6: So sánh hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng?
Hậu cần Quản lý chuỗi cung ứng
Phạm
vi
Các hoạt động xả ra trong phạm
vi một tổ chức riêng lẻ
Hệ thống các công ty làm việc với nhau với
nhau và kết hợp các hoạt động phân phối
sản phẩm đến thị trường
Chức
năng
Tập trung vào sự quan tâm hoạt
động thu mua, phân phối, bảo
quản sản phẩm
Tất các vấn đề hậu cần và hoạt động khác:
tiếp thị, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch
vụ khách hàng
Một phần công việc quản trị
chuỗi cung ứng
Hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh
Câu 7: Chuỗi cung ứng giản đơn và chuỗi cung ứng mở rộng
- Giản đơn: gồm các công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Tập hợp
những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng.
- Mở rộng: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt
dầu của chuỗi cung ứng mở rộng; khách hàng của khách hàng hay khách hàng cuối
cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. Tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho
những công ty khách trong chuỗi cung ứng (cty hậu cần, tài chính, tiếp thị, công nghệ
thông tin).
================CHƯƠNG 2=================
Câu 8: Các phương pháp dự báo?
- Định tính: phỏng theo một quan điểm cá nhân, khi có quá ít số liệu xắc thực.
- Hệ quả: giả sử nhu cầu liện quan mạnh đến yếu tố thị trường.
- Chuỗi thời gian: dựa vào các mô hình dữ liệu ở quá khứ.
- Mô phỏng: kết hợp phương pháp nhân quả và chuỗi thời gian.
Khi sử dụng 4 phương pháp để dự báo đánh giá kết quả, lưu ý:
- Dự báo ngắn hạn luôn chính xác hơn dài hạn
- Dự báo tổng hợp cho kết quả chính xác hơn dự báo sản phẩm đơn lẻ, phân khúc thị
trường nhỏ.
- Dự báo luôn có sai số, không có phương pháp dự báo nào hoàn hảo.
Lập kế hoạch tổng hợp: Khung công việc cho những quyết định ngắn hạn ở lĩnh vực
như sản xuất, tồn kho, phân phối.
Câu 9: Các lý do thuê ngoài?
Thuê ngoài: di chuyển quá trình kinh doanh trong tổ chức sang các nhà cung cấp dịch
vụ bên ngoài, Lý do:
- Giảm chi phí hoạt động
- Tập trung vào năng lực cốt lõi
- Tăng khả năng sáng tạo
- Cải thiện chất lượng sản phẩm
- Cải thiện cơ cấu hợp lý, tăng lợi nhuận
Câu 10:Các loại hợp đồng cung ứng?
- Hợp đồng mua lại: HĐ người bán đồng ý mua lại hàng hóa không bán được của
người mua với mức giá xắc định trước. Hợp đồng này cho phép nhà sản xuất chia sẻ rủi
ro với nhà bán lẻ, khuyến khích nhà bán lẻ tăng doanh số đặt hàng.
- Hợp đồng chia sẻ doanh thu: HĐ người mua chia sẻ một ít doanh thu với người bán,
đổi lại khoản chiết khấu ở giá bán sỉ.
- Hợp đồng linh hoạt về số lượng: HĐ nhà cung ứng đồng ý cho người mua hoàn trả
sản phẩm không bán được với điều kiện không lớn hơn số lượng xắc định trước.
- Hợp đồng giảm doanh số bán: HĐ giảm giá bán, khuyến khích trực tiếp nhà bán lẻ
tăng doanh số qua việc người cung cấp giảm doanh số bán cho bất kỳ sản phẩm nào
vượt một số lượng nhất định.
Trong hợp đồng cung ứng người mua và người bán thống nhất các điều khoản: Giá cả
và chiết khẩu, Số lượng mua tối thiểu và tối đa, Thời gian giao hàng, Chất lượng sản
phẩm or nguyên vật liệu, Chính sách trả hàng.
Câu 11:Thế nào là chuỗi cung ứng đẩy, kéo, hỗn hợp, ưu nhược điểm từng chuỗi?
- Chuỗi cung ứng đẩy: quyết định sản xuất phân phối dựa trên dự báo dài hạn. Nhà
sản xuất dự báo nhu cầu dựa trên các đơn đặt hàng nhận được từ kho hàng nhà bán lẻ.
Nhược điểm: phản ứng chậm thay đổi thị trường, hàng tồn kho tăng ki nhu cầu thực tế
giảm sút, sản phẩm lạc hậu, chi phí vận chuyển tăng, chi phí sản xuất cao.
- Chuỗi cung ứng kéo: quyết định phân phối, sản xuất định hướng theo nhu cầu thật
sự khách hàng không phải từ dự báo. Không duy trì mức tồn kho mà chỉ đáp ứng đơn
hàng cụ thể. Ưu điểm: giảm hàng tồn kho nhà bán lẻ, nhà sản xuất, giảm thời gian đặt
hàng, giảm biến thiện hệ thống do thời gian đặt hàng.
- Chuỗi cung ứng đẩy kéo: những giai đoạn đầu tiên thực hiện theo tiếp cận đẩy, các
giai đoạn còn lại sử dụng chiến lược kéo. Ranh giới giữa hai giai đoạn dựa trên các giai
đoạn chiến lược đẩy, kéo là biên giới đẩy – kéo.
- Tự chém thêm ưu nhược điểm nhé!!! Haha (-_-)
Câu 12:Lên lịch trình sản xuất như thế nào?
- Là hoạt động phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết bị, nhân công, nhà xưởng) tiến
hành sản xuất. Sử dụng năng lực sẵn có hiểu quả mang lại lợi nhuận lớn nhất. Công
đoạn này là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế sau:
o Tần suất hoạt động cao: thời gian vận hành sản xuất dài, sản xuất tập trung hóa cùng
các trung tâm phân phối.
o Mức lưu kho thấp: thời gian sản xuất ngắn, tiến độ giao nguyên vật liệu đảm bảo kịp
thời gian, tối thiểu hóa lượng tài sản và tiền mặt đầu tư, lưu kho.
o Chất lượng dịch vụ khách hàng cao: đòi hỏi tỳ lệ lưu kho cao hoặc thời gian vận
hành sản xuất ngắn, không để bất kỳ sản phẩn nào bị rơi vào tình trạng cháy hàng.
- Điều độ sản xuất dựa vào khái niệm: “thời gian sử dụng hàng tồn kho tối đa”. Thời
gian sử dụng hàng tồn kho tối đa (thời gian hết hàng cho một sản phẩm) là số ngày, tuần
công ty sẽ dùng hết sản phẩm tồn kho đáp ứng nhu cầu phát sinh. Thời gian hết hàng
một sản phẩm: R=P/D (R: thời gian hết hàng tồn kho, P: số lượng sản phẩm trong kho
hiện tại, D: nhu cầu hiện tại).
Câu 13:Quản lý cơ sở sản xuất? Vai trò?
- Là xem xét các địa điểm bố trí nhà máy và tập trung sử dụng công suất sẵn có hiệu
quả nhất.
- Vai trò: xắc định những hoạt động nào sẽ thực hiện trong mỗi nhà máy. Những
quyết định này có tác động rất lớn đến tính linh hoạt chuỗi cung ứng, có thể đáp ứng
thay đổi nhu cầu. Nếu một nhà máy được thiết kết để phục vị cho một thị trường riêng
thì không dễ dàng để chuyển đổi chức năng phục vụ sang một thị trường khác nếu như
chuỗi cung ứng đó thay đổi.
Câu 14:Quản lý đơn hàng? Nguyên tắc quản lý dơn hàng?
- Là quá rình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm
mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Quá trình này đồng thời cũng
duyết thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện
trước đó của khách hàng.
- Nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả:
o Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: nhạp một và chỉ một lần
o Tự động hóa quá trình xử lý đơn hàng
o Đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho khách hàng
o Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính toàn vẹn
dữ liệu.
================CHƯƠNG 3=================
Câu 15:Phân tích 4 giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng?
- Giai đoạn 1: xắc định chiến lược, thiết kế chuỗi cung ứng: mục tiêu đầu tiên là xắc
định việc thiết kết chuỗi cung ứng của hãng. Tập hợp những nhu cầu của khách hàng và
muc tiêu của chuỗi cung ứng là thỏa mãn những nhu cầu đó. Xắc định những khả năng
mà chuỗi cung ứng phải có để hỗ trợ chiến lược cạnh tranh.
- Giai đoạn 2: cấu hình cơ sở khu vực: xắc định những khu vực mà các cơ sở vật chất
sẽ được đặt, vai trò tiềm năng và năng suất ước lượng của chúng. Xắc định sự tiết kiệm
về quy mô. Xắc định những rủi ro về lượng cầu, tỷ giá hối đoái và chính trị có liên
quan. Xắc định đối thủ của hãng.
- Giai đoạn 3: lựa chọn một tập hợp những vị trí tiềm năng mong muốn: mục tiêu là
lựa chọn tập hợp vị trí tiềm năng mong muốn, những yêu cầu cung ứng về cơ sở hạ tầng
như nhà cung cấp sẵn có, dịch vụ vận tải...
- Giai đoạn 4: những lựa chọn về địa điểm: lựa chọn địa điểm và phân bổ công suất
chuẩn xác cho từng cơ sở.
Câu 16:Nêu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới? Phân tích chiến lược, vĩ mô,
cạnh tranh?
- Yếu tố chiến lược: Chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng quyết định thiết kế mạng lưới
chuỗi cung ứng. Tập trung chi phí thấp hay đặt gần thị trường tập trung sự phản hồi
của khách hàng. Phải xắc định vai trò, tầm nhìn chiến lược cơ sở vật chất khi thiết kế
chuỗi toàn cầu. Vai trò chiến lược khả thi:
o Cơ sở nước ngoài: cơ sở chi phí thấp để sản xuất xuất khẩu
o Cơ sở nguồn: cơ sở chi phí thấp để sản xuất toàn cầu
o Cơ sở máy chủ: cơ sở sản xuất trong khu vực
o Cơ sở đóng góp: cơ sở sản xuất trong khu vực với các kỹ năng phát triển
o Cơ sở tiền dồn: cơ sở sản xuất trong khu vực xay dựng để đạt được kỹ năng địa
phương.
o Cơ sở dẫn đầu: cơ sở mà dẫn đầu trong sự phát triển và tiến hành các công nghệ
- Yếu tố công nghệ: tính kinh tế về quy mô, tính linh hoạt.
- Yếu tố vĩ mô: thuế, thuế xất khẩu, tỷ giá hối đoái, nhân tố khác mà không phải vấn
đề nội bộ doanh nghiệp nào. Thuế nhập khẩu và ưu đãi thuế, thuế cao đòi hỏi nhiều địa
điểm sản xuất trong mạng lưới, ưu đãi thuế khuyến khích đầu tư. Rủi ro tỷ giá hối đoái
và lượng cầu. Phổ biến tác động đáng kể tới lợi nhuận bất kỳ chuỗi cung ứng.
- Yếu tố chính trị: sự ổn định chính trị
- Cơ sở hạ tầng: định vị một cơ sở ở một khu vực nhất định
- Yếu tố cạnh tranh: cân nhắc chiến lược cạnh tranh, địa điểm của đối thủ để thiết kế
chuỗi. Những nhân tố bên ngoài tác động tíc cực là tất cả các hãng đều đạt được lợi ích
từ vị trí của mỗi hãng. Nhân tố ngoại lại tích cực hướng các hãng gần lại với nhau. Địa
điểm để phân chia thị trường: khi không có nhân tố ngoại lại tích cực. Các hãng đặt địa
điểm chiếm lĩnh thị trường nhiều nhất có thể. Khi các hãng không kiểm soát giá cạnh
tranh bằng khoảng cách tới khach hàng.
- Thời gian đáp ứng khách hàng: đáp ứng nhu cầu nhanh cần đặt khu vực thuận tiện
cho khách mua sắm.
- Chi phí hậu cần và cơ sở vật chất: phát sinh khi thay đổi số lượng, địa điểm, phân
bổ công suất.
Câu 17:Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng?
- Di chuyễn và lưu trữ sản phẩm từ khâu cung ứng nguyên vật liệu tới khách hàng
cuối cùng.
- Cầu nối các mắt xích khác nhau trong chuỗi cung ứng.
- Nhân tố chính trong khả năng sinh lợi của hãng, nó tác động trực tiếp lên chi phí
chuỗi, sự trải nghiệm khách hàng.
Câu 18:Vai trò thiết kế mạng lưới trong chuỗi cung ứng?
- Quyết định thiết kế mạng: Tác động về hiệu suất, chúng xắc định cấu hình chuỗi
cung ứng, giảm chi phí tăng đáp ứng khách hàng. Các quyết định ảnh hưởng lẫn nhau,
xắc định lượng linh hoạt chuỗi trong thay đổi cá thức đáp ứng nhu cầu.
- Quyết định vị trí: Tác động dài hạn sự hoạt động chuỗi vì chi phí đóng cửa hay
chuyển cơ sở, vị trí tốt làm giảm chi phí.
- Quyết định phân bổ công suất: tác động sự linh hoạt chuỗi, phân bổ sao cho tận
dụng tối đa tránh lãng phí.
- Phân bổ các nguồn cung, thị trường cho các cơ sở: tác động hoạt động chuỗi cung
ứng do nó ảnh hưởng tới chi phí hoạt động sản xuất, hàn tồn kho, vận tải để thỏa mãn
nhu cầu khách hàng. Cần xem xét và cân nhắc lại thường xuyên khi điều kiện thị trường
thay đổi.
Câu 19:Các nhân tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới?
- Thời gian đáp ứng đơn hàng
- Sự đa dạng của sản phẩm
- Sự sẵn có của sản phẩm
- Sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm
- Tính hữu hình của đơn hàng.
- Khả năng trả lại hàng.
Câu 20:Mô hình mạnglưới phân phối? Phân tích mô hình người sản xuất trữ hàng
và giao hàng trực tiếp, người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối?
- Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp: sản phẩm sản xuất trực tiếp vận
chuyển từ người sản xuát đến khách hàng cuối cùng không thông qua bán lẻ. Người bán
lẻ đóng vai trò trung chuyển dòng thông tin. Ưu điểm: khả năng tập trung hàng tồn kho
(sản phẩm giá trị cao, cầu thấp khó xắc định). Nhược điểm: chi phí vận tải cao, đòi hỏi
đầu tư lớn cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo dòng thông tin chính xác thông qua người
bán lẻ, khó khăn khi bị trả lại hàng.
- Người sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và huy động các nguồn lực khác nhau
để đáp ứng một đơn hàng hoàn chính.
- Người đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện.
Đọc qua trang
49 sách mới nhé!
- Người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối: người đại lý/ người bán lẻ giao hàng
đến tận nhà khách hàng. Đòi hỏi kho người đại lý gần khách hàng, cần nhiều nhà kho
hơn. Ưu điểm: vượt trội so với mô hình khách, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh,
khách hàng hài lòng hơn, tính hữu hình đơn hàng, nhận hàng bị trả lại tiện lợi. Nhược
điểm: mô hình này nhiều chi phí nhất, tồn kho cao hơn,
- Người bán lẻ trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng.
================CHƯƠNG 4=================
Câu 21:Các cách đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng?
- Dịch vụ khách hàng:
o Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng, tỷ lệ hoàn tất đơn hàng cho dòng sản phẩm.
o Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn.
o Giá trị tổng các đơn hàng thực hiện sau và số lượng đơn hàng thực hiện sau.
o Tần suất và thời gian hoàn thành các đơn hàng thực hiện sau.
o Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại.
o Thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng và tỉ lệ hoàn tất đúng hạn.
- Hiệu suất nội bộ:
o Giá trị hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/giá trị tồn kho
trung bình hàng năm.
o Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, ROS = lợi nhuận sau thuế/doanh thu
o Vòng quay tiền mặt = số ngày tồn kho + thời gian khách hàng nợi khi mua hàng –
thời gian thanh toán trung bình của đơn hàng.
- Tính linh hoạt của nhu cầu: công ty đáp ứng nhu cầu mới về số lượng, chủng loại
sản phẩm với khả năng thực hiện nhanh chóng. Một số thước đo:
o Thời gian chu kỳ hoạt động
o Mức gia tăng tính linh hoạt
o Mức linh hoạt bên ngoài
- Sự phát triển sản phẩm: thiết kế, phân phối sản phẩm mới phục vụ thị trường. Một
chuỗi cung ứng phải giữ tốc độ phát triển cùng với thị trường nó phục vụ. Thước đo:
o % tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó.
o % tổng doanh số sản phẩm bán ra đã giới thiệu trước đó.
o Tổng thời gian phát triển và phân phối sản phẩm mới
Câu 22:Phân tích mô hình Scor?
- Bao gồm hệ thống các định nghĩa quy trình sử dụng để chuẩn hóa các quy trình liên
quan đến quản trị chuỗi cung ứng. Chia thành 4 câp độ: loại quá trình, hạng quá trình,
các hoạt động và triển khai.
- Cấp độ 1: tập trung vào 5 quá trình chuỗi cung ứng chủ yếu
o Kế hoạch: gồm các quá trình cân đối nguồn lực với nhu cầu và truyền đạt thông tin
kế hoạch trong toàn chuỗi cung ứng.
o Nguồn: xắc định và lựa chọn các nhà cung cấp, đánh giá hoạt động của các nhà
cung cấp (lập lịch trình, vận chuyển, thanh toán).
o Thực hiện: gồm lập lịch trình sản xuất, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, nhập kho chờ
tiêu thụ, quản lý các sản phẩm dở dang, dụng cụ và cơ sở vật chất.
o Vận chuyển: gồm nhận đơn hàng, dự trữ hàng trong kho, báo giá,hóa đơn vận
chuyển, hóa đơn thanh toán.
o Hoàn trả: gồm các sản phẩm bị lỗi hay thừa, dịch vụ khách hàng sau bán hàng, quy
định trả lại hàng.
- Cấp độ 2: 5 quy trình trong cấp độ một được chia thành 21 mục bao gồm lập kế
hoạch, thực hiện hay hỗ trợ.
o Công ty chọn lọc các lựa chọn quá trình chuỗi cung ứng và khẳng dịnh các quá trình
của chuỗi cung ứng gắn kết với cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
o Sử dụng để mô tả các định hình chuỗi cung ứng hiện tại.
o Phát triển và kiểm tra các lựa chọn tương lai.
- Cấp độ 3:
o Đưa ra các hoát động kinh doanh cụ thể và các hướng dẫn về hệ thống thông tin cần
thiết để hỗ trợ quá trình.
o Định hình chuỗi cung ứng, xem xét cân nhắc các hoạt động, ứng dụng, thủ thuật, mô
hình tổ chức trong việc thiết kế cấp độ 3
o Thông qua phân tích hiện tại và thiết kế tương lai.
- Cấp độ 4: triển khai
Câu 23:Mô hình Scor tác động đến doanh nghiệp như thế nào?
- Cấp độ 1: kết hợp xây dựng quá trình với cấu trúc kinh doanh và thiết lập các mục
tiêu
o Điều phối đơn vị kinh doanh chéo (SBU)
o Thống nhất các ưu tiên hoạt động
- Cấp độ 2: kết hợp xây dựng quá trình với chiến lược và cơ sở hạ tầng
o Tầm nhìn được chia sẻ cho chuỗi cung ứng bên trong và bê ngoài doanh nghiệp
o Đơn giản hóa chuỗi cung ứng
- Cấp độ 3: xắc định quá trình chi tiết và các ứng dụng
o Các quá trình với các hoạt động tốt nhất
o Kết hợp hệ thống thông tin và quá trình
o Các mục tiêu hoạt động có thể đo lường được
- Cấp độ 4: nhanh chóng chuyển chiến lược thành chuỗi cung ứng mới, chia sẻ dữ
liệu toàn chuỗi, tránh tác động tiêu cực cái roi da.
Câu 24:Các đặc điểm thị trường?
- Đang phát triển: thị trường cả lượng cung và cầu đối với thị trường sản phẩm đều
thấp, không thể dự báo trước được. Là thị trường mới sẽ xuất hiện trong tương lai. Hình
thành do xu hướng kinh tế xã hội hay công nghệ tiến tiến tạo ra nhu cầu mới từ một
nhóm khách hàng và phát triên lớn dần. Các thành viên tham gia chuỗi kêt hợp lại thu
thập thông tin xắc định nhu cầu thị trường. Chi phí bán hàng cao lượng tồn kho thấp
- Tăng trưởng (phát triển): thị trường lượng cung cao hơn lượng cầu, dư thừa sản
phẩm. Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm, cạnh tranh quyết liệt có thể lượng cầu
thay đổi. Mức linh hoạt thị trường đánh giá qua khả năng đáp ứng nhanh với thay đổi
nhu cầu sản phẩm mà vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao. Tồn kho cực tiểu, chi
phí bán hàng cao hơn chi phí thu hút khách hàng.
- Bão hòa: thị trường lượng cung thấp lượng cầu cao. Lượng cung cao hơn lượng cầu
nên lượng cung thường thay đổi. Cung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua tỷ
lệ hoàn thành đơn hàng và giao hàng đúng hẹn. Chi phí bán hàng thấp, tồn kho có thể
cao.
- Ổn định: cung bằng cầu, cơ hội mỗi công ty điều chỉnh và thực hiện các hoạt động
nội bộ để đạt hiệu quả tốt nhất, lợi nhuận cao nhất cho toàn bộ chuỗi.
================CHƯƠNG 5=================
Câu 25:Hiệu ứng cái roi da? Nguyên nhân?
- Hiện tượng khi có sự thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, sẽ chuyển
thành những thay đổi lớn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng.
- Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip:
o Cách thực cập nhật dự báo nhu cầu: điều chỉnh nhiều số trung bình và độ lệch
chuẩn trong nhu cầu dẫn đến sự thay đổi số lượng đặt hàng và gia tăng sự biến động. Dự
báo nhu cầu dựa trên tác động xuôi dòng trực tiếp nên không kiểm soát nhu cầu người
tiêu dùng cuối cùng.
o Dung lượng đơn hàng theo quy mô: thời gian đáp ứng đơn hàng càng dài, một sự
thay đổi nhỏ trong ước tính độ biến động nhu cầu dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong tồn
kho, mức đặt hàng lại tạo nên sự thay đổi lớn trong số lượng đặt hàng.
o Sự biến động về giá cả: giá cả biến động nhà bán lẻ cố gắng giữ tồn kho khi giá cả
tháp hơn ở một vài thời điểm nhất định trong năm (chiết khấu, khuyến mại, giảm giá
hàng bán của doanh nghiệp).
o Trò chơi hạn chế và thiếu hụt: khi nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất, nhà sản xuất
có quyền phân bổ số lượng thèo tỷ lệ số lượng đã đặt hàng. Nếu khách hàng biết, họ sẽ
phóng đị nhu cầu thực sự khi đặt hàng, khi nhu cầu giảm đơn hàng bị hủy bỏ bất ngờ.
Câu 26:CPFR? Lợi ích của mô hình?
CPFR chia ra làm 3 hoạt động chính:
- Hợp tác hoạch định:
o Thương lượng một thỏa thuận ban đầu xắc định trách nhiệm của mỗi công ty sẽ
tham gia hợp tác với nhau.
o Xây dựng kế hoạch liên kết trong đó những công ty làm việc với nhau như thế nào
để đáp ứng nhu cầu.
- Dự báo:
o Thực hiện dự báo doanh thu cho tất cả công ty tham gia hợp tác.
o Xắc định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty.
o Giải quyết các trường hợp ngoại lệ để cung cấp bản dự báo doanh sô bán hàng
chung.
- Cung cấp bổ sung:
o Thực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác.
o Xắc đinh trường hợp ngoại lệ giữa các công ty.
o Giải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kết hoạch sản xuất và điều độ phân
phối hiệu quả.
o Phát ra đơn hàng thực hiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Lợi ích của mô hình:
- Nhà bán lẻ: tỉ lệ sử dụng kho tốt hơn 2 -8%, mức độ tồn kho thấp hơn 10 – 40%,
doanh số tăng 5 – 20%, chi phí hậu cần thấp hơn 3 – 4%.
- Nhà sản xuất: mức tồn kho thấp hơn 10 – 40%, chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12 –
30%, doanh thu tăng 2 – 10%, dịch vụ với khách hàng tốt hơn 5 – 10%.
Câu 27:Quản trị quan hệ đối tác ngoài doanh nghiệp? Ưu nhược điểm?
- Tích hợp ngang: tạo mối quan hệ chặc chẽ với các nhà cung cấp.
- Ưu điểm (ý nghĩa tích hợp thực, không hiểu gì luôn):
o Công ty xắc định được năng lực cốt lõi và tự định vị mình trong chuỗi cung ứng mà
nó phục vụ
o Sự cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể của chuỗi cung cấp chia sẻ thông tin
và nguồn lực.
o Chi phí thấp hơn – cân đối các hoạt động, tồn kho thấp, hiệu quả nhờ quy mô, giảm
thiểu hoạt động gây lãng phí.
o Cải thiện kết quả kinh doanh – dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử dụng hiệu
suất nguồn lực, ưu tiên hợp lý
o Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu – hợp tác giúp nguyên vật liệu dịch
chuyển nhanh hơn độ tin cậy cao hơn – dịch vụ khách hàng, thời gian đặt hàng tốt hơn,
vận chuyển nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn.
- Nhược điểm (nhược điểm tích hợp ngang, càng không hiểu gì luôn):
o Tạo ra sức ỳ cực lớn cho các nhà cung cấp.
o Các công ty sản xuất phản dàn trải tài chính quá rộng nên thường bị đuối sức.
o Quá phụ thuộc kể cả khi không cần thiết.
Câu 28:Vai trò công nghệ thông tin trong hợp tác chuỗi cung ứng?
Hỗ trợ các hoạt động nội bộ và hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng, yếu
tố quyết định thành công của chuỗi. Vai trò:
- Thu thập số liệu và truyền đạt dữ liệu: mạng internet, dải băng thông rộng, trao đổi
dữ liệu điện tử, kết nối bằng ngôn ngữ mở rộng.
- Lưu trữ và truy xuất dữ liệu: thực hiện bởi cơ sở dữ liệu ( CSDL là một mô hình các
quy trình kinh doanh phục vụ cho việc thu thập và lưu trữ dữ liệu).
- Thao tác trên dữ liệu và báo cáo: tùy yêu cầu các hoạt động kinh doanh cụ thể, hệ
thống xây dựng cách tức tương ứng dể thu thập và trình bày số liệu.
Câu 29:Đàm phán?
Là hội thoại hướng đén việc giải quyết các tranh chấp, đạt được thỏa thuận về các
hành động, mặc cả vì lợi ích của cá nhân hay tập thể hay đạt kết quả làm hài lòng các
bên có liên quan.
- Chiến lược, phong cách đàm phán:
o Hợp tác: sự tin tưởng, dứt khoát, các bên tham gia cùng lúc làm việc với nhau tìm ra
các giải pháp liên kết thỏa mãn tất cả các bên. Sử dụng khi: các bên đều có thiện ý, tự
nguyện, chân thành, cùng mục đích; tạo mối quan hệ lâu dài bền vững; khi gặp vấn đề
phức tạp, chuyên môn sâu.
o Cạnh tranh: các bên tham gia đàm phán đều hướng về quyền lực của mình, theo
đuổi mục đích bằng cái giá của phía bên kia một cách dứt khoát, không hợp tác. Sử
dụng khi: vần đề cần được giải quyết nhanh chóng, biết chắc mình đúng, mình có lý và
không thể khác được, nảy sinh vấn đề đột xuất.
o Hòa giải: mức độ hợp tác trung bình, mức độ quyết đoán trung, không thích hợp
đàm phán hợp tác hay cạnh tranh. Hai bên có quyền ngang nhau theo đuổi mục tiêu
khác nhau. Cầm một giải pháp tạm thời cho mục đích lớn hơn.
o Lẩn tránh: không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ mong muốn và trì hoãn
giải quyết vấn đề. Sử dụng khi: cần làm cho đối tác bình tĩnh lại và có thể xoay chuyển
tình thế đàm phán; thiếu thông tin; vấn đề không quan trọng; vấn đề cấp bách; không có
cơ hội đạt mục đích khác.
- Nguyên tắc:
o Xắc định thành viên đàm phán, ai quyết định cuối cùng, thành viên phù hợp công
việc.
o Không gian phù hợp, thời gian phù hợp (khoảng 8 giờ sáng).
o Ngồi đối diện theo chức danh
o Tuân theo nguyên tắc trước đàm phán, hai bên thống nhất nội dung đàm phán
o Trang phục lịch sự, ngôn từ phù hợp.
- Chuẩn bị đàm phán: thu thập thông tin đối tác, thị trường, văn hóa –xã hội... phân
tích SWOT.
Câu 30:Phân tích lợi ích hợp tác trong chuỗi cung ứng?
Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải thiện thành quả.
- Đối với bản thân doanh nghiệp: liên kết chặt trẽ các thành viên với nhau cùng chia
sẻ lợi ích đạt được, tăng sức cạnh tranh, nâng cao vị thế đàm phán.
- Đối với ngành: nâng vị thế cạnh tranh ngành, phát triển bền vững và hiệu quả.
- Công ty sản xuất: giảm hàng tồn kho, tăng lợi nhuận, giảm chi phí quản lý đơn
hàng, tăng lợi nhuận biên, dự báo chính xác hơn, phân bổ ngân sách xúc tiến bán hàng
tốt hơn.
- Nhà cung cấp NVL: giảm hàng tồn kho, chi phí lưu kho, chi phí mua lại NVL, tình
trạng không có hàng tồn kho.
- Nhà cung cấp dịch vụ: giảm chi phí vận chuyển, vận chuyển nhanh hơn, chi phí vốn
thấp hơn, chi phí cố định thấp hơn.
- Cải thiện dịch vụ khách hàng và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.
Câu 31:Cấp quản lýphần quyền, tập trung? Vai trò nhà quản lýtrong quản trị nhân
sự?
o Hợp tác thành công với các khách hàng trong doanh nghiệp (người lao động...) là
nền tảng phát triển mối quan hệ hợp tác bên ngoài doanh nghiệp.
o Tập quyền: tận dụng quy mô, giảm chi phí, cho phép chuyên môn hóa, kiểm soát tốt
hơn.
o Phân quyền: tân dụng kiến thức địa phương xắc định mối quan hệ thúc đẩy phản
ứng nhanh.
o Vai trò nhà quản lý: cần xắc định đâu là rào cản chính của công ty, đưa ra quyết
định phù hợp tạo ra sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.
================CHƯƠNG 6=================
Câu 32:Dịch vụ là gì? Đặc điểm?
- Là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là
vô hình và không dẫ đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay
không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
- Đặc điểm:
o Tính không mất đi: kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi cung ứng.
o Tính vô hình: chỉ có thể nhận thấy bằng tư duy, giác quan, không thể sờ, đo lường.
o Tinh không thể phân chia: quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không thể
lưu kho.
o Tính không ổn định, khó xắc định được chất lượng: dao động một biên độ rộng, tùy
hoàn cảnh tạo ra dịch vụ.
o Tính không lưu giữ được.
o Hàm lượng trí thức chiếm tỷ lệ lớn: không cần nguyên vật liệu hữu hình mà yếu tố
con người quan trọng nhất (chất xám, kỹ năng chuyên biệt) với sự hỗ trợ các thiết bị.
o Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ: đặc
điểm nổi bật, quan trong nhất. Chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hóa,
chuyên nghiệp hóa, xuất hiện dịch vụ mới.
Câu 33:So sánh mô hình H-P, Scor, GSCF?
Mô hình H-P
- KN: Các nhà cung ứng, các nhà máy và khách hàng kết nối với nhau thông qua dòng
chảy hàng hóa, thông tin, tiền trong môi trường khôn chắc chắn.
- Trọng tâm: mô tả các dòng chảy hữu hình của hàng hóa giữa các thành viên trong
chuỗi; thừa nhận và quản lý sự không chắc chắn; sự không chắc chắn phải được trình
bày dưới dạng phương sai thống kê.
- Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: xem xét những phần đệm để giải quyết sự
không chắc chắn; sử dụng mức độ nưng lực và sự linh hoạt để giải quyết hàng tồn kho;
xem xét năng lực của nhà cung cấp dịch vụ, đánh giá, phân khúc khách hàng.
- Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng DV: các dịch vụ không thể lưu kho được; không
thể dễ dàng giải quyết những khác biệt trong chất lượng của dịch vụ.
Mô hình SCOR
- KN: Công cụ để lập biểu đồ các quá trình và các hoạt động cung ứng; sử dụng mô
hình quá trình kinh doanh để kết nối mô tả quá trình và các kỹ thuật, các hành động và
các công nghệ tốt; có 5 quá trình quản trị cơ bản là hoạch định, thu mua, sản xuất, vận
chuyển, hoàn trả.
- Trọng tâm: tập trung vào các quá trình kết nối chuỗi cung ứng.
- Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: ứng dụng các quá trình vào quản lý chuỗi cung
ứng dịch vụ; mô tả dòng chảy hữu hình của hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi.
- Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng dịch vụ: các quá trình sản xuất, vận chuyển và
hoàn trả không phù hợ với dịch vụ.
Mô hình GSCF
- KN: khái niệm hóa chuỗi cung ứng bao gồm 3 yếu tố: các quá trình kinh doanh, các
thành phần quản lý và cơ cấu của một chuỗi; dòng chảy sản phẩm và các quá trình
xuyên suốt chuỗi được xem xét cùng với dòng chảy sản phẩm.
- Trọng tâm: các quá trình kết nối chuỗi cung ứng; mô tả dòng chảy hữu hình của
hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp của nhà cung cấp
đến khách hàng cuối cùng.
- Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: tất cả các thành viên từ khi bắt đầu đến khi kết
thúc chuỗi cung ứng bao gồm từ các nhà cung cấp khách hàng cuối cùng; kết nối thông
tin và tích hợp cải thiện dòng chảy của chuỗi; sử dụng quan điểm quá trình để đáp ứng
cầu không chắc chắn.
- Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng dịch vụ: các dịch vụ không có quá trình hoàn trả.
Câu 34:Vai trò ngành dịch vụ đối với nền kinh tế?
- Thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế khác.
- Đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội.
- Giúp khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử...
- Tạo được nhiều việc làm, sử dụng tốt nguồn lao động.
- Ngày càng trở nên quan trọng, là ngành kinh tế mũi nhọn cần phải đầu tư, phát triển.
Hết!!!
Thái nguyên, ngày 27 tháng 6 năm 2015
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Chúc bạn ôn thi tốt đạt kết quả cao trong kỳ hè 2015 này nhé!

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalNhư Ngọc
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tung Ha
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứngQuân Thế
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Nguyễn Quang Sang Digital
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngIESCL
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngShare Tai Lieu
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Võ Thùy Linh
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Le Nguyen Truong Giang
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 

La actualidad más candente (20)

Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-final
 
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
Tài liệu Giáo trình quản trị sản xuất
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng Vinamilk và những vấn đề xuất hiện trong chuỗi cung ứng
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung ỨngGiáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Giáo trình Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
 
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất LượngBài giảng Quản Trị Chất Lượng
Bài giảng Quản Trị Chất Lượng
 
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểmĐề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
Thực trạng hoạt động chăm sóc khach hàng của công ty vinamilk cho dòng dielac...
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty VinamilkHoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
Hoạt Động Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Của Công Ty Vinamilk
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)Quản trị sản xuất (Full version)
Quản trị sản xuất (Full version)
 
Bài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuấtBài tập quản trị sản xuất
Bài tập quản trị sản xuất
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 

Similar a đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview

Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTnataliej4
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungthúy kiều
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLuyến Hoàng
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainxuanduong92
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chaina2zmen
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainhangiang_ktct
 
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ungGiai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ungPham Mai Anh
 
C1_Tong quan_LMS.pptx
C1_Tong quan_LMS.pptxC1_Tong quan_LMS.pptx
C1_Tong quan_LMS.pptxThuTho671234
 
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...luanvantrust
 
ÔN TẬP MARKETING.docx
ÔN TẬP MARKETING.docxÔN TẬP MARKETING.docx
ÔN TẬP MARKETING.docx30ngyyu
 
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi người
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi ngườiSEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi người
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi ngườiẨn Rồi
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoi
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoiChapter 11 __chien_luoc_phan_phoi
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoinhi Nguyen
 
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...luanvantrust
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề cương logistic điện tử.docx
Đề cương logistic điện tử.docxĐề cương logistic điện tử.docx
Đề cương logistic điện tử.docxssuser1654e8
 
marketing.docx
marketing.docxmarketing.docx
marketing.docxQuangLVit
 

Similar a đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview (20)

Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MARTHệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
Hệ Thống Chuỗi Cung Ứng Của CO.OP MART
 
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ungGiao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
Giao trinh quan_ly_chuoi_cung_ung
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Ly thuyet supply chain
Ly thuyet supply chainLy thuyet supply chain
Ly thuyet supply chain
 
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ungGiai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
Giai phap nang_cao_chuoi_cung_ung
 
C1_Tong quan_LMS.pptx
C1_Tong quan_LMS.pptxC1_Tong quan_LMS.pptx
C1_Tong quan_LMS.pptx
 
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...
Hoàn thiện quản trị marketing của một số chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn...
 
ÔN TẬP MARKETING.docx
ÔN TẬP MARKETING.docxÔN TẬP MARKETING.docx
ÔN TẬP MARKETING.docx
 
Market
MarketMarket
Market
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Seminar chuoi cung ung
Seminar chuoi cung ungSeminar chuoi cung ung
Seminar chuoi cung ung
 
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi người
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi ngườiSEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi người
SEO Pro 24 đường đến vinh quang cho tất cả mọi người
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
 
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoi
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoiChapter 11 __chien_luoc_phan_phoi
Chapter 11 __chien_luoc_phan_phoi
 
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...
Hoạt động phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị t...
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
 
Đề cương logistic điện tử.docx
Đề cương logistic điện tử.docxĐề cương logistic điện tử.docx
Đề cương logistic điện tử.docx
 
marketing.docx
marketing.docxmarketing.docx
marketing.docx
 

đề Cương quản trị chuỗi cung ứng preview

  • 1. ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MỤC LỤC Trang Câu 1: Chuỗi giá trị? Phân tích chuỗi giá trị? ............................................................. 1 Câu 2: So sánh chuỗi cung ứng dọc, ngang, tích hợp thực? Ý nghĩa tích hợp thực?...... 1 Câu 3: Phân biệt chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng? Đặc điểm chuỗi cung ứng hiệu quả?................................................................................................................... 2 Câu 4: 5 yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng, phân tích một yếu tố? Ý nghĩa quản trị chuỗi cung ứng?.................................................................................................................. 2 Câu 5: Đặc điểm chiến lược chuỗi kinh doanh hiệu quả, chuỗi phản ứng nhanh? ......... 3 Câu 6: So sánh hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng? ................................................... 3 Câu 7: Chuỗi cung ứng giản đơn và chuỗi cung ứng mở rộng ..................................... 3 Câu 8: Các phương pháp dự báo?.............................................................................. 4 Câu 9: Các lý do thuê ngoài? ..................................................................................... 4 Câu 10:Các loại hợp đồng cung ứng?.......................................................................... 4 Câu 11:Thế nào là chuỗi cung ứng đẩy, kéo, hỗn hợp, ưu nhược điểm từng chuỗi?....... 4 Câu 12:Lên lịch trình sản xuất như thế nào?................................................................ 5 Câu 13:Quản lý cơ sở sản xuất? Vai trò?..................................................................... 5 Câu 14:Quản lý đơn hàng? Nguyên tắc quản lý dơn hàng?........................................... 5 Câu 15:Phân tích 4 giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng? ................................................ 6 Câu 16:Nêu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới? Phân tích chiến lược, vĩ mô, cạnh tranh?.................................................................................................................................6 Câu 17:Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng?................................................... 7 Câu 18:Vai trò thiết kế mạng lưới trong chuỗi cung ứng? ............................................ 7 Câu 19:Các nhân tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới?..................................................... 7 Câu 20:Mô hình mạng lưới phân phối? Phân tích mô hình người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp, người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối?............................. 7 Câu 21:Các cách đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng?................................................... 8
  • 2. ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG Câu 22:Phân tích mô hình Scor?................................................................................. 8 Câu 23:Mô hình Scor tác động đến doanh nghiệp như thế nào?.................................... 9 Câu 24:Các đặc điểm thị trường?................................................................................ 9 Câu 25:Hiệu ứng cái roi da? Nguyên nhân?............................................................... 10 Câu 26:CPFR? Lợi ích của mô hình?........................................................................ 10 Câu 27:Quản trị quan hệ đối tác ngoài doanh nghiệp? Ưu nhược điểm? ..................... 11 Câu 28:Vai trò công nghệ thông tin trong hợp tác chuỗi cung ứng?............................ 11 Câu 29:Đàm phán? .................................................................................................. 11 Câu 30:Phân tích lợi ích hợp tác trong chuỗi cung ứng?............................................. 12 Câu 31:Cấp quản lý phần quyền, tập trung? Vai trò nhà quản lý trong quản trị nhân sự?.12 Câu 32:Dịch vụ là gì? Đặc điểm?.............................................................................. 13 Câu 33:So sánh mô hình H-P, Scor, GSCF?.............................................................. 13 Câu 34:Vai trò ngành dịch vụ đối với nền kinh tế? .................................................... 14
  • 3. ===============CHƯƠNG 1=============== Câu 1: Chuỗi giá trị? Phân tích chuỗi giá trị? - Chuỗi giá trị bao gồm hoạt động chính, hoạt động bổ trợ tạo ra lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp. - Các hoạt động chính: hoạt động hướng đến việc chuyển đổi mặt vật lý, quản lý sản phẩm hoàn thành cung cấp khách hàng. o Hậu cần đến: hoạt động liên quan tiếp nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm: quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát hàng tồn kho... o Hậu cần ra ngoài: hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ, phân phối hàng hóa, sản phẩm người mua: quản lý kho bãi, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng. o Sản xuất: hoạt động chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành: gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp... o Marketing & bán hàng: hoạt động cung cấp dịch vụ để gia tăng, duy trì giá trị sản phẩm: cài đặt, sửa chữa, bảo trì, đào tạo, điều chỉnh sản phẩm. - Các hoạt động bổ trợ: Hỗ trợ các hoạt động chính o Thu mua: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng o Phát triển công nghệ: mọi hoạt động gắn liền với công nghệ rất quan trọng. o Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, phát triển, quản trị thù lao. o Cơ sở hạ tầng công ty: hỗ trợ cho cả tổ chức Câu 2: So sánh chuỗi cung ứng dọc, ngang, tích hợp thực? Ý nghĩa tích hợp thực? - Tích hợp dọc: Công ty tự thực hiện tất cả quá trình tạo ra sản phẩm, thích hợp với thị trường biến đổi chậm. o Ưu điển: tạo ra số lượng sản phẩm lớn, chủ động, kiểm soát tài chính, ít rủi ro tài chính o Nhược điểm: không quan tâm đến như cầu khách hàng. - Tích hợp ngang: Doanh nghiệp sở hữu cổ phần của các nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tạo mối liên kết hàng ngang giữa các công ty với nhau, thích hợp với thị trường biến đổi nhanh. o Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu khách hàng, biến đổi linh hoạt. o Nhược điểm: chia sẻ lợi nhuận, khả năng tài chính bị suy yếu, tạo sức ỳ lớn cho các nhà cung cấp, kém chủ động. - Tích hợp thực: Công ty xắc định năng lực cốt lõi, tự định vị mình trong chuỗi cung ứng nó phục vụ. Phân bổ hợp lý củng cố sức mạnh qua năng lực cốt lõi. o Cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể trong chuỗi, chia sẻ thông tin, nguồn lực. o Chi phí thấp hơn – cân đối các hoạt động, tồn kho thấp, hiệu quả nhờ quy mô, giảm thiểu hoạt động gây lãng phí. o Cải thiện kết quả kinh doanh – dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử dụng hiệu suất nguồn lực, ưu tiên hợp lý o Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu – hợp tác giúp nguyên vật liệu dịch chuyển nhanh hơn độ tin cậy cao hơn – dịch vụ khách hàng, thời gian đặt hàng tốt hơn, vận chuyển nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn.
  • 4. Câu 3: Phân biệt chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng? Đặc điểm chuỗi cung ứng hiệu quả? - Chuỗi cung ứng: tất cả thành viên tham gia, trực tiếp gián tiếp, đáp ứng nhu cầu khách hàng. o Chuỗi cung ứng tập trung vào năng lực chức năng nội bộ, quyết định thuê ngoài các chức năng này hay tự thực hiện. Còn quan tâm đến đối tác hỗ trợ thực hiện chức năng này. Chuỗi giá trị tập trung vào các hoạt động nội bộ, chức năng nội bộ. o Các thành viên trực tiếp: nhà cung cấp, nhà sản xuất (or nhà cung cấp dịch vị chính trong chuỗi) nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, khách hàng. Khách hàng cuối cùng nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi, thỏa mãn nhu cầu khách hàng để tạo ra lợi nhuận trong chuỗi. o Các thành viên gián tiếp: nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, marketing, công nghệ thông tin... - Quản trị chuỗi cung ứng: sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi nhằm đáp ứng nhịp nhàng, hiệu quả nhu cầu thị trường. - Đặc điểm chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả: o Phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty: chiến lược kinh doanh và toàn bộ chiến lược chức năng phải phù hợp hình thành chiến lược chung, các chức năng khác nhau một công ty phải cơ cấu phù hợp với các quá trình, nguồn lực có thể, thiết kế chuỗi cung ứng tổng thể và vai trò mỗi giai đoạn phải gắn liền với nhau hỗ trợ chiến lược CCU. Cách thức đạt được sự phù hợp về chiến lược: hiểu thị trường phục vụ, xắc định thế mạnh năng lực cốt lõi vai trò phục vụ thị trường, phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng hỗi trợ vài trò công ty đã chọn. o Kết hợp với nhu cầu khách hàng: hiểu yêu cầu các phân khúc thị trường (đúng hẹn, chất lượng), phụ thuộc sự linh hoạt, chi phí, mục tiêu, phương pháp kiểm soát (1 chuỗi phục vụ 1 thị trường or nhiều thị trường). o Kết hợp với vị thế công ty: ảnh hưởng của công ty tới nhà cung cấp, khách hàng (quy mô, thương hiệu). Quy mô lớn, thương hiệu mạnh có quyền chọn nhà cung cấp, khách hàng – giảm chi phí, hộ trợ mục tiêu chiến lược. Công ty nhỏ, phân khúc ,tập trung, củng cố lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng đạt lợi thế cạnh tranh. Thương hiệu nổi tiếng khách hàng nhà phân phối sẵn sàng trả giá cao. o Thích nghi với sự thay đổi: điều kiện thị trường luôn thay đổi, quy mô, cạnh tranh, hoạt động đối thủ. Câu 4: 5 yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng, phân tích một yếu tố? Ý nghĩa quản trị chuỗi cung ứng? Năm lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng của công ty. - Sản xuất: sản xuất cái gì? Như thế nào? Khi nào? - Tồn kho: sản xuất bao nhiêu và dự trữ như thế nào? - Địa điểm: nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động gì? - Vận tải: vận chuyển sản phẩm bằng cách nào, khi nào? - Thông tin: những vấn đề cơ bản để ra những quyết định. Vấn đề quan trọng đề ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy, sự kết nối tất cả hoạt động trong chuỗi. Phối hợp các hoạt động hàng ngày, dự báo và lập kế hoạch. Tính hiệu quả, kịp thời, chính xác. Ý nghĩa quản trị chuỗi cung ứng:
  • 5. - Đảm bảo sản xuất nhịp nhàng liên tục. - Tạo điều kiện nâng cao trình độ kĩ thuật sản xuất, kích thích hoạt động sáng tạo. - Áp dụng kĩ thuật mới, tạo ra năng lực sản xuất mới. - Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất KD từ chiến lược đến chiến thuật. Câu 5: Đặc điểm chiến lược chuỗi kinh doanh hiệu quả, chuỗi phản ứng nhanh? Tiêu chí Chuỗi cung ưng hiệu quả Chuỗi cung ứng phản ứng nhanh 1. Mục tiêu quan trọng nhất Cung – cầu ở mức chi phí thấp nhất Đáp ứng cầu nhanh 2. Chiến lược thiết kế sản phẩm Tối đa hoá các hoạt động ở chi phí sản phẩm tối thiểu Điều chỉnh để cho phép sự trì hoãn sự khác biệt sản phẩm 3. Chiến lược định giá Lợi nhuận biên thấp hơn vì giá do khách hàng quyết định Lợi nhuận biên cao hơn vì giá không do khách hàng gây ảnh hưởng quyết định 4. Chiến lược sản xuất Chi phí thấp hơn thông qua mức độ sử dụng cao Duy trì sự linh hoạt khả năng để làm đệm cho sự không chắc chắn trong cung cầu 5. Chiến lược hàng tồn kho Tối thiểu hóa hàng tồn kho tới chi phí thấp hơn Duy trì đệm hàng tồn kho để giải quyết sự không chắc chắn trong cung cầu 6. Chiến lược thời gian sản xuất Giảm nhưng không làm tăng chi phí Giảm cho dù tốn kém chi phí 7. Chiến lược nhà cung cấp Lựa chọn dựa trên chi phí và chất lượng Lựa chọn dựa trên tốc độ, sự linh hoạt, đáng tin cậy và chất lượng Câu 6: So sánh hậu cần và quản lý chuỗi cung ứng? Hậu cần Quản lý chuỗi cung ứng Phạm vi Các hoạt động xả ra trong phạm vi một tổ chức riêng lẻ Hệ thống các công ty làm việc với nhau với nhau và kết hợp các hoạt động phân phối sản phẩm đến thị trường Chức năng Tập trung vào sự quan tâm hoạt động thu mua, phân phối, bảo quản sản phẩm Tất các vấn đề hậu cần và hoạt động khác: tiếp thị, phát triển sản phẩm, tài chính, dịch vụ khách hàng Một phần công việc quản trị chuỗi cung ứng Hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Câu 7: Chuỗi cung ứng giản đơn và chuỗi cung ứng mở rộng - Giản đơn: gồm các công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng. - Mở rộng: nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt dầu của chuỗi cung ứng mở rộng; khách hàng của khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. Tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho
  • 6. những công ty khách trong chuỗi cung ứng (cty hậu cần, tài chính, tiếp thị, công nghệ thông tin). ================CHƯƠNG 2================= Câu 8: Các phương pháp dự báo? - Định tính: phỏng theo một quan điểm cá nhân, khi có quá ít số liệu xắc thực. - Hệ quả: giả sử nhu cầu liện quan mạnh đến yếu tố thị trường. - Chuỗi thời gian: dựa vào các mô hình dữ liệu ở quá khứ. - Mô phỏng: kết hợp phương pháp nhân quả và chuỗi thời gian. Khi sử dụng 4 phương pháp để dự báo đánh giá kết quả, lưu ý: - Dự báo ngắn hạn luôn chính xác hơn dài hạn - Dự báo tổng hợp cho kết quả chính xác hơn dự báo sản phẩm đơn lẻ, phân khúc thị trường nhỏ. - Dự báo luôn có sai số, không có phương pháp dự báo nào hoàn hảo. Lập kế hoạch tổng hợp: Khung công việc cho những quyết định ngắn hạn ở lĩnh vực như sản xuất, tồn kho, phân phối. Câu 9: Các lý do thuê ngoài? Thuê ngoài: di chuyển quá trình kinh doanh trong tổ chức sang các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, Lý do: - Giảm chi phí hoạt động - Tập trung vào năng lực cốt lõi - Tăng khả năng sáng tạo - Cải thiện chất lượng sản phẩm - Cải thiện cơ cấu hợp lý, tăng lợi nhuận Câu 10:Các loại hợp đồng cung ứng? - Hợp đồng mua lại: HĐ người bán đồng ý mua lại hàng hóa không bán được của người mua với mức giá xắc định trước. Hợp đồng này cho phép nhà sản xuất chia sẻ rủi ro với nhà bán lẻ, khuyến khích nhà bán lẻ tăng doanh số đặt hàng. - Hợp đồng chia sẻ doanh thu: HĐ người mua chia sẻ một ít doanh thu với người bán, đổi lại khoản chiết khấu ở giá bán sỉ. - Hợp đồng linh hoạt về số lượng: HĐ nhà cung ứng đồng ý cho người mua hoàn trả sản phẩm không bán được với điều kiện không lớn hơn số lượng xắc định trước. - Hợp đồng giảm doanh số bán: HĐ giảm giá bán, khuyến khích trực tiếp nhà bán lẻ tăng doanh số qua việc người cung cấp giảm doanh số bán cho bất kỳ sản phẩm nào vượt một số lượng nhất định. Trong hợp đồng cung ứng người mua và người bán thống nhất các điều khoản: Giá cả và chiết khẩu, Số lượng mua tối thiểu và tối đa, Thời gian giao hàng, Chất lượng sản phẩm or nguyên vật liệu, Chính sách trả hàng. Câu 11:Thế nào là chuỗi cung ứng đẩy, kéo, hỗn hợp, ưu nhược điểm từng chuỗi? - Chuỗi cung ứng đẩy: quyết định sản xuất phân phối dựa trên dự báo dài hạn. Nhà sản xuất dự báo nhu cầu dựa trên các đơn đặt hàng nhận được từ kho hàng nhà bán lẻ. Nhược điểm: phản ứng chậm thay đổi thị trường, hàng tồn kho tăng ki nhu cầu thực tế giảm sút, sản phẩm lạc hậu, chi phí vận chuyển tăng, chi phí sản xuất cao.
  • 7. - Chuỗi cung ứng kéo: quyết định phân phối, sản xuất định hướng theo nhu cầu thật sự khách hàng không phải từ dự báo. Không duy trì mức tồn kho mà chỉ đáp ứng đơn hàng cụ thể. Ưu điểm: giảm hàng tồn kho nhà bán lẻ, nhà sản xuất, giảm thời gian đặt hàng, giảm biến thiện hệ thống do thời gian đặt hàng. - Chuỗi cung ứng đẩy kéo: những giai đoạn đầu tiên thực hiện theo tiếp cận đẩy, các giai đoạn còn lại sử dụng chiến lược kéo. Ranh giới giữa hai giai đoạn dựa trên các giai đoạn chiến lược đẩy, kéo là biên giới đẩy – kéo. - Tự chém thêm ưu nhược điểm nhé!!! Haha (-_-) Câu 12:Lên lịch trình sản xuất như thế nào? - Là hoạt động phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết bị, nhân công, nhà xưởng) tiến hành sản xuất. Sử dụng năng lực sẵn có hiểu quả mang lại lợi nhuận lớn nhất. Công đoạn này là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế sau: o Tần suất hoạt động cao: thời gian vận hành sản xuất dài, sản xuất tập trung hóa cùng các trung tâm phân phối. o Mức lưu kho thấp: thời gian sản xuất ngắn, tiến độ giao nguyên vật liệu đảm bảo kịp thời gian, tối thiểu hóa lượng tài sản và tiền mặt đầu tư, lưu kho. o Chất lượng dịch vụ khách hàng cao: đòi hỏi tỳ lệ lưu kho cao hoặc thời gian vận hành sản xuất ngắn, không để bất kỳ sản phẩn nào bị rơi vào tình trạng cháy hàng. - Điều độ sản xuất dựa vào khái niệm: “thời gian sử dụng hàng tồn kho tối đa”. Thời gian sử dụng hàng tồn kho tối đa (thời gian hết hàng cho một sản phẩm) là số ngày, tuần công ty sẽ dùng hết sản phẩm tồn kho đáp ứng nhu cầu phát sinh. Thời gian hết hàng một sản phẩm: R=P/D (R: thời gian hết hàng tồn kho, P: số lượng sản phẩm trong kho hiện tại, D: nhu cầu hiện tại). Câu 13:Quản lý cơ sở sản xuất? Vai trò? - Là xem xét các địa điểm bố trí nhà máy và tập trung sử dụng công suất sẵn có hiệu quả nhất. - Vai trò: xắc định những hoạt động nào sẽ thực hiện trong mỗi nhà máy. Những quyết định này có tác động rất lớn đến tính linh hoạt chuỗi cung ứng, có thể đáp ứng thay đổi nhu cầu. Nếu một nhà máy được thiết kết để phục vị cho một thị trường riêng thì không dễ dàng để chuyển đổi chức năng phục vụ sang một thị trường khác nếu như chuỗi cung ứng đó thay đổi. Câu 14:Quản lý đơn hàng? Nguyên tắc quản lý dơn hàng? - Là quá rình duyệt thông tin của khách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Quá trình này đồng thời cũng duyết thông tin về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. - Nguyên tắc quản lý đơn hàng hiệu quả: o Nhập dữ liệu cho một đơn hàng: nhạp một và chỉ một lần o Tự động hóa quá trình xử lý đơn hàng o Đơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho khách hàng o Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu.
  • 8. ================CHƯƠNG 3================= Câu 15:Phân tích 4 giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng? - Giai đoạn 1: xắc định chiến lược, thiết kế chuỗi cung ứng: mục tiêu đầu tiên là xắc định việc thiết kết chuỗi cung ứng của hãng. Tập hợp những nhu cầu của khách hàng và muc tiêu của chuỗi cung ứng là thỏa mãn những nhu cầu đó. Xắc định những khả năng mà chuỗi cung ứng phải có để hỗ trợ chiến lược cạnh tranh. - Giai đoạn 2: cấu hình cơ sở khu vực: xắc định những khu vực mà các cơ sở vật chất sẽ được đặt, vai trò tiềm năng và năng suất ước lượng của chúng. Xắc định sự tiết kiệm về quy mô. Xắc định những rủi ro về lượng cầu, tỷ giá hối đoái và chính trị có liên quan. Xắc định đối thủ của hãng. - Giai đoạn 3: lựa chọn một tập hợp những vị trí tiềm năng mong muốn: mục tiêu là lựa chọn tập hợp vị trí tiềm năng mong muốn, những yêu cầu cung ứng về cơ sở hạ tầng như nhà cung cấp sẵn có, dịch vụ vận tải... - Giai đoạn 4: những lựa chọn về địa điểm: lựa chọn địa điểm và phân bổ công suất chuẩn xác cho từng cơ sở. Câu 16:Nêu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới? Phân tích chiến lược, vĩ mô, cạnh tranh? - Yếu tố chiến lược: Chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng quyết định thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng. Tập trung chi phí thấp hay đặt gần thị trường tập trung sự phản hồi của khách hàng. Phải xắc định vai trò, tầm nhìn chiến lược cơ sở vật chất khi thiết kế chuỗi toàn cầu. Vai trò chiến lược khả thi: o Cơ sở nước ngoài: cơ sở chi phí thấp để sản xuất xuất khẩu o Cơ sở nguồn: cơ sở chi phí thấp để sản xuất toàn cầu o Cơ sở máy chủ: cơ sở sản xuất trong khu vực o Cơ sở đóng góp: cơ sở sản xuất trong khu vực với các kỹ năng phát triển o Cơ sở tiền dồn: cơ sở sản xuất trong khu vực xay dựng để đạt được kỹ năng địa phương. o Cơ sở dẫn đầu: cơ sở mà dẫn đầu trong sự phát triển và tiến hành các công nghệ - Yếu tố công nghệ: tính kinh tế về quy mô, tính linh hoạt. - Yếu tố vĩ mô: thuế, thuế xất khẩu, tỷ giá hối đoái, nhân tố khác mà không phải vấn đề nội bộ doanh nghiệp nào. Thuế nhập khẩu và ưu đãi thuế, thuế cao đòi hỏi nhiều địa điểm sản xuất trong mạng lưới, ưu đãi thuế khuyến khích đầu tư. Rủi ro tỷ giá hối đoái và lượng cầu. Phổ biến tác động đáng kể tới lợi nhuận bất kỳ chuỗi cung ứng. - Yếu tố chính trị: sự ổn định chính trị - Cơ sở hạ tầng: định vị một cơ sở ở một khu vực nhất định - Yếu tố cạnh tranh: cân nhắc chiến lược cạnh tranh, địa điểm của đối thủ để thiết kế chuỗi. Những nhân tố bên ngoài tác động tíc cực là tất cả các hãng đều đạt được lợi ích từ vị trí của mỗi hãng. Nhân tố ngoại lại tích cực hướng các hãng gần lại với nhau. Địa điểm để phân chia thị trường: khi không có nhân tố ngoại lại tích cực. Các hãng đặt địa điểm chiếm lĩnh thị trường nhiều nhất có thể. Khi các hãng không kiểm soát giá cạnh tranh bằng khoảng cách tới khach hàng.
  • 9. - Thời gian đáp ứng khách hàng: đáp ứng nhu cầu nhanh cần đặt khu vực thuận tiện cho khách mua sắm. - Chi phí hậu cần và cơ sở vật chất: phát sinh khi thay đổi số lượng, địa điểm, phân bổ công suất. Câu 17:Vai trò của phân phối trong chuỗi cung ứng? - Di chuyễn và lưu trữ sản phẩm từ khâu cung ứng nguyên vật liệu tới khách hàng cuối cùng. - Cầu nối các mắt xích khác nhau trong chuỗi cung ứng. - Nhân tố chính trong khả năng sinh lợi của hãng, nó tác động trực tiếp lên chi phí chuỗi, sự trải nghiệm khách hàng. Câu 18:Vai trò thiết kế mạng lưới trong chuỗi cung ứng? - Quyết định thiết kế mạng: Tác động về hiệu suất, chúng xắc định cấu hình chuỗi cung ứng, giảm chi phí tăng đáp ứng khách hàng. Các quyết định ảnh hưởng lẫn nhau, xắc định lượng linh hoạt chuỗi trong thay đổi cá thức đáp ứng nhu cầu. - Quyết định vị trí: Tác động dài hạn sự hoạt động chuỗi vì chi phí đóng cửa hay chuyển cơ sở, vị trí tốt làm giảm chi phí. - Quyết định phân bổ công suất: tác động sự linh hoạt chuỗi, phân bổ sao cho tận dụng tối đa tránh lãng phí. - Phân bổ các nguồn cung, thị trường cho các cơ sở: tác động hoạt động chuỗi cung ứng do nó ảnh hưởng tới chi phí hoạt động sản xuất, hàn tồn kho, vận tải để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Cần xem xét và cân nhắc lại thường xuyên khi điều kiện thị trường thay đổi. Câu 19:Các nhân tố ảnh hưởng thiết kế mạng lưới? - Thời gian đáp ứng đơn hàng - Sự đa dạng của sản phẩm - Sự sẵn có của sản phẩm - Sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm - Tính hữu hình của đơn hàng. - Khả năng trả lại hàng. Câu 20:Mô hình mạnglưới phân phối? Phân tích mô hình người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp, người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối? - Người sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp: sản phẩm sản xuất trực tiếp vận chuyển từ người sản xuát đến khách hàng cuối cùng không thông qua bán lẻ. Người bán lẻ đóng vai trò trung chuyển dòng thông tin. Ưu điểm: khả năng tập trung hàng tồn kho (sản phẩm giá trị cao, cầu thấp khó xắc định). Nhược điểm: chi phí vận tải cao, đòi hỏi đầu tư lớn cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo dòng thông tin chính xác thông qua người bán lẻ, khó khăn khi bị trả lại hàng. - Người sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và huy động các nguồn lực khác nhau để đáp ứng một đơn hàng hoàn chính. - Người đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện. Đọc qua trang 49 sách mới nhé!
  • 10. - Người đại lý trữ hàng và giao hàng chặng cuối: người đại lý/ người bán lẻ giao hàng đến tận nhà khách hàng. Đòi hỏi kho người đại lý gần khách hàng, cần nhiều nhà kho hơn. Ưu điểm: vượt trội so với mô hình khách, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh, khách hàng hài lòng hơn, tính hữu hình đơn hàng, nhận hàng bị trả lại tiện lợi. Nhược điểm: mô hình này nhiều chi phí nhất, tồn kho cao hơn, - Người bán lẻ trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng. ================CHƯƠNG 4================= Câu 21:Các cách đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng? - Dịch vụ khách hàng: o Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng, tỷ lệ hoàn tất đơn hàng cho dòng sản phẩm. o Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn. o Giá trị tổng các đơn hàng thực hiện sau và số lượng đơn hàng thực hiện sau. o Tần suất và thời gian hoàn thành các đơn hàng thực hiện sau. o Tỷ lệ sản phẩm bị trả lại. o Thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng và tỉ lệ hoàn tất đúng hạn. - Hiệu suất nội bộ: o Giá trị hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/giá trị tồn kho trung bình hàng năm. o Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, ROS = lợi nhuận sau thuế/doanh thu o Vòng quay tiền mặt = số ngày tồn kho + thời gian khách hàng nợi khi mua hàng – thời gian thanh toán trung bình của đơn hàng. - Tính linh hoạt của nhu cầu: công ty đáp ứng nhu cầu mới về số lượng, chủng loại sản phẩm với khả năng thực hiện nhanh chóng. Một số thước đo: o Thời gian chu kỳ hoạt động o Mức gia tăng tính linh hoạt o Mức linh hoạt bên ngoài - Sự phát triển sản phẩm: thiết kế, phân phối sản phẩm mới phục vụ thị trường. Một chuỗi cung ứng phải giữ tốc độ phát triển cùng với thị trường nó phục vụ. Thước đo: o % tổng sản phẩm bán ra đã được giới thiệu trước đó. o % tổng doanh số sản phẩm bán ra đã giới thiệu trước đó. o Tổng thời gian phát triển và phân phối sản phẩm mới Câu 22:Phân tích mô hình Scor? - Bao gồm hệ thống các định nghĩa quy trình sử dụng để chuẩn hóa các quy trình liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng. Chia thành 4 câp độ: loại quá trình, hạng quá trình, các hoạt động và triển khai. - Cấp độ 1: tập trung vào 5 quá trình chuỗi cung ứng chủ yếu o Kế hoạch: gồm các quá trình cân đối nguồn lực với nhu cầu và truyền đạt thông tin kế hoạch trong toàn chuỗi cung ứng. o Nguồn: xắc định và lựa chọn các nhà cung cấp, đánh giá hoạt động của các nhà cung cấp (lập lịch trình, vận chuyển, thanh toán). o Thực hiện: gồm lập lịch trình sản xuất, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, nhập kho chờ tiêu thụ, quản lý các sản phẩm dở dang, dụng cụ và cơ sở vật chất.
  • 11. o Vận chuyển: gồm nhận đơn hàng, dự trữ hàng trong kho, báo giá,hóa đơn vận chuyển, hóa đơn thanh toán. o Hoàn trả: gồm các sản phẩm bị lỗi hay thừa, dịch vụ khách hàng sau bán hàng, quy định trả lại hàng. - Cấp độ 2: 5 quy trình trong cấp độ một được chia thành 21 mục bao gồm lập kế hoạch, thực hiện hay hỗ trợ. o Công ty chọn lọc các lựa chọn quá trình chuỗi cung ứng và khẳng dịnh các quá trình của chuỗi cung ứng gắn kết với cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. o Sử dụng để mô tả các định hình chuỗi cung ứng hiện tại. o Phát triển và kiểm tra các lựa chọn tương lai. - Cấp độ 3: o Đưa ra các hoát động kinh doanh cụ thể và các hướng dẫn về hệ thống thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình. o Định hình chuỗi cung ứng, xem xét cân nhắc các hoạt động, ứng dụng, thủ thuật, mô hình tổ chức trong việc thiết kế cấp độ 3 o Thông qua phân tích hiện tại và thiết kế tương lai. - Cấp độ 4: triển khai Câu 23:Mô hình Scor tác động đến doanh nghiệp như thế nào? - Cấp độ 1: kết hợp xây dựng quá trình với cấu trúc kinh doanh và thiết lập các mục tiêu o Điều phối đơn vị kinh doanh chéo (SBU) o Thống nhất các ưu tiên hoạt động - Cấp độ 2: kết hợp xây dựng quá trình với chiến lược và cơ sở hạ tầng o Tầm nhìn được chia sẻ cho chuỗi cung ứng bên trong và bê ngoài doanh nghiệp o Đơn giản hóa chuỗi cung ứng - Cấp độ 3: xắc định quá trình chi tiết và các ứng dụng o Các quá trình với các hoạt động tốt nhất o Kết hợp hệ thống thông tin và quá trình o Các mục tiêu hoạt động có thể đo lường được - Cấp độ 4: nhanh chóng chuyển chiến lược thành chuỗi cung ứng mới, chia sẻ dữ liệu toàn chuỗi, tránh tác động tiêu cực cái roi da. Câu 24:Các đặc điểm thị trường? - Đang phát triển: thị trường cả lượng cung và cầu đối với thị trường sản phẩm đều thấp, không thể dự báo trước được. Là thị trường mới sẽ xuất hiện trong tương lai. Hình thành do xu hướng kinh tế xã hội hay công nghệ tiến tiến tạo ra nhu cầu mới từ một nhóm khách hàng và phát triên lớn dần. Các thành viên tham gia chuỗi kêt hợp lại thu thập thông tin xắc định nhu cầu thị trường. Chi phí bán hàng cao lượng tồn kho thấp - Tăng trưởng (phát triển): thị trường lượng cung cao hơn lượng cầu, dư thừa sản phẩm. Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm, cạnh tranh quyết liệt có thể lượng cầu thay đổi. Mức linh hoạt thị trường đánh giá qua khả năng đáp ứng nhanh với thay đổi nhu cầu sản phẩm mà vẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao. Tồn kho cực tiểu, chi phí bán hàng cao hơn chi phí thu hút khách hàng. - Bão hòa: thị trường lượng cung thấp lượng cầu cao. Lượng cung cao hơn lượng cầu nên lượng cung thường thay đổi. Cung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua tỷ
  • 12. lệ hoàn thành đơn hàng và giao hàng đúng hẹn. Chi phí bán hàng thấp, tồn kho có thể cao. - Ổn định: cung bằng cầu, cơ hội mỗi công ty điều chỉnh và thực hiện các hoạt động nội bộ để đạt hiệu quả tốt nhất, lợi nhuận cao nhất cho toàn bộ chuỗi. ================CHƯƠNG 5================= Câu 25:Hiệu ứng cái roi da? Nguyên nhân? - Hiện tượng khi có sự thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, sẽ chuyển thành những thay đổi lớn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng. - Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip: o Cách thực cập nhật dự báo nhu cầu: điều chỉnh nhiều số trung bình và độ lệch chuẩn trong nhu cầu dẫn đến sự thay đổi số lượng đặt hàng và gia tăng sự biến động. Dự báo nhu cầu dựa trên tác động xuôi dòng trực tiếp nên không kiểm soát nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng. o Dung lượng đơn hàng theo quy mô: thời gian đáp ứng đơn hàng càng dài, một sự thay đổi nhỏ trong ước tính độ biến động nhu cầu dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong tồn kho, mức đặt hàng lại tạo nên sự thay đổi lớn trong số lượng đặt hàng. o Sự biến động về giá cả: giá cả biến động nhà bán lẻ cố gắng giữ tồn kho khi giá cả tháp hơn ở một vài thời điểm nhất định trong năm (chiết khấu, khuyến mại, giảm giá hàng bán của doanh nghiệp). o Trò chơi hạn chế và thiếu hụt: khi nhu cầu lớn hơn khả năng sản xuất, nhà sản xuất có quyền phân bổ số lượng thèo tỷ lệ số lượng đã đặt hàng. Nếu khách hàng biết, họ sẽ phóng đị nhu cầu thực sự khi đặt hàng, khi nhu cầu giảm đơn hàng bị hủy bỏ bất ngờ. Câu 26:CPFR? Lợi ích của mô hình? CPFR chia ra làm 3 hoạt động chính: - Hợp tác hoạch định: o Thương lượng một thỏa thuận ban đầu xắc định trách nhiệm của mỗi công ty sẽ tham gia hợp tác với nhau. o Xây dựng kế hoạch liên kết trong đó những công ty làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng nhu cầu. - Dự báo: o Thực hiện dự báo doanh thu cho tất cả công ty tham gia hợp tác. o Xắc định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty. o Giải quyết các trường hợp ngoại lệ để cung cấp bản dự báo doanh sô bán hàng chung. - Cung cấp bổ sung: o Thực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác. o Xắc đinh trường hợp ngoại lệ giữa các công ty. o Giải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kết hoạch sản xuất và điều độ phân phối hiệu quả. o Phát ra đơn hàng thực hiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lợi ích của mô hình:
  • 13. - Nhà bán lẻ: tỉ lệ sử dụng kho tốt hơn 2 -8%, mức độ tồn kho thấp hơn 10 – 40%, doanh số tăng 5 – 20%, chi phí hậu cần thấp hơn 3 – 4%. - Nhà sản xuất: mức tồn kho thấp hơn 10 – 40%, chu kỳ đặt hàng nhanh hơn 12 – 30%, doanh thu tăng 2 – 10%, dịch vụ với khách hàng tốt hơn 5 – 10%. Câu 27:Quản trị quan hệ đối tác ngoài doanh nghiệp? Ưu nhược điểm? - Tích hợp ngang: tạo mối quan hệ chặc chẽ với các nhà cung cấp. - Ưu điểm (ý nghĩa tích hợp thực, không hiểu gì luôn): o Công ty xắc định được năng lực cốt lõi và tự định vị mình trong chuỗi cung ứng mà nó phục vụ o Sự cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể của chuỗi cung cấp chia sẻ thông tin và nguồn lực. o Chi phí thấp hơn – cân đối các hoạt động, tồn kho thấp, hiệu quả nhờ quy mô, giảm thiểu hoạt động gây lãng phí. o Cải thiện kết quả kinh doanh – dự báo chính xác, hoạch định tốt hơn, sử dụng hiệu suất nguồn lực, ưu tiên hợp lý o Cải thiện dòng dịch chuyển nguyên vật liệu – hợp tác giúp nguyên vật liệu dịch chuyển nhanh hơn độ tin cậy cao hơn – dịch vụ khách hàng, thời gian đặt hàng tốt hơn, vận chuyển nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn. - Nhược điểm (nhược điểm tích hợp ngang, càng không hiểu gì luôn): o Tạo ra sức ỳ cực lớn cho các nhà cung cấp. o Các công ty sản xuất phản dàn trải tài chính quá rộng nên thường bị đuối sức. o Quá phụ thuộc kể cả khi không cần thiết. Câu 28:Vai trò công nghệ thông tin trong hợp tác chuỗi cung ứng? Hỗ trợ các hoạt động nội bộ và hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng, yếu tố quyết định thành công của chuỗi. Vai trò: - Thu thập số liệu và truyền đạt dữ liệu: mạng internet, dải băng thông rộng, trao đổi dữ liệu điện tử, kết nối bằng ngôn ngữ mở rộng. - Lưu trữ và truy xuất dữ liệu: thực hiện bởi cơ sở dữ liệu ( CSDL là một mô hình các quy trình kinh doanh phục vụ cho việc thu thập và lưu trữ dữ liệu). - Thao tác trên dữ liệu và báo cáo: tùy yêu cầu các hoạt động kinh doanh cụ thể, hệ thống xây dựng cách tức tương ứng dể thu thập và trình bày số liệu. Câu 29:Đàm phán? Là hội thoại hướng đén việc giải quyết các tranh chấp, đạt được thỏa thuận về các hành động, mặc cả vì lợi ích của cá nhân hay tập thể hay đạt kết quả làm hài lòng các bên có liên quan. - Chiến lược, phong cách đàm phán: o Hợp tác: sự tin tưởng, dứt khoát, các bên tham gia cùng lúc làm việc với nhau tìm ra các giải pháp liên kết thỏa mãn tất cả các bên. Sử dụng khi: các bên đều có thiện ý, tự nguyện, chân thành, cùng mục đích; tạo mối quan hệ lâu dài bền vững; khi gặp vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu. o Cạnh tranh: các bên tham gia đàm phán đều hướng về quyền lực của mình, theo đuổi mục đích bằng cái giá của phía bên kia một cách dứt khoát, không hợp tác. Sử
  • 14. dụng khi: vần đề cần được giải quyết nhanh chóng, biết chắc mình đúng, mình có lý và không thể khác được, nảy sinh vấn đề đột xuất. o Hòa giải: mức độ hợp tác trung bình, mức độ quyết đoán trung, không thích hợp đàm phán hợp tác hay cạnh tranh. Hai bên có quyền ngang nhau theo đuổi mục tiêu khác nhau. Cầm một giải pháp tạm thời cho mục đích lớn hơn. o Lẩn tránh: không dứt khoát và không hợp tác, không bày tỏ mong muốn và trì hoãn giải quyết vấn đề. Sử dụng khi: cần làm cho đối tác bình tĩnh lại và có thể xoay chuyển tình thế đàm phán; thiếu thông tin; vấn đề không quan trọng; vấn đề cấp bách; không có cơ hội đạt mục đích khác. - Nguyên tắc: o Xắc định thành viên đàm phán, ai quyết định cuối cùng, thành viên phù hợp công việc. o Không gian phù hợp, thời gian phù hợp (khoảng 8 giờ sáng). o Ngồi đối diện theo chức danh o Tuân theo nguyên tắc trước đàm phán, hai bên thống nhất nội dung đàm phán o Trang phục lịch sự, ngôn từ phù hợp. - Chuẩn bị đàm phán: thu thập thông tin đối tác, thị trường, văn hóa –xã hội... phân tích SWOT. Câu 30:Phân tích lợi ích hợp tác trong chuỗi cung ứng? Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải thiện thành quả. - Đối với bản thân doanh nghiệp: liên kết chặt trẽ các thành viên với nhau cùng chia sẻ lợi ích đạt được, tăng sức cạnh tranh, nâng cao vị thế đàm phán. - Đối với ngành: nâng vị thế cạnh tranh ngành, phát triển bền vững và hiệu quả. - Công ty sản xuất: giảm hàng tồn kho, tăng lợi nhuận, giảm chi phí quản lý đơn hàng, tăng lợi nhuận biên, dự báo chính xác hơn, phân bổ ngân sách xúc tiến bán hàng tốt hơn. - Nhà cung cấp NVL: giảm hàng tồn kho, chi phí lưu kho, chi phí mua lại NVL, tình trạng không có hàng tồn kho. - Nhà cung cấp dịch vụ: giảm chi phí vận chuyển, vận chuyển nhanh hơn, chi phí vốn thấp hơn, chi phí cố định thấp hơn. - Cải thiện dịch vụ khách hàng và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Câu 31:Cấp quản lýphần quyền, tập trung? Vai trò nhà quản lýtrong quản trị nhân sự? o Hợp tác thành công với các khách hàng trong doanh nghiệp (người lao động...) là nền tảng phát triển mối quan hệ hợp tác bên ngoài doanh nghiệp. o Tập quyền: tận dụng quy mô, giảm chi phí, cho phép chuyên môn hóa, kiểm soát tốt hơn. o Phân quyền: tân dụng kiến thức địa phương xắc định mối quan hệ thúc đẩy phản ứng nhanh. o Vai trò nhà quản lý: cần xắc định đâu là rào cản chính của công ty, đưa ra quyết định phù hợp tạo ra sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.
  • 15. ================CHƯƠNG 6================= Câu 32:Dịch vụ là gì? Đặc điểm? - Là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫ đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. - Đặc điểm: o Tính không mất đi: kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi cung ứng. o Tính vô hình: chỉ có thể nhận thấy bằng tư duy, giác quan, không thể sờ, đo lường. o Tinh không thể phân chia: quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, không thể lưu kho. o Tính không ổn định, khó xắc định được chất lượng: dao động một biên độ rộng, tùy hoàn cảnh tạo ra dịch vụ. o Tính không lưu giữ được. o Hàm lượng trí thức chiếm tỷ lệ lớn: không cần nguyên vật liệu hữu hình mà yếu tố con người quan trọng nhất (chất xám, kỹ năng chuyên biệt) với sự hỗ trợ các thiết bị. o Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ: đặc điểm nổi bật, quan trong nhất. Chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hóa, chuyên nghiệp hóa, xuất hiện dịch vụ mới. Câu 33:So sánh mô hình H-P, Scor, GSCF? Mô hình H-P - KN: Các nhà cung ứng, các nhà máy và khách hàng kết nối với nhau thông qua dòng chảy hàng hóa, thông tin, tiền trong môi trường khôn chắc chắn. - Trọng tâm: mô tả các dòng chảy hữu hình của hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi; thừa nhận và quản lý sự không chắc chắn; sự không chắc chắn phải được trình bày dưới dạng phương sai thống kê. - Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: xem xét những phần đệm để giải quyết sự không chắc chắn; sử dụng mức độ nưng lực và sự linh hoạt để giải quyết hàng tồn kho; xem xét năng lực của nhà cung cấp dịch vụ, đánh giá, phân khúc khách hàng. - Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng DV: các dịch vụ không thể lưu kho được; không thể dễ dàng giải quyết những khác biệt trong chất lượng của dịch vụ. Mô hình SCOR - KN: Công cụ để lập biểu đồ các quá trình và các hoạt động cung ứng; sử dụng mô hình quá trình kinh doanh để kết nối mô tả quá trình và các kỹ thuật, các hành động và các công nghệ tốt; có 5 quá trình quản trị cơ bản là hoạch định, thu mua, sản xuất, vận chuyển, hoàn trả. - Trọng tâm: tập trung vào các quá trình kết nối chuỗi cung ứng. - Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: ứng dụng các quá trình vào quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ; mô tả dòng chảy hữu hình của hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi. - Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng dịch vụ: các quá trình sản xuất, vận chuyển và hoàn trả không phù hợ với dịch vụ. Mô hình GSCF
  • 16. - KN: khái niệm hóa chuỗi cung ứng bao gồm 3 yếu tố: các quá trình kinh doanh, các thành phần quản lý và cơ cấu của một chuỗi; dòng chảy sản phẩm và các quá trình xuyên suốt chuỗi được xem xét cùng với dòng chảy sản phẩm. - Trọng tâm: các quá trình kết nối chuỗi cung ứng; mô tả dòng chảy hữu hình của hàng hóa giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng. - Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng dịch vụ: tất cả các thành viên từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chuỗi cung ứng bao gồm từ các nhà cung cấp khách hàng cuối cùng; kết nối thông tin và tích hợp cải thiện dòng chảy của chuỗi; sử dụng quan điểm quá trình để đáp ứng cầu không chắc chắn. - Điểm yếu đối với chuỗi cung ứng dịch vụ: các dịch vụ không có quá trình hoàn trả. Câu 34:Vai trò ngành dịch vụ đối với nền kinh tế? - Thúc đẩy sự phát triển ngành kinh tế khác. - Đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. - Giúp khai thác và sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử... - Tạo được nhiều việc làm, sử dụng tốt nguồn lao động. - Ngày càng trở nên quan trọng, là ngành kinh tế mũi nhọn cần phải đầu tư, phát triển. Hết!!! Thái nguyên, ngày 27 tháng 6 năm 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp Chúc bạn ôn thi tốt đạt kết quả cao trong kỳ hè 2015 này nhé!