SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 42
Descargar para leer sin conexión
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 1 ~
MỤC LỤC
1- Chè khoai lang bột báng nước cốt dừa ........2
2- Chè nếp long nhãn .......................................4
3- Chè thạch long nhãn ....................................6
4- Chè trái cây thanh nhiệt...............................8
5- Chè sương sáo trái cây thập cẩm ...............10
6- Chè bưởi ....................................................12
7- Chè đậu xanh rong biển.............................14
8- Chè khoai mì..............................................16
9- Chè chuối...................................................18
10- Chè bà ba ...................................................20
11- Chè bắp......................................................22
12- Chè nha đam hạt sen..................................24
13- Chè đậu xanh nước cốt dừa .......................26
14- Chè trôi nước đậu đỏ .................................28
15- Chè đậu trắng trong nồi cơm điện .............30
16- Chè cam.....................................................32
17- Chè cốm.....................................................34
18- Chè bí đỏ....................................................36
19- Chè bánh lọt đậu xanh ...............................38
20- Chè bột lọc.................................................40
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 2 ~
1- Chè khoai lang bột báng nước cốt dừa
Một ngày mùa hè nóng nực, muốn được đãi cả nhà món chè nhưng bạn phân vân không biết
nên ăn loại chè gì đây. Những loại chè đá thì ăn hoài cũng ngán. Hôm nay mình chia sẻ với
các bạn món chè khoai lang bột báng nước cốt dừa ngon tuyệt. Đừng nghĩ nghe đã thấy ngán.
Hãy thử đi rồi bạn sẽ ngạc nhiên cho mà xem.
Nguyên liệu:
 Nửa cân khoai lang ngon
 10 gam bột báng
 1 muỗng canh bột năng (bột bắp)
 Đường trắng
 Nước cốt dừa
Thực hiện:
Bước đầu tiên thì bạn hãy lấy bột báng cho vào nước lạnh ngâm trong khoảng 30 phút rồi cho
vào nồi bắc lên bếp luộc chín. Khi luộc bột chuyển sang màu trong thì lúc đó là bột đã chín
bạn hãy vớt bột ra và ngâm lại vào trong nước lạnh. Khoai lang thì bạn hãy rửa sạch rồi thái
miếng như con cờ vừa ăn và cho vào trong chậu nước có pha chút muối loãng để cho khoai
chảy hết nhựa và không bị thâm đen. Sau đó bạn hãy rửa sạch khoai cho vào nồi rồi đổ nước
xấp xỉ với khoai để luộc hoặc bạn có thể cho vào nồi hấp để hấp chín khoai.
Khi khoai đã chín thì bạn hãy lấy 1 nửa số khoai hấp đấy cho vào tán nhuyễn còn nửa còn lại
thì bạn hãy lấy đường trộn đều để đường thấm đều vào khoai. Phần khoai tán nhuyễn thì bạn
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 3 ~
hãy cho vào một cái xoong đổ 3 – 4 ly nước vào đó rồi khuấy thật đều. Tiếp đó bạn hãy cho
thêm đường vào trong xoong rồi lại quấy đều lên và bắc lên bếp đun thật nhỏ lửa. Khi bắt lên
bếp đun bạn cần phải dùng đũa khuấy thật đều tay để tránh làm cháy ở dưới đít xoong. Khi
chè trong nồi đã sôi thì bạn cho phần khoai đã được trộn đường lúc đầu cho vào trong xoong
và cho bột báng đã luộc chín vào cùng và đảo đều.
Tiếp đó bạn hãy cho bột năng (bột bắp) vào nước rồi quấy đều sau đó đổ vào nồi chè để
khuấy đều để tạo độ sánh cho chè. Khi chè đã sánh thì bạn hãy tắt bếp rồi để nguội và thưởng
thức. Riêng đối với nước cốt dừa các bạn có thể cho luôn vào nồi chè lúc tắt bếp và trộn đều
cùng với chè hoặc là các bạn có thể múc chè ra bát rồi đổ lên trên cốc chè và thưởng thức.
Yêu cầu món ăn:
Khi nấu chè khoai lang các bạn hãy chú ý không nên chế biến nước quá đặc mà chỉ để cho độ
sánh vừa phải. còn khoai lang các bạn hãy chú ý phải có độ ngọt bùi và có vị ngậy của nước
cốt dừa. Bạn không nên nấu ngọt quá sẽ tạo ra cảm giác nhanh chán khi thưởng thức. Khi ăn
bạn có thể ăn cùng với đá thì cốc chè khoai lang của bạn sẽ trở nên ngon và dễ ăn hơn.
Chúc các bạn sẽ chế biến được món chè thơm ngon hấp dẫn cho gia đình mình thưởng thức
để có thể xóa tan đi cái nắng nóng của mùa hè khó chịu.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 4 ~
2- Chè nếp long nhãn
Long nhãn rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Hôm nay mình sẽ giới thiệu món chè nếp Long
nhãn, một món mới cho những bạn muốn tự tay chế biến món chè chiêu đãi cả gia đình vào
dịp cuối tuần.
Nếp có hai loại là nếp gạo trắng và nếp than. Nếp than nấu món chè này thì nhìn hấp dẫn hơn
bởi màu sắc và hương thơm của nếp than. Tuy nhiên cách nấu của hai loại nếp là khá giống
nhau.
Nguyên liệu:
 Gạo nếp (nếp than): 250g
 Long nhãn: 100g
 Đường (tùy bạn thích ngọt nhiều hay ít, nếu muốn bạn cũng có thể sử dụng đường
phèn cho thanh hơn)
 Nước cốt dừa.
Thực hiện:
Long nhãn ngâm nước, rửa sạch và vớt ra để ráo.
Đun một nồi nước sôi, cho nếp đã vo sạch vào, nước vừa sôi thì hạ nhỏ lửa để hạt nếp nở đều
và không bị cháy khét. Lưu ý khi nấu nếp không được khuấy nhiều vì như thế nếp sẽ bị nát và
nồi chè sẽ không ngon.
Khi hạt nếp nở đều thì cho đường vào, khuấy đều cho đường tan. Sau đó cho long nhãn đã
ráo nước vào, tắt lửa đậy nắp lại.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 5 ~
Khi ăn thì múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên. Tuỳ bạn thích ăn nước cốt sống hay đã
thắng.
Nước cốt muốn thắng ngon thì sau khi vắt nước cốt bạn cho vào 1 cái nồi nhỏ, bắt lên bếp
cho vào tí muối, có thể cho thêm ít bột bắp để nước cốt sánh lại.
Yêu cầu món ăn:
Chè nếp ăn nóng hay lạnh đều rất ngon, tuy nhiên nếp nở đều chứ không nát, thơm mùi long
nhãn.
Chè không quá ngọt, nếp thơm, long nhãn vừa mềm, nở bung, vị béo của nước cốt dừa sẽ tạo
cho bạn cảm giác ngon khó tả.
Chúc các bạn thành công với món chè nếp long nhãn này nha !
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 6 ~
3- Chè thạch long nhãn
Chè thạch long nhãn là một món chè đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhưng lại rất ngon có
thể làm giảm nhiệt độ cho cơ thể bạn.
Nguyên liệu:
 Thạch bột : 25g
 Long nhãn: 100g
 Nho khô: 100g
 Đường phèn: 200g.
 Lá dứa: 3 cọng.
Thực hiện:
Thạch ngâm vào 1 lít nước 15 phút cho nở. Sau đó bắt lên bếp nấu cho tan.
Khi thạch tan hết thì tắt bếp đổ thạch vào khuôn để nguội.
Long nhãn và nho khô rửa sạch để ráo.
Bắt ½ lít nước lên bếp, lá dứa bó lại rồi cho vào nồi, thêm đường phèn vào nấu cho tan. Nước
đường sôi và đường tan hết thì cho long nhãn và nho khô vào, tắt bếp đậy nắp.
Thạch sau khi nguội thì lấy ra bào sợi để riêng.
Khi ăn, cho một ít thạch vào ly, múc nước đường long nhãn và nho khô đổ lên trên đến 2/3
ly. Thêm đá là có ngay một ly chè thạch Long nhãn mát ngọt rồi.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 7 ~
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt, long nhãn nở đều, nho khô nở vừa, thơm lá dứa.
Chúc bạn thành công và có những giây phút thư giãn bên người thân và bạn bè nhé !
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 8 ~
4- Chè trái cây thanh nhiệt
Lâu nay bạn cứ nghĩ chè là phải nấu. Hôm nay mình chia sẽ với bạn một món chè đơn giản
cực kì không cần tốn 1 tí gas nào đâu nhé. Nhưng đảm bảo vừa ngon vừa mát lại vừa đẹp da
nữa chứ. Tuyệt quá phải không nào, mình xin giới thiệu với bạn món chè tuyệt vời đó là chè
trái cây.
Nguyên liệu:
 Trái cây các loại: Nho xanh, nho đỏ, Mít, Dâu tây, Bơ, Táo, Lê, Thanh long, Kiwi,
 Hay bất cứ loại trái cây nào mà bạn ưa thích cũng có thể chế biến được hết ví dụ: dưa
hấu, nhãn, chôm chôm, xoài, đu đủ……
 Mứt chùm ruột hoặc mứt dâu,
 Siro dâu,
 Sữa đặc có đường.
Thực hiện:
Nho xanh, nho đỏ thì cắt làm đôi, nếu có hạt thì bỏ hạt đi.
Mít cắt sợi dài.
Dâu tây cắt lát hay cắt làm 4 theo chiều dọc cũng được.
Bơ bỏ vỏ, cắt khúc vuông.
Táo ,lê, kiwi, thanh long cũng cắt khúc vừa ăn.
Nếu bạn chọn những lại trái cây khác thì cũng cắt miếng vừa ăn, có hạt thì bỏ bớt hạt đi.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 9 ~
Xong đâu vào đấy bạn cho mỗi loại 1 ít vào ly, sau đó thêm đá bào lên trên, cho thêm 1 ít si
rô lên mặt, cuối cùng cho 1 ít sữa đặc có đường và ít mứt lên trên.
Vậy là xong bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức nào.
Yêu cầu món ăn:
Bạn có thể thay sữa đặc có đường bằng nước cốt dừa nếu thích, nhưng nếu sử dụng nước cốt
dừa bạn có thể cho thêm ít nước đường vào ly chè để có độ ngọt vừa phải.
Chè không quá ngọt, trái cây thì không quá chín tạo cảm giác không ngon.
Mỗi loại trái cây có hương vị khác nhau, khi cho vào chung tất cả sẽ hoà lại tạo một cảm giác
thú vị cho thực khách. Bạn cứ thử xem và bạn sẽ không thất vọng đâu.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 10 ~
5- Chè sương sáo trái cây thập cẩm
Bạn có muốn thử tài để làm một ly chè sương sáo trái cây ngon lành để tự thưởng cho bản
thân sau cả tuần mệt mỏi với công việc không?
Nguyên liệu:
 Sương sáo.
 Táo xanh hay táo đỏ.
 Thơm.
 Dưa hấu.
 Cơm dừa nạo và một ít sữa đặc có đường.
 Bạn có thể sử dụng những loại trái cây khác như kiwi, thanh long, đu đủ hay chuối
cũng rất tuyệt.
Thực hiện:
Sương sáo cắt miếng vuông như hình con cờ.
Táo, thơm, dưa hấu cắt miếng vừa ăn.
Cho cơm dừa nạo, đá và sữa đặc có đường vào máy xay sinh số xay nhuyễn.
Cho sương sáo, táo, thơm và dưa hấu vào ly, sau đó cho hỗn hợp đá, cơm dừa và sữa lên trên.
Vậy là bạn đã có 1 ly chè ngon miệng lại rất tốt cho sức khoẻ.
Yêu cầu món ăn:
Hỗn hợp cơm dừa, đá và sữa nhuyễn mịn, trái cây tươi mát.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 11 ~
Chè không quá ngọt, trái cây và sương sáo là sự kết hợp mới không làm bạn thất vọng.
Thật đơn giản nhanh chóng để có một món ăn tráng miệng ngon cho cả nhà. Còn chần chờ gì
nữa hãy bắt tay vào làm ngay thôi.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 12 ~
6- Chè bưởi
Ai cũng biết bưởi là một loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhất là đối với chị em phụ nữ, bạn
chọn những quả bưởi thật ngon ngoài chợ và nhờ người bán gọt dùm để dễ mang về nhà. Ấy
ấy, sao phải phí thế, bạn cứ chịu khó mang về nhà đi, gọt vỏ bưởi theo đường xẻ múi rồi bạn
sẽ thấy không những bạn có thể sử dụng phần ruột bưởi ngon lành kia, mà ngay cả đến phần
vỏ bưởi bạn cũng có thể chế biến hàng loạt những món ăn ngon.
Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một trong những món ăn ấy đó chính là món chè bưởi.
Đơn giản lắm, nhanh lắm nhưng ngon không kém ngoài tiệm đâu nha, lại đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm nữa.
Nguyên liệu:
 Vỏ bưởi: nếu bưởi nhỏ thì 2 trái, bưởi lớn 1 trái là được
 Đậu xanh cà vỏ: 200g
 Bột năng: 300g
 Đường phèn: 300g
 Phèn chua
 Nước cốt dừa
 Muối.
Thực hiện:
Vỏ bưởi gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, gọt hơi sâu để phần bưởi không bị the. Phần xơ bên
trong cũng tước bỏ đi, sau đó cắt miếng vừa ăn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 13 ~
Trộn 6-7 muỗng canh muối vào vỏ bưởi đã cắt miếng, cho nước vào và bóp mạnh tay để hết
the, sau đó xả đi xả lại nhiều lần bằng nước sạch để hết phần mặn của muối.
Cho phèn chua vào nồi nước đun sôi, sau đó cho phần bưởi vào trụng sơ, sau đó lại mang ra
rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Mục đích của phèn chua giúp cho vỏ bưởi giòn và
ngon hơn. Sau khi rửa đi rửa lại nhiều lần cho sạch, bạn cẳn thử thấy vỏ bưởi không còn vị
the nữa là xong. Vớt ra để ráo.
Cho bột năng vào 1 tô lớn (chừa lại một ít để làm sánh nước chè), cho vỏ bưởi vào tô bột
năng sao cho mỗi sợi vỏ bưởi đều được áo một lớp bột năng khô bên ngoài.
Cho nồi nước lên bếp, nấu sôi, thả từ từ bột năng vào để luộc. Nhớ là phải thả từ từ, không là
đi tong nồi chè đấy. Khi thấy những sợi vỏ bưởi nổi lên thì vớt ra cho vào tô nước lạnh có ít
đá.
Đậu xanh cà vỏ đem ngâm trong nước ấm ấm, sau đó cho lên bếp nấu cho đậu mềm. Sau khi
đậu mềm cho đường phèn vào nấu tan. Đường tan bạn cho phần vỏ bưởi vào chung, khuấy
đều.
Bạn cho nửa chén nước lọc vào phần bột năng chừa lại lúc nảy, sau đó đổ từ từ vào nồi chè,
thấy nồi chè sánh lại là được. Tắt bếp, nếu có hương bưởi bạn cho một ít nước hương bưởi
vào tạo độ thơm cho món chè.
Múc chè ra chén, cho ít nước cốt lên trên là có thể thưởng thức. Nếu bạn không thích ăn nước
cốt sống thì có thể thắng nước cốt bằng cách cho nước cốt vào nồi nhỏ cho vào đó ít muối và
đường, cho lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi nào thấy nước cốt sôi lên thì tắt bếp.
Yêu cầu món ăn:
Đậu xanh không quá nhừ, sợi vỏ bưởi không bị the nồng.
Chè không quá ngọt, tạo hương thơm độc đáo với nước hương bưởi.
Nước chè sền sệt chứ không quá đặc sẽ tạo cảm giác ngán khi ăn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 14 ~
7- Chè đậu xanh rong biển
Rong biển rất mát lại bổ dưỡng có thể ngừa bệnh bướu cổ, vậy tại sao chúng ta lại bỏ qua một
món ăn vừa ngon lại vừa bổ như thế được đúng không? Mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện
món chè đậu xanh rong biển, một món ăn chơi tuyệt vời cho ngày hè đấy. Bạn chỉ mất
khoảng 30 phút thôi, không tin à, vậy hãy thử xem nha.
Nguyên liệu:
 Rong biển: 50g
 Đậu xanh: 100g
 Đường phèn: 300g
 Vani: 1 ống.
Thực hiện:
Rong biển ngâm trong nước lạnh, rửa sạch nhớt và cắt khúc khoảng 5 cm, để ráo.
Đậu xanh rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu hư, cho lên bếp nấu đến khi chín mềm.
Cho đường phèn vào khuấy đều cho tan hết đường, tắt lửa và cho ống vani vào.
Đợi khi chè nguội chúng ta mới cho rong biển vào, nếu bạn cho rong biển vào khi nước còn
nóng hay đang sôi thì sợi rong biển sẽ bị mềm ra ăn không còn ngon nữa.
Bạn múc chè cho vào ly, cho đá lên trên.
Vậy là bạn đã có một món chè đơn giản lại rất bổ dưỡng rồi đấy.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 15 ~
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt, sợi rong biển không bị mềm nhũn.
Đậu xanh mềm, bùi.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 16 ~
8- Chè khoai mì
Chè khoai mì luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ bởi sự dẻo dai của khoai
mì, vị thơm và béo của nước cốt dừa và vani. Bạn có thể nấu món này tại nhà với một công
thức vô cùng đơn giản nhưng ngon ơi là ngon đó nha!
Nguyên liệu:
 Khoai mì tươi: 500g
 Dừa nạo: 300g
 Vani: 1 ống
 Đường cát: 200g
 Mè rang.
Thực hiện:
Khoai mì gọt vỏ, cắt khúc ngâm nước khoảng 1 giờ, vớt ra để ráo, đem mài thành bột, bỏ
phần lõi bên trong và những sợi khoai bị xơ. Sau đó vắt cho hết nước, vò thành viên tròn để
riêng.
Cho nồi nước lên bếp, nước sôi thì cho từng viên khoai mì vào luộc chín, khi thấy khoai mì
trong chín thì vớt ra cho vào nước lạnh.
Cho 300ml nước sôi vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào nồi, bắt lên
bếp nấu sôi, cho đường cát vào, đường tan thì cho từng viên chè vào, nấu sôi trở lại thì cho
vani vào và tắt bếp.
Múc chè ra chén, cho ít mè rang lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 17 ~
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt, nếu bạn thích ăn ngọt ít hay nhiều thì gia giảm lượng đường.
Từng viên chè không bị nát.
Bạn có thể cho màu vào khoai mì đã mài để tạo thêm màu sắc cho món ăn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 18 ~
9- Chè chuối
Món chè chuối luôn luôn biết cách làm cho thực khách hài lòng, vị ngọt thơm của chuối kết
hợp với vị béo của nước cốt dừa, và có chút gì đó dai dai của bột báng. Đúng là tuyệt vời, bạn
thử làm món này tại nhà xem sao. Đơn giản, nhanh chóng mà lại rất ngon nữa chứ.
Nguyên liệu:
 Chuối sứ chín: 1 nải
 Khoai mì: 1 củ
 Bột báng: 100g
 Đường: 300g
 Muối
 Đậu phộng rang
 Mè rang
 Dừa nạo: 300g
Thực hiện:
Chuối sứ chín bỏ vỏ, cắt làm ba cho vào tô lớn, sau đó cho 100g đường vào xóc đều, đậy kín
miệng tô để chuối không bị đen, để cho chuối thấm khoảng 20 phút.
Khoai mì gọt vỏ, ngâm rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, sau đó đem luộc chín.
Bột báng ngâm nở, sau đó cũng đem luộc chín.
Đậu phộng rang giã nhuyễn.
Dừa nạo đem vắt lấy 1 chén nước cốt và 2 lít nước dão dừa.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 19 ~
Cho 2 lít nước dão dừa vào nồi, đun sôi trên lửa nhỏ, cho ½ muỗng cà phê muối vào, cho
phần đường còn lại vào nối, đun sôi đường ta cho chuối, khoai mì và bột báng vào chung,
khuấy đều nhẹ tay để chuối không bị nát. Chuối chín thì cho phần nước cốt vào, đợi sôi lại thì
tắt bếp.
Cho chè ra chén, cho ít đậu phộng rang và mè rang lên trên.
Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt, thơm lừng mùi nước cốt dừa.
Chuối, khoai mì và bột báng chín đều không bị nát.
Nước chè sóng sánh hấp hẫn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 20 ~
10- Chè bà ba
Khỏi cần phải nói thêm, ai cũng biết món chè thập cẩm này vì nó quá quen thuộc rồi đúng
không? Chà chà, vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt của đường, thanh mát và bùi bùi của
đậu xanh, khoai mì….Bạn chỉ muốn ăn liên tục mà thôi. Hôm nay mình xin chia sẽ công thức
của mình với các bạn nhé.
Nguyên liệu:
 Khoai mì: 2 củ
 Khoai lang: 2 củ
 Bột báng: 50g
 Đậu xanh cà vỏ: 100g
 Đường cát: 400g
 Dừa nạo: 300g
 Lá dứa: 3 cọng.
Thực hiện:
Khoai mì và khoai lang gọt vỏ, ngâm nước, sau đó vớt ra để ráo cắt hạt lựu.
Bột báng ngâm nước khoảng 2 tiếng cho bột nở, sao đó vớt ra để ráo.
Đậu xanh ngâm nước qua đêm, vớt ra để ráo.
Dừa vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 lít nước dão.
Đun nồi nước, cho khoai mì và khoai lang vào luộc chín, sao đó cho ra nước lạnh.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 21 ~
Đậu xanh hấp chín, hay có thể đổ nước sâm sấp mặt đậu, cho thêm ít muối và đun nhỏ lửa
đến khi đậu mềm là được.
Đun 1 lít nước dão dừa và lá dứa, nước sôi thì cho khoai mì, khoai lang, đậu xanh, bột báng
và nấu chung. Khi thấy bột báng chín trong thì cho đường cát vào, nêm lại cho vừa độ ngọt,
cho nước cốt dừa vào và tắt bếp.
Múc chè ra chén, dùng nóng mới ngon.
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt, thơm lá dứa.
Khoai mì và khoai lang bùi, không bị nát.
Bột báng chín đều.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 22 ~
11- Chè bắp
Mỗi món chè đều có những hương vị đặc trưng làm bạn thích thú. Chè bắp có hương thơm và
vị ngon hấp dẫn riêng của nó. Món chè bắp rất dễ nấu lại có thể dùng cả lúc nóng và lạnh.
Bạn hãy thử món này nhé, mọi người sẽ khen cho mà xem.
Nguyên liệu:
 Bắp nếp: 5 trái
 Nếp ngon: 2/3 chén
 Dừa nạo: 500g
 Đường cát: 300g
 Lá dứa: 3 cọng
Thực hiện:
Bắp nấu chè bắp thì sử dụng bắp nếp sẽ ngon và có độ sệt hơn.
Bắp mua về lột vỏ, rửa sạch và bào mỏng.
Dừa nạo cho vào 1 chén nước lọc và vắt lấy nước cốt để riêng. Cho thêm 500ml nước lọc vào
vắt lấy nước dảo dừa.
Nếp vo sạch, vớt ra để ráo.
Cho bắp đã bào, nếp vào nồi. Cho nước dảo dừa vào sao cho cao hơn mực bắp hơn 1 lóng
tay. Nếu phần nước dảo lúc nảy chuẩn bị không đủ bạn có thể cho thêm nước lọc. (Nước lọc
được nấu với cùi bắp càng tốt)
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 23 ~
Lá dứa rửa sạch bó lại thành bó và cho vào chung với nồi bắp.
Đun với lửa nhỏ, thường xuyên khuấy đều để không bị khét.
Đun khoảng 20-30 thì chè bắp đã chín, cho đường vào, đợi đường tan thì tắt lửa.
Phần nước cốt dừa có hai cách sử dụng:
Một là cho chung vào nồi chè trước khi tắt bếp, như vậy phần nước cốt sẽ trộn lẫn chung với
chè.
Hai là cho nước cốt vào 1 nồi nhỏ, nêm vào đó tí muối, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, có
thể cho thêm nước bột bắp hay bột năng tạo độ sánh. Khi ăn thì cho chè ra chén, cho ít nước
cốt lên trên.
Vậy là bạn có thể mời mọi người thưởng thức được rồi. Bạn có thể bảo quản chè trong ngăn
mát tủ lạnh 2 ngày.
Yêu cầu món ăn:
Chè có độ dẻo và sánh nhất định không cần thêm nước bột bắp.
Bạn cũng có thể cho bắp đã bào nhuyễn vào cối giã nát để chè không quá cợn.
Tuỳ sở thích bạn có thể nấu bằng nếp than để tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 24 ~
12- Chè nha đam hạt sen
Hôm nay mình xin hướng dẫn món ăn đơn giản, thực hiện nhanh lại không chỉ có tác dụng
giải nhiệt, làm đẹp da mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Tèng tèng….đó là món chè hạt
sen nha đam ngon tuyệt.
Nguyên liệu:
 Hạt sen: 100g
 Nha đam: 300g (hay có nơi gọi là lô hội đấy bạn)
 Đường phèn: 100g
 Muối
Thực hiện:
Hạt sen mua về rửa sạch, lấy hết tim sen, hoặc nếu bạn thích cái vị đắng nhẹ của nó thì để
cũng chẳng sao.
Nha đam gọt bỏ hết vỏ xanh, thái hạt lựu.
Sau khi thái hạt lựu, bạn đem nha đam đi rửa sạch với ít muối, cũng không nhất thiết phải rửa
sạch hết nhớt đâu nhé. Vớt ra để ráo.
Hạt sen đem nấu với 700ml nước lọc cho chín mềm, khi hạt sen chín mềm thì cho nha đam
vào nấu chung. Bạn nấu với lửa nhỏ, vớt bọt nếu có để nước được trong nhé.
Cho đường vào nấu chung, đợi đến khi đường phèn tan hết thì tắt lửa.
Cho chè ra chén là có thể thưởng thức rồi.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 25 ~
Món chè vừa mát giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày nóng bức, ngoài ra còn giúp dưỡng
da, hạt sen và tim sen có tác dụng giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Yêu cầu món ăn:
Chè không quá ngọt
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 26 ~
13- Chè đậu xanh nước cốt dừa
Đậu xanh rất nhiều cách nấu chè, loại này ăn một cái thì thấy mát cả lòng, đậu xanh nở mềm
nhưng không bị nát, nước thì trong và có độ sệt vừa phải, nước cốt dừa thơm lừng, béo ngậy.
Nguyên liệu:
 Đậu xanh: 300g
 Bột bắp: 200g
 Đường phèn: 300g (tuỳ bạn thích ngọt nhiều hay ít mà gia giảm nhé)
 Lá dứa: 10 cọng
 Bột vani: 2 ống
 Nước cốt dừa: 700g
Thực hiện:
Đậu xanh bạn nên chọn loại chưa cà vỏ và tách hạt nhé. Theo mình loại này là ngon nhất,
những loại đậu đã cà vỏ thì mình thấy bị chai, ngâm đậu không nở đều và không thơm bằng.
Bạn mua đậu về thì ngâm với nước để qua đêm, bỏ vào trong đậu ít muối cho hột đậu thêm
bùi.
Sáng hôm sau bạn mang đậu ra đãi cho hết vỏ. Tuy hơi cực nhưng hột đậu nở đều và ngon
cũng xứng đáng mà đúng không?
Sau đó bạn đem đậu đi hấp cách thuỷ, chú ý bạn canh đậu chín tới, nở bung thôi chứ không
nên để mềm quá lúc nấu chè sẽ bị nát không đẹp mắt.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 27 ~
Cho 2 lít nước lọc vào nồi, cho thêm đường phèn vào. Bật bếp nấu cho nước đường tan hết.
Khi nước đường đã tan hết bạn cho 150g bột bắp hoà tan cùng nửa chén nước lọc cho từ từ
vào nồi nước đường. Bạn canh sao cho nước có độ sền sệt, khuấy thấy hơi nặng tay là được.
Tắt lửa cho 2 ống vani vào để tạo mùi thơm. Khuấy đều cho bột vani tan đều trong nước
đường.
Lấy dừa vắt thành 500ml nước cốt. Cho nước cốt vào nồi bật lửa lên, khuấy đều. Lá dứa rửa
sạch bó lại thành bó và cho chung vào nồi nước cốt. Đun sôi nước cốt dừa trong 5 phút, sau
đó cho 50g bột năng hoà với nước lọc từ từ vào để tạo độ sánh cho nước cốt dừa, nêm vào
nước cốt ít muối cho nước cốt đậm đà hơn. Tắt lửa.
Đậu sau khi hấp chín thì đợi cho đậu nguội thì cho đậu vào nồi nước đường, khuấy nhẹ tay để
hạt đậu không bị nát. Khi thấy đầu hoà đều trong nồi là được.
Cho chè ra chén, cho nước cốt dừa lên trên và thưởng thức nào.
Yêu cầu món ăn:
Hạt đậu không bị nát nhưng nở bung
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 28 ~
14- Chè trôi nước đậu đỏ
Bánh trôi nước đã quá quen thuộc với mỗi người, ai cũng đã từng ăn qua. Món bánh làm
không khó nhưng quan trọng là làm sao cho bánh được ngon miệng. Hôm nay mình sẽ hướng
dẫn cách làm bánh trôi nước với loại nhân mới, hy vọng sẽ mang đến cho bạn thêm một công
thức làm thật hay để bạn thay đổi nhé.
Nguyên liệu:
 Bột nếp: 500g
 Đậu đỏ: 200g
 Hạt sen: 100g
 Gừng
 Đường
 Vani
 Mè trắng
 Nước cốt dừa.
Thực hiện:
Đậu đỏ cần ngâm qua đêm cho mềm, vớt ra để ráo.
Bạn cho nước cốt dừa vào bột nếp, cần đổ từ từ thôi, canh độ sệt của bột. Nhào bột cho đến
khi bột thành một khối mịn. Để yên cho bột nghỉ 15 phút.
Cho đậu đỏ và hạt sen lên nấu cho chín mềm, bỏ vào nước luộc 1 tí muối cho đậu và hạt sen
đậm đà. Đậu đỏ và hạt sen chín mềm thì đổ ra để ráo. Sau đó trộn vào 100g đường cát và 1
ống vani vào, tán nhuyễn hỗn hợp thành một khối sền sệt.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 29 ~
Bột sau khi ủ thì lấy ra, nhào lại thêm 1 lần nữa.
Lấy ít bột , vo tròn và đè dẹp xuống, cho ít đậu đỏ vào giữa , sau đó vo tròn lại bình thường.
Cứ như thế làm cho hết phần nhân và phần bột đã chuẩn bị.
Cho 500ml nước vào nồi, đun sôi. Gừng cắt sợi nhỏ cho vào nồi, cho thêm đường vào. Đợi
đường tan, nước sôi lại thì cho tất cả các bánh trôi nước đã vo vào trong nôi. Thấy có 1 vài
viên nổi lên thì tắt lửa, đậy nắp nồi lại. Cứ để như vậy cho đến khi nước nguội là xem như
chè đã chín.
Múc ra chén và cho ít mè trắng lên trên. Nếu thích có thể cho ít nước cốt lên trên.
Yêu cầu món ăn:
Nước trong không bị đục.
Bánh chín đều, không bị vỡ.
Bạn có thể sử dung lá dứa, lá cẩm…để tạo màu cho bột để món chè có thêm nhiều màu sắc
trông đẹp mắt hơn.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 30 ~
15- Chè đậu trắng trong nồi cơm điện
Bạn cũng đã từng nấu chè đậu trắng nhưng bạn phải canh chừng lửa, phải khuấy đậu trong
khi nấu. Nấu theo cách này khá vất vả, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách nấu
chè mới mà bạn không cần phải ngồi canh lửa hay khuấy đậu như xưa nữa.
Nguyên liệu:
 Đậu trắng loại 1: 400g (mình thích đậu nhiều còn bạn nào không khoái đậu nhiều có
thể cho bớt lại)
 Nếp thơm : 1 chén nếp (chén đầy nhé)
 Đường (tuỳ bạn có thích ngọt hay không)
 Lá dứa: 3 cọng
 Muối
 Mè trắng rang vàng
 Nước cốt dừa
 Tất nhiên nhà bạn phải có nồi cơm điện.
Thực hiện:
Đậu mua về rửa sạch, ngâm để loại bỏ những hạt đậu hư, vớt ra để ráo.
Bắt 1 nồi nước lên bếp, cho đậu vào nấu đến khi hạt đậu mềm.
Sau khi đậu mềm cho ra nước lạnh và vớt ra để ráo.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 31 ~
Nồi cơm điện rửa sạch, đổ đậu vào trước, sau đó đổ nếp đã vo sạch lên trên, cho 4 chén nước
lọc vào, cho thêm tí muối để đậm đà, cho thêm đường vào và sau cùng là lá dứa để lên trên.
Bật nút nấu lên (giống như bạn nấu cơm vậy đó).
Thời gian đợi chè chín bạn có thể thoải mái làm những công việc khác mà không sợ nồi chè
bị khét hay hạt nếp bị nhừ quá.
Sau khi nồi cơm điện đã bật sang chế độ giữ nóng thì cũng là lúc chè của chúng ta đã sẵn
sàng rồi đấy.
Chè múc ra chén, cho nước cốt dừa đã thắng (nước cốt dừa cho thêm tí muối và đường đun
đến sền sệt là được), cho mè trắng rang vàng lên trên. Vậy là đã sẵn sàng để bạn cùng gia
đình bạn bè thưởng thức rồi nhé.
Yêu cầu món ăn:
Chè không bị nát, nếp còn nguyên hạt, không quá ngọt.
Nước cốt dừa có vị béo, lá dứa và mè trắng rang có mùi thơm đặc trưng.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 32 ~
16- Chè cam
Chè cam rất lạ miệng, ăn hoài không ngán. Vị chua chua thanh mát cộng với hương cam
nồng nàn sẽ cho bạn cảm giác mê ly cho mà xem. Bạn thử rồi bạn sẽ tin.
Nguyên liệu:
 Cam vàng: 1 trái
 Tào phớ (đậu hũ): 1 bát
 Cam bột: 20g
 Bột năng: 20g
 Đường phèn.
Thực hiện:
Cam vàng gọt vỏ, bỏ hạt, tách ra từng tép để riêng. Sau đó xé nhỏ từng miếng cam ra.
Cho đường, cam bột và nước lọc vào nồi. Dùng cam bột để tránh bị đắng khi đun sôi. Đun sôi
nồi nước đường và cam, sau khi sôi đều thì cho bột năng có pha nước lọc vào nồi để tạo độ
sánh cho món chè, cũng không nên cho nhiều quá, chỉ tạo độ sánh vừa phải mà thôi.
Nước đường sôi lại thì cho cam đã xé vào, tắt lửa ngay.
Sau đó cho tào phớ vào. Sau khi cho tào phớ vào thì không khuấy nữa tránh để tào phớ bị nát
ra.
Múc ra chén, cho thêm tí đá bào vào. Có thể dùng nóng cũng rất ngon.
Yêu cầu món ăn:
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 33 ~
Chè có vị chua nhẹ, không bị đắng.
Tào phớ không bị nát.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 34 ~
17- Chè cốm
Một món ăn rất Hà Nội nhưng mình là người miền Nam vẫn say mê với món ăn này, mùi
thơm ngây ngất của cốm, vị ngọt thanh của đường và cả hương thơm nhè nhẹ của lá dứa. Chỉ
có một chữ để diễn tả mà thôi. Tuyệt!
Nguyên liệu:
 Cốm vòng: 100g
 Đường phèn: 400g
 Bột năng: 50g
 Lá dứa: 3 cọng
Thực hiện:
Cho 1 lít nước lọc vào nồi, đun sôi.
Lá dứa rửa sạch và cuộn lại cho gọn, sau đó bỏ vào nồi nước đang sôi.
Cho đường phèn vào nấu tan, mình thích dùng đường phèn vì như thế món ăn sẽ ngọt thanh
hơn so với việc sử dụng đường cát.
Khi đường tan thì lấy lá dứa ra. Bột năng pha với nước lọc cho tan rồi đổ từ từ vào nồi nước
đường. Khuấy đều thấy nước đường có độ sánh vừa phải thì cho cốm vòng vào, khuấy đều và
tắt bếp.
Múc chè ra chén, có thể cho lên trên nước cốt dừa hoặc không thích nước cốt dừa thì không
cho cũng được.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 35 ~
Yêu cầu món ăn:
Chè có độ sánh vừa phải
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 36 ~
18- Chè bí đỏ
Bí đỏ rất tốt cho mắt, nhưng đôi khi nấu canh ăn hoài bạn cũng sẽ chán. Vậy hôm nay bạn
cùng mình thử món mới với bí đỏ nha, đó mà món chè bí đỏ nước cốt dừa.
Nguyên liệu:
 Bí đỏ (bí ngô): 200g
 Bột nếp khô: 400g
 Dừa nạo: 300g
 Vani: 1 ống
 Đường thốt nốt
 Muối.
Thực hiện:
Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch cắt khúc, để ráo.
Cho bí đỏ vào nồi luộc đến khi chín mềm hẳn thì vớt ra để nguội.
Bí nguội thì đem đi tán nhuyễn hay cho vào máy xay xay nhuyễn. Cho bột nếp vào chung với
bí và nhồi thật mạnh, nhồi đến khi tạo thành một khối bột mịn là được.
Vò khối bột thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay cái.
Cho nồi nước lên bếp nấu sôi, khi nước sôi cho từng viên chè vào luộc, những viên chè nổi
lên mặt tức là chè đã chín, vớt ngay ra và cho vào nước lạnh. Sau đó vớt ra cho ráo nước.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 37 ~
Cho nước sôi vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào nồi, thêm đường và
ít muối vào, tuỳ bạn thích ngọt ít hay nhiều mà cho đường phù hợp. Đường tan hết thì cho
từng viên chè vào, nấu thêm 3-4 phút thì tắt lửa, cho thêm bột vani vào là xong.
Múc chè ra chén, dùng nóng mới ngon.
Yêu cầu món ăn:
Món này dùng đường thốt nốt để có mùi thơm đặc trưng.
Bí có độ dai phù hợp, không bị nát, màu sắc đẹp.
Nếu thích có thể thêm lá dứa vào nấu với nước cốt dừa, trước khi bỏ bí vào thì vớt lá dứa ra.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 38 ~
19- Chè bánh lọt đậu xanh
Món chè ngon ơi là ngon với sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, béo nhẹ của nước cốt dừa lại
dai dai của bánh lọt. Bạn còn ngại gì mà không thử xem sao?
Nguyên liệu:
 Bột gạo: 300g
 Bột năng: 70g
 Đậu xanh cà vỏ: 100g
 Lá dứa (bạn có thể dùng màu thực phẩm hay lá dứa tươi đều được, với lá dứa tươi bạn
rửa sạch cắt khúc và cho vào máy xay để xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước).
 Dừa nạo: 300g
 Đường cát: 300g
 Muối.
Thực hiện:
Với lượng bột trên bạn cho 3 chén nước vào (nếu bạn sử dụng lá dứa tươi thì tính luôn lượng
nước lá dứa cũng là 3 chén nhé), khuấy đều cho bột tan hết, sau đó lọc qua rây để loại bỏ
những phần lợn cợn.
Cho bột vào nồi và bắt lên bếp, cho lửa riu riu, khuấy đều tay để bột chín, khi bột đã chín thì
tắt lửa, để cho nguội bớt.
Bạn chuẩn bị thau lớn và cho vào đó it nước đá, một cái rổ có lổ bằng cây đũa hay khuông
bánh lọt đều được, để lên trên thau. Sau đó cho bột vào, dùng muỗng ép bánh xuống thau
nước đá.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 39 ~
Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dão.
Đậu xanh cà vỏ ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng, cho đậu xanh vào nồi, cho nước dão vào
chung sao cho xâm xấp với đậu là được, cho vào đó ít muối để đậu ngon hơn, bắt lên bếp nấu
với lửa nhỏ, nước trong nồi cạn xuống cũng là lúc đậu xanh chín mềm, tắt lửa mở nắp cho
đậu xanh nguội.
Khi đậu xanh nguội, dùng muỗng hay đũa đánh đậu xanh lên cho nhừ. Để riêng.
Cho 300g đường với 30ml nước lọc, đun cho đường tan hết, để nguội.
Khi ăn bạn cho ít bánh lọt vào ly, kế đến cho đậu xanh, cho nước đường và nước cốt dừa lên
trên. Bạn cũng có thể sử dụng ít đá bào nếu thích.
Yêu cầu món ăn:
Bánh lọt dai, xanh và thơm lá dứa.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 40 ~
20- Chè bột lọc
Chè bột lọc là một món ăn rất ngon, dẻo mềm lại thơm nức mũi. Bạn đã từng thử qua rồi
đúng không? Nhưng hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm món ăn này, rất đơn giản
nhưng lại rất vui vì có thể cùng cả nhà thực hiện.
Nguyên liệu:
 Bột năng: 200g
 Đậu phộng rang
 Cùi dừa nạo
 Gừng
 Đường
 Muối.
Thực hiện:
Cùi dừa cắt hạt lựu để riêng.
Đậu phộng rang chia làm hai phần: 1 phần tách đôi để riêng, phần còn lại giã nhuyễn.
Bột năng cho vào tô lớn, trộn vào bột một ít muối, sau đó cho từ từ nước sôi vào, nhồi kỹ để
bột thành một khối mịn.
Cho một miếng bột nhỏ ra tay, ấn dẹp miếng bột ra cho một viên cùi dừa vào, gói lại và lăn
tròn thành viên nhỏ.
Làm tương tự như vậy cho nhân đậu phộng. Vậy là bạn có 2 loại nhân, nếu không thích bạn
cũng có thể sử dụng 1 loại nhân hay nhiều hơn nữa.
Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh
~ 41 ~
Cho nồi nước lên bếp, nước sôi cho từng viên chè vào luộc, thấy viên chè nổi lên là chín, vớt
ra cho vào nước lạnh.
Đun đường và nước lọc cho tan hết đường, tuỳ bạn muốn ăn ngọt ít hay nhiều mà cho đường
vào cho phù hợp nhé, cho gừng cắt sợi vào nấu sôi, sau khi nước đường sôi thì cho từng viên
chè vào, đun sôi lại thì tắt lửa.
Múc chè ra chén, có thể cho đậu phộng giã nhuyễn hay mè lên trên nữa là có thể thưởng thức
rồi đấy.
Yêu cầu món ăn:
Nước chè trong

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (16)

Món súp ăn dặm cho bé baby cookbook-veggies-soups
Món súp ăn dặm cho bé baby cookbook-veggies-soupsMón súp ăn dặm cho bé baby cookbook-veggies-soups
Món súp ăn dặm cho bé baby cookbook-veggies-soups
 
Bi quyet xat hoa qua ep ngon
Bi quyet xat hoa qua ep ngon
Bi quyet xat hoa qua ep ngon
Bi quyet xat hoa qua ep ngon
 
Vì sao ăn dứa phải chấm muối
Vì sao ăn dứa phải chấm muốiVì sao ăn dứa phải chấm muối
Vì sao ăn dứa phải chấm muối
 
Cach nau an ngon
Cach nau an ngonCach nau an ngon
Cach nau an ngon
 
Bun ca cay
Bun ca cayBun ca cay
Bun ca cay
 
Nấu cháo bún phở cho bé baby cookbook soups noodles rice
Nấu cháo bún phở cho bé baby cookbook soups noodles riceNấu cháo bún phở cho bé baby cookbook soups noodles rice
Nấu cháo bún phở cho bé baby cookbook soups noodles rice
 
Món cơm tạo hình chữ cái của mẹ việt "đốn tim" em bé lười ăn nhất
Món cơm tạo hình chữ cái của mẹ việt "đốn tim" em bé lười ăn nhấtMón cơm tạo hình chữ cái của mẹ việt "đốn tim" em bé lười ăn nhất
Món cơm tạo hình chữ cái của mẹ việt "đốn tim" em bé lười ăn nhất
 
Cha ca la vong
Cha ca la vongCha ca la vong
Cha ca la vong
 
Banh canh ghe
Banh canh gheBanh canh ghe
Banh canh ghe
 
Banh canh ghe
Banh canh gheBanh canh ghe
Banh canh ghe
 
Tra oolong
Tra oolongTra oolong
Tra oolong
 
Tra sen-tay-ho-dinh-cao-van-hoa-tra-viet
Tra sen-tay-ho-dinh-cao-van-hoa-tra-vietTra sen-tay-ho-dinh-cao-van-hoa-tra-viet
Tra sen-tay-ho-dinh-cao-van-hoa-tra-viet
 
Cha muc
Cha mucCha muc
Cha muc
 
Cach giai ruou bia
Cach giai ruou biaCach giai ruou bia
Cach giai ruou bia
 
Mon an
Mon anMon an
Mon an
 
Top 10 món ăn nổi tiếng tại hội an
Top 10 món ăn nổi tiếng tại hội anTop 10 món ăn nổi tiếng tại hội an
Top 10 món ăn nổi tiếng tại hội an
 

Similar a 2015 so tay_che_viet_nguybuudanh

Recipesof che`vietnam
Recipesof che`vietnamRecipesof che`vietnam
Recipesof che`vietnamMinh Minh
 
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban Năm Cậu
 
banh trung thu-banh trung thu khoai lang
banh trung thu-banh trung thu khoai langbanh trung thu-banh trung thu khoai lang
banh trung thu-banh trung thu khoai langNăm Cậu
 
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZA
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZAThực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZA
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZAbanbanbuonbuon
 
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt senCách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt senTriệu Nguyễn
 
banh trung thu chanh day
banh trung thu chanh day banh trung thu chanh day
banh trung thu chanh day Năm Cậu
 
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |HoanghaigroupHoàng Hải Group
 
banh trung thu nhan hoa qua
banh trung thu nhan hoa qua banh trung thu nhan hoa qua
banh trung thu nhan hoa qua Năm Cậu
 
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền TâyCác món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền TâyThiện Nguyễn Minh
 
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho beLaminKidElepharma
 
Sữa hạt.docx
Sữa hạt.docxSữa hạt.docx
Sữa hạt.docxLong Pham
 
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngonLê Nguyễn Organization
 
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngonLê Nguyễn Organization
 
banh troi nhat ban azuki dango
banh troi nhat ban azuki dangobanh troi nhat ban azuki dango
banh troi nhat ban azuki dangoNăm Cậu
 

Similar a 2015 so tay_che_viet_nguybuudanh (20)

Recipesof che`vietnam
Recipesof che`vietnamRecipesof che`vietnam
Recipesof che`vietnam
 
Gioithieusach
GioithieusachGioithieusach
Gioithieusach
 
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban
Tong hop cach hoc lam banh trung thu co ban
 
banh trung thu-banh trung thu khoai lang
banh trung thu-banh trung thu khoai langbanh trung thu-banh trung thu khoai lang
banh trung thu-banh trung thu khoai lang
 
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZA
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZAThực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZA
Thực đơn và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé - BABY PLAZA
 
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt senCách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
Cách làm yến sào chưng đường phèn hạt sen
 
banh trung thu chanh day
banh trung thu chanh day banh trung thu chanh day
banh trung thu chanh day
 
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup
5 cong thuc trang mieng de lam cho bua tiec |Hoanghaigroup
 
banh trung thu nhan hoa qua
banh trung thu nhan hoa qua banh trung thu nhan hoa qua
banh trung thu nhan hoa qua
 
Mi bo kho
Mi bo khoMi bo kho
Mi bo kho
 
Cách làm sữa chua
Cách làm sữa chuaCách làm sữa chua
Cách làm sữa chua
 
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền TâyCác món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
Các món ăn ngon được làm từ dừa ở miền Tây
 
Xiu mai
Xiu maiXiu mai
Xiu mai
 
Mut
MutMut
Mut
 
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be
37 thuc don an dam kieu nhat danh cho be
 
Sữa hạt.docx
Sữa hạt.docxSữa hạt.docx
Sữa hạt.docx
 
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
 
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
[kokoshopvn]Các món ngon dễ làm - cách nấu ăn ngon
 
banh troi nhat ban azuki dango
banh troi nhat ban azuki dangobanh troi nhat ban azuki dango
banh troi nhat ban azuki dango
 
Nem chua ran
Nem chua ranNem chua ran
Nem chua ran
 

2015 so tay_che_viet_nguybuudanh

  • 1.
  • 2. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 1 ~ MỤC LỤC 1- Chè khoai lang bột báng nước cốt dừa ........2 2- Chè nếp long nhãn .......................................4 3- Chè thạch long nhãn ....................................6 4- Chè trái cây thanh nhiệt...............................8 5- Chè sương sáo trái cây thập cẩm ...............10 6- Chè bưởi ....................................................12 7- Chè đậu xanh rong biển.............................14 8- Chè khoai mì..............................................16 9- Chè chuối...................................................18 10- Chè bà ba ...................................................20 11- Chè bắp......................................................22 12- Chè nha đam hạt sen..................................24 13- Chè đậu xanh nước cốt dừa .......................26 14- Chè trôi nước đậu đỏ .................................28 15- Chè đậu trắng trong nồi cơm điện .............30 16- Chè cam.....................................................32 17- Chè cốm.....................................................34 18- Chè bí đỏ....................................................36 19- Chè bánh lọt đậu xanh ...............................38 20- Chè bột lọc.................................................40
  • 3. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 2 ~ 1- Chè khoai lang bột báng nước cốt dừa Một ngày mùa hè nóng nực, muốn được đãi cả nhà món chè nhưng bạn phân vân không biết nên ăn loại chè gì đây. Những loại chè đá thì ăn hoài cũng ngán. Hôm nay mình chia sẻ với các bạn món chè khoai lang bột báng nước cốt dừa ngon tuyệt. Đừng nghĩ nghe đã thấy ngán. Hãy thử đi rồi bạn sẽ ngạc nhiên cho mà xem. Nguyên liệu:  Nửa cân khoai lang ngon  10 gam bột báng  1 muỗng canh bột năng (bột bắp)  Đường trắng  Nước cốt dừa Thực hiện: Bước đầu tiên thì bạn hãy lấy bột báng cho vào nước lạnh ngâm trong khoảng 30 phút rồi cho vào nồi bắc lên bếp luộc chín. Khi luộc bột chuyển sang màu trong thì lúc đó là bột đã chín bạn hãy vớt bột ra và ngâm lại vào trong nước lạnh. Khoai lang thì bạn hãy rửa sạch rồi thái miếng như con cờ vừa ăn và cho vào trong chậu nước có pha chút muối loãng để cho khoai chảy hết nhựa và không bị thâm đen. Sau đó bạn hãy rửa sạch khoai cho vào nồi rồi đổ nước xấp xỉ với khoai để luộc hoặc bạn có thể cho vào nồi hấp để hấp chín khoai. Khi khoai đã chín thì bạn hãy lấy 1 nửa số khoai hấp đấy cho vào tán nhuyễn còn nửa còn lại thì bạn hãy lấy đường trộn đều để đường thấm đều vào khoai. Phần khoai tán nhuyễn thì bạn
  • 4. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 3 ~ hãy cho vào một cái xoong đổ 3 – 4 ly nước vào đó rồi khuấy thật đều. Tiếp đó bạn hãy cho thêm đường vào trong xoong rồi lại quấy đều lên và bắc lên bếp đun thật nhỏ lửa. Khi bắt lên bếp đun bạn cần phải dùng đũa khuấy thật đều tay để tránh làm cháy ở dưới đít xoong. Khi chè trong nồi đã sôi thì bạn cho phần khoai đã được trộn đường lúc đầu cho vào trong xoong và cho bột báng đã luộc chín vào cùng và đảo đều. Tiếp đó bạn hãy cho bột năng (bột bắp) vào nước rồi quấy đều sau đó đổ vào nồi chè để khuấy đều để tạo độ sánh cho chè. Khi chè đã sánh thì bạn hãy tắt bếp rồi để nguội và thưởng thức. Riêng đối với nước cốt dừa các bạn có thể cho luôn vào nồi chè lúc tắt bếp và trộn đều cùng với chè hoặc là các bạn có thể múc chè ra bát rồi đổ lên trên cốc chè và thưởng thức. Yêu cầu món ăn: Khi nấu chè khoai lang các bạn hãy chú ý không nên chế biến nước quá đặc mà chỉ để cho độ sánh vừa phải. còn khoai lang các bạn hãy chú ý phải có độ ngọt bùi và có vị ngậy của nước cốt dừa. Bạn không nên nấu ngọt quá sẽ tạo ra cảm giác nhanh chán khi thưởng thức. Khi ăn bạn có thể ăn cùng với đá thì cốc chè khoai lang của bạn sẽ trở nên ngon và dễ ăn hơn. Chúc các bạn sẽ chế biến được món chè thơm ngon hấp dẫn cho gia đình mình thưởng thức để có thể xóa tan đi cái nắng nóng của mùa hè khó chịu.
  • 5. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 4 ~ 2- Chè nếp long nhãn Long nhãn rất tốt cho sức khoẻ của chúng ta. Hôm nay mình sẽ giới thiệu món chè nếp Long nhãn, một món mới cho những bạn muốn tự tay chế biến món chè chiêu đãi cả gia đình vào dịp cuối tuần. Nếp có hai loại là nếp gạo trắng và nếp than. Nếp than nấu món chè này thì nhìn hấp dẫn hơn bởi màu sắc và hương thơm của nếp than. Tuy nhiên cách nấu của hai loại nếp là khá giống nhau. Nguyên liệu:  Gạo nếp (nếp than): 250g  Long nhãn: 100g  Đường (tùy bạn thích ngọt nhiều hay ít, nếu muốn bạn cũng có thể sử dụng đường phèn cho thanh hơn)  Nước cốt dừa. Thực hiện: Long nhãn ngâm nước, rửa sạch và vớt ra để ráo. Đun một nồi nước sôi, cho nếp đã vo sạch vào, nước vừa sôi thì hạ nhỏ lửa để hạt nếp nở đều và không bị cháy khét. Lưu ý khi nấu nếp không được khuấy nhiều vì như thế nếp sẽ bị nát và nồi chè sẽ không ngon. Khi hạt nếp nở đều thì cho đường vào, khuấy đều cho đường tan. Sau đó cho long nhãn đã ráo nước vào, tắt lửa đậy nắp lại.
  • 6. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 5 ~ Khi ăn thì múc chè ra chén, rưới nước cốt dừa lên. Tuỳ bạn thích ăn nước cốt sống hay đã thắng. Nước cốt muốn thắng ngon thì sau khi vắt nước cốt bạn cho vào 1 cái nồi nhỏ, bắt lên bếp cho vào tí muối, có thể cho thêm ít bột bắp để nước cốt sánh lại. Yêu cầu món ăn: Chè nếp ăn nóng hay lạnh đều rất ngon, tuy nhiên nếp nở đều chứ không nát, thơm mùi long nhãn. Chè không quá ngọt, nếp thơm, long nhãn vừa mềm, nở bung, vị béo của nước cốt dừa sẽ tạo cho bạn cảm giác ngon khó tả. Chúc các bạn thành công với món chè nếp long nhãn này nha !
  • 7. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 6 ~ 3- Chè thạch long nhãn Chè thạch long nhãn là một món chè đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhưng lại rất ngon có thể làm giảm nhiệt độ cho cơ thể bạn. Nguyên liệu:  Thạch bột : 25g  Long nhãn: 100g  Nho khô: 100g  Đường phèn: 200g.  Lá dứa: 3 cọng. Thực hiện: Thạch ngâm vào 1 lít nước 15 phút cho nở. Sau đó bắt lên bếp nấu cho tan. Khi thạch tan hết thì tắt bếp đổ thạch vào khuôn để nguội. Long nhãn và nho khô rửa sạch để ráo. Bắt ½ lít nước lên bếp, lá dứa bó lại rồi cho vào nồi, thêm đường phèn vào nấu cho tan. Nước đường sôi và đường tan hết thì cho long nhãn và nho khô vào, tắt bếp đậy nắp. Thạch sau khi nguội thì lấy ra bào sợi để riêng. Khi ăn, cho một ít thạch vào ly, múc nước đường long nhãn và nho khô đổ lên trên đến 2/3 ly. Thêm đá là có ngay một ly chè thạch Long nhãn mát ngọt rồi.
  • 8. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 7 ~ Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt, long nhãn nở đều, nho khô nở vừa, thơm lá dứa. Chúc bạn thành công và có những giây phút thư giãn bên người thân và bạn bè nhé !
  • 9. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 8 ~ 4- Chè trái cây thanh nhiệt Lâu nay bạn cứ nghĩ chè là phải nấu. Hôm nay mình chia sẽ với bạn một món chè đơn giản cực kì không cần tốn 1 tí gas nào đâu nhé. Nhưng đảm bảo vừa ngon vừa mát lại vừa đẹp da nữa chứ. Tuyệt quá phải không nào, mình xin giới thiệu với bạn món chè tuyệt vời đó là chè trái cây. Nguyên liệu:  Trái cây các loại: Nho xanh, nho đỏ, Mít, Dâu tây, Bơ, Táo, Lê, Thanh long, Kiwi,  Hay bất cứ loại trái cây nào mà bạn ưa thích cũng có thể chế biến được hết ví dụ: dưa hấu, nhãn, chôm chôm, xoài, đu đủ……  Mứt chùm ruột hoặc mứt dâu,  Siro dâu,  Sữa đặc có đường. Thực hiện: Nho xanh, nho đỏ thì cắt làm đôi, nếu có hạt thì bỏ hạt đi. Mít cắt sợi dài. Dâu tây cắt lát hay cắt làm 4 theo chiều dọc cũng được. Bơ bỏ vỏ, cắt khúc vuông. Táo ,lê, kiwi, thanh long cũng cắt khúc vừa ăn. Nếu bạn chọn những lại trái cây khác thì cũng cắt miếng vừa ăn, có hạt thì bỏ bớt hạt đi.
  • 10. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 9 ~ Xong đâu vào đấy bạn cho mỗi loại 1 ít vào ly, sau đó thêm đá bào lên trên, cho thêm 1 ít si rô lên mặt, cuối cùng cho 1 ít sữa đặc có đường và ít mứt lên trên. Vậy là xong bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức nào. Yêu cầu món ăn: Bạn có thể thay sữa đặc có đường bằng nước cốt dừa nếu thích, nhưng nếu sử dụng nước cốt dừa bạn có thể cho thêm ít nước đường vào ly chè để có độ ngọt vừa phải. Chè không quá ngọt, trái cây thì không quá chín tạo cảm giác không ngon. Mỗi loại trái cây có hương vị khác nhau, khi cho vào chung tất cả sẽ hoà lại tạo một cảm giác thú vị cho thực khách. Bạn cứ thử xem và bạn sẽ không thất vọng đâu.
  • 11. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 10 ~ 5- Chè sương sáo trái cây thập cẩm Bạn có muốn thử tài để làm một ly chè sương sáo trái cây ngon lành để tự thưởng cho bản thân sau cả tuần mệt mỏi với công việc không? Nguyên liệu:  Sương sáo.  Táo xanh hay táo đỏ.  Thơm.  Dưa hấu.  Cơm dừa nạo và một ít sữa đặc có đường.  Bạn có thể sử dụng những loại trái cây khác như kiwi, thanh long, đu đủ hay chuối cũng rất tuyệt. Thực hiện: Sương sáo cắt miếng vuông như hình con cờ. Táo, thơm, dưa hấu cắt miếng vừa ăn. Cho cơm dừa nạo, đá và sữa đặc có đường vào máy xay sinh số xay nhuyễn. Cho sương sáo, táo, thơm và dưa hấu vào ly, sau đó cho hỗn hợp đá, cơm dừa và sữa lên trên. Vậy là bạn đã có 1 ly chè ngon miệng lại rất tốt cho sức khoẻ. Yêu cầu món ăn: Hỗn hợp cơm dừa, đá và sữa nhuyễn mịn, trái cây tươi mát.
  • 12. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 11 ~ Chè không quá ngọt, trái cây và sương sáo là sự kết hợp mới không làm bạn thất vọng. Thật đơn giản nhanh chóng để có một món ăn tráng miệng ngon cho cả nhà. Còn chần chờ gì nữa hãy bắt tay vào làm ngay thôi.
  • 13. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 12 ~ 6- Chè bưởi Ai cũng biết bưởi là một loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhất là đối với chị em phụ nữ, bạn chọn những quả bưởi thật ngon ngoài chợ và nhờ người bán gọt dùm để dễ mang về nhà. Ấy ấy, sao phải phí thế, bạn cứ chịu khó mang về nhà đi, gọt vỏ bưởi theo đường xẻ múi rồi bạn sẽ thấy không những bạn có thể sử dụng phần ruột bưởi ngon lành kia, mà ngay cả đến phần vỏ bưởi bạn cũng có thể chế biến hàng loạt những món ăn ngon. Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn một trong những món ăn ấy đó chính là món chè bưởi. Đơn giản lắm, nhanh lắm nhưng ngon không kém ngoài tiệm đâu nha, lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nữa. Nguyên liệu:  Vỏ bưởi: nếu bưởi nhỏ thì 2 trái, bưởi lớn 1 trái là được  Đậu xanh cà vỏ: 200g  Bột năng: 300g  Đường phèn: 300g  Phèn chua  Nước cốt dừa  Muối. Thực hiện: Vỏ bưởi gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, gọt hơi sâu để phần bưởi không bị the. Phần xơ bên trong cũng tước bỏ đi, sau đó cắt miếng vừa ăn.
  • 14. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 13 ~ Trộn 6-7 muỗng canh muối vào vỏ bưởi đã cắt miếng, cho nước vào và bóp mạnh tay để hết the, sau đó xả đi xả lại nhiều lần bằng nước sạch để hết phần mặn của muối. Cho phèn chua vào nồi nước đun sôi, sau đó cho phần bưởi vào trụng sơ, sau đó lại mang ra rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Mục đích của phèn chua giúp cho vỏ bưởi giòn và ngon hơn. Sau khi rửa đi rửa lại nhiều lần cho sạch, bạn cẳn thử thấy vỏ bưởi không còn vị the nữa là xong. Vớt ra để ráo. Cho bột năng vào 1 tô lớn (chừa lại một ít để làm sánh nước chè), cho vỏ bưởi vào tô bột năng sao cho mỗi sợi vỏ bưởi đều được áo một lớp bột năng khô bên ngoài. Cho nồi nước lên bếp, nấu sôi, thả từ từ bột năng vào để luộc. Nhớ là phải thả từ từ, không là đi tong nồi chè đấy. Khi thấy những sợi vỏ bưởi nổi lên thì vớt ra cho vào tô nước lạnh có ít đá. Đậu xanh cà vỏ đem ngâm trong nước ấm ấm, sau đó cho lên bếp nấu cho đậu mềm. Sau khi đậu mềm cho đường phèn vào nấu tan. Đường tan bạn cho phần vỏ bưởi vào chung, khuấy đều. Bạn cho nửa chén nước lọc vào phần bột năng chừa lại lúc nảy, sau đó đổ từ từ vào nồi chè, thấy nồi chè sánh lại là được. Tắt bếp, nếu có hương bưởi bạn cho một ít nước hương bưởi vào tạo độ thơm cho món chè. Múc chè ra chén, cho ít nước cốt lên trên là có thể thưởng thức. Nếu bạn không thích ăn nước cốt sống thì có thể thắng nước cốt bằng cách cho nước cốt vào nồi nhỏ cho vào đó ít muối và đường, cho lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi nào thấy nước cốt sôi lên thì tắt bếp. Yêu cầu món ăn: Đậu xanh không quá nhừ, sợi vỏ bưởi không bị the nồng. Chè không quá ngọt, tạo hương thơm độc đáo với nước hương bưởi. Nước chè sền sệt chứ không quá đặc sẽ tạo cảm giác ngán khi ăn.
  • 15. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 14 ~ 7- Chè đậu xanh rong biển Rong biển rất mát lại bổ dưỡng có thể ngừa bệnh bướu cổ, vậy tại sao chúng ta lại bỏ qua một món ăn vừa ngon lại vừa bổ như thế được đúng không? Mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện món chè đậu xanh rong biển, một món ăn chơi tuyệt vời cho ngày hè đấy. Bạn chỉ mất khoảng 30 phút thôi, không tin à, vậy hãy thử xem nha. Nguyên liệu:  Rong biển: 50g  Đậu xanh: 100g  Đường phèn: 300g  Vani: 1 ống. Thực hiện: Rong biển ngâm trong nước lạnh, rửa sạch nhớt và cắt khúc khoảng 5 cm, để ráo. Đậu xanh rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu hư, cho lên bếp nấu đến khi chín mềm. Cho đường phèn vào khuấy đều cho tan hết đường, tắt lửa và cho ống vani vào. Đợi khi chè nguội chúng ta mới cho rong biển vào, nếu bạn cho rong biển vào khi nước còn nóng hay đang sôi thì sợi rong biển sẽ bị mềm ra ăn không còn ngon nữa. Bạn múc chè cho vào ly, cho đá lên trên. Vậy là bạn đã có một món chè đơn giản lại rất bổ dưỡng rồi đấy.
  • 16. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 15 ~ Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt, sợi rong biển không bị mềm nhũn. Đậu xanh mềm, bùi.
  • 17. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 16 ~ 8- Chè khoai mì Chè khoai mì luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ bởi sự dẻo dai của khoai mì, vị thơm và béo của nước cốt dừa và vani. Bạn có thể nấu món này tại nhà với một công thức vô cùng đơn giản nhưng ngon ơi là ngon đó nha! Nguyên liệu:  Khoai mì tươi: 500g  Dừa nạo: 300g  Vani: 1 ống  Đường cát: 200g  Mè rang. Thực hiện: Khoai mì gọt vỏ, cắt khúc ngâm nước khoảng 1 giờ, vớt ra để ráo, đem mài thành bột, bỏ phần lõi bên trong và những sợi khoai bị xơ. Sau đó vắt cho hết nước, vò thành viên tròn để riêng. Cho nồi nước lên bếp, nước sôi thì cho từng viên khoai mì vào luộc chín, khi thấy khoai mì trong chín thì vớt ra cho vào nước lạnh. Cho 300ml nước sôi vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào nồi, bắt lên bếp nấu sôi, cho đường cát vào, đường tan thì cho từng viên chè vào, nấu sôi trở lại thì cho vani vào và tắt bếp. Múc chè ra chén, cho ít mè rang lên trên là có thể thưởng thức được rồi đấy.
  • 18. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 17 ~ Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt, nếu bạn thích ăn ngọt ít hay nhiều thì gia giảm lượng đường. Từng viên chè không bị nát. Bạn có thể cho màu vào khoai mì đã mài để tạo thêm màu sắc cho món ăn.
  • 19. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 18 ~ 9- Chè chuối Món chè chuối luôn luôn biết cách làm cho thực khách hài lòng, vị ngọt thơm của chuối kết hợp với vị béo của nước cốt dừa, và có chút gì đó dai dai của bột báng. Đúng là tuyệt vời, bạn thử làm món này tại nhà xem sao. Đơn giản, nhanh chóng mà lại rất ngon nữa chứ. Nguyên liệu:  Chuối sứ chín: 1 nải  Khoai mì: 1 củ  Bột báng: 100g  Đường: 300g  Muối  Đậu phộng rang  Mè rang  Dừa nạo: 300g Thực hiện: Chuối sứ chín bỏ vỏ, cắt làm ba cho vào tô lớn, sau đó cho 100g đường vào xóc đều, đậy kín miệng tô để chuối không bị đen, để cho chuối thấm khoảng 20 phút. Khoai mì gọt vỏ, ngâm rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, sau đó đem luộc chín. Bột báng ngâm nở, sau đó cũng đem luộc chín. Đậu phộng rang giã nhuyễn. Dừa nạo đem vắt lấy 1 chén nước cốt và 2 lít nước dão dừa.
  • 20. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 19 ~ Cho 2 lít nước dão dừa vào nồi, đun sôi trên lửa nhỏ, cho ½ muỗng cà phê muối vào, cho phần đường còn lại vào nối, đun sôi đường ta cho chuối, khoai mì và bột báng vào chung, khuấy đều nhẹ tay để chuối không bị nát. Chuối chín thì cho phần nước cốt vào, đợi sôi lại thì tắt bếp. Cho chè ra chén, cho ít đậu phộng rang và mè rang lên trên. Món này dùng nóng hay lạnh đều rất ngon. Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt, thơm lừng mùi nước cốt dừa. Chuối, khoai mì và bột báng chín đều không bị nát. Nước chè sóng sánh hấp hẫn.
  • 21. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 20 ~ 10- Chè bà ba Khỏi cần phải nói thêm, ai cũng biết món chè thập cẩm này vì nó quá quen thuộc rồi đúng không? Chà chà, vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt của đường, thanh mát và bùi bùi của đậu xanh, khoai mì….Bạn chỉ muốn ăn liên tục mà thôi. Hôm nay mình xin chia sẽ công thức của mình với các bạn nhé. Nguyên liệu:  Khoai mì: 2 củ  Khoai lang: 2 củ  Bột báng: 50g  Đậu xanh cà vỏ: 100g  Đường cát: 400g  Dừa nạo: 300g  Lá dứa: 3 cọng. Thực hiện: Khoai mì và khoai lang gọt vỏ, ngâm nước, sau đó vớt ra để ráo cắt hạt lựu. Bột báng ngâm nước khoảng 2 tiếng cho bột nở, sao đó vớt ra để ráo. Đậu xanh ngâm nước qua đêm, vớt ra để ráo. Dừa vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 lít nước dão. Đun nồi nước, cho khoai mì và khoai lang vào luộc chín, sao đó cho ra nước lạnh.
  • 22. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 21 ~ Đậu xanh hấp chín, hay có thể đổ nước sâm sấp mặt đậu, cho thêm ít muối và đun nhỏ lửa đến khi đậu mềm là được. Đun 1 lít nước dão dừa và lá dứa, nước sôi thì cho khoai mì, khoai lang, đậu xanh, bột báng và nấu chung. Khi thấy bột báng chín trong thì cho đường cát vào, nêm lại cho vừa độ ngọt, cho nước cốt dừa vào và tắt bếp. Múc chè ra chén, dùng nóng mới ngon. Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt, thơm lá dứa. Khoai mì và khoai lang bùi, không bị nát. Bột báng chín đều.
  • 23. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 22 ~ 11- Chè bắp Mỗi món chè đều có những hương vị đặc trưng làm bạn thích thú. Chè bắp có hương thơm và vị ngon hấp dẫn riêng của nó. Món chè bắp rất dễ nấu lại có thể dùng cả lúc nóng và lạnh. Bạn hãy thử món này nhé, mọi người sẽ khen cho mà xem. Nguyên liệu:  Bắp nếp: 5 trái  Nếp ngon: 2/3 chén  Dừa nạo: 500g  Đường cát: 300g  Lá dứa: 3 cọng Thực hiện: Bắp nấu chè bắp thì sử dụng bắp nếp sẽ ngon và có độ sệt hơn. Bắp mua về lột vỏ, rửa sạch và bào mỏng. Dừa nạo cho vào 1 chén nước lọc và vắt lấy nước cốt để riêng. Cho thêm 500ml nước lọc vào vắt lấy nước dảo dừa. Nếp vo sạch, vớt ra để ráo. Cho bắp đã bào, nếp vào nồi. Cho nước dảo dừa vào sao cho cao hơn mực bắp hơn 1 lóng tay. Nếu phần nước dảo lúc nảy chuẩn bị không đủ bạn có thể cho thêm nước lọc. (Nước lọc được nấu với cùi bắp càng tốt)
  • 24. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 23 ~ Lá dứa rửa sạch bó lại thành bó và cho vào chung với nồi bắp. Đun với lửa nhỏ, thường xuyên khuấy đều để không bị khét. Đun khoảng 20-30 thì chè bắp đã chín, cho đường vào, đợi đường tan thì tắt lửa. Phần nước cốt dừa có hai cách sử dụng: Một là cho chung vào nồi chè trước khi tắt bếp, như vậy phần nước cốt sẽ trộn lẫn chung với chè. Hai là cho nước cốt vào 1 nồi nhỏ, nêm vào đó tí muối, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, có thể cho thêm nước bột bắp hay bột năng tạo độ sánh. Khi ăn thì cho chè ra chén, cho ít nước cốt lên trên. Vậy là bạn có thể mời mọi người thưởng thức được rồi. Bạn có thể bảo quản chè trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày. Yêu cầu món ăn: Chè có độ dẻo và sánh nhất định không cần thêm nước bột bắp. Bạn cũng có thể cho bắp đã bào nhuyễn vào cối giã nát để chè không quá cợn. Tuỳ sở thích bạn có thể nấu bằng nếp than để tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
  • 25. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 24 ~ 12- Chè nha đam hạt sen Hôm nay mình xin hướng dẫn món ăn đơn giản, thực hiện nhanh lại không chỉ có tác dụng giải nhiệt, làm đẹp da mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Tèng tèng….đó là món chè hạt sen nha đam ngon tuyệt. Nguyên liệu:  Hạt sen: 100g  Nha đam: 300g (hay có nơi gọi là lô hội đấy bạn)  Đường phèn: 100g  Muối Thực hiện: Hạt sen mua về rửa sạch, lấy hết tim sen, hoặc nếu bạn thích cái vị đắng nhẹ của nó thì để cũng chẳng sao. Nha đam gọt bỏ hết vỏ xanh, thái hạt lựu. Sau khi thái hạt lựu, bạn đem nha đam đi rửa sạch với ít muối, cũng không nhất thiết phải rửa sạch hết nhớt đâu nhé. Vớt ra để ráo. Hạt sen đem nấu với 700ml nước lọc cho chín mềm, khi hạt sen chín mềm thì cho nha đam vào nấu chung. Bạn nấu với lửa nhỏ, vớt bọt nếu có để nước được trong nhé. Cho đường vào nấu chung, đợi đến khi đường phèn tan hết thì tắt lửa. Cho chè ra chén là có thể thưởng thức rồi.
  • 26. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 25 ~ Món chè vừa mát giúp giải nhiệt cơ thể trong những ngày nóng bức, ngoài ra còn giúp dưỡng da, hạt sen và tim sen có tác dụng giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Yêu cầu món ăn: Chè không quá ngọt
  • 27. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 26 ~ 13- Chè đậu xanh nước cốt dừa Đậu xanh rất nhiều cách nấu chè, loại này ăn một cái thì thấy mát cả lòng, đậu xanh nở mềm nhưng không bị nát, nước thì trong và có độ sệt vừa phải, nước cốt dừa thơm lừng, béo ngậy. Nguyên liệu:  Đậu xanh: 300g  Bột bắp: 200g  Đường phèn: 300g (tuỳ bạn thích ngọt nhiều hay ít mà gia giảm nhé)  Lá dứa: 10 cọng  Bột vani: 2 ống  Nước cốt dừa: 700g Thực hiện: Đậu xanh bạn nên chọn loại chưa cà vỏ và tách hạt nhé. Theo mình loại này là ngon nhất, những loại đậu đã cà vỏ thì mình thấy bị chai, ngâm đậu không nở đều và không thơm bằng. Bạn mua đậu về thì ngâm với nước để qua đêm, bỏ vào trong đậu ít muối cho hột đậu thêm bùi. Sáng hôm sau bạn mang đậu ra đãi cho hết vỏ. Tuy hơi cực nhưng hột đậu nở đều và ngon cũng xứng đáng mà đúng không? Sau đó bạn đem đậu đi hấp cách thuỷ, chú ý bạn canh đậu chín tới, nở bung thôi chứ không nên để mềm quá lúc nấu chè sẽ bị nát không đẹp mắt.
  • 28. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 27 ~ Cho 2 lít nước lọc vào nồi, cho thêm đường phèn vào. Bật bếp nấu cho nước đường tan hết. Khi nước đường đã tan hết bạn cho 150g bột bắp hoà tan cùng nửa chén nước lọc cho từ từ vào nồi nước đường. Bạn canh sao cho nước có độ sền sệt, khuấy thấy hơi nặng tay là được. Tắt lửa cho 2 ống vani vào để tạo mùi thơm. Khuấy đều cho bột vani tan đều trong nước đường. Lấy dừa vắt thành 500ml nước cốt. Cho nước cốt vào nồi bật lửa lên, khuấy đều. Lá dứa rửa sạch bó lại thành bó và cho chung vào nồi nước cốt. Đun sôi nước cốt dừa trong 5 phút, sau đó cho 50g bột năng hoà với nước lọc từ từ vào để tạo độ sánh cho nước cốt dừa, nêm vào nước cốt ít muối cho nước cốt đậm đà hơn. Tắt lửa. Đậu sau khi hấp chín thì đợi cho đậu nguội thì cho đậu vào nồi nước đường, khuấy nhẹ tay để hạt đậu không bị nát. Khi thấy đầu hoà đều trong nồi là được. Cho chè ra chén, cho nước cốt dừa lên trên và thưởng thức nào. Yêu cầu món ăn: Hạt đậu không bị nát nhưng nở bung
  • 29. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 28 ~ 14- Chè trôi nước đậu đỏ Bánh trôi nước đã quá quen thuộc với mỗi người, ai cũng đã từng ăn qua. Món bánh làm không khó nhưng quan trọng là làm sao cho bánh được ngon miệng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách làm bánh trôi nước với loại nhân mới, hy vọng sẽ mang đến cho bạn thêm một công thức làm thật hay để bạn thay đổi nhé. Nguyên liệu:  Bột nếp: 500g  Đậu đỏ: 200g  Hạt sen: 100g  Gừng  Đường  Vani  Mè trắng  Nước cốt dừa. Thực hiện: Đậu đỏ cần ngâm qua đêm cho mềm, vớt ra để ráo. Bạn cho nước cốt dừa vào bột nếp, cần đổ từ từ thôi, canh độ sệt của bột. Nhào bột cho đến khi bột thành một khối mịn. Để yên cho bột nghỉ 15 phút. Cho đậu đỏ và hạt sen lên nấu cho chín mềm, bỏ vào nước luộc 1 tí muối cho đậu và hạt sen đậm đà. Đậu đỏ và hạt sen chín mềm thì đổ ra để ráo. Sau đó trộn vào 100g đường cát và 1 ống vani vào, tán nhuyễn hỗn hợp thành một khối sền sệt.
  • 30. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 29 ~ Bột sau khi ủ thì lấy ra, nhào lại thêm 1 lần nữa. Lấy ít bột , vo tròn và đè dẹp xuống, cho ít đậu đỏ vào giữa , sau đó vo tròn lại bình thường. Cứ như thế làm cho hết phần nhân và phần bột đã chuẩn bị. Cho 500ml nước vào nồi, đun sôi. Gừng cắt sợi nhỏ cho vào nồi, cho thêm đường vào. Đợi đường tan, nước sôi lại thì cho tất cả các bánh trôi nước đã vo vào trong nôi. Thấy có 1 vài viên nổi lên thì tắt lửa, đậy nắp nồi lại. Cứ để như vậy cho đến khi nước nguội là xem như chè đã chín. Múc ra chén và cho ít mè trắng lên trên. Nếu thích có thể cho ít nước cốt lên trên. Yêu cầu món ăn: Nước trong không bị đục. Bánh chín đều, không bị vỡ. Bạn có thể sử dung lá dứa, lá cẩm…để tạo màu cho bột để món chè có thêm nhiều màu sắc trông đẹp mắt hơn.
  • 31. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 30 ~ 15- Chè đậu trắng trong nồi cơm điện Bạn cũng đã từng nấu chè đậu trắng nhưng bạn phải canh chừng lửa, phải khuấy đậu trong khi nấu. Nấu theo cách này khá vất vả, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách nấu chè mới mà bạn không cần phải ngồi canh lửa hay khuấy đậu như xưa nữa. Nguyên liệu:  Đậu trắng loại 1: 400g (mình thích đậu nhiều còn bạn nào không khoái đậu nhiều có thể cho bớt lại)  Nếp thơm : 1 chén nếp (chén đầy nhé)  Đường (tuỳ bạn có thích ngọt hay không)  Lá dứa: 3 cọng  Muối  Mè trắng rang vàng  Nước cốt dừa  Tất nhiên nhà bạn phải có nồi cơm điện. Thực hiện: Đậu mua về rửa sạch, ngâm để loại bỏ những hạt đậu hư, vớt ra để ráo. Bắt 1 nồi nước lên bếp, cho đậu vào nấu đến khi hạt đậu mềm. Sau khi đậu mềm cho ra nước lạnh và vớt ra để ráo.
  • 32. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 31 ~ Nồi cơm điện rửa sạch, đổ đậu vào trước, sau đó đổ nếp đã vo sạch lên trên, cho 4 chén nước lọc vào, cho thêm tí muối để đậm đà, cho thêm đường vào và sau cùng là lá dứa để lên trên. Bật nút nấu lên (giống như bạn nấu cơm vậy đó). Thời gian đợi chè chín bạn có thể thoải mái làm những công việc khác mà không sợ nồi chè bị khét hay hạt nếp bị nhừ quá. Sau khi nồi cơm điện đã bật sang chế độ giữ nóng thì cũng là lúc chè của chúng ta đã sẵn sàng rồi đấy. Chè múc ra chén, cho nước cốt dừa đã thắng (nước cốt dừa cho thêm tí muối và đường đun đến sền sệt là được), cho mè trắng rang vàng lên trên. Vậy là đã sẵn sàng để bạn cùng gia đình bạn bè thưởng thức rồi nhé. Yêu cầu món ăn: Chè không bị nát, nếp còn nguyên hạt, không quá ngọt. Nước cốt dừa có vị béo, lá dứa và mè trắng rang có mùi thơm đặc trưng.
  • 33. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 32 ~ 16- Chè cam Chè cam rất lạ miệng, ăn hoài không ngán. Vị chua chua thanh mát cộng với hương cam nồng nàn sẽ cho bạn cảm giác mê ly cho mà xem. Bạn thử rồi bạn sẽ tin. Nguyên liệu:  Cam vàng: 1 trái  Tào phớ (đậu hũ): 1 bát  Cam bột: 20g  Bột năng: 20g  Đường phèn. Thực hiện: Cam vàng gọt vỏ, bỏ hạt, tách ra từng tép để riêng. Sau đó xé nhỏ từng miếng cam ra. Cho đường, cam bột và nước lọc vào nồi. Dùng cam bột để tránh bị đắng khi đun sôi. Đun sôi nồi nước đường và cam, sau khi sôi đều thì cho bột năng có pha nước lọc vào nồi để tạo độ sánh cho món chè, cũng không nên cho nhiều quá, chỉ tạo độ sánh vừa phải mà thôi. Nước đường sôi lại thì cho cam đã xé vào, tắt lửa ngay. Sau đó cho tào phớ vào. Sau khi cho tào phớ vào thì không khuấy nữa tránh để tào phớ bị nát ra. Múc ra chén, cho thêm tí đá bào vào. Có thể dùng nóng cũng rất ngon. Yêu cầu món ăn:
  • 34. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 33 ~ Chè có vị chua nhẹ, không bị đắng. Tào phớ không bị nát.
  • 35. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 34 ~ 17- Chè cốm Một món ăn rất Hà Nội nhưng mình là người miền Nam vẫn say mê với món ăn này, mùi thơm ngây ngất của cốm, vị ngọt thanh của đường và cả hương thơm nhè nhẹ của lá dứa. Chỉ có một chữ để diễn tả mà thôi. Tuyệt! Nguyên liệu:  Cốm vòng: 100g  Đường phèn: 400g  Bột năng: 50g  Lá dứa: 3 cọng Thực hiện: Cho 1 lít nước lọc vào nồi, đun sôi. Lá dứa rửa sạch và cuộn lại cho gọn, sau đó bỏ vào nồi nước đang sôi. Cho đường phèn vào nấu tan, mình thích dùng đường phèn vì như thế món ăn sẽ ngọt thanh hơn so với việc sử dụng đường cát. Khi đường tan thì lấy lá dứa ra. Bột năng pha với nước lọc cho tan rồi đổ từ từ vào nồi nước đường. Khuấy đều thấy nước đường có độ sánh vừa phải thì cho cốm vòng vào, khuấy đều và tắt bếp. Múc chè ra chén, có thể cho lên trên nước cốt dừa hoặc không thích nước cốt dừa thì không cho cũng được.
  • 36. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 35 ~ Yêu cầu món ăn: Chè có độ sánh vừa phải
  • 37. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 36 ~ 18- Chè bí đỏ Bí đỏ rất tốt cho mắt, nhưng đôi khi nấu canh ăn hoài bạn cũng sẽ chán. Vậy hôm nay bạn cùng mình thử món mới với bí đỏ nha, đó mà món chè bí đỏ nước cốt dừa. Nguyên liệu:  Bí đỏ (bí ngô): 200g  Bột nếp khô: 400g  Dừa nạo: 300g  Vani: 1 ống  Đường thốt nốt  Muối. Thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch cắt khúc, để ráo. Cho bí đỏ vào nồi luộc đến khi chín mềm hẳn thì vớt ra để nguội. Bí nguội thì đem đi tán nhuyễn hay cho vào máy xay xay nhuyễn. Cho bột nếp vào chung với bí và nhồi thật mạnh, nhồi đến khi tạo thành một khối bột mịn là được. Vò khối bột thành từng viên nhỏ bằng đầu ngón tay cái. Cho nồi nước lên bếp nấu sôi, khi nước sôi cho từng viên chè vào luộc, những viên chè nổi lên mặt tức là chè đã chín, vớt ngay ra và cho vào nước lạnh. Sau đó vớt ra cho ráo nước.
  • 38. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 37 ~ Cho nước sôi vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt dừa. Cho nước cốt dừa vào nồi, thêm đường và ít muối vào, tuỳ bạn thích ngọt ít hay nhiều mà cho đường phù hợp. Đường tan hết thì cho từng viên chè vào, nấu thêm 3-4 phút thì tắt lửa, cho thêm bột vani vào là xong. Múc chè ra chén, dùng nóng mới ngon. Yêu cầu món ăn: Món này dùng đường thốt nốt để có mùi thơm đặc trưng. Bí có độ dai phù hợp, không bị nát, màu sắc đẹp. Nếu thích có thể thêm lá dứa vào nấu với nước cốt dừa, trước khi bỏ bí vào thì vớt lá dứa ra.
  • 39. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 38 ~ 19- Chè bánh lọt đậu xanh Món chè ngon ơi là ngon với sự kết hợp độc đáo của đậu xanh, béo nhẹ của nước cốt dừa lại dai dai của bánh lọt. Bạn còn ngại gì mà không thử xem sao? Nguyên liệu:  Bột gạo: 300g  Bột năng: 70g  Đậu xanh cà vỏ: 100g  Lá dứa (bạn có thể dùng màu thực phẩm hay lá dứa tươi đều được, với lá dứa tươi bạn rửa sạch cắt khúc và cho vào máy xay để xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước).  Dừa nạo: 300g  Đường cát: 300g  Muối. Thực hiện: Với lượng bột trên bạn cho 3 chén nước vào (nếu bạn sử dụng lá dứa tươi thì tính luôn lượng nước lá dứa cũng là 3 chén nhé), khuấy đều cho bột tan hết, sau đó lọc qua rây để loại bỏ những phần lợn cợn. Cho bột vào nồi và bắt lên bếp, cho lửa riu riu, khuấy đều tay để bột chín, khi bột đã chín thì tắt lửa, để cho nguội bớt. Bạn chuẩn bị thau lớn và cho vào đó it nước đá, một cái rổ có lổ bằng cây đũa hay khuông bánh lọt đều được, để lên trên thau. Sau đó cho bột vào, dùng muỗng ép bánh xuống thau nước đá.
  • 40. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 39 ~ Dừa nạo vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 chén nước dão. Đậu xanh cà vỏ ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng, cho đậu xanh vào nồi, cho nước dão vào chung sao cho xâm xấp với đậu là được, cho vào đó ít muối để đậu ngon hơn, bắt lên bếp nấu với lửa nhỏ, nước trong nồi cạn xuống cũng là lúc đậu xanh chín mềm, tắt lửa mở nắp cho đậu xanh nguội. Khi đậu xanh nguội, dùng muỗng hay đũa đánh đậu xanh lên cho nhừ. Để riêng. Cho 300g đường với 30ml nước lọc, đun cho đường tan hết, để nguội. Khi ăn bạn cho ít bánh lọt vào ly, kế đến cho đậu xanh, cho nước đường và nước cốt dừa lên trên. Bạn cũng có thể sử dụng ít đá bào nếu thích. Yêu cầu món ăn: Bánh lọt dai, xanh và thơm lá dứa.
  • 41. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 40 ~ 20- Chè bột lọc Chè bột lọc là một món ăn rất ngon, dẻo mềm lại thơm nức mũi. Bạn đã từng thử qua rồi đúng không? Nhưng hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm món ăn này, rất đơn giản nhưng lại rất vui vì có thể cùng cả nhà thực hiện. Nguyên liệu:  Bột năng: 200g  Đậu phộng rang  Cùi dừa nạo  Gừng  Đường  Muối. Thực hiện: Cùi dừa cắt hạt lựu để riêng. Đậu phộng rang chia làm hai phần: 1 phần tách đôi để riêng, phần còn lại giã nhuyễn. Bột năng cho vào tô lớn, trộn vào bột một ít muối, sau đó cho từ từ nước sôi vào, nhồi kỹ để bột thành một khối mịn. Cho một miếng bột nhỏ ra tay, ấn dẹp miếng bột ra cho một viên cùi dừa vào, gói lại và lăn tròn thành viên nhỏ. Làm tương tự như vậy cho nhân đậu phộng. Vậy là bạn có 2 loại nhân, nếu không thích bạn cũng có thể sử dụng 1 loại nhân hay nhiều hơn nữa.
  • 42. Sổ Tay Chè Việt Ngụy Bửu Danh ~ 41 ~ Cho nồi nước lên bếp, nước sôi cho từng viên chè vào luộc, thấy viên chè nổi lên là chín, vớt ra cho vào nước lạnh. Đun đường và nước lọc cho tan hết đường, tuỳ bạn muốn ăn ngọt ít hay nhiều mà cho đường vào cho phù hợp nhé, cho gừng cắt sợi vào nấu sôi, sau khi nước đường sôi thì cho từng viên chè vào, đun sôi lại thì tắt lửa. Múc chè ra chén, có thể cho đậu phộng giã nhuyễn hay mè lên trên nữa là có thể thưởng thức rồi đấy. Yêu cầu món ăn: Nước chè trong