SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 72
Descargar para leer sin conexión
Đề cương ứng dụng lập trình C cho vi điều khiển 8051
Bài 1: Ngôn ngữ C – Trình dịch Keil C
I. Ngôn ngữ C cho vi điều khiển
1, Giới thiệu ngôn ngữ C
Trong kỹ thuật lập trình vi điều khiển nói chung, ngôn ngữ lập trình được sử
dụng thường chia làm 2 loại: Ngôn ngữ bậc thấp và Ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ bậc cao là các ngôn ngữ gần vơi ngôn ngữ con người hơn, do đó việc
lập trình bằng các ngôn ngữ này trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Có thể kể đến một
số ngôn ngữ lập trình bậc cao như C, Basic, Pascal… trong dó C là ngôn
ngữ thông dụng hơn cả trong kỹ thuật vi điều khiển. Về bản chất, sử dụng các ngôn
ngữ này thay cho ngôn ngữ bậc thấp là giảm tải cho lập trình viên trong việc nghiên
cứu các tập lệnh và xây dựng các cấu trúc giải thuật. Chương trình viết bằng ngôn ngữ
bậc cao cũng sẽ được một phần mềm trên máy tính gọi là trình biên dịch (Compiler)
chuyển sang dạng hợp ngữ trước khi chuyển sang mã máy.
Khi sử dụng ngôn ngữ C người lập trình không cần hiểu sâu sắc về cấu trúc của
bộ vi điều khiển. Có nghĩa là với một người chưa quen với một vi điểu khiển cho
trước sẽ xây dựng được chương trình một cách nhanh chóng hơn, do không phải mất
thời gian tìm hiểu kiến trúc của vi điều khiển đó. Và việc sử dụng lại các chương trình
đã xây dựng trước đó cũng dễ dàng hơn, có thể sử dụng toàn bộ hoặc sửa chữa một
phần.
2. Ngôn ngữ C
2.1 Kiểu dữ liệu
2.1.1 Kiểu dữ liệu trong C
Kiểu Số Byte Khoảng giá trị
Char 1 -128 – +127
Unsigned char 1 0 – 255
Int 2 -32768 - +32767
Unsigned int 2 0 - 65535
Long 4 -2147483648 - +2147483647
Unsigned long 4 0 – 4294697295
Float 4
* Khai báo biến:
- Cú pháp: Kiểu_dữ_liệu Vùng_nhớ Tên_biến _at_ Đia_chỉ;
Ví dụ:
Unsigned char data x;
- Khi khai báo biến có thể gán luôn cho biến giá trị ban đầu.
Ví dụ:
Thay vì: unsigned char x;
x = 0;
Ta chỉ cần: unsigned char x = 0;
- Có thể khai báo nhiều biến cùng một kiểu một lúc.
Ví dụ: unsigned int x,y,z,t;
- Chỉ định vùng nhớ: từ khoá “Vùng_nhớ” cho phép người dùng có thể chỉ ra vùng
nhớ sử dụng để lưu trữ các biến sử dụng trong chương trình. Các vùng nhớ có thể sử
dụng là: CODE, DATA, DATAB, IDATA, PDATA, XDTA. Khi không khai báo
vùng nhớ trình dịch Keil C sẽ mặc định đó là vùng nhớ DATA.
Vùng
nhớ
Ý nghĩa
CODE Bộ nhớ mã nguồn chương trình
DATA Bộ nhớ dữ liệu gồm 128 Byte thấp của RAM trong vi điều khiển
BDATA Bộ nhớ dữ liệu có thê định địa chỉ bit, nằm trong vùng nhớ DATA
IDATA Bộ nhớ dữ liệu gồm 128 Byte cao của RAM trong vi điều khiển chỉ có ở
một số dòng vi điều khiển sau này
PDATA Bố nhớ dữ liệu ngoài gồm 256 Byte, được truy cập bởi địa chỉ đặt trên P0
XDATA Bộ nhớ dữ liệu ngoài có dung lượng có thể lên đến 64 KB, được truy cập
bởi địa chỉ đặt trên P0 và P2
* Định nghĩa lại kiểu
- Cú pháp: typedef Kiễu_dữ_liệu Tên_biến;
- Ten_biến sau này sẽ được sử dụng như một kiểu dữ liệu mới và có thể dùng để khai
báo các biến khác
Ví dụ: typedef int m5[5];
Dùng tên m5 khai báo hai biến tên a và b có kiểu dữ liệu là mảng 1 chiểu 5
phần tử:
m5 a,b;
2.1.2 Kiểu dữ liệu trong Keil C
Kiểu Số bit
Bit 1
Sbit 1
Sfr 8
Sfr16 16
- bit : dùng để khai báo các biến có giá trị 0 hoặc một hay các biến logic trên
vùng RAM của vi điều khiển. Khi khai báo biến kiểu bit trình dịc Keil C sẽ mặc định
vùng nhớ sử dụng là BDATA.
` - sbit, sfr, sfr16: dùng để định nghĩa các cho các thanh ghi chức năng hoặc các
cổng trên vi điều khiển dùng để truy nhập các đoạn dữ liệu 1 bit, 8 bit, 16 bit
2.1.3 Mảng
Mảng là một tập hợp nhiều phần tử cùng một kiểu giá trị và chung một tên. Các
phần tử của mảng phân biệt với nhau bởi chỉ số hay số thứ tự của phần tử trong dãy
phẩn tử. Mỗi phần tử có vai trò như một biến và lưu trữ được một giá trị độc lập với
các phần tử khác của mảng.
Mảng có thể là mảng một chiều hoặc mảng nhiều chiều
Khai báo:
- Cú pháp: Tên_kiểu Vùng_nhớ Tên_mảng[số_phần_tử_mảng];
Khi bỏ trống số phần tử mảng ta sẽ có mảng có số phần tử bất kì.
Ví dụ:
Unsigned int data a[5],b[2] [3];
Với khai báo trên ta sẽ có: mảng a là mảng một chiều 5 phần tử. Mảng b là
mảng hai chiều, tổng số phần tử là 6.
Chỉ số của mảng bắt đầu từ số 0. Mảng có bao nhiêu chiều phải cung cấp đầy
đủ bấy nhiêu chỉ sô
Ví du: phần tử mảng b[0] [1] là đúng
Khi viết b[0] là sai
2.1.4. Con trỏ
Khi ta khai báo một biến, biến đó sẽ được cấp phát một khoảng nhớ bao gồm
một số byte nhất định dùng để lưu trữ giá trị. Địa chỉ đầu tiên của khoảng nhớ đó
chính là địa chỉ của biến được khai báo.
Con trỏ là một biến dùng để chứa địa chỉ mà không chứa giá trị, hay giá trị của
con trỏ chính là địa chỉ khoảng nhớ mà nó trỏ tới.
Với các vùng nhớ cụ thể con trỏ tới vùng nhớ đó chiếm dung lượng phụ thuộc
vào độ lớn của vùng nhớ đó. Con trỏ tổng quát khi không xác định trước vùng nhớ sẽ
có dung lượng lớn nhất vì vậy tốt nhất nên sử dụng con trỏ cụ thể.
Loại con trỏ Kích thước
Con trỏ tổng quát 3 byte
Con trỏ XDATA 2 byte
Con trỏ CODE 2 byte
Con trỏ DATA 1 byte
Con trỏ IDATA 1 byte
Con trỏ PDATA 1 byte
Khai báo biến con trỏ:
- Cú pháp: Kiểu_Dữ_liệu Vùng_nhớ *Tên_biến;
- Ví dụ:
int *int_ptr;
long data *long_ptr;
- khi không chỉ rõ vùng nhớ con trỏ sẽ được coi là con trỏ tổng quát.
2.1.5 Kiểu dữ liệu cấu trúc
Kiểu dữ liệu cấu trúc là một tập hợp các biến, các mảng và cả các kiểu cấu trúc
khác được biểu thị bởi một tên duy nhất. kiểu dữ liệu cấu trúc dùng để lưu trữ các giá
trị, thông tin có liên quan đến nhau.
Định nghĩa và khai báo biến cấu trúc:
- Định nghĩa: typedef struct {
Khai báo các biến thành phần;
} Tên_kiểu_cấu_trúc;
- Khai báo: Tên_kiểu_cấu_trúc Vùng_nhớ Tên_biến;
Ví dụ: typedef struct {
char day;
char month;
int year;
} Date_type;
Date_type date,date_arr[5];
2.2 Phép toán
Phép gán kí hiệu: “=”.
- Cú pháp: Biến_1 = Biến_2;
Trong đó Biến_2 có thể là giá trị xác định cũng có thể là biến.
2.2.1 Phép toán số học
Phép toán ý nghĩa Ví dụ
+ Phép cộng X=a+b
- Phép trừ X=a-b
* Phép nhân X=a*b
/ Phép chia lấy phần
nguyên
X=a/b
(a=9, b=2 → X=4)
% Phép chia lấy phần dư a%b
(a=9, b=2 → X=1)
2.2.2 Phép toán Logic
AND: &&
OR: ||
NOT: !
2.2.3 Các phép toán so sánh:
Phép
toán
ý nghĩa Ví dụ
> So sánh lớn hơn a>b
4>5 các giá trị
0
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng a>=b
6>=2 các giá
trị 1
< So sánh nhỏ hơn a<b
6<7 các giá trị
1
<= So sánh nhỏ hơn hoặc bằng a<=b
8<=5 các giá
trị 0
== So sánh bằng nhau a==b
6==6 các giá
trị 1
!= So sánh khác nhau a!=b
9!=9 các giá
trị 0
2.2.4 Phép toán thao tác Bit
Phép toán Ý nghĩa Ví dụ
& Phép và (AND) Bit_1 & Bit_2
| Phép hoặc (OR) Bit_1 | Bit_2
! Phép đảo (NOT) !Bit_1
^ Phép hoặc loại trừ (XOR) Bit_1 ^ Bit_2
<< Dịch trái a<<3
>> Dịch phải a>>4
~ Lấy bù theo bit ~a
2.2.5 Phép toán kết hợp
Phép toán Ví dụ
+= a+=5 <=> a=a+5
-= a-=5 <=> a=a-5
*= a*=5 <=> a=a*5
/= a/=5 <=> a=a/5
%= a%=5 <=> a=a%5
2.3 Cấu trúc chương trình C
2.3.1 Cấu trúc chương trình
* Cấu trúc
1. Khai báo chỉ thị tiền xử lý
2. Khai báo các biến toàn cục
3. Khai báo nguyên mẫu các hàm
4. Xây dựng các hàm và chương trình chính
* Ví dụ:
Khai báo chỉ thị tiền xử lý
#include<regx51.h>
#include<string.h>
#define Led1 P1_0
Khai báo biến toàn cục
Unsigned char code Led_arr[3];
Unsigned char data dem;
Unsigned int xdata X;
Khai báo nguyên mẫu hàm
Void delay(unsigned int n);
bit kiemtra(unsigned int a);
void delay(unsigned int n)
{
Khai báo biến cục bộ;
Mã chương trình trễ;
}
Xây dựng các hàm và chương trình chính
Void main()
{
Khai báo biến cụ bộ;
Mã chương trình chính;
}
Bit kiemtra(unsigned int a)
{
Khai báo biến cục bô;
Mã chương trình kiểm tra biến a;
}
Chú ý:Hàm không khai báo nguyên mẫu phải được xây dựng trước hàm có lời
gọi hàm đó. Ở ví dụ trên do hàm “bit kiemtra(unsigned int a)” đã được khai báo
nguyên mẫu hàm ở trên nên có thể xây dựng hàm ở bất kì vị trí nào trong chương
trình.
2.3.2 Chỉ thị tiền xử lý
Các chỉ thị tiền sử lý không phải là các lệnh của ngôn ngữ C mà là các lệnh
giúp cho việc soạn thảo chương trình nguồn C trước khi biên dịch. Khi dịch một
chương trình C thì không phải chính bản chương trình nguồn mà ta soạn thảo được
dịch. Trước khi dịch, các lệnh tiền xử lý sẽ chỉnh lý bản gốc, sau đó bản chỉnh lý này
sẽ được dịch. Có ba cách chỉnh lý được dùng là:
+ Phép thay thế #define
+ Phép chèn tệp #include
+ Phép lựa chọn biên dịch #ifdef
Các chỉ thị tiền xử lý giúp ta viết chương trình ngắn gọn hơn và tổ chức biên
dịch, gỡ rối chương trình linh hoạt, hiệu quả hơn.
* Chỉ thị #define
Chỉ thị #define cho phép tạo các macro thay thế đơn giản
- Cú pháp: #define Tên_thay_thế dãy_kí_tự
Một Tên_thay_thế có thể được định nghĩa lại nhiều lần, nhưng trước khi định
nghĩa lại phải giải phóng định nghĩa bằng chỉ thị:
#undef Tên_thay_thế
- Ví dụ: #define N 100
* Chỉ thị #include
Chỉ thị #include báo cho trình biên dịch nhận nội dung của tệp khác và chèn
vào tệp chương trình nguồn mà ta soạn thảo.
- Cú pháp:
Cách 1: #include<tên_tệp>
Cách 2: #include“tên_tệp”
- Ví dụ:
Cách 1: #include<regx51.h>
Ở cách này tệp regx51.h sẽ được tìm trong thư mục INC để chèn vào
chương trình nguồn.
Cách 2: #include“regx51.h”
Ở cách này tệp regx51.h sẽ được tìm trong thư mục chứa chương trình
nguồn nếu không có mới tìm trong thư mục INC
Khi muốn chèn tệp ngoài thư viện hoặc ngoài thư mục chứa chương trình
nguồn thì tên_tệp sẽ bao gồm cả đường dẫn thư mục chứa tệp.
* Chỉ thị #ifdef
Chỉ thị #ifdef này thường dùng để biên dịch các tệp thư viện.
- Cú pháp:
Cách 1: #ifdef ten_macro
Đoạn chương trình
#endif
Cách 2: #ifdef ten_macro
Đoạn chương trình 1
#else
Đoạn chương trình 2
#endif
Ở cách 1 nếu tên_macro đã được định nghĩa “Đoạn chương trình” sẽ được dịch
ngược lại “Đoạn chương trình” sẽ bị bỏ qua.
* Chỉ thị #ifndef
Chỉ thị #ifndef này thường dùng để biên dịch các tệp thư viện.
- Cú pháp:
Cách 1: #ifndef ten_macro
Đoạn chương trình
#endif
Cách 2: #ifndef ten_macro
Đoạn chương trình 1
#else
Đoạn chương trình 2
#endif
Ở cách 1 nếu tên_macro chưa được định nghĩa “Đoạn chương trình” sẽ được
dịch ngược lại “Đoạn chương trình” sẽ bị bỏ qua.
2.3.3 Chú thích trong chương trình
Việc viết chú thích trong trình nhằm mục đích giải thích ý nghĩa của câu lệnh,
đoạn chương trình hoặc hàm hoạt động như thế nào và làm gì. Viết chú thích sẽ giúp
cho người đọc có thể hiểu được chương trình dễ dàng và nhanh chóng hơn, sửa lỗi
đơn giản hơn hoặc giúp cho ta xem lại chương trình cũ mà ta đã làm trở lên nhanh
hơn.
Chú thích trong chương trình sẽ không ảnh hưởng đến chương trình mà ta soạn
thảo vì trình dịch sẽ bỏ qua tất cả lời chú thích khi biên dịch chương trình sang mã
máy.
Lời giải thích được đặt sau dấu “//” nếu chú thích chỉ viết trên một dòng hoặc
trong
cặp dấu “*” và “*”.
3 Các lệnh cơ bản trong C
+ Câu lệnh rẽ nhánh if:
- Cấu trúc: if(dieu_kien)
{
// Đoạn chương trình
}
Giải thích: nếu dieu_kien đúng thì xư lí các câu lệnh bên trong còn sai thì nhảy
qua.
- Cấu trúc: if(dieu_kien)
{
// Đoạn chương trình 1
}
else
{
// Đoạn chương trình 2
}
Giải thích: nếu dieu_kien đúng thì xử lí “Đoạn chương trình 1” bên trong còn
sai thì x ử l ý “Đoạn chương trình 1”
+ Câu lệnh lựa chọn:
Cấu trúc: switch(bien)
{
case gia_tri_1: {//các câu lệnh break;}
case gia_tri_2: {//các câu lệnh break;}
case gia_tri_3: {//các câu lệnh break;}
……………………………………...
case gia_tri_n: {//các câu lệnh break;}
}
Giải thích: tuỳ vào biến có gia_tri_1 thì thực hiện các câu lệnh tương ứng rồi sau
đó thoát khỏi cấu trúc nhờ câu lệnh break.
Biến có gia_tri_2 thì thực hiện câu lệnh tương ứng rồi thoát.
…………………….
Biến có gia_tri_n thì thực hiện các câu lệnh tương ứng rồi thoát.
+ Vòng lặp xác định:
Cấu trúc: for(n=m;n<l;n++)
{
// các câu lệnh xử lí
}
Giải thích:
m,l là giá trị(m>l), còn n là biến.
thực hiện lặp các câu lệnh (l-m) lần.
+ Vòng lặp không xác định while:
Cấu trúc: while(dieu_kien)
{
// các câu lệnh
}
Giả thích: thực hiện lặp các câu lệnh khi điều kiện đúng nếu điều kiện sai thì
thoát khỏi vòng lặp.
+ Vòng lặp không xác định do while:
Cấu trúc: do
{
// các câu lệnh
} while(dieu_kien);
Giả thích: thực hiện lặp các câu lệnh sau đó kiểm tra điều kiện nếu đúng, nếu sai
thì thoát khỏi vòng lặp.
II. Trình biên dịch Keil C (compiler)
2.1. Khởi tạo cho Project.
Để tạo 1 project mới chọn project → New project như sau:
Hộp thoại create new project hiện ra như sau:
Đánh tên và chuyển đến thư mục bạn lưu project.bạn nên tạo mỗi một thư mục cho 1
project. rồi chọn save.
Hộp thoại sau hiện ra:
Trong này có 1 loạt các hãng điện tử sản xuất 8051. bạn lập trình cho con nào thì
chọn con đấy, kích chuột vào dấu + để mở rộng các con IC của các hang. ở đây ta lập
trình cho AT89C51 của hang ATMEN nên ta chọn như trên.
Khi chọn chip thì ngay lập tức 1 bảng hiện ra 1 số tính năng của chip các bạn có thể
nhìn thấy: 8051 based fully static 24Mhz …. nhập OK, chọ câu trả lời NO khi được
hỏi “copy standard 8051 startup code to project and addfile to project” vì nếu chon
YES chỉ làm cho file lập trình của bạn thêm nặng.
Để tạo một file code các bạn chọ file→new hoặc ấn ctrl+N. như sau:
Cửa sổ text1 hiện ra. Tiếp theo bạn chọn File → save As hoặc Ctrl+S, để lưu File
mặc dù chưa có gì như sau:
Được cửa sổ sau:
Các bạn nhập tên vào text box file name.chú ý tên gì cũng được nhưng không được
thiếu đuôi mở rộng .C, và nhấn SAVE.
Trong ô bên trái màn hình, cửa sổ PROJECT WORKSPACE, các bạn mở rộng cái
target 1 ra như sau:
Nhấp chuột phải nên SOURCE GROUP, chọn Add file to Group “Source Group 1”
hộp thoại hiện ra chọn file .C mà các bạn vừa SAVE rồi nhấn Add 1lấn rồi nhấn
Close. nếu bạn nhấn Add 2 lần nó sẽ thong báo là file đã add bạn chỉ việc OK rồi nhấn
Close. Được như sau:
Bây giờ trong hình nhìn thấy trong Source Group 1 có file VIDU.C. các bạn nhấp
chuột phải vào vùng soạn thảo file VIDU.C để thêm file thư viện. Chon Insert
“#include<REGX51.H>”.
Phần cuối cùng của công việc khởi tạo là các bạn viết lời giải thích cho dự án của
mình. phần này rất cần thiết vì nó để người khác hiểu mình làm gì trong project này và
khi mình cần sử dụng lại code đọc lại còn biết nó là cái gì.
2.2. Soạn thảo chương trình.
Các bạn viết thử 1 chương trình làm ví dụ. khi viết xong mỗi dòng lệnh nên giải thích
dòng lệnh đó làm gì. Ví dụ:
2.3. Biên dịch một chương trình.
Sau khi soạn thảo xong nhấn Ctrl+S để nhớ. Nhớ xong các bạn biên dịch chương
trình bắng cách ấn phím F7 hoặc chọn Build target là biểu tượng ngay trên cửa sổ
Workspace, như trên hình:
Để biên dịch chương trình thành file HEX các bạn chọn: Project→option for ‘target
1’ như hình vẽ:
Trong hộp thoại hiện ra, hãy check vào Creat HEX File như chỉ dẫn:
chọn thẻ táp target nhập lại tần số thạch anh là 12Mhz.
Để mô phỏng các bạn chon Debug→Start/stop debug session hoặc ấn Ctrl+F5, hoặc
nhấn vào Icon chữ D màu đỏ trong cái kính lúp trên thanh công cụ.
Để hiển thi các cổng, các thanh ghi các bạn chon trong peripherals.
Các bạn thấy 1 cửa sổ nhỏ Parallel Port xuất hiện đó là cái để mô phỏng cho 1 cổng
của AT89C51. dấu tick tương đương chân ở mức cao (5V), không tick chân ở mức
thấp 0V.trong menu peripherals còn có các ngoại vi khác như timer, interrupt, serial.
Để chạy chương trình các bạn ấn chuột phải vào màn hình soạn thảo, rồi ấn F11.mỗi
làn ấn sẽ chạy 1 lệnh.khi debug nếu các bạn chờ hàm delay lâu quá 1000 lần lặp các
bạn nhấn ctrl+F11 để bỏ qua hàm.
hoặc ấn F10 để chạy từng dòng lệnh
Bài 2: Điều khiển Led đơn, Led 7 thanh và nút nhấn
I. Hiển thị Led đơn
Bài toán:Ghép nối LED dơn với chân P1.0 của vi điều khiển, viết chương trình
điều khiển LED nhấp nháy với thời gian trễ là 1s.
+ Lưu đồ thuật toán của bài LED nháy:
+ Chương trình điều khiển:
/*==================Bo tien xu li===================*/
#include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien
#define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led
#define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led
/*==================khai bao bien==================*/
sbit Led = P1^0; // Khai bao bien Led kieu bit chan P1.0
/*================= Khai bao hàm==================*/
/*------------------------------ham tre -------------------------------------*/
void delay(long time)
{
while(time--);
}
/*--------------------------------ham chinh--------------------------------*/
void main(void)
{
while(1)
{
Led = bat; // bat Led
delay(25000); // tre 1s
Led = tat; // tat Led
delay(25000); //tre 1s
}
}
II. Phối hợp Led và nút nhấn
1. Phối hợp Led đơn và nút nhấn
Bài toán: Một đèn Led được nối với chân P1.0 của vi điều khiển. Một
công tắc START nối với chân P3.0 và công tắc STOP nối với chân P3.1 của vi điều
khiển. hãy viết chương trình điều khiển để khi bật công tắc START thì Led sang,
khi bật công tắc STOP thì Led tắt.
+ Lưu đồ thuật giải của bài toán:
+ Chương trình điều khiển:
/*==================Bo tien xu li===================*/
#include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien
#define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led
#define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led
/*==================khai bao bien==================*/
sbit Led = P1^0; // Khai bao bien Led kieu bit chan P1.0
sbit STOP = P3^0; // cong tac STOP de tat Led
sbit START = P3^1; // cong tac START de bat Led
/*=================== ham chinh==================*/
void main(void)
{
Led = tat; //ban dau tat Led
while(1){
if((START==0)&&(STOP==1)) {
Led = bat;
}
if((START==1)&&(STOP==0)){
Led = tat;
}
}
}
2. Phối hợp Led 7 thanh và nút nhấn
Các số
hiển
thị
P1.0
g
P1.1
f
P1.2
e
P1.3
d
P1.4
c
P1.5
b
P1.6
a dp
số nạp
hex
mov
P1,#
0 1 0 0 0 0 0 0 1 81
1 1 1 1 1 0 0 1 1 cf
2 0 1 0 0 1 0 0 1 92
3 0 1 1 0 0 0 0 1 86
4 0 0 1 1 0 0 1 1 cc
5 0 0 1 0 0 1 0 1 a4
6 0 0 0 0 0 1 0 1 a0
7 1 1 1 1 0 0 0 1 8f
8 0 0 0 0 0 0 0 1 80
9 0 0 1 0 0 0 0 1 84
Bài toán:
Một Nút bấm được nối với chân P3.4, hãy lập trình điều khiển đếm số lần
ấn phím từ 0 đến 9 và hiển thị trên Led 7 thanh.
+ Lưu đồ thuật giải:
+ Chương trình điều khiển:
/*==================Bo tien xu li===================*/
#include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien
/*=================Khai bao bien toan cuc=============*/
sfr dataP = 0x90; // du lieu la P1
// ma 7 thanh tu 0 den 9 la
// 0x81h,0xcfh,0x92h,0x86h,0xcch,0xa4,0xa0h,0x8fh,0x80h,0x84h.
sbit ctac = P3^4;
unsigned char dem=0;
/*====================Khai bao ham==================*/
/*----------------------------ham delay========================*/
void delay(long time)
{
while(time--);
}
/*----------------------chuong trinh con kiem tra co phim nhan-------------*/
void phim_an(void)
{
if(ctac==0) //co phim nhan
{
delay(500); //chong rung phim
while(ctac==0); //Cho nha phim
delay(500); // chong rung phim
dem++; //tang bien dem
if(dem==10) dem=0;
}
}
/*----------------hien thi so lan an phim------------------------------------------*/
void solan_an(void)
{
switch(dem)
{
case 0: {dataP=0x81;break;}
case 1: {dataP=0xcf;break;}
case 2: {dataP=0x92;break;}
case 3: {dataP=0x86;break;}
case 4: {dataP=0xcc;break;}
case 5: {dataP=0xa4;break;}
case 6: {dataP=0xa0;break;}
case 7: {dataP=0x8f;break;}
case 8: {dataP=0x80;break;}
case 9: {dataP=0x84;break;}
};
}
/*-------------------------chuong trinh chinh------------------------------------------
-*/
void main(void)
{
dataP = 0x81; // ban dau la so 0
while(1){
phim_an();
solan_an();
}
}
Bài 3 Hiển thị LCD, Giao tiếp bàn phím Hex, Hiển thị ma trận Led
I. LCD
1. Ghép nối vi điều khiển với LCD 16x2.
- Bảng mô tả sơ đồ chân của LCD 16x2:
Chân Ký hiệu I/O Mô tả
1 Vss - Mass
2 Vcc - Dương nguồn 5v
3 VEE - Cấp nguồn điều khiển tương phản
4 RS I RS=0 chon thanh ghi lệnh
RS=1 chon thanh ghi dữ liệu
5 R/W I R/W=1 đọc dữ liệu, R/W=1 ghi
6 E I/O Cho phép
7 DB0 I/O Bit dữ liệu
8 DB1 I/O Nt
9 DB2 I/O Nt
10 DB3 I/O Nt
11 DB4 I/O Nt
12 DB5 I/O Nt
13 DB6 I/O Nt
14 DB7 I/O Nt
Chân 15 và 16 là A và K. Nó được nối với 2 chân của 1 con Led dùng để
sáng LCD trong bóng tối chúng ta không sử dụng.
- Sơ đồ ghép nối LCD với vi điều khiển:
2. Nguyên lí hoạt động của LCD.
- Chân VCC, Vss, và VEE: các chân VCC và VSS cáp dương nguồn 5v và mass
tương ứng. Chân VEE được dùng để điều khiển độ tương phản.
- Chân chọn thanh ghi RS(Register Select): có 2 thanh ghi trong LCD chân RS
được dùng để chọn thanh ghi. nếu RS=0 thì thanh ghi mã lệnh được chọn để cho
phép người dùng gửi 1 lệnh lên chẳng hạn như xoá màn hình, đưa con trỏ về đầu
dòng… Nếu RS=1 thì thanh ghi dữ liệu được chọn cho phép người dùng gửi dữ
liệu cần hiển thị lên LCD.
- Chân đọc/ghi (R/W): đầu vào đọc/ghi cho phép người dùng đọc thông tin từ
LCD khi R/W=1 hoặc ghi thông tin lên LCD.
- Chân cho phép E(Enable): chân cho phép được sử dụng bởi LCD để chốt dữ
liệu của nó. Khi dữ liệu được cấp đến chân dữ liệu thì 1 xung mức cao xuống thấp
phải được áp đến chân này để LCD chốt dữ liệu trên các chân dữ liệu. Xung này có
độ rộng tối thiểu 450ns.
- Chân DB0-DB7: đây là đường dữ liệu 8 bít, được dùng để gửi thông tin lên
LCD hoặc đọc nội dung các thanh ghi trong LCD. Để hiển thị các chữ cái và các
con số, chúng ta gửi mã ASCII của các chữ cái từ A đến Z , a đến z và các chữ số
từ 0 đến 9 đến các chân này khi bật RS=1.
- Bảng mã lệnh của LCD:
Mã (HEX) Lệnh đến thanh ghi của LCD
01 Xoá màn hình hiển thị
02 Trở về đầu dòng
04 Giảm con trỏ(dịch con trỏ sang trái )
06 Tăng con trỏ(dịch con trỏ sang phải)
05 Dịch hiển thị sang phải
07 Dịch hiển thị sang trái
08 Tắt con trỏ, tắt hiển thị
0a Tắt hiển thị, bật con trỏ
0c Bật hiển thi, tắt con trỏ
0e Bật hiển thị, nhấp nháy con trỏ
0f Tắt con trỏ, nhấp nháy con trỏ
10 Dịch vị trí con trỏ sang trái
14 Dịch vị trí con trỏ sang phải
18 Dịch toàn bộ hiển thị sang trái
1c Dịch toàn bộ hiển thị sang phải
80 Ép con trỏ về đầu dòng thứ nhất
0c0 Ép con trỏ về đầu dòng thứ 2
38 Hai dòng và ma tận 5x7.
3. Phần luyện tập:
Hãy viết chương trình hiển thị trên LCD:
Dòng 1 chữ “VIETNAM” bằng cách hiển thị tưng kí tự
Dòng 2 chữ "VI DIEU KHIEN" bằng cách hiển thị cả chữ. Với sơ đồ
mạch cho dướí đây.
Chương trình:
/*=========bo tien xu li===============*/
#include<AT89x51.h>
#include<string.h>
/*===========khai bao bien toan cuc============*/
sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu.
sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7.
sbit RS = P3^0; // chon thanh ghi
sbit RW = P3^1; // doc/ghi
sbit EN = P3^2; //cho phep chot du lieu
/*===========cac chuong trinh con cua LCD==========*/
/*--------------kiem tra su san sang cua LCD------------------------*/
void wait(void)
{
RS=0; //chon thanh ghi lenh
RW=1; //đoc tu LCD
LCDdata=0xff; //gia tri 0xff
while(BF) //kiem tra co ban
{
EN=0; //dua xung cao xuong thap đe chot.
EN=1; //dua chan cho phep len cao
}
}
/*------------------------thiet lap lenh cho LCD--------------------------*/
void LCDcontrol(unsigned char x)
{
RS=0;//chon thanh ghi lenh
RW=0;//ghi len LCD.
LCDdata=x ;// gia tri x
EN=1;//cho phep muc cao
EN=0;//xung cao xuong thap
wait();//đoi LCD san sang.
}
/*------------------------------Khoi tao LCD-------------------------*/
void LCDinit(void)
{
LCDcontrol(0x38);//2 dong va ma tran 5x7
LCDcontrol(0x0e);//bat man hinh, bat con tro
LCDcontrol(0x01);//xoa man hinh
}
/*-------------------------thiet lap du lieu cho LCD-----------------*/
void LCDwrite(unsigned char c)
{
RS=1;//ghi du lieu
RW=0;//ghi du lieu len LCD
LCDdata=c;//gia tri C
EN=1;//cho phep muc cao
EN=0;//xung cao xuong thap
wait();//cho
}
void LCDwrites(unsigned char *s)
{
unsigned char data lens,count;
lens=strlen(s);
for(count=0;count<lens;count++){
LCDwrite(*(s+count));
}
}
/*=====================chuong trinh tre================*/
void delay(long time)
{
while(time--);
}
/*========================ham chinh==================*/
void main(void)
{
LCDinit(); // khoi tao LCD
LCDcontrol(0x82);// dua con tro den vi tri thu 4 dong 1
LCDwrite(„V‟);
LCDwrite(„I‟);
LCDwrite(„E‟);
LCDwrite(„T‟);
LCDwrite(„ ‟);
LCDwrite(„N‟);
LCDwrite(„A‟);
LCDwrite(„M‟);
LCDcontrol(0xC0);
LCDwrites("VI DIEU KHIEN");
while(1); //vong lap vo han
}
II. Giao tiếp bàn phím Hex (ma trận phím 4x4)
1. Thuật toán đọc bàn phím
Cộti = 0 (i=1-4)
Hàngi = 0
(i =1-4)
Sai
Đúng
Trả lại kết quả phím đã nhấn
2. Chương trình
Hãy viết chương trình đọc ma trận phím và hiển thi số thứ tự phím trên
LCD.
Chương trình:
/*=========bo tien xu li===============*/
#include<AT89x51.h>
#include<string.h>
#define H1 P1_0
#define H2 P1_1
#define H3 P1_2
#define H4 P1_3
/*===========khai bao bien toan cuc============*/
sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu.
sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7.
sbit RS = P3^0; // chon thanh ghi
sbit RW = P3^1; // doc/ghi
sbit EN = P3^2; //cho phep chot du lieu
#include"LCD.h"// Thu vien LCD tu xay dung
/*-------- ham doc phim nhan tu ma tran phim 4x4---------------*/
unsigned char Phim(void)
{
unsigned char phimnhan, dem, chot;
phimnhan=0;
chot=128;
dem=4;
while(dem--){
P1=~chot;
if(!H1){
delay(500);
phimnhan=dem+1;
delay(500);
}else if(!H2){
delay(500);
phimnhan=dem+5;
delay(500);
}else if(!H3){
delay(500);
phimnhan=dem+9;
delay(500);
}else if(!H4){
delay(500);
phimnhan=dem+13;
delay(500);
}
chot>>=1;
}
return phimnhan;
}
void viewphim(unsigned char phimnhan)
{
if(phimnhan<10){
LCDwrite(phimnhan+48);
}else{
LCDwrite(phimnhan/10+48);
LCDwrite(phimnhan%10+48);
}
}
void main(void)
{
unsigned char phimnhan=0;
LCDinit();
LCDwrites("Hay Nhan Phim");
LCDcontrol(0xC0);
while(1){
phimnhan=Phim();
if(phimnhan){
LCDcontrol(0x01);
LCDwrites("Hay Nhan Phim");
LCDcontrol(0xC0);
viewphim(phimnhan);
}
}
}
III. Hiển thị ma trận Led
1. Thuật toán
2. Xây dựng chương trình
Bài toán: Viết chương trình hiển thị ma trận LED bằng phương pháp quét cột
hiển thị dong chữ "LAP TRINH VI DIEU KHIEN BANG NGON NGU C", với dong
chữ chạy từ trái sang phải.
+ Chương trình:
// Khai bao chi thi tien xu ly
#include<AT89x51.h>
// Dinh nghia cac cong va cac chan dieu khien
#define CLOCK P3_2
#define DATA P3_3
#define CLEAR P3_4
#define Pxanh P1
#define Pdo P2
// Dinh nghia cac hang so
#define Nhanh 10
#define Trungbinh 25
#define Cham 50
#define Cuccham 75
#define Sieucham 150
#define Mxanh 1
#define Mdo 2
#define Mcam 3
// Khai bao mang chu hien thi
unsigned char code Mcode[256]={
0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,
0,255,1,1,1,1,/* L */
0,63,72,136,72,63,/* A */
0,255,144,144,144,96,/* P */
0,
0,128,128,255,128,128,/* T */
0,255,144,144,144,111,/* R */
0,129,129,255,129,129,/* I */
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,255,16,16,16,255,/* H */
0,
0,252,2,3,2,252,/* V */
0,129,129,255,129,129,/* I */
0,
0,255,129,129,129,126,/* D */
0,129,129,255,129,129,/* I */
0,255,145,145,145,129,/* E */
0,254,1,1,1,254,/* U */
0,
0,255,24,36,66,129,/* K */
0,255,16,16,16,255,/* H */
0,129,129,255,129,129,/* I */
0,255,145,145,145,129,/* E */
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,
0,255,145,145,145,110,/* B */
0,63,72,136,72,63,/* A */
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,126,129,129,137,78,/* G */
0,
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,126,129,129,137,78,/* G */
0,126,129,129,129,126,/* O */
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,
0,255,96,24,6,255,/* N */
0,126,129,129,137,78,/* G */
0,254,1,1,1,254,/* U */
0,
0,126,129,129,129,70,/* C */
0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0
};
// Khai bao bien toan cuc
unsigned char data Start,End,Tocdolap,i,j,k;
unsigned char data Mdata1[32],Mdata2[32],Mau;
unsigned char data Dk1,Dk2,Dk3,Dk4,Dk5;
// Khai bao nguyen mau cac ham
void delay(unsigned long time);
unsigned char Mu2(unsigned char somu);
void Do(unsigned char chiso);
void Xanh(unsigned char chiso);
void Cam(unsigned char chiso);
void Dobyte(unsigned char chiso);
void Xanhbyte(unsigned char chiso);
void Cambyte(unsigned char chiso);
void Chaychudo(void);
void Chaychuxanh(void);
void Chaychucam(void);
void Chaychu(void);
void Taomangnhapnhay(void);
void Nhapnhayxanh(void);
void Nhapnhaycam(void);
void Nhapnhaydo(void);
void Taomanglen(void);
void Lxanh(void);
void Ldo(void);
void Lcam(void);
void Len(void);
/******************Ma nguon cac ham*************************/
// Ham tao tre
void delay(unsigned long time)
{
while(time--);
}
// Khoi ham hien thi chu chay tu trai sang phai
void Xanh(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mcode[chiso];
delay(12);
Pxanh=0;
}
void Do(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pdo=Mcode[chiso];
delay(12);
Pdo=0;
}
void Cam(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mcode[chiso];
Pdo=Pxanh;
delay(12);
Pdo=0;
Pxanh=0;
}
void Chaychucam(void)
{
for(i=Start+1;i<Dk1;i++)
{
Tocdolap=Nhanh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
Dk2=i+32;
for(j=i;j<Dk2;j++)Cam(j);
}
}
}
void Chaychuxanh(void)
{
for(i=Start+1;i<Dk1;i++)
{
Tocdolap=Nhanh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
Dk2=i+32;
for(j=i;j<Dk2;j++)Xanh(j);
}
}
}
void Chaychudo(void)
{
for(i=Start+1;i<Dk1;i++)
{
Tocdolap=Nhanh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
Dk2=i+32;
for(j=i;j<Dk2;j++)Do(j);
}
}
}
void Chaychu(void)
{
Dk1=End-31;
if(Mau==Mxanh)Chaychuxanh();
else if(Mau==Mdo)Chaychudo();
else Chaychucam();
}
// Khoi ham hien thi chu nhap nhay tai cho
void Cambyte(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mdata2[chiso];
Pdo=Pxanh;
delay(12);
Pdo=0;
Pxanh=0;
}
void Dobyte(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pdo=Mdata2[chiso];
delay(12);
Pdo=0;
}
void Xanhbyte(unsigned char chiso)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mdata2[chiso];
delay(12);
Pxanh=0;
}
void Nhapnhaydo(void)
{
while(Tocdolap--){
DATA=1;
for(k=0;k<32;k++)Dobyte(k);
}
}
void Nhapnhayxanh(void)
{
while(Tocdolap--){
DATA=1;
for(k=0;k<32;k++)Xanhbyte(k);
}
}
void Nhapnhaycam(void)
{
while(Tocdolap--){
DATA=1;
for(k=0;k<32;k++)Cambyte(k);
}
}
void Taomangnhapnhay(void)
{
for(i=0;i<32;i++)
Mdata2[i]=0;
Dk4=End-Start;
Dk5=(32-Dk4)/2;
Dk4=32-Dk5;
for(i=Dk5;i<Dk4;i++)
Mdata2[i]=Mcode[Start+i-Dk5];
}
void Nhapnhay(void)
{
unsigned char demnhay;
demnhay=10;
Taomangnhapnhay();
while(demnhay--)
{
Tocdolap=Nhanh;
if(Mau==Mxanh)Nhapnhayxanh();
else if(Mau==Mdo)Nhapnhaydo();
else Nhapnhaycam();
CLEAR=0;
delay(1250);
CLEAR=1;
}
}
// Khoi ham hien thi chu di tu duoi len
unsigned char Mu2(unsigned char somu)
{
if(!somu) return 1;
else return 2*Mu2(somu-1);
}
void Taomanglen(void)
{
for(i=0;i<32;i++)
Mdata2[i]=0;
Dk4=End-Start;
Dk5=(32-Dk4)/2;
Dk4=32-Dk5;
for(i=Dk5;i<Dk4;i++)
Mdata1[i]=Mcode[Start+i-Dk5];
i=8;
}
void Lcam(void)
{
unsigned char data dem;
Tocdolap=Trungbinh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
for(dem=0;dem<32;dem++)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mdata2[dem];
Pdo=Pxanh;
delay(12);
Pxanh=0;
Pdo=0;
}
}
}
void Ldo(void)
{
unsigned char data dem;
Tocdolap=Trungbinh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
for(dem=0;dem<32;dem++)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pdo=Mdata2[dem];
delay(12);
Pdo=0;
}
}
}
void Lxanh(void)
{
unsigned char data dem;
Tocdolap=Trungbinh;
while(Tocdolap--)
{
DATA=1;
for(dem=0;dem<32;dem++)
{
CLOCK=1;
DATA=0;
CLOCK=0;
Pxanh=Mdata2[dem];
delay(12);
Pxanh=0;
}
}
}
void Len(void)
{
Taomanglen();
while(i--)
{
for(j=Dk5;j<Dk4;j++)
Mdata2[j]= Mdata1[j]/Mu2(i);
if(Mau==Mxanh)Lxanh();
else if(Mau==Mdo)Ldo();
else Lcam();
}
for(i=0;i<7;i++)
{
for(j=Dk5;j<Dk4;j++)
Mdata2[j]= Mdata2[j]*2;
if(Mau==Mxanh)Lxanh();
else if(Mau==Mdo)Ldo();
else Lcam();
}
}
/*Ham chinh*/
void main(void)
{
TMOD=0x01;
Pxanh=0;
Pdo=0;
P3=16;
while(1)
{
Start=0;End=194;Mau=3;
Chaychu();
Start=0;End=17;Mau=1;
Len();
Start=19;End=48;Mau=1;
Len();
Start=50;End=61;Mau=1;
Len();
Start=63;End=87;Mau=1;
Len();
Start=89;End=118;Mau=1;
Len();
Start=120;End=143;Mau=1;
Len();
Start=145;End=168;Mau=1;
Len();
Start=170;End=187;Mau=1;
Len();
Start=189;End=194;Mau=1;
Len();
Start=0;End=17;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=19;End=48;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=50;End=61;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=63;End=87;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=89;End=118;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=120;End=143;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=145;End=168;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=170;End=187;Mau=2;
Nhapnhay();
Start=189;End=194;Mau=2;
Nhapnhay();
}
}
Bài 5: Giao tiếp ADC - Xử lý ngắt
I. Giao tiếp ADC
+Chương trình:
#include<regx51.h>
#include<string.h>
/*===========khai bao bien toan cuc============*/
sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu.
sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7.
sbit RS = 0xb0; // chon thanh ghi
sbit RW = 0xb1; // doc/ghi
sbit EN = 0xb2; //cho phep chot du lieu
#include"Lcd.h"// Thu vien LCD tu xay dung
#define RD P3_3
#define WR P3_4
#define INTR P3_5
/*-------- Ham tre ---------------*/
void delay(long time)
{
while(time--);
}
/*-------- ham doc phim nhan tu ma tran phim 4x4---------------*/
void view(unsigned char val)
{
unsigned char var;
if(val<10){
LCDwrite(val+48);
}else if(val<100){
LCDwrite(val/10+48);
LCDwrite(val%10+48);
}else{
var=val/10;
LCDwrite(var/10+48);
LCDwrite(var%10+48);
LCDwrite(val%10+48);
}
}
void main(void)
{
unsigned char ADCval=0;
RD=0;
LCDinit();
LCDcontrol(0x83);
LCDwrites("ADC0804");
while(1){
WR=1;
WR=0;
while(!INTR);
ADCval=P1;
LCDcontrol(0x01);
LCDcontrol(0x83);
LCDwrites("ADC0804");
LCDcontrol(0xC0);
view(ADCval);
delay(5000);
}
}
II. Lập trình xử lý ngắt
1. Ngắt timer/counter.
1.1. cơ chế tạo trễ của timer và cách tính toán giá trị nạp vào timer.
a. chế độ 1:
- ở chế độ 1 đó là bộ định thời 16 bit, do đó các giá trị trong khoảng từ 0000
đến FFFF có thể sử dụng để nạp cho TH và TL của bộ định thời.
- Sau khi TH, TL được nạp giá trị ban đầu 16 bit thì bộ định thời phải được
khởi động với lệnh TR0 = 1 với timer0 và TR1 = 1 với timer1, khi này bộ định thời
bắt đầu đếm tăng theo xung clock từ giá trị ban đầu cho tới giá trị đỉnh là FFFF.
Khi đó bộ định thời sẽ quay vong từ FFFF về 0000 và bật cờ báo tràn TF0 với
timer0 và TF1 với timer1(ban dầu TFx=0) khi đó cần phải có thao tác để xoá cờ để
lần sau còn biết được khi nào bộ đếm tràn.
- khi bộ đếm tràn thì TH và Tl của bộ định thời sẽ mang giá trị 0 do đó phải
có thao tác nạp lại giá trị ban đầu cho chúng và xoá cờ TF để bộ đếm được lặp lại.
- Như vậy khoảng thời gian mà bộ định thời tạo trễ chính là khoangre thời
gian nó đếm tăng từ giá trị ban đầu được nạp cho tới giá trị đỉnh FFFF.
- tính toán giá trị nạp vào thanh ghi chứa của bộ định thời từ thời gian muốn
tạo trễ(t): gọi N = 65536 – t/chu ki máy. Sau khi chuyển sang mã HEX được 1 số
có 4 chữ số có dạng: x1x2y1y2. khi đó giá trị nạp cho thanh ghi chứa như sau: TH
= x1x2, TL = y1y2.
Ví dụ: muốn tạo trễ 500us thì:
Giả sử chu kì máy là 1us: có N = 65536 – 500/1 = 65036. chuyển sang mã HEX
là FE0C, từ đó: TH = 0xFE, TL = 0x0C.
- các bước lập trình cho bộ định thời để tạo trễ ở chế độ 1:
+B1: chọn chế độ 1 cho bộ định thời cần dung, từ đó xác định giá trị
nạp cho thanh ghi TMOD.
+ B2: tính toán giá trị ban đầu cần nạp cho TH và TL từ thời gian trễ
mong muốn.
+ B3: khởi động bộ định thời.
+ B4: kiểm tra trạng thái bật của cờ TF.
+ B5:dung bộ định thời.
+ B6: xoá cờ TF cho vòng lặp kế tiếp.
+ B7: quay trở về B2 để nạp lại giá trị cho TH và TL.
b. Chế độ 2:
- Ở chế độ này bộ định thời là 8 bit, do vậy chỉ cho phép các giá trị từ 00
đến FF được nạp vào thanh ghi TH của bộ định thời. sau khi nạp giá trị 8 bit thì vi
điều khiển sẽ sao nội dung của TH sang TL và bộ định thời được khởi động bằng
lệnh TRx=1.
- Sau khi được khởi động thì bộ định thời bắt đầu đếm tăng trong thanh ghi
TL từ giá trị ban đầu đến giá trị đỉnh FF. và khi quay vòng từ FF về 00 thì cờ TFx
được bật lên 1, khi này thanh ghi TL mang giá trị 0 nhưng TL sẽ ngay lập tức được
tự động nạp lại với giá trị ban đầu được lưu trong thanh ghi TH.
- như vậy trong chế độ này mỗi khi bộ đếm tràn thì thanh ghi chứa sẽ được
vi điều khiển nạp lại giá trị ban đầu, do đó chế độ này được gọi là chế độ tự động
nạp lại.
- tính giá trị nạp vào thanh ghi chứa của bộ định thời từ thời gian trễ (t):
Gọi N = 256 – t/chu kì máy. Sau khi chuyển sang mã HEX được 1 số, ta nạp
số này vào thanh ghi TH và cả TL(nạp vào TL giá trị đếm lần 1 và nạp vào TH cho
những lần sau để khi bộ đếm tràn thì phần cứng của vi điều khiển sẽ tự động sao
TH sang TL).
Ví dụ: tạo trễ 50usthì là:
Giả sử chu kì máy là 1us: có N = 256 – 50/1 = 205, chuyển sang mã HEX :
0CE
Từ đó: TH = 0xCE và TL = 0xCE.
- các bước lập trình cho bộ định thời để tạo trễ ở chế độ 2.
+ B1: nạp giá trị cho thanh ghi thiết lập chế độ TMOD với timer
muốn sử dụng.
+ B2: nạp vào TH giá trị đém ban đầu.
+B3: khởi động bộ định thời.
+ B4: kiểm tra cờ báo tràn TFx.
+ B5: xoá cờ tràn TFx, quay về B4.
* lưu ý: 2 chế độ khác của bộ định thời là chế độ 0(chế độ bộ định thời 13 bit,
bộ định thời/bộ đếm 8 bit, định tỷ lệ trước 5 bit ) và chế độ 3(chế độ bộ định thời
chia tách) ở đay không giới thiệu.
1.2. Ngắt của bộ định thời.
- nguyên tắc sử dụng bộ định thời ở chế độ ngắt:
+ khai báo ngắt của bộ định thời muốn sử dụng
+ nguồn gây ngắt.
+ chương trình chính và chương trình phục vụ ngắt.
- với ngắt định thời việc khai báo nguồn ngắt bao gồm việc khai báo ngắt toàn
cục là EA = 1 và khai báo ngắt cho từng bộ định thời muốn dùng ET0 = 1(timer0)
và ET1 = 1(timer1)
- Nguồn báo ngắt định thời(với cả 2 chế độ) đều là khi bộ đếm tràn(khi cờ TFx
= 1), khi cờ TFx = 1 thì vi điều khiển kết thúc công việc hiện tại ở chương trình
chính và chuyển vào chương trình phục vụ ngắt căn cứ theo địa chỉ của chương
trình phục vụ ngắt.khi thực hiện xong chương trình phục vụ ngắt vi điều khiển
quay trở về chương trình tại nơi bị gián đoạn khi trước.
- Tóm lại ngắt định thời là việc ta sử dụng bộ định thời tạo trễ một khoảng thời
gian được tính toán trước, sau khoảng thời gian này 1 công việc ta mong muốn sẽ
được thực hiện ở chương trình phục vụ ngắt. công việc đó có thể coi là độc lập với
công việc ở chương trình chính
- các công việc lập trình sử dung ngắt định thời :
+ tính toán thời gian trễ mong muốn và công việc muốn thực hiện sau
khoảng thời gian đó.
+ khai báo ngắt định thời trong chương trình chính (EA=1, ETX=1).
+ lựa chon bộ định thời và chế độ của nó trong thanh ghi TMOD
+ khởi động bộ định thời.
+ Xây dựng chương trình chính và các chương trình con cần thiết.
+ xây dựng chương trình phục vụ ngắt thực hiện 1 công việc mong muốn
(xác định rõ địa chỉ ngắt theo thứ tự ngắt trong bảng vector ngắt)
- Chú ý: trong chương trình phục vụ ngắt các bạn phải xoá cờ báo tràn TFx và
nạp lại giá trị cho bộ định thời với chế độ 1 còn chế độ 2 thì không cần.
1.3. bài toán:
Bài toán 1: sử dụng bộ định thời với ngắt của nó tạo một xung vuông với tần
số 1kHZ đối xứng (50% mức 1 và 50% mức 0 ) trên chân P1.0.
Bài giải:
- ta có : f = 1kHZ → T = 1/1000s = 1000us → TON = TOFF = T/2 = 500us. Như
vậy chu kì xung là đối xứng nên hai phần này bộ đếm đếm giống nhau(tạo trễ
khoảng thời gian bằng nhau). nửa chu kì đầu bộ đếm tạo trễ 500us cho mức 0, sau
khi bộ đếm đếm đến giá trị đỉnh của thanh ghi chứa là FFFF thì cờ báo TFx = 1
gây ngắt, vi điều khiển phải chuyển vào chương trình phục vụ ngắt và sẽ lật trạng
thái xung ra. Trong nửa chu kì còn lại cũng như vậy và cứ như thế.
- Do thời gian trễ là 500us do đó ta chọn chế độ 16 bit, sử dụng kết quả từ ví dụ
trên để nạp giá trị ban đầu cho TH và TL.
- Chương trình điều khiển:
/*================khai bao thu vien===============*/
#include<AT89x51.h>
/*=============khai bao bien=====================*/
sbit xung = P1^0;
/*==============khai bao ham ==================*/
/*--------------------------chuong trinh phuc vu ngat timer0 tao xung----------------
----*/
void timer0_int(void) interrupt 1
{
TF0=0; // xoa co bao tran timer0
xung = !xung; // tao muc 1 ra chan P1.0
TH0 = 0xfe; // (65536-500)↔hex =0fe0c (thach anh 12MHz)
TL0 = 0x0c;
}
/*=============chuong trinh chinh=============*/
void main(void)
{
EA = 1; // cho phep ngat toan cuc
ET0 = 1; // cho phep ngat T0
TMOD = 0x01; // timer0 che do 1
xung = 0; //gia tri ban dau cua xung muon tao
TH0 = 0xfe; // (65536-500)↔hex =0fe0c (thach anh 12MHz)
TL0 = 0x0c;
TR0 = 1; // khoi dong timer
while(1) PCON|=1; //khong lam gi ca de doi ngat.
}
Bài toán 2: sử dụng bộ định thời với ngắt của tạo đồng hồ số hiển thị lên LCD.
+ Chương trình:
/*================khai bao thu vien===============*/
#include<regx51.h>
#include<string.h>
#define LCDdata P2
sbit RS=P3^0;
sbit RW=P3^1;
sbit EN=P3^2;
sbit BF=LCDdata^7;
#include"lcd.h"
/*=============khai bao bien=====================*/
unsigned char data Time[8];
unsigned char data i;
/*==============khai bao ham ==================*/
void T10ms(void) interrupt 1 using 0
{
TR0=0;
TH0=0xD8;
TL0=0xEF;
TR0=1;
if(Time[0]==9){
Time[0]=0;
if(Time[1]==9){
Time[1]=0;
if(Time[2]==9){
Time[2]=0;
if(Time[3]==5){
Time[3]=0;
if(Time[4]==9){
Time[4]=0;
if(Time[5]==5){
Time[5]=0;
if(Time[6]==9&&Time[7]<2){
Time[6]=0;
Time[7]++;
}else
if(Time[6]==3&&Time[7]==2){
Time[6]=0;
Time[7]=0;
}else Time[6]++;
}else Time[5]++;
}else Time[4]++;
}else Time[3]++;
}else Time[2]++;
}else Time[1]++;
}else Time[0]++;
LCDwrite(Time[7]+48);LCDwrite(Time[6]+48);LCDwrite(':');
LCDwrite(Time[5]+48);LCDwrite(Time[4]+48);LCDwrite(':');
LCDwrite(Time[3]+48);LCDwrite(Time[2]+48);LCDwrite(':');
LCDwrite(Time[1]+48);LCDwrite(Time[0]+48);
LCDcontrol(0xC0);
}
/*==============Chuong trinh chinh ==================*/
void main()
{
TMOD|=1;
EA=1;
ET0=1;
TH0=0xD8;
TL0=0xEF;
for(i=0;i<8;i++)Time[i]=0;
LCDinit();
LCDwrites("Dong ho so");
LCDcontrol(0xC0);
TR0=1;
while(1)PCON|=1;
}
2. Lập trình với các ngắt ngoài của vi điều khiển.
2.1. Khái niệm:
- bộ vi điều khiển 8051có hai ngắt ngoài là INT0 và INT1 với 2 chân tác động
đầu vào tương ứng là P3.2 và P3.3.
- Ngắt ngoài là ngắt của vi điều khiển mà tác động ngắt ở đây chính là các tác
động bên ngoài của vi điều khiển tác động vào vi điều khiển thong qua các chân
ngắt đưới dạng một tín hiệu điện áp dạng xung.
- tác động ngắt ngoài có hai dạng là tác động theo dạng mức và dạng sườn.
+ kích hoạt theo mức: ở chế độ này các chân INT0 và INT1 bình thường ở
mức cao giống như các chân khác của vi điều khiển, khi có tín hiệu mức thấp cấp
tới thì tín hiệu này kích hoạt ngắt. lưu ý là trước khi thực hiện lệnh cuối cùng của
chương trình phục vụ ngắt thì mức thấp tại các chân ngắt phải được chuyển lên
mức cao, nếu không sẽ lại gây ra một ngắt ngay lập tức.
+ Kích hoạt theo sườn: bình thường các chân ngắt của vi điều khiển ở mức
cao, khi có tín hiệu tác động vào chúng có dạng sườn xuống thì sẽ tác động ngắt.
- Để sử dụng chế độ ngắt này thì phải tác động vào thanh ghi TCON cụ thể là
TCON.1=1 hoặc IT0=1 thì cho phép ngắt ngoài 0 kích hoạt sườn, còn TCON.2=1
hoặc IT1=1 thì cho phép ngắt ngoài 1 kích hoạt sườn.
2.2. cách lập trình:
- Để lập trình cho ngắt của vi điều khiển ta phải thực sự hiệu bản chất của ngắt
và quá trình thực hiện ngắt của vi điều khiển diễn ra.
- mẫu viết hàm ngắt như sau:
Void name(void)interrupt x(x là số thứ tự ngắt ngoài x = 0 hoặc 2)
{
//chương trình phục vụ ngắt
}
- Trong chương trình chính ta phải có thao tác thiết lập việc cho phép các ngắt
được sử dụng.
2.3. bài toán:
sử dụng ngắt ngoài của vi điều khiển với nhiệm vụ là: bình thường vi điều
khiển bật một Led đơn tại chân P1.0 và khi có ngắt ngoài thì tắt Led ở P1.0 và bật
Led ở chân P1.1 sau 1s thì bật lại Led P1.0 và tắt Led P1.1.
Bài giải:
/*==================Bo tien xu li===================*/
#include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien
#define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led
#define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led
/*==================khai bao bien==================*/
sbit Led1 = P1^0; // Khai bao bi?n Led ki?u bit chan P1.0
sbit Led2 = P1^1; // Khai bao bi?n Led ki?u bit chan P1.0
/*================= Khai bao hàm==================*/
/*------------------------------ham tre -------------------------------------*/
void delay(long time)
{
while(time--);
}
void INT_0(void) interrupt 0 // chuong trinh phuc vu ngat
{
Led1=tat;
Led2=bat;
delay(25000);
Led1=bat;
Led2=tat;
}
/*--------------------------------ham chinh--------------------------------*/
void main(void)
{
EA=1; // cho phep ngat toan cuc
EX0=1; // cho phep ngat ngoai 0
IT0=1; //ngat kich phat suon
Led1=bat;
Led2=tat;
while(1);
}
Bài 6: Điều khiển động cơ DC, động cơ Servo, động cơ bước
1. Đông cơ DC
2. Động cơ Servo
3. Động cơ bước (Step motor)
Điều khiển động cơ bước với tốc độ tăng dần từ 5 đến 100 v/p, mỗi lần chuyển
tốc độ tăng 5v/p thời gian chuyển 1s, hiển thị tốc độ trên LCD.
+ Chương trình:
#include<regx51.h>
#include<string.h>
#define LCDdata P2
sbit RS=P3^0;
sbit RW=P3^1;
sbit EN=P3^2;
sbit BF=LCDdata^7;
#include"lcd.h"
unsigned char data Bytecao1,Bytethap1;
unsigned char data Buoc,Nbuoc;
unsigned char data Mbuoc[4]={144,192,96,48};
void viewspeed(unsigned char speed);
void Xuly(unsigned char Nspeed);
void Dkdongco(void) interrupt 1 using 0
{
TR0=0;
TH0=Bytecao1;
TL0=Bytethap1;
TR0=1;
P1=Mbuoc[Buoc];
Buoc++;
if(Buoc==4)Buoc=0;
}
void Xuly(unsigned char speed)
{
unsigned int data Chuki1,Chuki2;
unsigned int data tam1,tam2;
TR0=0;
viewspeed(speed);
Nbuoc=200;
tam2=10000/Nbuoc;
tam1=6000/speed;
Chuki1=tam1*tam2;
Chuki2=65535-Chuki1;
Bytecao1=Chuki2/256;
Bytethap1=Chuki2%256;
TR0=1;
}
void delay(unsigned long time)
{
while(time--);
}
void viewspeed(unsigned char speed)
{
unsigned char data a1,a2;
LCDcontrol(0xc0);
a1=speed%10;
speed=speed/10;
a2=speed%10;
speed=speed/10;
LCDwrite(speed+48);
LCDwrite(a2+48);
LCDwrite(a1+48);
LCDwrites("(vong/phut)");
}
void main()
{
unsigned char data i;
TMOD=17;
EA=1;
LCDinit();
ET0=1;
LCDcontrol(0x80);
LCDwrites("CT DK DC buoc" );
LCDcontrol(0xc0);
LCDwrites("V:5-100(v/p)");
delay(100000);
while(1){
Buoc=2;
for(i=5;i<101;i=i+5){
LCDcontrol(0x01);
LCDcontrol(0x80);
LCDwrites("CT DK DC buoc" );
Xuly(i);
delay(500000);
}
}
}
Bài 7: Giao tiếp Vi điều khiển với Máy tính
I. Cổng truyền thông nối tiếp
1. Thanh ghi SCON – SBUF
II. Xây dựng chương trình
1. Chương trình VB
+ Giao diện
+ Thuật toán
+ Chương trình:
Option Explicit
Dim Mau As Byte
Private Sub cbcolor_Click()
If (cbcolor.Text = "Mau do") Then
Mau = 1
txtchu.ForeColor = &HFF&
lbHienthi.ForeColor = &HFF&
ElseIf (cbcolor.Text = "Mau xanh") Then
Mau = 2
txtchu.ForeColor = vbGreen
lbHienthi.ForeColor = &HFF00&
ElseIf (cbcolor.Text = "Mau cam") Then
Mau = 3
txtchu.ForeColor = &H80FF&
lbHienthi.ForeColor = &H80FF&
End If
End Sub
Private Sub cbcolor_GotFocus()
SendKeys "%{DOWN}"
End Sub
Private Sub cmdCode_Click()
MsgBox Code(txtchu)
End Sub
Private Sub cmdExit_Click()
If MSComm1.PortOpen Then
MSComm1.PortOpen = False
End If
End
End Sub
Function Code(s As String) As String
Dim i As Integer
s = Replace(s, " ", "")
For i = 1 To Len(s)
Code = Code & " " & Asc(Mid(s, i, 1))
Next
End Function
Private Sub OpenPort()
Dim s As String
MSComm1.Settings = "57600,N,8,1"
MSComm1.CommPort = 1
MSComm1.PortOpen = True
MSComm1.InputLen = 0
s = MSComm1.Input
MsgBox "Port did open"
End Sub
Private Sub cmdOpenport_Click()
If MSComm1.PortOpen Then
MSComm1.PortOpen = False
End If
OpenPort
End Sub
Private Sub cmdSend_Click()
Dim s As String
If MSComm1.PortOpen = False Then
MsgBox "Port did not open"
OpenPort
End If
If MSComm1.PortOpen Then
txtchu.Text = UCase(txtchu.Text)
s = Chr(Mau) & Chr(Len(txtchu.Text)) & txtchu.Text & Chr(255)
Do While (MSComm1.OutBufferCount > 0)
Loop
MSComm1.Output = s
End If
End Sub
Private Sub cmdStop_Click()
MSComm1.Output = Chr(250)
MsgBox "Port Stoped"
End Sub
Private Sub Form_Load()
txtchu.ForeColor = vbRed
txtchu.Text = "DO AN GHEP NOI"
Mau = 1
End Sub
Private Sub Form_Resize()
If (Me.WindowState = 1) Then
Me.Height = 4000
Me.Width = 7230
End If
End Sub
Private Sub txtchu_GotFocus()
txtchu.SelStart = 0
txtchu.SelLength = Len(txtchu)
End Sub
2. Chương trình vi điều khiển
+ Thuật toán
+ Chương trình:
/************Khai bao tien xy ly***************/
#include<regx51.h>
/*********Dinh nghia hang so mau**********/
#define Mdo 1
#define Mxanh 2
#define Mcam 3
/*****Khai bao mang ki tu gom chu so va chu cai****/
unsigned char code Mchar[36][7]={
48,0,126,129,129,129,126,/*0*/
49,0,0,33,65,255,1,/*1*/
50,0,99,135,137,145,97,/* 2 */
51,0,66,129,145,145,110,/* 3 */
52,0,24,40,72,255,8,/* 4 */
53,0,226,145,145,145,142,/* 5 */
54,0,118,137,137,137,70,/* 6 */
55,0,128,135,136,144,224,/* 7 */
56,0,110,145,145,145,110,/* 8 */
57,0,102,145,145,145,110,/* 9 */
65,0,63,72,136,72,63,/* A */
66,0,255,145,145,145,110,/* B */
67,0,126,129,129,129,70,/* C */
68,0,255,129,129,129,126,/* D */
69,0,255,145,145,145,129,/* E */
70,0,255,144,144,144,128,/* F */
71,0,126,129,129,137,78,/* G */
72,0,255,16,16,16,255,/* H */
73,0,129,129,255,129,129,/* I */
74,0,2,129,130,252,128,/* J */
75,0,255,24,36,66,129,/* K */
76,0,255,1,1,1,1,/* L */
77,0,255,64,32,64,255,/* M */
78,0,255,96,24,6,255,/* N */
79,0,126,129,129,129,126,/* O */
80,0,255,144,144,144,96,/* P */
81,0,126,129,133,130,125,/* Q */
82,0,255,144,144,144,111,/* R */
83,0,98,144,144,144,78,/* S */
84,0,128,128,255,128,128,/* T */
85,0,254,1,1,1,254,/* U */
86,0,252,2,3,2,252,/* V */
87,0,255,12,3,12,255,/* W */
88,0,199,40,16,40,199,/* X */
89,0,224,16,15,16,224,/* Y */
90,0,131,133,153,161,193/* Z */
};
/*******Dinh nghia cac chan va cac cong dieu khien*****/
sfr Pxanh=0x90;
sfr Pdo=0xA0;
sbit Clear=P3^4;
sbit Data=P3^3;
sbit Clock=P3^2;
/**************Khai bao bien toan cuc*************/
unsigned char data Ktnhan,nhanmau,j,i,Maxc,Count,nLap;
unsigned char data Mau,Chay,tam,dem;
unsigned char data MC[76],MQ[32];
/**********Khoi ham chuong trinh**********/
// Ham ngat noi tiep
void Ngatnoitiep(void) interrupt 4 using 0
{
if(RI){
RI=0;
tam=SBUF;
if(tam==250){
Chay=1;i=j=77;dem=8;
Count=0;
Clear=0;
}else{
if(nhanmau){
Mau=tam;
Chay=1;i=j=77;dem=8;
Count=nhanmau=0;
P1=P2=0;
Clear=0;
}else if(tam==255){
Clear=1;
Chay=0;
Ktnhan=nhanmau=1;
}else{
if(Ktnhan){
Maxc=tam;
Ktnhan=0;
}else if(Count<76&&Count<Maxc){
MC[Count]=tam;
Count++;
}
}
}
}
}
void Khoitao(void)
{
PCON|=128;
EA=1;
ES=1;
SM0=0;
SM1=1;
Ktnhan=nhanmau=1;
Chay=1;
P0=P1=P2=0;
P3_0=1;
nLap=1;
}
// Ham tao tre
void delay(void)
{
unsigned char data i;
i=10;
while(i--);
}
// Ham hien thi mau cam
void Cam(void)
{
while(nLap--)
{
Data=1;
for(j=0;j<32;j++){
Clock=1;
Data=0;
Clock=0;
Pdo=Pxanh=MQ[j];
delay();
Pxanh=Pdo=0;
}
}
}
// Ham hien thi mau xanh
void Xanh(void)
{
while(nLap--)
{
Data=1;
for(j=0;j<32;j++){
Clock=1;
Data=0;
Clock=0;
Pxanh=MQ[j];
delay();
Pxanh=0;
}
}
}
// Ham hien thi mau do
void Do(void)
{
while(nLap--)
{
Data=1;
for(j=0;j<32;j++){
Clock=1;
Data=0;
Clock=0;
Pdo=MQ[j];
delay();
Pdo=0;
}
}
}
// Ham thay doi mang hien thi
void change(void)
{
MQ[0]=MQ[1];MQ[1]=MQ[2];MQ[2]=MQ[3];MQ[3]=MQ[4];
MQ[4]=MQ[5];MQ[5]=MQ[6];MQ[6]=MQ[7];MQ[7]=MQ[8];
MQ[8]=MQ[9];MQ[9]=MQ[10];MQ[10]=MQ[11];MQ[11]=MQ[12];
MQ[12]=MQ[13];MQ[13]=MQ[14];MQ[14]=MQ[15];MQ[15]=MQ[16];
MQ[16]=MQ[17];MQ[17]=MQ[18];MQ[18]=MQ[19];MQ[19]=MQ[20];
MQ[20]=MQ[21];MQ[21]=MQ[22];MQ[22]=MQ[23];MQ[23]=MQ[24];
MQ[24]=MQ[25];MQ[25]=MQ[26];MQ[26]=MQ[27];MQ[27]=MQ[28];
MQ[28]=MQ[29];MQ[29]=MQ[30];MQ[30]=MQ[31];
}
// Ham tim vitri ki tu hien thi trong bang chu cai va chu so
unsigned char Chiso(unsigned char chr)
{
unsigned char data End,Start,Mid,Mctam;
if(chr==Mchar[0][0]){
return 0;
}else if(chr==Mchar[35][0]){
return 35;
}else{
End=35;
Start=0;
while(1){
Mid=(End+Start)/2;
Mctam=Mchar[Mid][0];
if(chr==Mctam){
return Mid;
}else if(chr<Mctam){
End=Mid;
}else{
Start=Mid;
}
}
}
}
void Chaychu(void)
{
unsigned char vitri;
for(j=0;j<32;j++){
MQ[j]=0;
}
for(i=0;i<Count;i++)
{
if(MC[i]==32){
change();
MQ[31]=0;
if(Mau==Mxanh)Xanh();
else if(Mau==Mdo)Do();
else Cam();
change();
MQ[31]=0;
if(Mau==Mxanh)Xanh();
else if(Mau==Mdo)Do();
else Cam();
}else{
vitri=Chiso(MC[i]);
for(dem=1;dem<7;dem++){
change();
MQ[31]=Mchar[vitri][dem];
if(Mau==Mxanh)Xanh();
else if(Mau==Mdo)Do();
else Cam();
}
}
}
if(!Chay){
for(i=0;i<32;i++){
change();
MQ[31]=0;
if(Mau==Mxanh)Xanh();
else if(Mau==Mdo)Do();
else Cam();
}
}
}
// Chuong trinh chinh
void main()
{
Khoitao();
REN=1;
while(1){
while(Chay);
Chaychu();
}
}

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxhunhlhongthi
 
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52Mr Giap
 
Giáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốGiáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốMan_Ebook
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdlhoangclick
 
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdf
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdfSIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdf
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdfMan_Ebook
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử líHong Phuoc Nguyen
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerHướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerBình Tân Phú
 
Cac lenh lap trinh ladder
Cac lenh lap trinh ladderCac lenh lap trinh ladder
Cac lenh lap trinh ladderAlain Hua
 

La actualidad más candente (20)

ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
 
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đĐề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
 
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
 
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52
Vi Điều Khiển Ứng Dụng AT89s52
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
 
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAYĐề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
 
Giáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốGiáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic số
 
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đĐề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdl
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
 
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdf
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdfSIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdf
SIMULINK –POWER SYSTEM BLOCKSET TRONG THÍ NGHIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.pdf
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracerHướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
Hướng dẫn sử dụng phần mềm packet tracer
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAYĐề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
Cac lenh lap trinh ladder
Cac lenh lap trinh ladderCac lenh lap trinh ladder
Cac lenh lap trinh ladder
 
Đề tài: Thiết kế mạch chuyển đổi DAC 16 bít sử dụng vi mạch TDA
Đề tài: Thiết kế mạch chuyển đổi DAC 16 bít sử dụng vi mạch TDAĐề tài: Thiết kế mạch chuyển đổi DAC 16 bít sử dụng vi mạch TDA
Đề tài: Thiết kế mạch chuyển đổi DAC 16 bít sử dụng vi mạch TDA
 

Similar a Lập trình C cho VĐK 8051

C cho 8051
C cho 8051C cho 8051
C cho 8051Nhan Bui
 
Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051viet Nguyen
 
Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051engineertrongbk
 
lap trinh assembly cho VXL
lap trinh  assembly cho VXLlap trinh  assembly cho VXL
lap trinh assembly cho VXLThân Khương
 
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoLap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoHuy Nguyễn
 
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoLap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoBác Luân
 
Ngon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiNgon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiHuynh MVT
 
Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++ptquang160492
 
Hướng dẫn lập_trình_avr
Hướng dẫn lập_trình_avrHướng dẫn lập_trình_avr
Hướng dẫn lập_trình_avrDuy Tân
 
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.com
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.comBài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.com
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.commai_non
 
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịchPhân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịchLevis Nickaster
 
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánBồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánNguyễn Đức
 
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPT
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPTBÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPT
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPTMasterCode.vn
 
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máy
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máyTài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máy
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máyHauNguyen41364
 
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with IL
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with ILReverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with IL
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with ILLevis Nickaster
 

Similar a Lập trình C cho VĐK 8051 (20)

C cho 8051
C cho 8051C cho 8051
C cho 8051
 
Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051
 
Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051Tai lieu lap trinh c cho 8051
Tai lieu lap trinh c cho 8051
 
Ch assembly
Ch assemblyCh assembly
Ch assembly
 
lap trinh assembly cho VXL
lap trinh  assembly cho VXLlap trinh  assembly cho VXL
lap trinh assembly cho VXL
 
Chuong 01
Chuong 01Chuong 01
Chuong 01
 
Chuong 01 mo dau
Chuong 01 mo dauChuong 01 mo dau
Chuong 01 mo dau
 
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoLap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
 
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_caoLap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
Lap trinh c_tu_co_ban_den_nang_cao
 
Ngon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansiNgon ngu c theo chuan ansi
Ngon ngu c theo chuan ansi
 
Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++
 
Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++Phong cach lap trinh c++
Phong cach lap trinh c++
 
Hướng dẫn lập_trình_avr
Hướng dẫn lập_trình_avrHướng dẫn lập_trình_avr
Hướng dẫn lập_trình_avr
 
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.com
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.comBài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.com
Bài giảng Lập trình cơ bản - truongkinhtethucpham.com
 
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịchPhân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịch
Phân tích Confuser 1.9.0.0 - Anti-tamper protection - Bản dịch
 
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toánBồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
Bồi dưỡng HSG Tin chuyên đề thuật toán
 
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPT
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPTBÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPT
BÀI 3: Các khái niệm cơ bản trong lập trình - Giáo trình FPT
 
Ctdl lab01
Ctdl lab01Ctdl lab01
Ctdl lab01
 
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máy
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máyTài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máy
Tài liệu chuyển ngôn ngữ máy mô tả các hoạt động trên máy
 
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with IL
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with ILReverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with IL
Reverse Engineering .NET - Advanced Patching, Playing with IL
 

Más de Mr Giap

Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVR
Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVRViết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVR
Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVRMr Giap
 
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng Ngoại
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng NgoạiTài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng Ngoại
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng NgoạiMr Giap
 
LED Vu-Metter LM3915 and LM386
LED Vu-Metter LM3915 and LM386LED Vu-Metter LM3915 and LM386
LED Vu-Metter LM3915 and LM386Mr Giap
 
1500 Câu Hỏi Về Điện
1500 Câu Hỏi Về Điện1500 Câu Hỏi Về Điện
1500 Câu Hỏi Về ĐiệnMr Giap
 
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCDĐồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCDMr Giap
 
15 Ghép nối 8255
15 Ghép nối 825515 Ghép nối 8255
15 Ghép nối 8255Mr Giap
 
13 DC Bước - Bàn phím DAC
13 DC Bước - Bàn phím DAC13 DC Bước - Bàn phím DAC
13 DC Bước - Bàn phím DACMr Giap
 
12 LCD ADC - Cảm biến
12 LCD ADC - Cảm biến12 LCD ADC - Cảm biến
12 LCD ADC - Cảm biếnMr Giap
 
11 Lập trình ngắt
11 Lập trình ngắt11 Lập trình ngắt
11 Lập trình ngắtMr Giap
 
10 Truyền thông nối tiếp
10 Truyền thông nối tiếp10 Truyền thông nối tiếp
10 Truyền thông nối tiếpMr Giap
 
09 Bộ đếm và định thời
09 Bộ đếm và định thời09 Bộ đếm và định thời
09 Bộ đếm và định thờiMr Giap
 
08 Lệnh một Bit
08 Lệnh một Bit08 Lệnh một Bit
08 Lệnh một BitMr Giap
 
07 Lệnh Logic
07 Lệnh Logic07 Lệnh Logic
07 Lệnh LogicMr Giap
 
05 Chế độ danh địa chỉ
05 Chế độ danh địa chỉ05 Chế độ danh địa chỉ
05 Chế độ danh địa chỉMr Giap
 
04 Lập trình cổng vào ra
04 Lập trình cổng vào ra04 Lập trình cổng vào ra
04 Lập trình cổng vào raMr Giap
 
03 Các lệnh nháy
03 Các lệnh nháy03 Các lệnh nháy
03 Các lệnh nháyMr Giap
 
02 Lập trình hợp ngữ 8051
02 Lập trình hợp ngữ 805102 Lập trình hợp ngữ 8051
02 Lập trình hợp ngữ 8051Mr Giap
 
01 Các bộ Vi Điều Khiển 8051
01 Các bộ Vi Điều Khiển 805101 Các bộ Vi Điều Khiển 8051
01 Các bộ Vi Điều Khiển 8051Mr Giap
 
14 Ghép nối bộ nhớ ngoài
14 Ghép nối bộ nhớ ngoài14 Ghép nối bộ nhớ ngoài
14 Ghép nối bộ nhớ ngoàiMr Giap
 
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tử
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tửBảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tử
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tửMr Giap
 

Más de Mr Giap (20)

Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVR
Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVRViết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVR
Viết Ngôn Ngữ Lập Trình 8051 PIC AVR
 
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng Ngoại
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng NgoạiTài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng Ngoại
Tài Liệu Điều Khiển Từ Xa Bằng Hồng Ngoại
 
LED Vu-Metter LM3915 and LM386
LED Vu-Metter LM3915 and LM386LED Vu-Metter LM3915 and LM386
LED Vu-Metter LM3915 and LM386
 
1500 Câu Hỏi Về Điện
1500 Câu Hỏi Về Điện1500 Câu Hỏi Về Điện
1500 Câu Hỏi Về Điện
 
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCDĐồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
 
15 Ghép nối 8255
15 Ghép nối 825515 Ghép nối 8255
15 Ghép nối 8255
 
13 DC Bước - Bàn phím DAC
13 DC Bước - Bàn phím DAC13 DC Bước - Bàn phím DAC
13 DC Bước - Bàn phím DAC
 
12 LCD ADC - Cảm biến
12 LCD ADC - Cảm biến12 LCD ADC - Cảm biến
12 LCD ADC - Cảm biến
 
11 Lập trình ngắt
11 Lập trình ngắt11 Lập trình ngắt
11 Lập trình ngắt
 
10 Truyền thông nối tiếp
10 Truyền thông nối tiếp10 Truyền thông nối tiếp
10 Truyền thông nối tiếp
 
09 Bộ đếm và định thời
09 Bộ đếm và định thời09 Bộ đếm và định thời
09 Bộ đếm và định thời
 
08 Lệnh một Bit
08 Lệnh một Bit08 Lệnh một Bit
08 Lệnh một Bit
 
07 Lệnh Logic
07 Lệnh Logic07 Lệnh Logic
07 Lệnh Logic
 
05 Chế độ danh địa chỉ
05 Chế độ danh địa chỉ05 Chế độ danh địa chỉ
05 Chế độ danh địa chỉ
 
04 Lập trình cổng vào ra
04 Lập trình cổng vào ra04 Lập trình cổng vào ra
04 Lập trình cổng vào ra
 
03 Các lệnh nháy
03 Các lệnh nháy03 Các lệnh nháy
03 Các lệnh nháy
 
02 Lập trình hợp ngữ 8051
02 Lập trình hợp ngữ 805102 Lập trình hợp ngữ 8051
02 Lập trình hợp ngữ 8051
 
01 Các bộ Vi Điều Khiển 8051
01 Các bộ Vi Điều Khiển 805101 Các bộ Vi Điều Khiển 8051
01 Các bộ Vi Điều Khiển 8051
 
14 Ghép nối bộ nhớ ngoài
14 Ghép nối bộ nhớ ngoài14 Ghép nối bộ nhớ ngoài
14 Ghép nối bộ nhớ ngoài
 
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tử
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tửBảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tử
Bảng tra cứu các phần tử bán dẫn và linh kiện điện tử
 

Lập trình C cho VĐK 8051

  • 1. Đề cương ứng dụng lập trình C cho vi điều khiển 8051 Bài 1: Ngôn ngữ C – Trình dịch Keil C I. Ngôn ngữ C cho vi điều khiển 1, Giới thiệu ngôn ngữ C Trong kỹ thuật lập trình vi điều khiển nói chung, ngôn ngữ lập trình được sử dụng thường chia làm 2 loại: Ngôn ngữ bậc thấp và Ngôn ngữ bậc cao. Ngôn ngữ bậc cao là các ngôn ngữ gần vơi ngôn ngữ con người hơn, do đó việc lập trình bằng các ngôn ngữ này trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Có thể kể đến một số ngôn ngữ lập trình bậc cao như C, Basic, Pascal… trong dó C là ngôn ngữ thông dụng hơn cả trong kỹ thuật vi điều khiển. Về bản chất, sử dụng các ngôn ngữ này thay cho ngôn ngữ bậc thấp là giảm tải cho lập trình viên trong việc nghiên cứu các tập lệnh và xây dựng các cấu trúc giải thuật. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao cũng sẽ được một phần mềm trên máy tính gọi là trình biên dịch (Compiler) chuyển sang dạng hợp ngữ trước khi chuyển sang mã máy. Khi sử dụng ngôn ngữ C người lập trình không cần hiểu sâu sắc về cấu trúc của bộ vi điều khiển. Có nghĩa là với một người chưa quen với một vi điểu khiển cho trước sẽ xây dựng được chương trình một cách nhanh chóng hơn, do không phải mất thời gian tìm hiểu kiến trúc của vi điều khiển đó. Và việc sử dụng lại các chương trình đã xây dựng trước đó cũng dễ dàng hơn, có thể sử dụng toàn bộ hoặc sửa chữa một phần. 2. Ngôn ngữ C 2.1 Kiểu dữ liệu 2.1.1 Kiểu dữ liệu trong C Kiểu Số Byte Khoảng giá trị Char 1 -128 – +127 Unsigned char 1 0 – 255 Int 2 -32768 - +32767 Unsigned int 2 0 - 65535 Long 4 -2147483648 - +2147483647 Unsigned long 4 0 – 4294697295
  • 2. Float 4 * Khai báo biến: - Cú pháp: Kiểu_dữ_liệu Vùng_nhớ Tên_biến _at_ Đia_chỉ; Ví dụ: Unsigned char data x; - Khi khai báo biến có thể gán luôn cho biến giá trị ban đầu. Ví dụ: Thay vì: unsigned char x; x = 0; Ta chỉ cần: unsigned char x = 0; - Có thể khai báo nhiều biến cùng một kiểu một lúc. Ví dụ: unsigned int x,y,z,t; - Chỉ định vùng nhớ: từ khoá “Vùng_nhớ” cho phép người dùng có thể chỉ ra vùng nhớ sử dụng để lưu trữ các biến sử dụng trong chương trình. Các vùng nhớ có thể sử dụng là: CODE, DATA, DATAB, IDATA, PDATA, XDTA. Khi không khai báo vùng nhớ trình dịch Keil C sẽ mặc định đó là vùng nhớ DATA. Vùng nhớ Ý nghĩa CODE Bộ nhớ mã nguồn chương trình DATA Bộ nhớ dữ liệu gồm 128 Byte thấp của RAM trong vi điều khiển BDATA Bộ nhớ dữ liệu có thê định địa chỉ bit, nằm trong vùng nhớ DATA IDATA Bộ nhớ dữ liệu gồm 128 Byte cao của RAM trong vi điều khiển chỉ có ở một số dòng vi điều khiển sau này PDATA Bố nhớ dữ liệu ngoài gồm 256 Byte, được truy cập bởi địa chỉ đặt trên P0 XDATA Bộ nhớ dữ liệu ngoài có dung lượng có thể lên đến 64 KB, được truy cập bởi địa chỉ đặt trên P0 và P2 * Định nghĩa lại kiểu - Cú pháp: typedef Kiễu_dữ_liệu Tên_biến; - Ten_biến sau này sẽ được sử dụng như một kiểu dữ liệu mới và có thể dùng để khai báo các biến khác Ví dụ: typedef int m5[5];
  • 3. Dùng tên m5 khai báo hai biến tên a và b có kiểu dữ liệu là mảng 1 chiểu 5 phần tử: m5 a,b; 2.1.2 Kiểu dữ liệu trong Keil C Kiểu Số bit Bit 1 Sbit 1 Sfr 8 Sfr16 16 - bit : dùng để khai báo các biến có giá trị 0 hoặc một hay các biến logic trên vùng RAM của vi điều khiển. Khi khai báo biến kiểu bit trình dịc Keil C sẽ mặc định vùng nhớ sử dụng là BDATA. ` - sbit, sfr, sfr16: dùng để định nghĩa các cho các thanh ghi chức năng hoặc các cổng trên vi điều khiển dùng để truy nhập các đoạn dữ liệu 1 bit, 8 bit, 16 bit 2.1.3 Mảng Mảng là một tập hợp nhiều phần tử cùng một kiểu giá trị và chung một tên. Các phần tử của mảng phân biệt với nhau bởi chỉ số hay số thứ tự của phần tử trong dãy phẩn tử. Mỗi phần tử có vai trò như một biến và lưu trữ được một giá trị độc lập với các phần tử khác của mảng. Mảng có thể là mảng một chiều hoặc mảng nhiều chiều Khai báo: - Cú pháp: Tên_kiểu Vùng_nhớ Tên_mảng[số_phần_tử_mảng]; Khi bỏ trống số phần tử mảng ta sẽ có mảng có số phần tử bất kì. Ví dụ: Unsigned int data a[5],b[2] [3]; Với khai báo trên ta sẽ có: mảng a là mảng một chiều 5 phần tử. Mảng b là mảng hai chiều, tổng số phần tử là 6. Chỉ số của mảng bắt đầu từ số 0. Mảng có bao nhiêu chiều phải cung cấp đầy đủ bấy nhiêu chỉ sô Ví du: phần tử mảng b[0] [1] là đúng Khi viết b[0] là sai 2.1.4. Con trỏ
  • 4. Khi ta khai báo một biến, biến đó sẽ được cấp phát một khoảng nhớ bao gồm một số byte nhất định dùng để lưu trữ giá trị. Địa chỉ đầu tiên của khoảng nhớ đó chính là địa chỉ của biến được khai báo. Con trỏ là một biến dùng để chứa địa chỉ mà không chứa giá trị, hay giá trị của con trỏ chính là địa chỉ khoảng nhớ mà nó trỏ tới. Với các vùng nhớ cụ thể con trỏ tới vùng nhớ đó chiếm dung lượng phụ thuộc vào độ lớn của vùng nhớ đó. Con trỏ tổng quát khi không xác định trước vùng nhớ sẽ có dung lượng lớn nhất vì vậy tốt nhất nên sử dụng con trỏ cụ thể. Loại con trỏ Kích thước Con trỏ tổng quát 3 byte Con trỏ XDATA 2 byte Con trỏ CODE 2 byte Con trỏ DATA 1 byte Con trỏ IDATA 1 byte Con trỏ PDATA 1 byte Khai báo biến con trỏ: - Cú pháp: Kiểu_Dữ_liệu Vùng_nhớ *Tên_biến; - Ví dụ: int *int_ptr; long data *long_ptr; - khi không chỉ rõ vùng nhớ con trỏ sẽ được coi là con trỏ tổng quát. 2.1.5 Kiểu dữ liệu cấu trúc Kiểu dữ liệu cấu trúc là một tập hợp các biến, các mảng và cả các kiểu cấu trúc khác được biểu thị bởi một tên duy nhất. kiểu dữ liệu cấu trúc dùng để lưu trữ các giá trị, thông tin có liên quan đến nhau. Định nghĩa và khai báo biến cấu trúc: - Định nghĩa: typedef struct { Khai báo các biến thành phần; } Tên_kiểu_cấu_trúc; - Khai báo: Tên_kiểu_cấu_trúc Vùng_nhớ Tên_biến; Ví dụ: typedef struct { char day; char month; int year;
  • 5. } Date_type; Date_type date,date_arr[5]; 2.2 Phép toán Phép gán kí hiệu: “=”. - Cú pháp: Biến_1 = Biến_2; Trong đó Biến_2 có thể là giá trị xác định cũng có thể là biến. 2.2.1 Phép toán số học Phép toán ý nghĩa Ví dụ + Phép cộng X=a+b - Phép trừ X=a-b * Phép nhân X=a*b / Phép chia lấy phần nguyên X=a/b (a=9, b=2 → X=4) % Phép chia lấy phần dư a%b (a=9, b=2 → X=1) 2.2.2 Phép toán Logic AND: && OR: || NOT: ! 2.2.3 Các phép toán so sánh: Phép toán ý nghĩa Ví dụ > So sánh lớn hơn a>b
  • 6. 4>5 các giá trị 0 >= So sánh lớn hơn hoặc bằng a>=b 6>=2 các giá trị 1 < So sánh nhỏ hơn a<b 6<7 các giá trị 1 <= So sánh nhỏ hơn hoặc bằng a<=b 8<=5 các giá trị 0 == So sánh bằng nhau a==b 6==6 các giá trị 1 != So sánh khác nhau a!=b 9!=9 các giá trị 0 2.2.4 Phép toán thao tác Bit Phép toán Ý nghĩa Ví dụ & Phép và (AND) Bit_1 & Bit_2 | Phép hoặc (OR) Bit_1 | Bit_2 ! Phép đảo (NOT) !Bit_1 ^ Phép hoặc loại trừ (XOR) Bit_1 ^ Bit_2 << Dịch trái a<<3 >> Dịch phải a>>4 ~ Lấy bù theo bit ~a 2.2.5 Phép toán kết hợp Phép toán Ví dụ += a+=5 <=> a=a+5 -= a-=5 <=> a=a-5 *= a*=5 <=> a=a*5 /= a/=5 <=> a=a/5 %= a%=5 <=> a=a%5
  • 7. 2.3 Cấu trúc chương trình C 2.3.1 Cấu trúc chương trình * Cấu trúc 1. Khai báo chỉ thị tiền xử lý 2. Khai báo các biến toàn cục 3. Khai báo nguyên mẫu các hàm 4. Xây dựng các hàm và chương trình chính * Ví dụ: Khai báo chỉ thị tiền xử lý #include<regx51.h> #include<string.h> #define Led1 P1_0 Khai báo biến toàn cục Unsigned char code Led_arr[3]; Unsigned char data dem; Unsigned int xdata X; Khai báo nguyên mẫu hàm Void delay(unsigned int n); bit kiemtra(unsigned int a); void delay(unsigned int n) { Khai báo biến cục bộ; Mã chương trình trễ; } Xây dựng các hàm và chương trình chính Void main() { Khai báo biến cụ bộ; Mã chương trình chính; } Bit kiemtra(unsigned int a) {
  • 8. Khai báo biến cục bô; Mã chương trình kiểm tra biến a; } Chú ý:Hàm không khai báo nguyên mẫu phải được xây dựng trước hàm có lời gọi hàm đó. Ở ví dụ trên do hàm “bit kiemtra(unsigned int a)” đã được khai báo nguyên mẫu hàm ở trên nên có thể xây dựng hàm ở bất kì vị trí nào trong chương trình. 2.3.2 Chỉ thị tiền xử lý Các chỉ thị tiền sử lý không phải là các lệnh của ngôn ngữ C mà là các lệnh giúp cho việc soạn thảo chương trình nguồn C trước khi biên dịch. Khi dịch một chương trình C thì không phải chính bản chương trình nguồn mà ta soạn thảo được dịch. Trước khi dịch, các lệnh tiền xử lý sẽ chỉnh lý bản gốc, sau đó bản chỉnh lý này sẽ được dịch. Có ba cách chỉnh lý được dùng là: + Phép thay thế #define + Phép chèn tệp #include + Phép lựa chọn biên dịch #ifdef Các chỉ thị tiền xử lý giúp ta viết chương trình ngắn gọn hơn và tổ chức biên dịch, gỡ rối chương trình linh hoạt, hiệu quả hơn. * Chỉ thị #define Chỉ thị #define cho phép tạo các macro thay thế đơn giản - Cú pháp: #define Tên_thay_thế dãy_kí_tự Một Tên_thay_thế có thể được định nghĩa lại nhiều lần, nhưng trước khi định nghĩa lại phải giải phóng định nghĩa bằng chỉ thị: #undef Tên_thay_thế - Ví dụ: #define N 100 * Chỉ thị #include Chỉ thị #include báo cho trình biên dịch nhận nội dung của tệp khác và chèn vào tệp chương trình nguồn mà ta soạn thảo. - Cú pháp: Cách 1: #include<tên_tệp> Cách 2: #include“tên_tệp” - Ví dụ: Cách 1: #include<regx51.h> Ở cách này tệp regx51.h sẽ được tìm trong thư mục INC để chèn vào chương trình nguồn.
  • 9. Cách 2: #include“regx51.h” Ở cách này tệp regx51.h sẽ được tìm trong thư mục chứa chương trình nguồn nếu không có mới tìm trong thư mục INC Khi muốn chèn tệp ngoài thư viện hoặc ngoài thư mục chứa chương trình nguồn thì tên_tệp sẽ bao gồm cả đường dẫn thư mục chứa tệp. * Chỉ thị #ifdef Chỉ thị #ifdef này thường dùng để biên dịch các tệp thư viện. - Cú pháp: Cách 1: #ifdef ten_macro Đoạn chương trình #endif Cách 2: #ifdef ten_macro Đoạn chương trình 1 #else Đoạn chương trình 2 #endif Ở cách 1 nếu tên_macro đã được định nghĩa “Đoạn chương trình” sẽ được dịch ngược lại “Đoạn chương trình” sẽ bị bỏ qua. * Chỉ thị #ifndef Chỉ thị #ifndef này thường dùng để biên dịch các tệp thư viện. - Cú pháp: Cách 1: #ifndef ten_macro Đoạn chương trình #endif Cách 2: #ifndef ten_macro Đoạn chương trình 1 #else Đoạn chương trình 2 #endif Ở cách 1 nếu tên_macro chưa được định nghĩa “Đoạn chương trình” sẽ được dịch ngược lại “Đoạn chương trình” sẽ bị bỏ qua. 2.3.3 Chú thích trong chương trình
  • 10. Việc viết chú thích trong trình nhằm mục đích giải thích ý nghĩa của câu lệnh, đoạn chương trình hoặc hàm hoạt động như thế nào và làm gì. Viết chú thích sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu được chương trình dễ dàng và nhanh chóng hơn, sửa lỗi đơn giản hơn hoặc giúp cho ta xem lại chương trình cũ mà ta đã làm trở lên nhanh hơn. Chú thích trong chương trình sẽ không ảnh hưởng đến chương trình mà ta soạn thảo vì trình dịch sẽ bỏ qua tất cả lời chú thích khi biên dịch chương trình sang mã máy. Lời giải thích được đặt sau dấu “//” nếu chú thích chỉ viết trên một dòng hoặc trong cặp dấu “*” và “*”. 3 Các lệnh cơ bản trong C + Câu lệnh rẽ nhánh if: - Cấu trúc: if(dieu_kien) { // Đoạn chương trình } Giải thích: nếu dieu_kien đúng thì xư lí các câu lệnh bên trong còn sai thì nhảy qua. - Cấu trúc: if(dieu_kien) { // Đoạn chương trình 1 } else { // Đoạn chương trình 2 } Giải thích: nếu dieu_kien đúng thì xử lí “Đoạn chương trình 1” bên trong còn sai thì x ử l ý “Đoạn chương trình 1” + Câu lệnh lựa chọn: Cấu trúc: switch(bien) { case gia_tri_1: {//các câu lệnh break;} case gia_tri_2: {//các câu lệnh break;}
  • 11. case gia_tri_3: {//các câu lệnh break;} ……………………………………... case gia_tri_n: {//các câu lệnh break;} } Giải thích: tuỳ vào biến có gia_tri_1 thì thực hiện các câu lệnh tương ứng rồi sau đó thoát khỏi cấu trúc nhờ câu lệnh break. Biến có gia_tri_2 thì thực hiện câu lệnh tương ứng rồi thoát. ……………………. Biến có gia_tri_n thì thực hiện các câu lệnh tương ứng rồi thoát. + Vòng lặp xác định: Cấu trúc: for(n=m;n<l;n++) { // các câu lệnh xử lí } Giải thích: m,l là giá trị(m>l), còn n là biến. thực hiện lặp các câu lệnh (l-m) lần. + Vòng lặp không xác định while: Cấu trúc: while(dieu_kien) { // các câu lệnh } Giả thích: thực hiện lặp các câu lệnh khi điều kiện đúng nếu điều kiện sai thì thoát khỏi vòng lặp. + Vòng lặp không xác định do while: Cấu trúc: do { // các câu lệnh } while(dieu_kien); Giả thích: thực hiện lặp các câu lệnh sau đó kiểm tra điều kiện nếu đúng, nếu sai thì thoát khỏi vòng lặp. II. Trình biên dịch Keil C (compiler) 2.1. Khởi tạo cho Project.
  • 12. Để tạo 1 project mới chọn project → New project như sau: Hộp thoại create new project hiện ra như sau:
  • 13. Đánh tên và chuyển đến thư mục bạn lưu project.bạn nên tạo mỗi một thư mục cho 1 project. rồi chọn save. Hộp thoại sau hiện ra:
  • 14. Trong này có 1 loạt các hãng điện tử sản xuất 8051. bạn lập trình cho con nào thì chọn con đấy, kích chuột vào dấu + để mở rộng các con IC của các hang. ở đây ta lập trình cho AT89C51 của hang ATMEN nên ta chọn như trên. Khi chọn chip thì ngay lập tức 1 bảng hiện ra 1 số tính năng của chip các bạn có thể nhìn thấy: 8051 based fully static 24Mhz …. nhập OK, chọ câu trả lời NO khi được hỏi “copy standard 8051 startup code to project and addfile to project” vì nếu chon YES chỉ làm cho file lập trình của bạn thêm nặng. Để tạo một file code các bạn chọ file→new hoặc ấn ctrl+N. như sau: Cửa sổ text1 hiện ra. Tiếp theo bạn chọn File → save As hoặc Ctrl+S, để lưu File mặc dù chưa có gì như sau:
  • 15. Được cửa sổ sau: Các bạn nhập tên vào text box file name.chú ý tên gì cũng được nhưng không được thiếu đuôi mở rộng .C, và nhấn SAVE. Trong ô bên trái màn hình, cửa sổ PROJECT WORKSPACE, các bạn mở rộng cái target 1 ra như sau:
  • 16. Nhấp chuột phải nên SOURCE GROUP, chọn Add file to Group “Source Group 1” hộp thoại hiện ra chọn file .C mà các bạn vừa SAVE rồi nhấn Add 1lấn rồi nhấn Close. nếu bạn nhấn Add 2 lần nó sẽ thong báo là file đã add bạn chỉ việc OK rồi nhấn Close. Được như sau: Bây giờ trong hình nhìn thấy trong Source Group 1 có file VIDU.C. các bạn nhấp chuột phải vào vùng soạn thảo file VIDU.C để thêm file thư viện. Chon Insert “#include<REGX51.H>”.
  • 17. Phần cuối cùng của công việc khởi tạo là các bạn viết lời giải thích cho dự án của mình. phần này rất cần thiết vì nó để người khác hiểu mình làm gì trong project này và khi mình cần sử dụng lại code đọc lại còn biết nó là cái gì. 2.2. Soạn thảo chương trình. Các bạn viết thử 1 chương trình làm ví dụ. khi viết xong mỗi dòng lệnh nên giải thích dòng lệnh đó làm gì. Ví dụ:
  • 18. 2.3. Biên dịch một chương trình. Sau khi soạn thảo xong nhấn Ctrl+S để nhớ. Nhớ xong các bạn biên dịch chương trình bắng cách ấn phím F7 hoặc chọn Build target là biểu tượng ngay trên cửa sổ Workspace, như trên hình:
  • 19. Để biên dịch chương trình thành file HEX các bạn chọn: Project→option for ‘target 1’ như hình vẽ:
  • 20. Trong hộp thoại hiện ra, hãy check vào Creat HEX File như chỉ dẫn: chọn thẻ táp target nhập lại tần số thạch anh là 12Mhz.
  • 21. Để mô phỏng các bạn chon Debug→Start/stop debug session hoặc ấn Ctrl+F5, hoặc nhấn vào Icon chữ D màu đỏ trong cái kính lúp trên thanh công cụ. Để hiển thi các cổng, các thanh ghi các bạn chon trong peripherals.
  • 22. Các bạn thấy 1 cửa sổ nhỏ Parallel Port xuất hiện đó là cái để mô phỏng cho 1 cổng của AT89C51. dấu tick tương đương chân ở mức cao (5V), không tick chân ở mức thấp 0V.trong menu peripherals còn có các ngoại vi khác như timer, interrupt, serial.
  • 23. Để chạy chương trình các bạn ấn chuột phải vào màn hình soạn thảo, rồi ấn F11.mỗi làn ấn sẽ chạy 1 lệnh.khi debug nếu các bạn chờ hàm delay lâu quá 1000 lần lặp các bạn nhấn ctrl+F11 để bỏ qua hàm. hoặc ấn F10 để chạy từng dòng lệnh Bài 2: Điều khiển Led đơn, Led 7 thanh và nút nhấn I. Hiển thị Led đơn Bài toán:Ghép nối LED dơn với chân P1.0 của vi điều khiển, viết chương trình điều khiển LED nhấp nháy với thời gian trễ là 1s.
  • 24. + Lưu đồ thuật toán của bài LED nháy: + Chương trình điều khiển: /*==================Bo tien xu li===================*/ #include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien #define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led #define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led /*==================khai bao bien==================*/ sbit Led = P1^0; // Khai bao bien Led kieu bit chan P1.0 /*================= Khai bao hàm==================*/ /*------------------------------ham tre -------------------------------------*/ void delay(long time) { while(time--); } /*--------------------------------ham chinh--------------------------------*/ void main(void) { while(1)
  • 25. { Led = bat; // bat Led delay(25000); // tre 1s Led = tat; // tat Led delay(25000); //tre 1s } } II. Phối hợp Led và nút nhấn 1. Phối hợp Led đơn và nút nhấn Bài toán: Một đèn Led được nối với chân P1.0 của vi điều khiển. Một công tắc START nối với chân P3.0 và công tắc STOP nối với chân P3.1 của vi điều khiển. hãy viết chương trình điều khiển để khi bật công tắc START thì Led sang, khi bật công tắc STOP thì Led tắt. + Lưu đồ thuật giải của bài toán: + Chương trình điều khiển: /*==================Bo tien xu li===================*/ #include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien #define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led
  • 26. #define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led /*==================khai bao bien==================*/ sbit Led = P1^0; // Khai bao bien Led kieu bit chan P1.0 sbit STOP = P3^0; // cong tac STOP de tat Led sbit START = P3^1; // cong tac START de bat Led /*=================== ham chinh==================*/ void main(void) { Led = tat; //ban dau tat Led while(1){ if((START==0)&&(STOP==1)) { Led = bat; } if((START==1)&&(STOP==0)){ Led = tat; } } } 2. Phối hợp Led 7 thanh và nút nhấn Các số hiển thị P1.0 g P1.1 f P1.2 e P1.3 d P1.4 c P1.5 b P1.6 a dp số nạp hex mov
  • 27. P1,# 0 1 0 0 0 0 0 0 1 81 1 1 1 1 1 0 0 1 1 cf 2 0 1 0 0 1 0 0 1 92 3 0 1 1 0 0 0 0 1 86 4 0 0 1 1 0 0 1 1 cc 5 0 0 1 0 0 1 0 1 a4 6 0 0 0 0 0 1 0 1 a0 7 1 1 1 1 0 0 0 1 8f 8 0 0 0 0 0 0 0 1 80 9 0 0 1 0 0 0 0 1 84 Bài toán: Một Nút bấm được nối với chân P3.4, hãy lập trình điều khiển đếm số lần ấn phím từ 0 đến 9 và hiển thị trên Led 7 thanh. + Lưu đồ thuật giải: + Chương trình điều khiển: /*==================Bo tien xu li===================*/ #include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien
  • 28. /*=================Khai bao bien toan cuc=============*/ sfr dataP = 0x90; // du lieu la P1 // ma 7 thanh tu 0 den 9 la // 0x81h,0xcfh,0x92h,0x86h,0xcch,0xa4,0xa0h,0x8fh,0x80h,0x84h. sbit ctac = P3^4; unsigned char dem=0; /*====================Khai bao ham==================*/ /*----------------------------ham delay========================*/ void delay(long time) { while(time--); } /*----------------------chuong trinh con kiem tra co phim nhan-------------*/ void phim_an(void) { if(ctac==0) //co phim nhan { delay(500); //chong rung phim while(ctac==0); //Cho nha phim delay(500); // chong rung phim dem++; //tang bien dem if(dem==10) dem=0; } } /*----------------hien thi so lan an phim------------------------------------------*/ void solan_an(void) { switch(dem) { case 0: {dataP=0x81;break;} case 1: {dataP=0xcf;break;} case 2: {dataP=0x92;break;} case 3: {dataP=0x86;break;}
  • 29. case 4: {dataP=0xcc;break;} case 5: {dataP=0xa4;break;} case 6: {dataP=0xa0;break;} case 7: {dataP=0x8f;break;} case 8: {dataP=0x80;break;} case 9: {dataP=0x84;break;} }; } /*-------------------------chuong trinh chinh------------------------------------------ -*/ void main(void) { dataP = 0x81; // ban dau la so 0 while(1){ phim_an(); solan_an(); } } Bài 3 Hiển thị LCD, Giao tiếp bàn phím Hex, Hiển thị ma trận Led I. LCD 1. Ghép nối vi điều khiển với LCD 16x2. - Bảng mô tả sơ đồ chân của LCD 16x2: Chân Ký hiệu I/O Mô tả 1 Vss - Mass 2 Vcc - Dương nguồn 5v 3 VEE - Cấp nguồn điều khiển tương phản 4 RS I RS=0 chon thanh ghi lệnh RS=1 chon thanh ghi dữ liệu 5 R/W I R/W=1 đọc dữ liệu, R/W=1 ghi 6 E I/O Cho phép 7 DB0 I/O Bit dữ liệu 8 DB1 I/O Nt 9 DB2 I/O Nt 10 DB3 I/O Nt
  • 30. 11 DB4 I/O Nt 12 DB5 I/O Nt 13 DB6 I/O Nt 14 DB7 I/O Nt Chân 15 và 16 là A và K. Nó được nối với 2 chân của 1 con Led dùng để sáng LCD trong bóng tối chúng ta không sử dụng. - Sơ đồ ghép nối LCD với vi điều khiển: 2. Nguyên lí hoạt động của LCD. - Chân VCC, Vss, và VEE: các chân VCC và VSS cáp dương nguồn 5v và mass tương ứng. Chân VEE được dùng để điều khiển độ tương phản. - Chân chọn thanh ghi RS(Register Select): có 2 thanh ghi trong LCD chân RS được dùng để chọn thanh ghi. nếu RS=0 thì thanh ghi mã lệnh được chọn để cho phép người dùng gửi 1 lệnh lên chẳng hạn như xoá màn hình, đưa con trỏ về đầu dòng… Nếu RS=1 thì thanh ghi dữ liệu được chọn cho phép người dùng gửi dữ liệu cần hiển thị lên LCD. - Chân đọc/ghi (R/W): đầu vào đọc/ghi cho phép người dùng đọc thông tin từ LCD khi R/W=1 hoặc ghi thông tin lên LCD. - Chân cho phép E(Enable): chân cho phép được sử dụng bởi LCD để chốt dữ liệu của nó. Khi dữ liệu được cấp đến chân dữ liệu thì 1 xung mức cao xuống thấp phải được áp đến chân này để LCD chốt dữ liệu trên các chân dữ liệu. Xung này có độ rộng tối thiểu 450ns.
  • 31. - Chân DB0-DB7: đây là đường dữ liệu 8 bít, được dùng để gửi thông tin lên LCD hoặc đọc nội dung các thanh ghi trong LCD. Để hiển thị các chữ cái và các con số, chúng ta gửi mã ASCII của các chữ cái từ A đến Z , a đến z và các chữ số từ 0 đến 9 đến các chân này khi bật RS=1. - Bảng mã lệnh của LCD: Mã (HEX) Lệnh đến thanh ghi của LCD 01 Xoá màn hình hiển thị 02 Trở về đầu dòng 04 Giảm con trỏ(dịch con trỏ sang trái ) 06 Tăng con trỏ(dịch con trỏ sang phải) 05 Dịch hiển thị sang phải 07 Dịch hiển thị sang trái 08 Tắt con trỏ, tắt hiển thị 0a Tắt hiển thị, bật con trỏ 0c Bật hiển thi, tắt con trỏ 0e Bật hiển thị, nhấp nháy con trỏ 0f Tắt con trỏ, nhấp nháy con trỏ 10 Dịch vị trí con trỏ sang trái 14 Dịch vị trí con trỏ sang phải 18 Dịch toàn bộ hiển thị sang trái 1c Dịch toàn bộ hiển thị sang phải 80 Ép con trỏ về đầu dòng thứ nhất 0c0 Ép con trỏ về đầu dòng thứ 2 38 Hai dòng và ma tận 5x7.
  • 32. 3. Phần luyện tập: Hãy viết chương trình hiển thị trên LCD: Dòng 1 chữ “VIETNAM” bằng cách hiển thị tưng kí tự Dòng 2 chữ "VI DIEU KHIEN" bằng cách hiển thị cả chữ. Với sơ đồ mạch cho dướí đây. Chương trình: /*=========bo tien xu li===============*/ #include<AT89x51.h> #include<string.h> /*===========khai bao bien toan cuc============*/ sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu. sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7. sbit RS = P3^0; // chon thanh ghi sbit RW = P3^1; // doc/ghi sbit EN = P3^2; //cho phep chot du lieu /*===========cac chuong trinh con cua LCD==========*/ /*--------------kiem tra su san sang cua LCD------------------------*/ void wait(void) { RS=0; //chon thanh ghi lenh RW=1; //đoc tu LCD LCDdata=0xff; //gia tri 0xff
  • 33. while(BF) //kiem tra co ban { EN=0; //dua xung cao xuong thap đe chot. EN=1; //dua chan cho phep len cao } } /*------------------------thiet lap lenh cho LCD--------------------------*/ void LCDcontrol(unsigned char x) { RS=0;//chon thanh ghi lenh RW=0;//ghi len LCD. LCDdata=x ;// gia tri x EN=1;//cho phep muc cao EN=0;//xung cao xuong thap wait();//đoi LCD san sang. } /*------------------------------Khoi tao LCD-------------------------*/ void LCDinit(void) { LCDcontrol(0x38);//2 dong va ma tran 5x7 LCDcontrol(0x0e);//bat man hinh, bat con tro LCDcontrol(0x01);//xoa man hinh } /*-------------------------thiet lap du lieu cho LCD-----------------*/ void LCDwrite(unsigned char c) { RS=1;//ghi du lieu RW=0;//ghi du lieu len LCD LCDdata=c;//gia tri C EN=1;//cho phep muc cao EN=0;//xung cao xuong thap wait();//cho } void LCDwrites(unsigned char *s)
  • 34. { unsigned char data lens,count; lens=strlen(s); for(count=0;count<lens;count++){ LCDwrite(*(s+count)); } } /*=====================chuong trinh tre================*/ void delay(long time) { while(time--); } /*========================ham chinh==================*/ void main(void) { LCDinit(); // khoi tao LCD LCDcontrol(0x82);// dua con tro den vi tri thu 4 dong 1 LCDwrite(„V‟); LCDwrite(„I‟); LCDwrite(„E‟); LCDwrite(„T‟); LCDwrite(„ ‟); LCDwrite(„N‟); LCDwrite(„A‟); LCDwrite(„M‟); LCDcontrol(0xC0); LCDwrites("VI DIEU KHIEN"); while(1); //vong lap vo han } II. Giao tiếp bàn phím Hex (ma trận phím 4x4) 1. Thuật toán đọc bàn phím Cộti = 0 (i=1-4)
  • 35. Hàngi = 0 (i =1-4) Sai Đúng Trả lại kết quả phím đã nhấn 2. Chương trình Hãy viết chương trình đọc ma trận phím và hiển thi số thứ tự phím trên LCD. Chương trình:
  • 36. /*=========bo tien xu li===============*/ #include<AT89x51.h> #include<string.h> #define H1 P1_0 #define H2 P1_1 #define H3 P1_2 #define H4 P1_3 /*===========khai bao bien toan cuc============*/ sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu. sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7. sbit RS = P3^0; // chon thanh ghi sbit RW = P3^1; // doc/ghi sbit EN = P3^2; //cho phep chot du lieu #include"LCD.h"// Thu vien LCD tu xay dung /*-------- ham doc phim nhan tu ma tran phim 4x4---------------*/ unsigned char Phim(void) { unsigned char phimnhan, dem, chot; phimnhan=0; chot=128; dem=4; while(dem--){ P1=~chot; if(!H1){ delay(500); phimnhan=dem+1; delay(500); }else if(!H2){ delay(500); phimnhan=dem+5; delay(500); }else if(!H3){ delay(500); phimnhan=dem+9; delay(500);
  • 37. }else if(!H4){ delay(500); phimnhan=dem+13; delay(500); } chot>>=1; } return phimnhan; } void viewphim(unsigned char phimnhan) { if(phimnhan<10){ LCDwrite(phimnhan+48); }else{ LCDwrite(phimnhan/10+48); LCDwrite(phimnhan%10+48); } } void main(void) { unsigned char phimnhan=0; LCDinit(); LCDwrites("Hay Nhan Phim"); LCDcontrol(0xC0); while(1){ phimnhan=Phim(); if(phimnhan){ LCDcontrol(0x01); LCDwrites("Hay Nhan Phim"); LCDcontrol(0xC0); viewphim(phimnhan); } } } III. Hiển thị ma trận Led
  • 38. 1. Thuật toán 2. Xây dựng chương trình Bài toán: Viết chương trình hiển thị ma trận LED bằng phương pháp quét cột hiển thị dong chữ "LAP TRINH VI DIEU KHIEN BANG NGON NGU C", với dong chữ chạy từ trái sang phải. + Chương trình: // Khai bao chi thi tien xu ly #include<AT89x51.h> // Dinh nghia cac cong va cac chan dieu khien #define CLOCK P3_2 #define DATA P3_3 #define CLEAR P3_4 #define Pxanh P1 #define Pdo P2 // Dinh nghia cac hang so #define Nhanh 10 #define Trungbinh 25 #define Cham 50 #define Cuccham 75
  • 39. #define Sieucham 150 #define Mxanh 1 #define Mdo 2 #define Mcam 3 // Khai bao mang chu hien thi unsigned char code Mcode[256]={ 0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0, 0,255,1,1,1,1,/* L */ 0,63,72,136,72,63,/* A */ 0,255,144,144,144,96,/* P */ 0, 0,128,128,255,128,128,/* T */ 0,255,144,144,144,111,/* R */ 0,129,129,255,129,129,/* I */ 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0,255,16,16,16,255,/* H */ 0, 0,252,2,3,2,252,/* V */ 0,129,129,255,129,129,/* I */ 0, 0,255,129,129,129,126,/* D */ 0,129,129,255,129,129,/* I */ 0,255,145,145,145,129,/* E */ 0,254,1,1,1,254,/* U */ 0, 0,255,24,36,66,129,/* K */ 0,255,16,16,16,255,/* H */ 0,129,129,255,129,129,/* I */ 0,255,145,145,145,129,/* E */ 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0, 0,255,145,145,145,110,/* B */ 0,63,72,136,72,63,/* A */ 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0,126,129,129,137,78,/* G */ 0,
  • 40. 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0,126,129,129,137,78,/* G */ 0,126,129,129,129,126,/* O */ 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0, 0,255,96,24,6,255,/* N */ 0,126,129,129,137,78,/* G */ 0,254,1,1,1,254,/* U */ 0, 0,126,129,129,129,70,/* C */ 0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0 }; // Khai bao bien toan cuc unsigned char data Start,End,Tocdolap,i,j,k; unsigned char data Mdata1[32],Mdata2[32],Mau; unsigned char data Dk1,Dk2,Dk3,Dk4,Dk5; // Khai bao nguyen mau cac ham void delay(unsigned long time); unsigned char Mu2(unsigned char somu); void Do(unsigned char chiso); void Xanh(unsigned char chiso); void Cam(unsigned char chiso); void Dobyte(unsigned char chiso); void Xanhbyte(unsigned char chiso); void Cambyte(unsigned char chiso); void Chaychudo(void); void Chaychuxanh(void); void Chaychucam(void); void Chaychu(void); void Taomangnhapnhay(void); void Nhapnhayxanh(void);
  • 41. void Nhapnhaycam(void); void Nhapnhaydo(void); void Taomanglen(void); void Lxanh(void); void Ldo(void); void Lcam(void); void Len(void); /******************Ma nguon cac ham*************************/ // Ham tao tre void delay(unsigned long time) { while(time--); } // Khoi ham hien thi chu chay tu trai sang phai void Xanh(unsigned char chiso) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pxanh=Mcode[chiso]; delay(12); Pxanh=0; } void Do(unsigned char chiso) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pdo=Mcode[chiso]; delay(12); Pdo=0; } void Cam(unsigned char chiso)
  • 43. } void Chaychudo(void) { for(i=Start+1;i<Dk1;i++) { Tocdolap=Nhanh; while(Tocdolap--) { DATA=1; Dk2=i+32; for(j=i;j<Dk2;j++)Do(j); } } } void Chaychu(void) { Dk1=End-31; if(Mau==Mxanh)Chaychuxanh(); else if(Mau==Mdo)Chaychudo(); else Chaychucam(); } // Khoi ham hien thi chu nhap nhay tai cho void Cambyte(unsigned char chiso) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pxanh=Mdata2[chiso]; Pdo=Pxanh; delay(12); Pdo=0; Pxanh=0; }
  • 44. void Dobyte(unsigned char chiso) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pdo=Mdata2[chiso]; delay(12); Pdo=0; } void Xanhbyte(unsigned char chiso) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pxanh=Mdata2[chiso]; delay(12); Pxanh=0; } void Nhapnhaydo(void) { while(Tocdolap--){ DATA=1; for(k=0;k<32;k++)Dobyte(k); } } void Nhapnhayxanh(void) { while(Tocdolap--){ DATA=1; for(k=0;k<32;k++)Xanhbyte(k); } } void Nhapnhaycam(void)
  • 45. { while(Tocdolap--){ DATA=1; for(k=0;k<32;k++)Cambyte(k); } } void Taomangnhapnhay(void) { for(i=0;i<32;i++) Mdata2[i]=0; Dk4=End-Start; Dk5=(32-Dk4)/2; Dk4=32-Dk5; for(i=Dk5;i<Dk4;i++) Mdata2[i]=Mcode[Start+i-Dk5]; } void Nhapnhay(void) { unsigned char demnhay; demnhay=10; Taomangnhapnhay(); while(demnhay--) { Tocdolap=Nhanh; if(Mau==Mxanh)Nhapnhayxanh(); else if(Mau==Mdo)Nhapnhaydo(); else Nhapnhaycam(); CLEAR=0; delay(1250); CLEAR=1; } } // Khoi ham hien thi chu di tu duoi len
  • 46. unsigned char Mu2(unsigned char somu) { if(!somu) return 1; else return 2*Mu2(somu-1); } void Taomanglen(void) { for(i=0;i<32;i++) Mdata2[i]=0; Dk4=End-Start; Dk5=(32-Dk4)/2; Dk4=32-Dk5; for(i=Dk5;i<Dk4;i++) Mdata1[i]=Mcode[Start+i-Dk5]; i=8; } void Lcam(void) { unsigned char data dem; Tocdolap=Trungbinh; while(Tocdolap--) { DATA=1; for(dem=0;dem<32;dem++) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pxanh=Mdata2[dem]; Pdo=Pxanh; delay(12); Pxanh=0; Pdo=0; }
  • 47. } } void Ldo(void) { unsigned char data dem; Tocdolap=Trungbinh; while(Tocdolap--) { DATA=1; for(dem=0;dem<32;dem++) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pdo=Mdata2[dem]; delay(12); Pdo=0; } } } void Lxanh(void) { unsigned char data dem; Tocdolap=Trungbinh; while(Tocdolap--) { DATA=1; for(dem=0;dem<32;dem++) { CLOCK=1; DATA=0; CLOCK=0; Pxanh=Mdata2[dem]; delay(12); Pxanh=0;
  • 48. } } } void Len(void) { Taomanglen(); while(i--) { for(j=Dk5;j<Dk4;j++) Mdata2[j]= Mdata1[j]/Mu2(i); if(Mau==Mxanh)Lxanh(); else if(Mau==Mdo)Ldo(); else Lcam(); } for(i=0;i<7;i++) { for(j=Dk5;j<Dk4;j++) Mdata2[j]= Mdata2[j]*2; if(Mau==Mxanh)Lxanh(); else if(Mau==Mdo)Ldo(); else Lcam(); } } /*Ham chinh*/ void main(void) { TMOD=0x01; Pxanh=0; Pdo=0; P3=16; while(1) { Start=0;End=194;Mau=3;
  • 50. Nhapnhay(); Start=189;End=194;Mau=2; Nhapnhay(); } } Bài 5: Giao tiếp ADC - Xử lý ngắt I. Giao tiếp ADC +Chương trình: #include<regx51.h> #include<string.h> /*===========khai bao bien toan cuc============*/ sfr LCDdata = 0xA0; // cong P2, 8 bit du lieu. sbit BF = 0xA7; // co ban, bit DB7. sbit RS = 0xb0; // chon thanh ghi sbit RW = 0xb1; // doc/ghi sbit EN = 0xb2; //cho phep chot du lieu #include"Lcd.h"// Thu vien LCD tu xay dung #define RD P3_3 #define WR P3_4
  • 51. #define INTR P3_5 /*-------- Ham tre ---------------*/ void delay(long time) { while(time--); } /*-------- ham doc phim nhan tu ma tran phim 4x4---------------*/ void view(unsigned char val) { unsigned char var; if(val<10){ LCDwrite(val+48); }else if(val<100){ LCDwrite(val/10+48); LCDwrite(val%10+48); }else{ var=val/10; LCDwrite(var/10+48); LCDwrite(var%10+48); LCDwrite(val%10+48); } } void main(void) { unsigned char ADCval=0; RD=0; LCDinit(); LCDcontrol(0x83); LCDwrites("ADC0804"); while(1){ WR=1; WR=0; while(!INTR); ADCval=P1; LCDcontrol(0x01);
  • 52. LCDcontrol(0x83); LCDwrites("ADC0804"); LCDcontrol(0xC0); view(ADCval); delay(5000); } } II. Lập trình xử lý ngắt 1. Ngắt timer/counter. 1.1. cơ chế tạo trễ của timer và cách tính toán giá trị nạp vào timer. a. chế độ 1: - ở chế độ 1 đó là bộ định thời 16 bit, do đó các giá trị trong khoảng từ 0000 đến FFFF có thể sử dụng để nạp cho TH và TL của bộ định thời. - Sau khi TH, TL được nạp giá trị ban đầu 16 bit thì bộ định thời phải được khởi động với lệnh TR0 = 1 với timer0 và TR1 = 1 với timer1, khi này bộ định thời bắt đầu đếm tăng theo xung clock từ giá trị ban đầu cho tới giá trị đỉnh là FFFF. Khi đó bộ định thời sẽ quay vong từ FFFF về 0000 và bật cờ báo tràn TF0 với timer0 và TF1 với timer1(ban dầu TFx=0) khi đó cần phải có thao tác để xoá cờ để lần sau còn biết được khi nào bộ đếm tràn. - khi bộ đếm tràn thì TH và Tl của bộ định thời sẽ mang giá trị 0 do đó phải có thao tác nạp lại giá trị ban đầu cho chúng và xoá cờ TF để bộ đếm được lặp lại. - Như vậy khoảng thời gian mà bộ định thời tạo trễ chính là khoangre thời gian nó đếm tăng từ giá trị ban đầu được nạp cho tới giá trị đỉnh FFFF. - tính toán giá trị nạp vào thanh ghi chứa của bộ định thời từ thời gian muốn tạo trễ(t): gọi N = 65536 – t/chu ki máy. Sau khi chuyển sang mã HEX được 1 số có 4 chữ số có dạng: x1x2y1y2. khi đó giá trị nạp cho thanh ghi chứa như sau: TH = x1x2, TL = y1y2. Ví dụ: muốn tạo trễ 500us thì: Giả sử chu kì máy là 1us: có N = 65536 – 500/1 = 65036. chuyển sang mã HEX là FE0C, từ đó: TH = 0xFE, TL = 0x0C. - các bước lập trình cho bộ định thời để tạo trễ ở chế độ 1: +B1: chọn chế độ 1 cho bộ định thời cần dung, từ đó xác định giá trị nạp cho thanh ghi TMOD. + B2: tính toán giá trị ban đầu cần nạp cho TH và TL từ thời gian trễ mong muốn. + B3: khởi động bộ định thời. + B4: kiểm tra trạng thái bật của cờ TF. + B5:dung bộ định thời. + B6: xoá cờ TF cho vòng lặp kế tiếp. + B7: quay trở về B2 để nạp lại giá trị cho TH và TL. b. Chế độ 2:
  • 53. - Ở chế độ này bộ định thời là 8 bit, do vậy chỉ cho phép các giá trị từ 00 đến FF được nạp vào thanh ghi TH của bộ định thời. sau khi nạp giá trị 8 bit thì vi điều khiển sẽ sao nội dung của TH sang TL và bộ định thời được khởi động bằng lệnh TRx=1. - Sau khi được khởi động thì bộ định thời bắt đầu đếm tăng trong thanh ghi TL từ giá trị ban đầu đến giá trị đỉnh FF. và khi quay vòng từ FF về 00 thì cờ TFx được bật lên 1, khi này thanh ghi TL mang giá trị 0 nhưng TL sẽ ngay lập tức được tự động nạp lại với giá trị ban đầu được lưu trong thanh ghi TH. - như vậy trong chế độ này mỗi khi bộ đếm tràn thì thanh ghi chứa sẽ được vi điều khiển nạp lại giá trị ban đầu, do đó chế độ này được gọi là chế độ tự động nạp lại. - tính giá trị nạp vào thanh ghi chứa của bộ định thời từ thời gian trễ (t): Gọi N = 256 – t/chu kì máy. Sau khi chuyển sang mã HEX được 1 số, ta nạp số này vào thanh ghi TH và cả TL(nạp vào TL giá trị đếm lần 1 và nạp vào TH cho những lần sau để khi bộ đếm tràn thì phần cứng của vi điều khiển sẽ tự động sao TH sang TL). Ví dụ: tạo trễ 50usthì là: Giả sử chu kì máy là 1us: có N = 256 – 50/1 = 205, chuyển sang mã HEX : 0CE Từ đó: TH = 0xCE và TL = 0xCE. - các bước lập trình cho bộ định thời để tạo trễ ở chế độ 2. + B1: nạp giá trị cho thanh ghi thiết lập chế độ TMOD với timer muốn sử dụng. + B2: nạp vào TH giá trị đém ban đầu. +B3: khởi động bộ định thời. + B4: kiểm tra cờ báo tràn TFx. + B5: xoá cờ tràn TFx, quay về B4. * lưu ý: 2 chế độ khác của bộ định thời là chế độ 0(chế độ bộ định thời 13 bit, bộ định thời/bộ đếm 8 bit, định tỷ lệ trước 5 bit ) và chế độ 3(chế độ bộ định thời chia tách) ở đay không giới thiệu. 1.2. Ngắt của bộ định thời. - nguyên tắc sử dụng bộ định thời ở chế độ ngắt: + khai báo ngắt của bộ định thời muốn sử dụng + nguồn gây ngắt. + chương trình chính và chương trình phục vụ ngắt. - với ngắt định thời việc khai báo nguồn ngắt bao gồm việc khai báo ngắt toàn cục là EA = 1 và khai báo ngắt cho từng bộ định thời muốn dùng ET0 = 1(timer0) và ET1 = 1(timer1) - Nguồn báo ngắt định thời(với cả 2 chế độ) đều là khi bộ đếm tràn(khi cờ TFx = 1), khi cờ TFx = 1 thì vi điều khiển kết thúc công việc hiện tại ở chương trình chính và chuyển vào chương trình phục vụ ngắt căn cứ theo địa chỉ của chương trình phục vụ ngắt.khi thực hiện xong chương trình phục vụ ngắt vi điều khiển quay trở về chương trình tại nơi bị gián đoạn khi trước.
  • 54. - Tóm lại ngắt định thời là việc ta sử dụng bộ định thời tạo trễ một khoảng thời gian được tính toán trước, sau khoảng thời gian này 1 công việc ta mong muốn sẽ được thực hiện ở chương trình phục vụ ngắt. công việc đó có thể coi là độc lập với công việc ở chương trình chính - các công việc lập trình sử dung ngắt định thời : + tính toán thời gian trễ mong muốn và công việc muốn thực hiện sau khoảng thời gian đó. + khai báo ngắt định thời trong chương trình chính (EA=1, ETX=1). + lựa chon bộ định thời và chế độ của nó trong thanh ghi TMOD + khởi động bộ định thời. + Xây dựng chương trình chính và các chương trình con cần thiết. + xây dựng chương trình phục vụ ngắt thực hiện 1 công việc mong muốn (xác định rõ địa chỉ ngắt theo thứ tự ngắt trong bảng vector ngắt) - Chú ý: trong chương trình phục vụ ngắt các bạn phải xoá cờ báo tràn TFx và nạp lại giá trị cho bộ định thời với chế độ 1 còn chế độ 2 thì không cần. 1.3. bài toán: Bài toán 1: sử dụng bộ định thời với ngắt của nó tạo một xung vuông với tần số 1kHZ đối xứng (50% mức 1 và 50% mức 0 ) trên chân P1.0. Bài giải: - ta có : f = 1kHZ → T = 1/1000s = 1000us → TON = TOFF = T/2 = 500us. Như vậy chu kì xung là đối xứng nên hai phần này bộ đếm đếm giống nhau(tạo trễ khoảng thời gian bằng nhau). nửa chu kì đầu bộ đếm tạo trễ 500us cho mức 0, sau khi bộ đếm đếm đến giá trị đỉnh của thanh ghi chứa là FFFF thì cờ báo TFx = 1 gây ngắt, vi điều khiển phải chuyển vào chương trình phục vụ ngắt và sẽ lật trạng thái xung ra. Trong nửa chu kì còn lại cũng như vậy và cứ như thế. - Do thời gian trễ là 500us do đó ta chọn chế độ 16 bit, sử dụng kết quả từ ví dụ trên để nạp giá trị ban đầu cho TH và TL. - Chương trình điều khiển: /*================khai bao thu vien===============*/ #include<AT89x51.h> /*=============khai bao bien=====================*/ sbit xung = P1^0; /*==============khai bao ham ==================*/ /*--------------------------chuong trinh phuc vu ngat timer0 tao xung---------------- ----*/ void timer0_int(void) interrupt 1 { TF0=0; // xoa co bao tran timer0 xung = !xung; // tao muc 1 ra chan P1.0 TH0 = 0xfe; // (65536-500)↔hex =0fe0c (thach anh 12MHz) TL0 = 0x0c; } /*=============chuong trinh chinh=============*/
  • 55. void main(void) { EA = 1; // cho phep ngat toan cuc ET0 = 1; // cho phep ngat T0 TMOD = 0x01; // timer0 che do 1 xung = 0; //gia tri ban dau cua xung muon tao TH0 = 0xfe; // (65536-500)↔hex =0fe0c (thach anh 12MHz) TL0 = 0x0c; TR0 = 1; // khoi dong timer while(1) PCON|=1; //khong lam gi ca de doi ngat. } Bài toán 2: sử dụng bộ định thời với ngắt của tạo đồng hồ số hiển thị lên LCD. + Chương trình: /*================khai bao thu vien===============*/ #include<regx51.h> #include<string.h> #define LCDdata P2 sbit RS=P3^0; sbit RW=P3^1; sbit EN=P3^2; sbit BF=LCDdata^7; #include"lcd.h" /*=============khai bao bien=====================*/ unsigned char data Time[8]; unsigned char data i; /*==============khai bao ham ==================*/
  • 56. void T10ms(void) interrupt 1 using 0 { TR0=0; TH0=0xD8; TL0=0xEF; TR0=1; if(Time[0]==9){ Time[0]=0; if(Time[1]==9){ Time[1]=0; if(Time[2]==9){ Time[2]=0; if(Time[3]==5){ Time[3]=0; if(Time[4]==9){ Time[4]=0; if(Time[5]==5){ Time[5]=0; if(Time[6]==9&&Time[7]<2){ Time[6]=0; Time[7]++; }else if(Time[6]==3&&Time[7]==2){ Time[6]=0; Time[7]=0; }else Time[6]++; }else Time[5]++; }else Time[4]++; }else Time[3]++; }else Time[2]++; }else Time[1]++; }else Time[0]++; LCDwrite(Time[7]+48);LCDwrite(Time[6]+48);LCDwrite(':'); LCDwrite(Time[5]+48);LCDwrite(Time[4]+48);LCDwrite(':'); LCDwrite(Time[3]+48);LCDwrite(Time[2]+48);LCDwrite(':'); LCDwrite(Time[1]+48);LCDwrite(Time[0]+48); LCDcontrol(0xC0); } /*==============Chuong trinh chinh ==================*/ void main() { TMOD|=1; EA=1; ET0=1;
  • 57. TH0=0xD8; TL0=0xEF; for(i=0;i<8;i++)Time[i]=0; LCDinit(); LCDwrites("Dong ho so"); LCDcontrol(0xC0); TR0=1; while(1)PCON|=1; } 2. Lập trình với các ngắt ngoài của vi điều khiển. 2.1. Khái niệm: - bộ vi điều khiển 8051có hai ngắt ngoài là INT0 và INT1 với 2 chân tác động đầu vào tương ứng là P3.2 và P3.3. - Ngắt ngoài là ngắt của vi điều khiển mà tác động ngắt ở đây chính là các tác động bên ngoài của vi điều khiển tác động vào vi điều khiển thong qua các chân ngắt đưới dạng một tín hiệu điện áp dạng xung. - tác động ngắt ngoài có hai dạng là tác động theo dạng mức và dạng sườn. + kích hoạt theo mức: ở chế độ này các chân INT0 và INT1 bình thường ở mức cao giống như các chân khác của vi điều khiển, khi có tín hiệu mức thấp cấp tới thì tín hiệu này kích hoạt ngắt. lưu ý là trước khi thực hiện lệnh cuối cùng của chương trình phục vụ ngắt thì mức thấp tại các chân ngắt phải được chuyển lên mức cao, nếu không sẽ lại gây ra một ngắt ngay lập tức. + Kích hoạt theo sườn: bình thường các chân ngắt của vi điều khiển ở mức cao, khi có tín hiệu tác động vào chúng có dạng sườn xuống thì sẽ tác động ngắt. - Để sử dụng chế độ ngắt này thì phải tác động vào thanh ghi TCON cụ thể là TCON.1=1 hoặc IT0=1 thì cho phép ngắt ngoài 0 kích hoạt sườn, còn TCON.2=1 hoặc IT1=1 thì cho phép ngắt ngoài 1 kích hoạt sườn. 2.2. cách lập trình: - Để lập trình cho ngắt của vi điều khiển ta phải thực sự hiệu bản chất của ngắt và quá trình thực hiện ngắt của vi điều khiển diễn ra. - mẫu viết hàm ngắt như sau: Void name(void)interrupt x(x là số thứ tự ngắt ngoài x = 0 hoặc 2) { //chương trình phục vụ ngắt } - Trong chương trình chính ta phải có thao tác thiết lập việc cho phép các ngắt được sử dụng. 2.3. bài toán: sử dụng ngắt ngoài của vi điều khiển với nhiệm vụ là: bình thường vi điều khiển bật một Led đơn tại chân P1.0 và khi có ngắt ngoài thì tắt Led ở P1.0 và bật Led ở chân P1.1 sau 1s thì bật lại Led P1.0 và tắt Led P1.1.
  • 58. Bài giải: /*==================Bo tien xu li===================*/ #include<AT89x51.h> // Dinh kem file thu vien #define bat 1 // Dinh nghia gia tri bat den Led #define tat 0 // Dinh nghia gia tri tat den Led /*==================khai bao bien==================*/ sbit Led1 = P1^0; // Khai bao bi?n Led ki?u bit chan P1.0 sbit Led2 = P1^1; // Khai bao bi?n Led ki?u bit chan P1.0 /*================= Khai bao hàm==================*/ /*------------------------------ham tre -------------------------------------*/ void delay(long time) { while(time--); } void INT_0(void) interrupt 0 // chuong trinh phuc vu ngat { Led1=tat; Led2=bat; delay(25000); Led1=bat; Led2=tat; } /*--------------------------------ham chinh--------------------------------*/ void main(void)
  • 59. { EA=1; // cho phep ngat toan cuc EX0=1; // cho phep ngat ngoai 0 IT0=1; //ngat kich phat suon Led1=bat; Led2=tat; while(1); } Bài 6: Điều khiển động cơ DC, động cơ Servo, động cơ bước 1. Đông cơ DC 2. Động cơ Servo 3. Động cơ bước (Step motor) Điều khiển động cơ bước với tốc độ tăng dần từ 5 đến 100 v/p, mỗi lần chuyển tốc độ tăng 5v/p thời gian chuyển 1s, hiển thị tốc độ trên LCD. + Chương trình: #include<regx51.h> #include<string.h> #define LCDdata P2 sbit RS=P3^0; sbit RW=P3^1; sbit EN=P3^2; sbit BF=LCDdata^7; #include"lcd.h"
  • 60. unsigned char data Bytecao1,Bytethap1; unsigned char data Buoc,Nbuoc; unsigned char data Mbuoc[4]={144,192,96,48}; void viewspeed(unsigned char speed); void Xuly(unsigned char Nspeed); void Dkdongco(void) interrupt 1 using 0 { TR0=0; TH0=Bytecao1; TL0=Bytethap1; TR0=1; P1=Mbuoc[Buoc]; Buoc++; if(Buoc==4)Buoc=0; } void Xuly(unsigned char speed) { unsigned int data Chuki1,Chuki2; unsigned int data tam1,tam2; TR0=0; viewspeed(speed); Nbuoc=200; tam2=10000/Nbuoc; tam1=6000/speed; Chuki1=tam1*tam2; Chuki2=65535-Chuki1; Bytecao1=Chuki2/256; Bytethap1=Chuki2%256; TR0=1; }
  • 61. void delay(unsigned long time) { while(time--); } void viewspeed(unsigned char speed) { unsigned char data a1,a2; LCDcontrol(0xc0); a1=speed%10; speed=speed/10; a2=speed%10; speed=speed/10; LCDwrite(speed+48); LCDwrite(a2+48); LCDwrite(a1+48); LCDwrites("(vong/phut)"); } void main() { unsigned char data i; TMOD=17; EA=1; LCDinit(); ET0=1; LCDcontrol(0x80); LCDwrites("CT DK DC buoc" ); LCDcontrol(0xc0); LCDwrites("V:5-100(v/p)"); delay(100000); while(1){ Buoc=2; for(i=5;i<101;i=i+5){ LCDcontrol(0x01); LCDcontrol(0x80); LCDwrites("CT DK DC buoc" );
  • 62. Xuly(i); delay(500000); } } } Bài 7: Giao tiếp Vi điều khiển với Máy tính I. Cổng truyền thông nối tiếp 1. Thanh ghi SCON – SBUF II. Xây dựng chương trình 1. Chương trình VB + Giao diện + Thuật toán + Chương trình: Option Explicit Dim Mau As Byte Private Sub cbcolor_Click() If (cbcolor.Text = "Mau do") Then Mau = 1 txtchu.ForeColor = &HFF& lbHienthi.ForeColor = &HFF& ElseIf (cbcolor.Text = "Mau xanh") Then Mau = 2 txtchu.ForeColor = vbGreen lbHienthi.ForeColor = &HFF00&
  • 63. ElseIf (cbcolor.Text = "Mau cam") Then Mau = 3 txtchu.ForeColor = &H80FF& lbHienthi.ForeColor = &H80FF& End If End Sub Private Sub cbcolor_GotFocus() SendKeys "%{DOWN}" End Sub Private Sub cmdCode_Click() MsgBox Code(txtchu) End Sub Private Sub cmdExit_Click() If MSComm1.PortOpen Then MSComm1.PortOpen = False End If End End Sub Function Code(s As String) As String Dim i As Integer s = Replace(s, " ", "") For i = 1 To Len(s) Code = Code & " " & Asc(Mid(s, i, 1)) Next End Function Private Sub OpenPort() Dim s As String MSComm1.Settings = "57600,N,8,1" MSComm1.CommPort = 1 MSComm1.PortOpen = True MSComm1.InputLen = 0
  • 64. s = MSComm1.Input MsgBox "Port did open" End Sub Private Sub cmdOpenport_Click() If MSComm1.PortOpen Then MSComm1.PortOpen = False End If OpenPort End Sub Private Sub cmdSend_Click() Dim s As String If MSComm1.PortOpen = False Then MsgBox "Port did not open" OpenPort End If If MSComm1.PortOpen Then txtchu.Text = UCase(txtchu.Text) s = Chr(Mau) & Chr(Len(txtchu.Text)) & txtchu.Text & Chr(255) Do While (MSComm1.OutBufferCount > 0) Loop MSComm1.Output = s End If End Sub Private Sub cmdStop_Click() MSComm1.Output = Chr(250) MsgBox "Port Stoped" End Sub Private Sub Form_Load()
  • 65. txtchu.ForeColor = vbRed txtchu.Text = "DO AN GHEP NOI" Mau = 1 End Sub Private Sub Form_Resize() If (Me.WindowState = 1) Then Me.Height = 4000 Me.Width = 7230 End If End Sub Private Sub txtchu_GotFocus() txtchu.SelStart = 0 txtchu.SelLength = Len(txtchu) End Sub 2. Chương trình vi điều khiển + Thuật toán + Chương trình: /************Khai bao tien xy ly***************/ #include<regx51.h> /*********Dinh nghia hang so mau**********/ #define Mdo 1 #define Mxanh 2 #define Mcam 3 /*****Khai bao mang ki tu gom chu so va chu cai****/ unsigned char code Mchar[36][7]={ 48,0,126,129,129,129,126,/*0*/ 49,0,0,33,65,255,1,/*1*/ 50,0,99,135,137,145,97,/* 2 */ 51,0,66,129,145,145,110,/* 3 */ 52,0,24,40,72,255,8,/* 4 */ 53,0,226,145,145,145,142,/* 5 */
  • 66. 54,0,118,137,137,137,70,/* 6 */ 55,0,128,135,136,144,224,/* 7 */ 56,0,110,145,145,145,110,/* 8 */ 57,0,102,145,145,145,110,/* 9 */ 65,0,63,72,136,72,63,/* A */ 66,0,255,145,145,145,110,/* B */ 67,0,126,129,129,129,70,/* C */ 68,0,255,129,129,129,126,/* D */ 69,0,255,145,145,145,129,/* E */ 70,0,255,144,144,144,128,/* F */ 71,0,126,129,129,137,78,/* G */ 72,0,255,16,16,16,255,/* H */ 73,0,129,129,255,129,129,/* I */ 74,0,2,129,130,252,128,/* J */ 75,0,255,24,36,66,129,/* K */ 76,0,255,1,1,1,1,/* L */ 77,0,255,64,32,64,255,/* M */ 78,0,255,96,24,6,255,/* N */ 79,0,126,129,129,129,126,/* O */ 80,0,255,144,144,144,96,/* P */ 81,0,126,129,133,130,125,/* Q */ 82,0,255,144,144,144,111,/* R */ 83,0,98,144,144,144,78,/* S */ 84,0,128,128,255,128,128,/* T */ 85,0,254,1,1,1,254,/* U */ 86,0,252,2,3,2,252,/* V */ 87,0,255,12,3,12,255,/* W */ 88,0,199,40,16,40,199,/* X */ 89,0,224,16,15,16,224,/* Y */ 90,0,131,133,153,161,193/* Z */ }; /*******Dinh nghia cac chan va cac cong dieu khien*****/ sfr Pxanh=0x90; sfr Pdo=0xA0; sbit Clear=P3^4;
  • 67. sbit Data=P3^3; sbit Clock=P3^2; /**************Khai bao bien toan cuc*************/ unsigned char data Ktnhan,nhanmau,j,i,Maxc,Count,nLap; unsigned char data Mau,Chay,tam,dem; unsigned char data MC[76],MQ[32]; /**********Khoi ham chuong trinh**********/ // Ham ngat noi tiep void Ngatnoitiep(void) interrupt 4 using 0 { if(RI){ RI=0; tam=SBUF; if(tam==250){ Chay=1;i=j=77;dem=8; Count=0; Clear=0; }else{ if(nhanmau){ Mau=tam; Chay=1;i=j=77;dem=8; Count=nhanmau=0; P1=P2=0; Clear=0; }else if(tam==255){ Clear=1; Chay=0; Ktnhan=nhanmau=1; }else{ if(Ktnhan){ Maxc=tam; Ktnhan=0; }else if(Count<76&&Count<Maxc){ MC[Count]=tam; Count++; }
  • 68. } } } } void Khoitao(void) { PCON|=128; EA=1; ES=1; SM0=0; SM1=1; Ktnhan=nhanmau=1; Chay=1; P0=P1=P2=0; P3_0=1; nLap=1; } // Ham tao tre void delay(void) { unsigned char data i; i=10; while(i--); } // Ham hien thi mau cam void Cam(void) { while(nLap--) { Data=1; for(j=0;j<32;j++){ Clock=1; Data=0; Clock=0; Pdo=Pxanh=MQ[j]; delay();
  • 69. Pxanh=Pdo=0; } } } // Ham hien thi mau xanh void Xanh(void) { while(nLap--) { Data=1; for(j=0;j<32;j++){ Clock=1; Data=0; Clock=0; Pxanh=MQ[j]; delay(); Pxanh=0; } } } // Ham hien thi mau do void Do(void) { while(nLap--) { Data=1; for(j=0;j<32;j++){ Clock=1; Data=0; Clock=0; Pdo=MQ[j]; delay(); Pdo=0; }
  • 70. } } // Ham thay doi mang hien thi void change(void) { MQ[0]=MQ[1];MQ[1]=MQ[2];MQ[2]=MQ[3];MQ[3]=MQ[4]; MQ[4]=MQ[5];MQ[5]=MQ[6];MQ[6]=MQ[7];MQ[7]=MQ[8]; MQ[8]=MQ[9];MQ[9]=MQ[10];MQ[10]=MQ[11];MQ[11]=MQ[12]; MQ[12]=MQ[13];MQ[13]=MQ[14];MQ[14]=MQ[15];MQ[15]=MQ[16]; MQ[16]=MQ[17];MQ[17]=MQ[18];MQ[18]=MQ[19];MQ[19]=MQ[20]; MQ[20]=MQ[21];MQ[21]=MQ[22];MQ[22]=MQ[23];MQ[23]=MQ[24]; MQ[24]=MQ[25];MQ[25]=MQ[26];MQ[26]=MQ[27];MQ[27]=MQ[28]; MQ[28]=MQ[29];MQ[29]=MQ[30];MQ[30]=MQ[31]; } // Ham tim vitri ki tu hien thi trong bang chu cai va chu so unsigned char Chiso(unsigned char chr) { unsigned char data End,Start,Mid,Mctam; if(chr==Mchar[0][0]){ return 0; }else if(chr==Mchar[35][0]){ return 35; }else{ End=35; Start=0; while(1){ Mid=(End+Start)/2; Mctam=Mchar[Mid][0]; if(chr==Mctam){ return Mid; }else if(chr<Mctam){ End=Mid; }else{ Start=Mid; } }
  • 71. } } void Chaychu(void) { unsigned char vitri; for(j=0;j<32;j++){ MQ[j]=0; } for(i=0;i<Count;i++) { if(MC[i]==32){ change(); MQ[31]=0; if(Mau==Mxanh)Xanh(); else if(Mau==Mdo)Do(); else Cam(); change(); MQ[31]=0; if(Mau==Mxanh)Xanh(); else if(Mau==Mdo)Do(); else Cam(); }else{ vitri=Chiso(MC[i]); for(dem=1;dem<7;dem++){ change(); MQ[31]=Mchar[vitri][dem]; if(Mau==Mxanh)Xanh(); else if(Mau==Mdo)Do(); else Cam(); } } } if(!Chay){ for(i=0;i<32;i++){ change();
  • 72. MQ[31]=0; if(Mau==Mxanh)Xanh(); else if(Mau==Mdo)Do(); else Cam(); } } } // Chuong trinh chinh void main() { Khoitao(); REN=1; while(1){ while(Chay); Chaychu(); } }