SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 43
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

LỜI MỞ ĐẦU
BắcBộlàcáinôihìnhthànhdântộcViệt,

vìthế,

cũnglànơisinhracácnềnvănhóalớn,

pháttriểnnốitiếplẫnnhau

:VănhóaĐôngSơn, vănhóaĐạiViệtvàvănhóaViệt Nam. Từtrungtâmnày,
vănhóaViệtlantruyềnvàoTrungBộrồi

Nam

Bộ.

Sựlantruyềnấy,

mộtmặtchứngtỏsứcsốngmãnhliệtcủavănhóaViệt,
mộtmặtchứngtỏsựsángtạocủangườidânViệt.
VănhoáBắcBộlàsựgiaohoàgiữathiênnhiênvà

con

người,

pháttriểndựatrênsựkếthừavàpháthuybảnsắcdântộckếthợptiếpthucóchọnlọcti
nhhoavănhoákhuvựcvànhânloại.

Trongtưcáchấy,

vănhóachâuthổvùngBắcBộcónhữngnétđặctrưngcủavănhóaViệt,
nhưnglạicónhữngnétriêngđộcđáocủavùng.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 1
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

A. CÁC KHÁI NIỆM ĐỊ NH VÙNG
I.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA

Không gian văn hoá là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái
niệm lãnh thổ. Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các
thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian. Khái niệm không gian văn
hoá rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ.
Như vậy, không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích luỹ của
bề dày thời gian lịch sử. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách bạch
như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của hai dân tộc cạnh nhau thường
có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh.
Chẳng hạn, không gian văn hoá Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất
với không gian lãnh thổ. Nó không chỉ giới hạn trong giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng
qua lại đến văn hoá các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia... với
các miền giáp ranh tương ứng.

II.

LÃNH THỔ VĂN HÓA

Là khái niệm có liên quan nhưng hẹp hơn khái niệm không gian văn hoá. Khái niệm này
mang tính văn hoá chính trị và thường dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc,
nó được phân định khá rõ với biên giới rõ ràng dựa trên sự chứng minh lịch sử, cư trú văn hoá các dân tộc. Đề cập tới lãnh thổ văn hoá do đó luôn đặt trong sự phân định rạch
ròi với lãnh thổ khác.
Lãnh thổ văn hoá gắn bó hữu cơ với lãnh thổ địa chính hành chính do đó “thống nhất
lãnh thổ”, “toàn vẹn lãnh thổ” đồng thời mang ý nghĩa văn hoá. Đây cũng là công việc
đất nước ta nỗ lực thực hiện sau ngày giành độc lập (1975) hoàn toàn trong cả nước.

III.

VÙNG VĂN HÓA

Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do cùng cội
nguồn tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn hoá dân tộc.
Vùng văn hoá do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hoá tộc người theo không gian
địa lí trên một lãnh thổ. Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo
nên sự phân hoá vùng văn hoá.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 2
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Từ xa xưa, ông cha đã ý thức về việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được
chú trọng một cách ý thức trong giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý
kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả.
Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hoá của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng
có nhiều cơ sở rất hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt Nam chia làm 6 vùng văn
hoá:
 Vùng văn hoá Tây Bắ c
Là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng
điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông
Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có
trên 20 tộc người cư trú, trong đó, các tộc
Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu
tượng cho vùng văn hoá này là hệ thống
mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồn; là
những vật trang trí tinh tế trên chiếc khăn
piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang
phục nữ H’mông; là âm nhạc với các loại
nhạc cụ hơi (khèn, sáo...) và những điệu múa
xoè.

 Vùng văn hoá Việ t Bắ c
Là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm
trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này
chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục
tương đối giản dị, với lễ hội lòng tồng (xuống
đồng) nổi tiếng; với hệ thống chữ Nôm Tày
được xây dựng trong giai đoạn cận đại.

 Vùng văn hóa châu thổ Bắ c Bộ
Có hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và
sông Mã với cư dân Việt (kinh) sống quần tự thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú,
bởi vậy nó từng là cái nôi của văn hoá Đông sơn thời thượng cổ, văn hoá Đại Việt thời

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 3
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
trung cổ.. với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn
hoá Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.

 Vùng văn hoá Trung Bộ
Vùng văn hoá Trung bộ ở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ quảng Bình tới
Bình thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc biệt cần
cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển; dân vùng
này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong một thời
gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn hoá đặc sắc, đến
nay còn để lại sừng sững những tháp Chàm.

 Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên
Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, bắt
đầu từ vùng núi Bình-Trị -thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc,
Lâm Đồng. ở đây có trên 20 tộc người nói các ngôn ngữ Mô-Khmer và Nam Đảo cư trú.
Đây là vùng văn hoá đặc sắc với những trường ca (Khan, H’ămon), những lễ hội đâm
trâu, với loại nhạc cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức
hợp âm thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên

 Vùng Văn hoá Nam Bộ
Vùng Văn hoá Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đông Nai và hệ thống sông Cửu Long,
với khí hậu hai mùa (khô - mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân
Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống của
cư dân bản địa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven
kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách còn người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng tôn
giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội
nhập với văn hoá phương Tây...

IV.

TIỂU VÙNG VĂN HÓA

Trong mỗi một vùng văn hoá, lại có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá.Khái niệm tiểu
vùng văn hoá để chỉ những bộ phận hợp thành vùng văn hoá. Mỗi tiểu vùng được xác
định với những nét đặc thù bị chi phối bởi không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình
thành, phát triển của vùng.Việc phân loại tiểu vùng văn hoá hoàn toàn không phá vỡ tính
thống nhất của tổng thể một vùng văn hoá.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 4
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

B. VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
I. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA VÙNG
 Về vị trí đị a lí
Vùngnằm ở phíaBắcđấtnước, phíaBắcgiápVùngvănhóaViệtBắc, Phía Nam
giápvùngvănhóaTrungBộ, phíaTâygiápvùngvănhóaTâyBắc, phíaĐônggiápbiểnĐông.
VùngchâuthổBắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây
Đông
và
Bắc
Nam.
Vịtrínàykhiếnchonótrởthànhvịtrítiềnđồnđểtiếntớicácvùngkháctrongnướcvà Đông Nam Á,
là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh
thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận
lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 5
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Vùng có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: Thủ đô HÀ NỘI - trái tim của cả
nước, là đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa KH-GD... Nó còn là
cái nôi của nền văn minh lúa nước, tạo sự tăng trưởng kinh tế và giao lưu của các vùng
trong nước và quốc tế.

 Về lãnh thổ
Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây
được coi là cái nôi của Văn hoá - Lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý
kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực
của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể
xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Vùng văn hoá có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự…
Việc xét Thanh - Nghệ - Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn
cứ về văn hoá và lịch sử.

 Về mặ t đị a hình
Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi
xen kẽ đồng bằng hoặc thung
lũng, thấp và bằng phẳng, dốc
thoải từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm
dần đến độ cao mặt biển. Toàn
vùng cũng như trong mỗi vùng,
địa hình cao thấp không đều, tại
vùng có địa hình cao vẫn có nơi
thấp úng như Gia Lương (Bắc
Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng
vẫn là vùng trũng, như Nam
Định, Hà Nam là vùng thấp
nhưng vẫn có núi như Chương
Sơn, núi Đọi, v.v…

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 6
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
 Về khí hậ u
Vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một
mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí
hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các
vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh
vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.
 Về môi trường nước
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng
lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5
– l,0km/km2, gồm các dòng sông
lớn như sông Hồng, sông Thái Bình,
sông Mã, cùng các mương máng
tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của
khí hậu gió mùa với hai mùa khô và
mưa nên thủy chế các dòng sông,
nhất là sông Hồng cũng có hai mùa
rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ,
nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn,
nước đục.
Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ
theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có
một lần nước lên và một lần nước
xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc
thái riêng biệt trong tập quán canh tác,
cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh
hoạt cộng đồng của cư dân trong khu
vực, tạo nên nền văn minh lúa nước,
vừa có cái chung của văn minh khu
vực, vừa có cái riêng độc đáo của
mình.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 7
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
II. LỊ CH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA VÙNG
 Lị chsửpháttriể n
Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt được, những cư
dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được gọi chung là cư dân Việt cổ, đã
phát huy sức lao động và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội,
vượt qua những hạn chế của thời nguyên thuỷ, đạt đến thời đại văn minh vào các thế kỷ
VII-VI TCN. Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn
minh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp tồn tại trên đất bắc Việt Nam
đương thời.

Bộ máy nhà nước thời Văn Lang và mặ t trống đồng Đông sơn
Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của
vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng
Long- Hà Nội. TừvùngđấtthủytổlàvùngđồngbằngchâuthổBắcBộ, vănhóaĐạiViệt,
ViệtNam pháttriểnvàlangrộng sang cácvùngkhácvàpháttriểntrêntoànlãnhthổnhưhiện nay.
VùngcũnglànơibắtnguồncủavănhóaTrungBộvà Nam Bộ. Đâylàcáinôi hình thành văn hóa,
văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá
trị truyền thống trên đường đi tới xây dựng nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
 Chủthể vănhóa

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 8
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên
thuỷ sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc
Nam Á (Việt - Mường, Môn - Khơ me, Hán – Thái). Với thời gian, các nhóm tộc người
đó ít nhiều hoà lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn. Những di chỉ được phát
hiện chứng tỏ rằng, bấy giờ các nhóm cùng sống với nhau hoặc sống gần gũi nhau đã có
số lượng khá đông, cùng lấy nghề nông trồng lúa nước làm nền kinh tế chủ yếu và cũng
có ít nhiều phong tục tập quán giống nhau.
Trong quá trình phát triển, dần dần nhóm Việt Mường phát triển mạnh hơn các nhóm kia
và dần trở thành chủ thể văn hóa chính của vùng. Những giá trị văn hóa của vùng là
những sản phẩm từ sự sáng tạo, cần cù của nhóm Việt Mường, trong đó dân tộc Kinh
đóng vai trò cốt lỏi.

Dân tộc Kinh chính là chủ thể văn hóa chính của vùng
Hiện nay, dân số của riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 19.577.944 người (thời điểm
1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ
dân tộc Mường. Nhóm ngôn ngữ chính sử dụng thuộc nhómViệt – Mường.

 Về kinh tế
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 9
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các
con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở
thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở
cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực
cần thiết hàng ngày của người dân ở đây. Cư
dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với
nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một
cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh
đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức,
người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân
“xa rừng nhạt biển”.
Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển
trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt
không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu
thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là
các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối.
Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài
trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một
phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá
tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh
điền.
Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà , trồngcâyănquả, trồngdâuchăntằm, nuôigà,
nuôilợn, chó, trâubò,...cũngrấtpháttriển.
Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng
thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. Ở
đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công,
có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một
số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim,
đúc đồng …ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu con
người.
Số lượng đồ đồng tăng lên so với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm,
dao, các nhạc cụ bằng đồng như chiêng trống, tượng đồng... số lượng đồ gốm cũng phong
phú: bát, đĩa, bình, nồi …

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 10
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Làng nghề truyền thống làm lụa ở Hà Đông, Hà Nội

 Tổ chức Làng, Xã
Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết
quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong
kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành
các làng quê.
Tiếntrìnhlịchsử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã
hội của các tiểu nông. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất
công
nhiều
là
đặc
điểm
của
làng
Việt
Bắc
Bộ.
Làng,
xãBắcBộlànhữnglàngxãđiểnhìnhcủacủanôngthônViệtvớisựkhépkínrấtcao:
lũytredày,
cổnglàngđóngmởsángtối,…
Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây nhạt nhòa, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối
sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự
“bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 11
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Cổng làng và cây đa đầu làng ở một làng quê Bắ c Bộ
Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ
sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà
còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho
những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã.
Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện
của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi
trư¬ờng đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một
sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị
coi nhẹ.
Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng
của vùng văn hóa Bắc Bộ.

III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 12
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
1. Sự phân chia thành các tiể u vùng văn hóa của vùng đồng
bằ ng châu thổ Bắ c Bộ
 Khu vực tiể u vùng duyên hả i Vùng đồng bằ ng sông Hồng
Tiểu vùng duyên hải khu vực ven biển phía đông nam của vùng Đồng bằng Sông Hồng,
giáp với vịnh Bắc Bộ, bao gồm địa phận các huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn
(Ninh Bình), Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường
(Nam Định), Vũ Thư, TP Thái Bình, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, Đông Hưng,
Quỳnh Phụ (Thái Bình), Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Cát Bà, An Hải (Hải
Phòng). Đây là phần châu thổ hiện đại phần lớn chỉ cao dưới 1m so với mực nước biển,
nơi thủy triều và nước mặn có thể tràn ngập đất đai nếu không có đê ngăn chặn. Quá trình
hình thành đồng bằng trong khu vực vẫn đang tiếp diễn nhờ vào việc bồi tụ phù sa của
sông Hồng và các chi lưu chuyển ra biển.
Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của
vùng chính là sự phân trộn văn hóa do
cư dân từ các khu vực khác dồn đến và
gắn bó chặt chẽ với quá trình khai
hoang các vùng bãi triều. Trong đó độc
đáo hơn cả là sự phát triển rộng rãi của
đạo Thiên chúa trong khu vực. Trong
khi các tiểu vùng khác cúa Đồng bằng
Sông Hồng, Phật Giáo gần như chiếm
vị trí độc tôn trong đời sống tâm linh
của người dân thì ở khu vực duyên hải
có sự đan xen giữa Phật Giáo và Công
giáo.

Nhàthờ
đáPhát Diệm - Ninh Bình

 Khu vực tiể u vùng trung tâm Đồng bằ ng sông Hồng
Có ranh giới phía Tây là Sông Đáy, phía Đông tới Hải Phòng, phía Bắc từ sông Hồng,
sông Đuống thoải dần về phía duyên hải. Châu thổ này được hình thành bởi sự bồi tụ phù
sa của hệ thống sông Hồng là chính.
Người dân tiểu vùng trung tâm châu thổ, đặc biệt là những người dân Thăng Long - Hà
Nội vốn rất nổi tiếng là thanh lịch về vốn văn hóa tinh thần, về cách ăn mặc trang nhã,
các món ăn chế biến tinh vi, khéo léo.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 13
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Người dân ăn mặc giản dị trong kiểu cách, nền nã trong màu sắc, tuy nhiên không tự
nhiên, xô bồ mà thể hiện sự chọn lựa của những người có trình độ thẩm mỹ cao.
Trong ăn uống, người dân ở đây rất
sành ăn, tinh tế trong lựa chọn và chế
biến món ăn, khi ăn uống luôn giữ vẻ
thanh lịch của người đang thưởng thức
cái ngon, vẻ đẹp chứ không ăn lấy đủ,
lấy no. Ở trong tiểu vùng có rất nhiều
những món ăn ngon đã trở thành đặc
sản cho các địa phương, vừa là những
món ăn truyền thống của dân tộc, vừa
là sản phẩm tiếp thu và đồng hóa các
món ăn ảnh hưởng từ người Trung
Quốc, người Châu Âu…

PhởHàNội
 Tiể u khu vực rìa đồng bằ ng sông Hồng
Ranh giới của tiểu vùng có thể giới hạn thuộc địa bàn các huyện giáp ranh với vùng trung
du và miền núi phía Bắc thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương,
Bình Xuyên), Hà Nội (Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc
Sơn), Bắc Ninh (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn), Hải Dương (Kinh Môn, Chí
Linh) và Hải Phòng (Thủy Nguyên). Ở phía Nam, tiểu vùng cũng bao gồm một số huyện
thuộc tỉnh Ninh Bình (Tam Điệp, Nho Quan) và một phần thuộc tỉnh Hòa Bình cũ (nay
đã được sát nhập về Hà Nội)
Đây là nơi tập trung nhiều lễ hội nhất của cả nước với nhiều hoạt động vừa có ý nghĩa
vừa thú vị và sôi nổi. Lễ hội của tiểu vùng cũng tương đối đa dạng cả về loại hình. Có
những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có những lễ hội liên quan đến các danh
nhân và di tích lịch sử (Hội Dóng, Hội Lý Bát Đế), lại có những lễ hội gắn với sinh hoạt
văn hóa của người dân (Hội Lim, Hội Ó) và những lễ hội gắn với đời sông tâm linh, tín
ngưỡng (hội chùa Phật Tích, Hội chùa Bách Môn).

 Tiể u vùng văn hóa Thanh – Nghệ - Tỉ nh

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 14
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Ranh giới của vùng bao gồm vùng đồng bằng và trung du các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An
– Hà Tỉnh, vùng miền núi thuộc không gian văn hóa của vùng Tây Bắc.
Thanh - Nghệ - Tĩnh từ lâu đã thuộc không gian văn hoá Đông Sơn, trước đó nữa, có
những di tích có tính chất của văn hoá Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò
hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn
hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Cả giới địa học và dân tộc học, văn hoá học đều coi miền núi
Thanh -Nghệ là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ. Cố nhiên, Thanh Nghệ - Tĩnh đã là không gian văn hoá Việt Cổ. Tiểu vùng là vùng đồng bằng và trung du
duy nhất ở Trung Bộ không thuộc văn hóa Chăm Pa xưa mà có mối quan hệ khăng khít
và lâu đời với vùng châu thổ Bắc Bộ.
Do vị trí địa lý nên tiểu vùng đất này có những đặc điểm tách biệt so với các tiểu vùng
khác của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nét đặc trung nhất của vùng đó là tính hai
mang, có những nét đặc trưng cơ bản của vùng văn hóa châu thổ nhưng phát triển trên
vùng đất miền trung dài hẹp, đầy thiên tai và khắc nghiệt nên mang nét đặc trưng của
vùng văn hóa Trung Bộ để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

2. Đặ c điể m văn hoá vậ t chấ t
 Vănhoácưtrú (nhà ở)
Văn hoá nhà ở là một đặc trưng trong
nền văn hoá Bắc Bộ. Nhà ở của cư dân
Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ,
bền. Người nông dân Bắc Bộ thường
muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo
kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hoà
hợp với cảnh quan, vì đối với họ, ngôi
nhà là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đảm bảo một cuộc sống ổn
định.

Hình dáng nhà
Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống. Sau này, mái nhà bình
thường được làm thẳng cho giản tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái
cong cầu kì. Ngoài ra, các đầu đao ở bốn góc đình chùa, cung điện cũng được làm cong

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 15
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
vút như con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác
bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hoà mình vào thiên nhiên.

Mái cong truyền thống trong kiến trúc nhà của ngư i Việt Bắc Bộ
ờ
Một số nơi ở BắcBộ (vídụnhưNghệAn) thiếtkếngôinhàcủamình theo kiểu nhà sàn để đối
phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côn trùng. Vào thế kỷ XVII, nhiều ngôi đình như đình Đình
Bảng (Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Hà Tây)... vẫn làm theo lối nhà sàn.

Cấ u trúc nhà ở
Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng là “nhà cao cửa
rộng”, cấu trúc mở. Nhà cao gồm hai yếu tố: sàn (nền) cao so với mặt đất và mái cao xo
với sàn (nền).
NgườiViệtxưathường
ở
nhàsàn.Nhàsànđápứng yêu cầu thứ nhất,
có tác dụng ứng phó với môi trường. Nhà
Việt Nam nay đã chuyển sang nhà đất,
nhưng nhà đất lí tưởng vẫn phải có nền
cao. Cửa nhà không cao mà phải rộng,
tránh nắng chiếu và mưa hắt, đón gió mát.
Đầudướimáinhà (thườngđượcđưarakháxa
so vớimái hiên. Đầu hồi nhà thường có

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 16
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
khoảng trống hình tam giác để thoát hơi nóng và khói. Dân Bắc Bộ có kinh nghiệm
không làm cửa và cổng thằng hàng tránh gió độc, gió mạnh.

Chọn hướng nhà, chọn đấ t
Đây là biện pháp quan trọng thứ hai để ứng phó với môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu
biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam. Vì Bắc Bộ ở gần biển, trong khu vực gió mùa. Hướng Nam
(hoặc Đông Nam) vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đông và gió rét từ phía Bắc
lại vừa tận dụng được gío mát vào mùa nóng (gió nồm).
Tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt của núi, của sông, của con
đường... mà ảnh hưởng của gió nắng sẽ khác nhau. Vì thế, phải chọn đất làm nhà. Khi
chọn đất, người Bắc Bộ chú ý tới phong thuỷ, vì khí hậu của ngôi nhà. Ngoài ra, người
Việt Bắc Bộ thường có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, chọn đất cũng phải
quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng. Trong thời kì phát triển nền kinh tế hàng
hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn những nơi gần đường giao thông, thuận lợi cho
đi lại, làm ăn, buôn bán.

Cách thức kiế n trúc
Nhà ở của người Bắc Bộ có đặc điểm là
rất đông và linh hoạt, thường là loại nhà
không có chái, hình thức nhà vì kéo phát
triển. Bộ khung của nhà thường được liên
kết với nhau theo một không gian ba
chiều: đứng, ngang, dọc. Theo chiều
đứng, lực dồn vào đá tảng, theo chiều
ngang các cột nối với nhau tạo các vì kèo;
theo chiều dọc, các vì kèo được nối với
nhau bằng xà, tạo thành bộ khung. Các chi
tiết của ngôi nhà được ghép với nhau bằng
mộng.

Hình thức kiế n trúc
Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hoá của vùng. Tính cộng đồng thể hiện ở
việc không chia phòng biệt lập. Giữa hai nhà ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với
nhau. Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 17
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
trong là bàn thờ, phía ngoài là bàn ghế tiếp khác). Sau nữa là truyền thống coi trọng bên
trái (phía Đông) với chiếc đòn nóc có đầu gốc ở phía Đông, bếp ở phía đông,... Trong
kiến trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số
gian, số cổng, số toà đều là số lẻ (có câu: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, Cột cờ 3 cấp). Đây là do
quan niệm của người xưa: lẻ là số dương, dành cho người sống.

 Văn hoá ẩ m thực (ăn –
uống)
Ẩm thực cũng là một bộ phận cấu thành quan
trọng của văn hoá Bắc Bộ. Giống như ở mọi
vùng miền khác trên đất Việt, cơ cấu bữa ăn
của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ bộc lộ
rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hoá nông
nghiệp lúa nước, bao gồm có cơm, rau, cá,
thịt, cơm là thức ăn cho cơ thể. Đặc biệt, ở
đây các gia vị có tính chất chua, cay, đắng
không được ưa chuộng như ở vùng Trung Bộ
và Nam Bộ. Có người đã từng nói rằng Bắc
Bộ là “nơi quần tụ văn hoá ẩm thực, văn hoá
vùng miền”.

Thànhphầnchínhbữ ăn: Cơ Rau, Cá
a
m,

Không thể kể hết những món ăn Bắc Bộ vô cùng đa dạng và độc đáo. Nào là bánh cáy
Thái Bình, bánh dứa Hưng Yên, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh, bánh
tôm Hà Nội, bánh nhãn Nam Định, ... Mỗi loại bánh mang những hương vị khác nhau,
đặc trưng cho mỗi miền quê. Đến với vùng văn hoá này, người ta cũng không thể quên có
một nghệ thuật ẩm thực Hà Nội sành điệu, tinh tế, ngon từ chế biến khéo léo, hương vị
quyến rũ, màu sắc hài hoà đến sự sạch sẽ, tinh khiết. Người Hà Nội coi trọng chất ít
nhưng phải ngon. Một là bánh cuốn Thanh Trì, một bìa đậu Mơ rán giòn, một bát bún ốc
chua cay bốc khói, một gói cốm vòng xanh mướt... để lại dư vị khó quên tỏng lòng thực
khách.
Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho
ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của
người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu
hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven
biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 18
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như
Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ
có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể.

 Văn hoá trang phục
Cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên
châu thổ Bắc Bộ.

Trang phục truyề n thống người Việ t qua các thời kỳ
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 19
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Vào thời kỳ Hùng Vương, sự phát triển
của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt
lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc
ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy,
loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm
một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa
văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc
yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ
hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim
hoặc cả lá cây.

Tóc ít khi để tóc mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau.
Có lúc họ buộc một tấm khăn cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sông thường
có tục vẽ mình để tránh “giao long” làm hại. Các lạc hầu, lạc tướng có áo giáp đồng hộ
than khi đi chiến đấu. Nối tiếp truyền thống làm đẹp của tổ tiên, người Việt cổ thích trang
sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá.

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ Bắc Bộ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu
chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo
cánh màu nông sồng. Phụ nữ cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm,

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 20
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Bộ lễ phục củ phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài
cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu
nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và
trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi
mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn,
phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu
áo. Bên trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón
trông rất duyên dáng và kín đáo. Lễ phục của
đàn ông là chiếc quần trắng, áo dài the, chít
khăn đen.
Tới nay, trang phục truyền thống của người
Việt Bắc Bộ đã thay đổi. Bộ âu phục dần
thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông.
Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải
tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt
khác do yêu cầu của lao động, công việc,
không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài
mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui...
thì mới có dịp để “thể hiện mình”.

 Về các làng nghề

Trangphụclễ hội

Khi nói về nét đẹp văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ, người ta không thể không nhắc đến
những làng nghề thủ công đã có lịch sử phát triển cách đây hàng trăm năm.
Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108 nghề thủ công ở 7000 làng
thuộc vùng châu thổ sông Hồng. ở đây có tới 500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở Nam
Định, Hà tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội.
Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội là nơi “đát lành chim đậu”, hội tụ tài hoa, thu hút những
thợ cả, thợ giỏi từ mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp. Hà Nội có Ngũ Xã Tràng, nổi tiếng
với nghề đúc đồng, do dân năm làng gốc ở huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc lập nên từ thế
kỷ XVII, là tác giả của những pho tượng đồng vào loại quý giá nhất nước Nam. Đó là
tượng Trấn Vũ bằng đồng đen cao 4m, nặng 4 tấn được đúc năm 1681, là quả chuông
đồng cao gần 1,5m treo ở tam quan đền, là tượng Di Đà cao 3,95m, nặng 10 tấn với toà
sen đặt tượng nặng 1,6 tấn đồng.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 21
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Tư
ợngđồngTrấnVũ, một kỳ tích của
nghề đúc đồng Việt Nam

Mộtnghệnhâncao tuổi của làng
nghề gốm Bát Tràng

Hà Nội có làng gốm sứ Bát Tràng có lịch sử 500 năm, do những người thợ gốm tài ba từ
Thanh Hoá ra gây dựng từ cuối thế kỷ XV. Và tất nhiên, nhắc tới Hà Nội, người ta cũng
không quên một làng giấy phía Nam Hồ Tây, đã rất nổi tiếng trong câu ca dau “Mịt mù
khói toả ngàn sương, Nhịn chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”, làng Thậm Thình, có
truyền thống lịch sử 500 năm. Từ Hà Nội ngược về phía Đông Bắc, ta đến với miền đất
trù phú “bên kia sông Đuống”, với làng tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ, từ chất liệu đến
đề tài, tư tưởng, phong cách nghệ thuật đều rất dân gian và đậm đà màu sắc dân tộc. Đề
tài tranh Đông Hồ rất đỗi bình dị, phản ánh đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày của
người dân quê Việt Nam, tiêu biểu là tranh “đánh ghen”, “hứng dừa”, “đám cưới
chuột”.... Xuôi về phía Nam, ta đến với các làng nghề lụa Hà Đông (Hà Tây), đũi Nam
Cao (Thái Bình),...
Muôn bàn tay khéo léo tài hoa đã hội tụ lại trên mảnh đất châu thổ trù phú này, thời nào
cũng thế, đã vun đắp làm đẹp cho đời, làm phong phú cuộc sống, giàu có tâm hồn, nối
tiếp truyền thống của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt, góp phần xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiến vào thiên niên kỷ thứ ba.

 Di tích lị ch sử - văn hoá

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 22
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Mặt khác, nói tới văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ là nới tới một vùng văn hoá có một bề dày
lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hoá. Các di tích khảo
cổ, các di sảnvănhoáhữuthếtồntại ở khắpcácđịaphương.
Đền Hùng (Lâm Thao, Phú Thọ) gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng mộ tổ Hùng Vương thứ VI.
Có khả năng vào thế kỷ thứ X người Việt Nam đã xây nên Đền Hùng và tổ chức ngày giỗ
tổ Hùng Vương với những nghi thức, phong tục đầy bản sắc dân gian Việt Nam. Thời Lý
- Trần, Đền Hùng là một khu di tích khá đẹp do làng Cổ Tích dựng lên. Trong một số hố
đào thám sát tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật: bát đĩa men ngọc,
nhiều viên ngọc trang trí, có cả lon đựng sơn... thuộc thời Lý - Trần. Kiến trúc ở Đền
Hùng có từ thời Lý - Trần đã được tôn tạo qua nhiều thời kỳ, đến nay chỉ còn lại một kiến
trúc khá cổ là Gác Chuông, Tam Quan và Đền Hạ có từ thời Hậu Lê, những phần còn lại
chủ yếu là các kiến trúc được xây dựng vào thời Nguyễn.
ĐềnGióngthuộclàng Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), thời Thánh Gióng,

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK
ChùaDiênHự (Chùa Một Cột)
u

TRANG 23
KhuêVănCác – Quốc TửGíam
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
người có công dẹp giặc Ân thời Hùng Vương. Từ xa xưa, đền là một thảo am. Đến thế kỷ
XI, Lý Thái Tổ tạo và xây dựng khang trang, kiến trúc “nội công ngoại quốc” trên một
thế đất đẹp có hồ bán nguyệt và thuỷ đỉnh ở trước cổng. Bên trong có nhà tiên tế, đến
chính và nhà giãi vũ. Trong đền còn lưu giữ ược nhiều cổ vật quý: Tượng Thánh Gióng
cao 2m, có hàng trăm năm nay và các tác phẩm điêu khắc gố: cuốn thư, hoành phi, câu
đối bàn thờ; các tác phẩm điêu khắc đá: rồng đá, nghê đá, giếng đá, liềm đá,...
Chùa Một Cột tên chữ là Diên Hậu tự, nằm giữa hồ Linh Chiểu (nay thuộc phố Chùa Một
Cột). Chùa dựng năm 1049, phỏng theo giấc mơ của Lý Thái Tông (1028 - 1054) thấy
Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen mời vua bước lên. Vua bèn cho xây chàu theo hình
hoa sen để thờ và cầu xin tuổi thọ. Chùa xây dựng một cột giữa lòng hồ nên có tên Một
Cột.
Cụm di tích cố đô Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô đầu
tiên của nước Đại Việt, do Đinh Tiên Hoàng xây dựng năm 968. Khu di tích đền - miếu
được chia thành hai khu: Khu thứ nhất (bên tả) thờ Đinh Bộ Lĩnh và ba người con trai
của ông là thái gử Đinh Hạ Lang, Hoàng tử Đinh Toàn và Hoàng tử Đinh Liễn (sau này
nối ngôi cha); Khu thứ hai thờ vua Lê Đại Hành, Hoàng hậu Dương Vân Nga và Hoàng
tử Lê Long Đĩnh (vua cuối cùng của triều Tiền Lê).
Nhiều di tích khảo cổ mang đậm dấu ấn của các nền văn minh Văn Long - Âu Lạc và văn
minh Đại Việt.

3. Đặ c điể m văn hoá tinh thầ n
Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ
cũng khá đa dạng và phong phú.

 Phong tục tậ p quán
Giao tiếp: miếng trầu là đầu câu chuyện, kính lão, khiêm nhường trong giao tiếp.
Giỗ tết, tế lễ: thờ cúng mọi vật được coi là biểu tượng của vị thần hay nhân thần
nào đó.
Tết nguyên đán: giao thừa và lễ trừ tịch, lễ cúng thổ công,1 số lễ hội như hái lộc
xông nhà...
Tục lễ đầu xuân: có lễ động thổ, lễ khai hạ, lễ thần nông, lễ thượng nguyên...
Tết thanh minh: có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo
mộ - Cúng giỗ mang ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn"
Tang lễ: quan niệm "nghĩa tử là nghĩa tận" tang lễ được tổ chức lớn và cầu kỳ.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 24
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Lễ cưới hỏi: linh đình và náo nhiệt, không kém phần cầu kỳ.

 Văn hoá dân gian
Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời kia. Đó là một
kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú: là nguồn ca dao, ngạn ngữ,
huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, ..., là các lễ hội truyền thống lâu đời
đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dângian, trò diễn,... Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu
mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc.
Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân gian Bắc Bộ là
một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng. Vùng có một kho
tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian, truyền thuyết, truyện cười... với những
hình ảnh ông bụt, cô Tấm, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh... đã đi vào tâm khảm người
Việt hàng thế kỷ qua.

 Sân khấu dân gian
Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc
thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối,...
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật quen
thuộc của người dân Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, nuôi dưỡng đời sống
tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc.
Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát
đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần
nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa,
nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng
độc đáo. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi
của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng
trầm của lịch sử, nghệ thuật chèo ngày càng
phát triển và khẳng định được tầm quan
trọng trong nền văn hoá dân gian.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 25
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có hát ca trù. Ca trù
có nguồn gốc từ sự kết hợp của ca vũ Trung Hoa với âm nhạc cung đình Việt Nam trong
khoảng thời gian từ 111 trước công nguyên đến năm 938. Với mối liên hệ truyền cảm và
ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau giữa ca nhạc, trống chầu, nghệ thuật ca trù ngày càng trở
nên điêu luyện, tinh vi. Đi liền với ca trù và nghệ thuật văn thơ tuyệt vời đã được ngâm
nga, những làn điệu dân ca mộc mạc, thôn dã đến với ca trù đã trở nên chau chuốt, điêu
luyện.
Ca trù trở thành một thứ thưởng thức
nghệ thuật riêng biệt với không khí ấm
cúng, tế nhị, hào hoa kinh kì. Hằng
năm, trong các cuộc vui chơi chung tại
Văn Miếu, đền Ngọc sơn, các chầu hát
ca trù lại được mở, những lời hát ca
ngợi quê hương, đất nước tươi đẹp, ca
ngợi con người và cuộc sống mới lại
ngân lên thánh thót, hoà lẫn ráng chiều
vàng rực trên sóng nước Hồ Gươm.

Hát quan họ là điệu hát quen thuộc của
người con xứ Kinh Bắc. Cứ đến hẹn lại
lên, vào hội hát quan họ, du khách thập
phương yêu thích quan họ gần xa kéo tới.
Sân đình, sân đền... đều có các đám hát,
người nghe vòng trong vòng ngoài. Các
liên anh khăn xếp, áo the, tay cầm ô; các
liền chị áo mớ ba mớ bảy với chiếc nón
quai thao hát những câu ca cổ: “Nhớ chị
hai”, “Thiết tha”, “Nhớ mãi mà không
nguôi”,... Câu hát gieo vào lòng người cái
tình quan họ đắm đuối, thiết tha, bền chặt.
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của riêng đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ
thuật này xuất hiện từ khá sớm, đầu tiên ở Thăng Long - Hà Nội. Hiện nay, ở thôn Đào

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 26
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh còn lưu lại được dấu tích của một phường rối nước
từ hàng trăm năm trước.
Ngay từ thời nhà Lý, rối nước đã được kết
hợp với rối cạn một cách cực kỳ nhuần
nhuyễn và đạt đến độ tinh xảo trong diễn
xuất. Rối nước dần thâm nhập vào đời sống
sinh hoạt làng xã, càng trở nên đa dạng,
sinh động với các loại trò diễn mang đậm
phong cách diễn xuất dân gian.
Ngày này, nghệ nhân diễn rối nước ngoài
kế thừa các kĩ thuật cổ truyền, còn cố gắng
sáng tạo và làm phong phú hơn lên cho loại
hình nghệ thuật này ở cả khía cạnh trò diễn
cũng như kĩ thuật biểu diễn và ca từ.

 Tín ngưỡng
Có thể nói tín ngưỡng là một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của người dân Việt. Nếu nhìn trên lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, tín ngưỡng đã
lắng đọng ở đây những nét văn hoá.
Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy rõ được tính đa
dạng, phong phú của nó, trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá tín ngưỡng. Văn
hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn hoá đặc thù chứa nhiều nội
dung như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín Ngưỡng thờ thành
Hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội,...:

Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình nào dù nghèo hay
giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà
đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những dòng họ lớn, có học thức thường
soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Tín ngưỡng phồn thực
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 27
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt nói chùng và
người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực. Tín
ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và
tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
Có thề thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng bằng
đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình như
Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam
Định). Trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen) cũng phảng phất văn
hoá tín ngưỡng phồn thực. Ngoài ra, cư dân Bắc Bộ còn thể hiện văn hoá tín ngưỡng này
qua những trò chơi trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà
Tây), trò chen lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Giang).
Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo, quán xuyến đời sống tâm
linh của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tư chất, tâm lý, tính cách của họ được in hình rõ
nét qua văn hoá tín ngưỡng phồn thực.

Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang
đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn
Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong
những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ
thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp
Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.

Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 28
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Các di vật tồn tại trong văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang cho thấy nhân dân ta
đã có một số tín ngưỡng bản địa hình thành từ việc chinh phục đồng bằng và phát triển
nghề trồng lúa nước. Do quan niệm vạn vật hữu linh, những hiện tượng thiên nhiên như
mây, mưa, sấm, chớp đối với những con người sơ sử là những thế lực siêu nhiên cần
được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai.
Đầu tiên, Phật Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu, Bắc Ninh. Nhưng
ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc đồng bằng Bắc bộ.
Có thể kể đến một số chùa như sau:
Tại vùng Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định) thờ
Pháp Vân, Pháp Vũ. Chùa Tướng (chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (chùa
Phương Quang) thờ Pháp Điện. Ngoài ra còn có chùa Tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ
Phật Mẫu Man Nương, và các chùa Tứ Pháp Dâu, Đậu, Dàn, Tướng đều quay hướng Tây
chầu về chùa Tổ. Chùa Tứ Pháp rải rác tại các thôn Ngọc Trì, Thuận An, Đức Nhân và
Nghi An thuộc xã Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân như chùa Keo (Dâu),
chùa Nành (Gia Lâm), chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì, Chùa Đậu (chùa Thành
Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa Pháp Vũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân.
Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa
Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xã Lạc Hồng). Chùa Lạc Đạo
(thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (Pháp Điện), Hướng Đạo
(Pháp Lôi) tại xã Lạc Đạo.
Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (Kim Bảng) thờ Pháp Vân,
chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ. Chùa Đặng Xá
(Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp Điện (Phủ Lý).

Tín ngưỡng
hoàng

thờ

thành

Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ
là sống quần xã, hình thành nên các đơn vị
làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng
được xem là điều không thể thiếu trong đời

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 29
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng riêng cho làng
mình. Vị Thành Hoàng đó được xem như là một vị thánh của làng, là người mà đương
thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với những người dân vùng văn hoá Bắc
Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có không ít
khó khăn sóng gió của họ. Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoá tín
ngưỡng của cư dân Bắc Bộ.

Tín ngưỡng thờ mẫ u
Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu,
truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự, hát xướng, hát chầu văn, lên đồng,
múa bóng...
Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân thần, trong đó có
khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng Đạo (Vị vua cha). Nhân vật của
tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, đền, phủ... mà những di tích này nằm rải
rác rất nhiều ở vùng văn hoá Bắc Bộ.

Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thù công rất phổ biến ở
các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó dần được phát triển thành những
làng nghề chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng...) là nét
không thể thiếu trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.

 Nề n văn hoá bác học
Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là “nơi
phát sinh nền văn hoá bác học”. Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có
chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Từ cuối đời trần,
đặc biệt sang thời Lê sơ, khoa cử đã trở thành một trong những phương thức tuyển lựa
quan lại chủ yếu của triều đình phong kiến.
Sang thế kỷ XVII, XVIII, hầu hết các làng ở Đàng ngoài và sau đó ở Đàng trong đều có
lớp học tư do các thầy đồ phụ trách. Làng đã dành một số ruộng (gọi là học điền) phục vụ
việc nuôi thầy và khuyến khích học tập. Lệnh thành lập các trường công ở xã thời Tây

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 30
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Sơn tuy chưa được thực hiện nhưng có tác dụng khuyến khích rất lớn. Khi Nho giáo suy
đồi, đấu tranh giai cấp tăng lên thì giáo dục trở thành diều quan trọng để nhân dân nói lên
những nguyện vọng, tâm tư và tình cảm của mình. Nơi đầy có Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, là trường đại học đầu tiên của nước Việt. Xứ Bắc có một đội ngũ trí thức đông
đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hoá tầm cỡ. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các
cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. Hiện tại, đây là nơi đầu mối các
trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (80% các viện nghiên cứu và 64% các trường
đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả
nước.
Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hoá bác học. Đó là
điều kiện để tiếp nhận vốn văn hoá dân gian, vốn văn hoá bác học Trung Quốc, Ấn Độ,
phương Tây. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng
tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. Nói đến văn hoá bác học, không thể không nói
đến văn hoá nghệ thuật. Có thể nói hầu hết các thơ phú (chủ yếu từ thế kỷ XV trở về
trưcớ) đều thấm đượm tình cảm yêu nước và toát lên niềm tự hào dân tộc chân chính.
Đáng chú ý nhất là các bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà... của Lý Thường Liệt, Chiếu dời
đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của
Trương Hán Siêu, Qua sông Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh, Phú núi Chí Linh và Bình
Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Những bài thơ phú đương thời còn là đỉnh cao của nghệ
thuật thanh thoát, khôi kỳ, hùng vĩ, hào phóng và cao siêu “không thua kém gì Đỗ Phủ,
Lý Bạch thời Thịnh Đường”.
Những tập thơ ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của hội Tao Đàn thế
kỷ XV là sự tiếp nối và nâng cao của thơ văn thời trước. Mặt khác bên cạnh dòng văn học
viết bằng chữ Hán, lịch sử thời này còn chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm.
Đó là: Trần Nhân Tông với Cụ trần lạc đạo phu, Mặc Đĩnh Chi với Ngọc Tỉnh liên phú,
huyền quang với Vịnh hoa yên tử phú, Nguyễn Thuyên với Phí sa tập. Ngoài ra còn có
các tác giả văn Nôm khác như Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly v.v... Đặc biệt bộ
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ bằng chữ Nôm và bộ Thơ Quốc âm của
Lê Thánh Tông còn được lưu truyền đến ngày nay.
Cùng với thơ ca, việc sưu tầm và dựng lại những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết
về nguồn gốc dân tộc, về phong tục tập quán, về sự tích các anh hùng có công dựng nước
và giữ nước được tiến hành rộng rãi trong nhân dân, nhằm khẳng định về mặt tinh thần,
văn hoá, nền độc lập của dân tộc, của đất nước.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 31
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Sang thế kỉ XVI - XVIII với sự suy đồi của Nho giáo và sự thay đổi của hoàn cảnh đã
làm cho nguồn cảm hứng dân tộc phai nhạt đi trong tư tưởng của giai cấp thống trị. Văn
học chữ Hán được sáng tác nhiều, song không còn chứa đựng những tình cảm yêu nước,
yêu quê hương như trước. Một số nhà nho đã về với nhân dân, với cuộc sống thực của đất
nưcớ. Họ đã tìm thấy những đề tài mới mẻ hơn trong những sáng tác thơ văn của mình.
Nét đáng chú ý của văn học thời kỳ này là văn Nôm được khởi phát từ các giai đoạn
trước đã ngày càng phát triển. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà nho Đào Duy
Từ v.v.. là những người tiêu biểu.
Thể truyện văn xuôi được sáng tác nhiều, tiêu biểu là Truyền kì Mạn lục của Nguyễn Dữ.
Bên cạnh dòng văn học chính thống của các nhà nho, các quan chức, hình thành cả một
kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú bao gồm truyện, ca dao, tục ngữ, hò vè,
hát ví, hát dặm, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười đều nở rộ trong thời kì này. Các
hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào đều phát triển rất mạnh
mẽ.
Tương ứng với sự phát triển của nền văn học viết bằng chữ Nôm là sự phát triển của thể
thơ lục bát và song thất lục bát. Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, kinh
nghiệm ứng xử, đặc sản và đặc tính địa phương v.v… được đúc kết dưới dạng ca dao, tục
ngữ. Những suy tư của cá nhân về cuộc sống và chế độ bóc lột của giai cấp thống trị, về
vua quan, về chiến tranh phong kiến, quan hệ xã hội, tình yêu nam nữ, tình yêu thiên
nhiên v.v… được thi vị hoá đã làm giàu và làm đẹp cuộc sống tình cảm, tinh thần của con
người, đồng thời nói lên khát vọng sống tự do, hoà bình tỏng tình thương yêu đồng bào
ruột thịt - một cuộc sống rất nhân bản của những người nông dân lao động chất phác.
Giải phóng người lao động, giải phóng phụ nữ khỏi mọi bất công của xã hội, khỏi mọi tai
hoạ do sự tham lam, ích kỷ, độc ác của một số người thuộc tầng lớp trên gây ra, hoà nhập
với sự tỏng sáng của tự nhiên… là nội dung tư tưởng, tình cảm chủ đạo của văn học bình
dân.
Trào lưu văn học dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp nho sĩ có tâm huyết đối với
dân tộc, với nước. Xuất hiện những tài năng văn học viết như Đoàn Thị Điểm với bản
dịch Chinh phụ ngâm, Cung oán Ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân
Hương, thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ
Mai, Quan âm thị Kính, Phạm Công - Cúc Hoa - Phạm Tải - Ngọc Hoa, Hoàng Trừu,
Thạch Sanh v.v... Là những tác phẩm có giá trị nhất, không chỉ với thời đại này mà ngay
cả với thời đại sau, ở thế kỷ XIX có tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện
Lục Vân Tiên của nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trong khi mong muốn được

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 32
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
sống tự do và giải phóng, người lao động đương thời vẫn không vượt qua được tư tưởng
vua quan phong kiến, không vượt qua được những luỹ tre làng. Các đô thị nặng tình xóm
làng và sản xuất thủ công không đủ điều kiện tạo nên một cuộc sống riêng của người đô
thị, góp tiếng nói của mình vào văn học.
 Các lễ hội của vùng
Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống bằng nghề nông
nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ và hình thức lễ hội ra
đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần dà,
qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian, số lượng, mật độ,
nội dung... Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại: Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa
thu... Theo không gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng: Lễ làng, lễ hội vùng, lễ
hội cả nước... Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội ở vùng văn hoá
Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ
trong các hình thức lế hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu mưa...
Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn hoá mà còn
mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ
chùa chiền, miếu mạo. Nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định.

Hội Gióng – Di sả n phi vậ t thể của nhân loạ i
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 33
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương
(Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim. (Bắc Ninh)... những lễ
hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và
lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng qui cách và những nghi thức trong lễ hội mà
mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho
mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm
vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn
Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hoá tín ngưỡng của
vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ. Tựu trung lại với những sắc thái đặc trưng, những giá trị
lớn, văn hoá tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp một phần không nhỏ trên hành trình xây
dựng một nền văn hoá tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

 Giao lưu, tiế p biế n trong tiế n trình văn hoá
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người
(cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi
về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 34
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Giaolưuvănhóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó
có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn
hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn
hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối
quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có
khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa".
Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụngchocáclĩnhvựcngoàivănhóa, chẳnghạnnhưkinhtế...
Việt Nam nằm ở một vị trí địa lí thuận lợi: cửa ngõ Đông Dương, đầu mối thông thương
giữa các nước Đông Nam Á và thế giới. Đường bờ biển dài gần 3000km cũng là một điều
kiện vô cùng thuận tiện cho việc mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế với bên ngoài. Do
vậy, vấn đề tiếp biến văn hóa với các quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi.
Với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, người Bắc Bộ đã tiếp thu nhiều giá trị văn
hoá nhân loại. Quá trình tiếp biến văn hoá của vùng diễn ra lâu dài hơn cả với nội dung
phong phú hơn cả.
Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng có 3 cột mốc chính:

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 35
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
 Khi những tín ngưỡng bả n đị a tiế p xúc với Phậ t Giáo cổ đạ i
( Thế kỷ VII – Thế kỷ I TCN)
Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta trong bối cảnh bị phong kiến Trung
Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá và phải cưỡng nhận văn hóa phương
Bắc). Trong điều kiện đó, Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam đã có một sự
dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo
lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Thời gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, văn
hóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu trọn vẹn tinh
thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự dung hợp giữa hai nền văn
hóa này lại thành một thứ vũ khí chống lại sự đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa
Trung Quốc phương Bắc. Phật giáo, lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp
cứu nước, giữ gìn văn hóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa.
Như vậy, người Việt đã tự tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũng như hoàn chỉnh được
tín ngưỡng Phật pháp. Các yếu tố bản địa (nội sinh) và Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp tài
tình với nhau để tạo nên một thể thống nhất qua câu chuyện về nàng Man Nương. Sự tích
Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã
được ghi chép trong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn
Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược... với những chi tiết khác biệt nhau.
Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong
truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ
Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vào giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện
còn lưu lại qua bản “Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu
được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752).
Chuyện kể rằng ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái 12 tuổi Man Nương đến chùa
Phúc Nghiêm học đạo. Trụ trì chùa này là một nhà sư người Ấn Độ tên là Khâu-đà-la.
Một hôm, nhà sư tình cờ bước qua người Man Nương lúc nàng nằm ngủ, và nàng thụ thai
một cách thần kỳ. Sau 14 tháng, nàng Man Nương sinh hạ một bé gái, đứa bé được nhà
sư Khâu-đà-la dùng phép chú đưa vào cây Dung Thụ già. Sau đó, nhà sư trao cho Man
Nương một cây gậy thần có thể làm mưa cứu hạn hán cho dân làng. Khi Man Nương 80
tuổi, cây đổ trôi về bến sông Dâu thì không trôi nữa. Thái thú Sĩ Nhiếp nằm mộng phải
tạc tượng Phật từ cây Dung Thụ đó nhưng bằng cách nào cũng không kéo được cây lên
bờ, chỉ khi có dải yếm của Man Nương kéo vào bờ thì mới kéo cây lên được. Cây Dung
Thụ được tạc thành 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện mang vào
chùa thờ tự. Trong thân cây, con của Man Nương đã hóa thành đá và được gọi là
“Thạch Quang Phật”, hiện được thờ tại chùa Dâu. Man Nương mất vào ngày mồng tám

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 36
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
tháng tư, cũng chính là ngày đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa (theo truyền thống xưa của
Phật giáo). Sau khi mất, bà được người đời xưng tụng là Phật Mẫu Man Nương.

Câu chuyện này cho thấy bản chất của hệ thống Tứ Pháp Việt Nam, đó là sự dung hòa
giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu. Đây có thể gọi là
hiện tượng “tiếp biến văn hóa” từ Ấn Độ sang Việt Nam và mang một bản sắc riêng của
một vùng văn minh nông nghiệp lúa nước. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại vùng
châu thổ đồng bằng sông Hồng mang nặng yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình tiếp
xúc giao lưu với văn hóa ngoại lai, và cũng là minh chứng cho sự tác động ngược trở lại
của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai trong quá trình “Ấn Độ hóa”.

Chùa Dâu Bắc Ninh - Một trong nhữ trung tâm cổ xư nhất của Phật giáo Việt
ng
a
Nam - Nơ chứ kiến quá trình tiếp biến giữ tín ngư ng bản đị a và Phật giáo
i
ng
a
ỡ
Trước khi câu chuyện này xảy ra cả ngàn năm lịch sử, các di vật tồn tại trong văn hóa
Đông Sơn và nhà nước Văn Lang cho thấy nhân dân ta đã có một số tín ngưỡng bản địa
hình thành từ việc chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước. Do quan
niệm vạn vật hữu linh, những hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp đối với
những con người sơ sử là những thế lực siêu nhiên cần được thờ cúng để mong mưa
thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Khi Phật giáo được tiếp nhận vào Việt Nam, các nhà
truyền giáo đã nhận thấy Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung
hòa với tín ngưỡng dân gian. Cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gái bản địa
(tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian, đại diện cho cư dân văn minh nông nghiệp lúa
nước) với một nhà sư Ấn Độ là Khâu-đà-la (đại diện cho triết lý và văn hóa Phật giáo Ấn
Độ) đã ra đời. Các vị Phật Ấn Độ đã hóa thân với các vị thần tự nhiên của Việt Nam, tạo

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 37
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
nên một vị Phật Việt Nam hoàn toàn riêng biệt. Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét được
Phật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện. Đó là Tứ Pháp Phật giáo dân gian Việt Nam.
Thờ Mẫu là một hình thức thờ cúng tín ngưỡng đặc trưng của các cư dân nông nghiệp thể
hiện sự kính trọng đối với quyền năng sinh sản và biết ơn tổ tiên. Trong nền nông nghiệp
cổ sơ, giống cái giữ vai trò quan trọng trong sản xuất trực tiếp ra của cải, do đó các Thần
- Phật Tứ Pháp cũng được tôn thờ dưới hình tượng của các nữ thần. Tôn thờ Mẫu Phật
(Man Nương), người có công tái tạo ra một hình thức tôn giáo mới mang đậm tính bản
địa, cũng đã đưa Phật giáo thiêng liêng và huyền bí gần gũi hơn với cuộc sống đời
thường. Đây cũng là một triết lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống tâm
linh của người dân Việt.

 Những tiế p xúc với văn hóa Trung Hoa từ Thế Kỷ I TCN
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ mang tất cả những đặc điểm của một đất nước
Việt
Nam
thu
nhỏ,
quá
trình
tiếpbiếnvàgiaolưuvănhóacủavùngvớiTrungHoacũngđồngnhấtvớiquátrìnhgiao lưu tiếp
biến với văn hóa Trung Hoa của đất nước.
Ta tiếp biến văn hóa với Trung Quốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn
các vương triều Việt Nam độc lập. Nếu phân theo tính chất thì có: Tiếp xúc cưỡng bức và
tiếp xúc tự nguyện.
Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu. Người Trung
Quốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc. Chính
trong cuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh
mẽ.
Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một
khối dân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị có hiệu
quả (người Chàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực).
Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc. Tuy đối đầu văn hóa là
chủ yếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn
hóa Hán (do chủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp...).

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 38
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn
tiếp tục.
Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho
ta. Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng,
các nghề thủ công như dệt, in, giấy...).
Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã
học chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học
mang những nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc. Làng
xã là nơi chính quyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là
đồn lũy bảo tồn gốc dân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình...) dân gian.
Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu
(chiến tranh, đô hộ), còn với Ấn Độ thì qua đối thoại (truyền giáo, buôn bán), thường
gián tiếp và không liên tục. Ảnh hưởng lớn nhất của Ấn Độ là qua tôn giáo (Phật giáo Ấn
Độ giáo).

 Tiế p xúc với văn hóa Phương Tây từ cuối Thế Kỷ XVIII
ThờiPhápthuộc, đốiđầuvănhóalàchủyếu, nhấtlàgiaiđoạnđầu: TríthứcNhohọcphảnứng,
khôngmuốnđổi “bútlông” lấy “bútchì”, họcQuốcNgữvàtiếngPháp.
Từnhữngnăm
20-30
thếkỷ
20,
song
songvớiđốiđầuvănhóa,
cóhiệntượngđốithoạivănhóa.CácnhànhohiệnđạinhưPhanChâu
Trinh,
PhanBộiChâu,
cáctríthứcmớinhưDươngQuảngHàm,
HoàngXuânHãn,
NhấtLinh...
muốnđưakhoahọcvàdânchủphươngTâyvào.
Kháiniệm
“cáitôi”
củaphươngTâyvàđặcbiệtchủnghĩalãngmạnPhápđãgiúptạoraThơmớivàcảmộtdòngvănhọcV
iệt Nam.
ThờithuộcPháp, đồngbằngBắcBộcũnglàmộttrongnhữngvùngchịuảnhhưởng của văn hoá
phương Tây đậm nét hơn cả.Tuy nhiên, người Bắc Bộ đã có sự thâu hoá linh hoạt, chắt
lọc tinh hoavănhoánhânloạiđểbiếnthànhnétđẹpriêngcủamình.Cóthểđơncử: ở Bắc Bộ,
mộttrongnhữngnhàthờđầutiênlànhàthờPhátDiệm (NinhBình) xuấthiệndướidạng kiến trúc
dân tộc thấp trải rộng, có mái cong, khác hẳn với những ngôi nhà thờ nổi tiếng của đạo
Kitô, vốn rập khuôn cứng nhắc theo lối kiến trúc cao vút có đỉnh tháp nhọn. ở đây đã xuất

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 39
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân
tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Bắc Bộ. Chẳng hạn, các toà nhà của trường Đại
học Đông Phương (nay là Đại Học Quốc gia Hà Nội), bộ Ngoại giao,... đã sử dụng hệ
thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác... làmnổibậttínhdân`tộc. Chữ
quốc ngữ và hệ thống giao dục theo kiểu phương Tây ra đời và phát triển rực rỡ. Các hình
thức nghệ thuật Bắc Bộ thời kỳ này xuất hiện nhiều thể loại mới: trong văn học có Thơ
mới; trong hội hoạ có tanh sơn dầu; sân khấu có ca nhạc (có nhạc thính phòng, nhạc cổ
điển, ....), kịch...
Chỉtừsau 1945, xãhộimớithựcsựhiệnđại, qua hiệnđạihóalầnthứhaivớinhữngbiếnđổicơbản
do
cáchmạngvàchiếntranh,
ảnhhưởngthếgiớiđadạngvàsâusắc,
nhữngcốgắngcôngnghiệphóavàđôthịhóacóhệthống.
Tiếpbiếnvănhóa ở Việt Nam hiệnđại qua haigiaiđoạn, trướcvàtừđổimới (1986)

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 40
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

KẾT LUẬN
Vùngvănhóa

song

Hồnglàvùngđấtcổ,

vùngđấtấymangtrongmìnhmộtkho
lớncủađấtnước,

tang

làcộinguồnvănhóaViệt
giátrịvănhóavôcùng

cảvềvậtchấtlẩntinhthần.Nhữnggiátrị

Nam,
to
to

lớnấycầnđượcbãotồnvàpháthuyhơnnữabởithếhệhôm

nay

vàthếhệmaisaucủađấtnướcđểnhữnggiátrịvàcôngsứcông

cha

đểlạimãitrườngtồnvàpháttriểntheothờigian.

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 41
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

MỤC LỤC
A.

CÁC KHÁI NIỆM ĐỊ NH VÙNG .............................................................................. 2

I.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA............................................................................................ 2

II.

LÃNH THỔ VĂN HÓA................................................................................................. 2

III. VÙNG VĂN HÓA ........................................................................................................... 2
IV. TIỂU VÙNG VĂN HÓA ............................................................................................... 4
B.

VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ................................................................. 5

I.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA VÙNG.................................................................... 5

II.

Về vị trí đị a lí ............................................................................... 5
Về lãnh thổ ...................................................................................... 6
Về mặ t đị a hình ............................................................................ 6
Về khí hậ u ........................................................................................ 7
Về môi trường nước .................................................................... 7
LỊ CH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA VÙNG.................. 8

Lị ch sử phát triể n ........................................................................ 8
Chủ thể văn hóa ............................................................................. 8
Về kinh tế ........................................................................................ 9
Tổ chức Làng, Xã ......................................................................... 11
III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG...................................... 12
1. Sự phân chia thành các tiể u vùng văn hóa củ a vùng đồ ng bằ ng
châu thổ Bắ c Bộ ............................................................................................................. 13
Khu vực tiể u vùng duyên hả i Vùng đồ ng bằ ng sông Hồ ng13
Khu vực tiể u vùng trung tâm Đồ ng bằ ng sông Hồ ng ..... 13
Tiể u khu vực rìa đồ ng bằ ng sông Hồ ng .............................. 14
Tiể u vùng văn hóa Thanh – Nghệ - Tỉ nh ............................ 14
2. Đặ c điể m văn hoá vậ t chấ t ............................................................................... 15
Văn hoá cư trú (nhà ở) .............................................................. 15
Văn hoá ẩ m thực (ăn – uố ng) ................................................. 18
NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 42
TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Văn hoá trang phụ c ..................................................................... 19
Về các làng nghề ......................................................................... 21
Di tích lị ch sử - văn hoá ............................................................ 22
3. Đặ c điể m văn hoá tinh thầ n ............................................................................. 24
Phong tụ c tậ p quán .................................................................... 24
Văn hoá dân gian.......................................................................... 25
Sân khấ u dân gian ....................................................................... 25
Tín ngưỡng .................................................................................... 27
Nề n văn hoá bác họ c .................................................................. 30
Các lễ hộ i củ a vùng .................................................................... 33
Giao lưu, tiế p biế n trong tiế n trình văn hoá ..................... 34
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 41

NHÓM 7 – K44 TC & QLSK

TRANG 43

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namNhi Lùn
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngPham Van Tam
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLee Inxu
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namTrương Ý
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxTuanPham84308
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh nataliej4
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
VietNam Culture - Quan Ho Bac Ninh
VietNam Culture - Quan Ho Bac NinhVietNam Culture - Quan Ho Bac Ninh
VietNam Culture - Quan Ho Bac NinhHường Buly
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongNhung Lê
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG Lê Thương
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngLê Xuân
 

La actualidad más candente (20)

Phố cổ hội an
Phố cổ hội anPhố cổ hội an
Phố cổ hội an
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Môn xã hội học
Môn xã hội họcMôn xã hội học
Môn xã hội học
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
VietNam Culture - Quan Ho Bac Ninh
VietNam Culture - Quan Ho Bac NinhVietNam Culture - Quan Ho Bac Ninh
VietNam Culture - Quan Ho Bac Ninh
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ Long
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAYLuận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
 
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cươngbài tập tình huống môn pháp luật đại cương
bài tập tình huống môn pháp luật đại cương
 

Similar a Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ

Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hảlongvanhien
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019hieupham236
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...PinkHandmade
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Gianglongvanhien
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtTiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxNguynHi232828
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc nataliej4
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức Pham Long
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Le Nin Real
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM nataliej4
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayVy Tieu
 

Similar a Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (20)

Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOTLuận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
 
Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hả
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà GiangDân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
Dân ca Lô Lô ở Đồng Văn Hà Giang
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người ViệtTiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Ẩm Thực Văn Hóa Của người Việt
 
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptxverrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
verrypopularinstructmentitelligentknowlege.pptx
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
 
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức                Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
Bàn thên về “Nguồn gốc người Việt- người Mường” của Tạ Đức
 
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
Lang Sen Viet Nam - 0908906007 - 0949087007 - 0968608007
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
 
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
 

Más de Hoàng Mai

Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnHoàng Mai
 
To chuc su_kien_nop_3003
To chuc su_kien_nop_3003To chuc su_kien_nop_3003
To chuc su_kien_nop_3003Hoàng Mai
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnHoàng Mai
 
Chùa Dâu - Văn hóa du lịch
Chùa Dâu - Văn hóa du lịchChùa Dâu - Văn hóa du lịch
Chùa Dâu - Văn hóa du lịchHoàng Mai
 
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKTÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKHoàng Mai
 
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬUDU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬUHoàng Mai
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPHoàng Mai
 
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ Hoàng Mai
 

Más de Hoàng Mai (8)

Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
 
To chuc su_kien_nop_3003
To chuc su_kien_nop_3003To chuc su_kien_nop_3003
To chuc su_kien_nop_3003
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Chùa Dâu - Văn hóa du lịch
Chùa Dâu - Văn hóa du lịchChùa Dâu - Văn hóa du lịch
Chùa Dâu - Văn hóa du lịch
 
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKTÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
 
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬUDU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÚ MẬU
 
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆPỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP
 
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ KHÁCH SẠN IMPERIAL HUẾ
 

Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ

  • 1. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ LỜI MỞ ĐẦU BắcBộlàcáinôihìnhthànhdântộcViệt, vìthế, cũnglànơisinhracácnềnvănhóalớn, pháttriểnnốitiếplẫnnhau :VănhóaĐôngSơn, vănhóaĐạiViệtvàvănhóaViệt Nam. Từtrungtâmnày, vănhóaViệtlantruyềnvàoTrungBộrồi Nam Bộ. Sựlantruyềnấy, mộtmặtchứngtỏsứcsốngmãnhliệtcủavănhóaViệt, mộtmặtchứngtỏsựsángtạocủangườidânViệt. VănhoáBắcBộlàsựgiaohoàgiữathiênnhiênvà con người, pháttriểndựatrênsựkếthừavàpháthuybảnsắcdântộckếthợptiếpthucóchọnlọcti nhhoavănhoákhuvựcvànhânloại. Trongtưcáchấy, vănhóachâuthổvùngBắcBộcónhữngnétđặctrưngcủavănhóaViệt, nhưnglạicónhữngnétriêngđộcđáocủavùng. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 1
  • 2. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ A. CÁC KHÁI NIỆM ĐỊ NH VÙNG I. KHÔNG GIAN VĂN HÓA Không gian văn hoá là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ. Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ. Như vậy, không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích luỹ của bề dày thời gian lịch sử. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh. Chẳng hạn, không gian văn hoá Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó không chỉ giới hạn trong giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng qua lại đến văn hoá các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia... với các miền giáp ranh tương ứng. II. LÃNH THỔ VĂN HÓA Là khái niệm có liên quan nhưng hẹp hơn khái niệm không gian văn hoá. Khái niệm này mang tính văn hoá chính trị và thường dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc, nó được phân định khá rõ với biên giới rõ ràng dựa trên sự chứng minh lịch sử, cư trú văn hoá các dân tộc. Đề cập tới lãnh thổ văn hoá do đó luôn đặt trong sự phân định rạch ròi với lãnh thổ khác. Lãnh thổ văn hoá gắn bó hữu cơ với lãnh thổ địa chính hành chính do đó “thống nhất lãnh thổ”, “toàn vẹn lãnh thổ” đồng thời mang ý nghĩa văn hoá. Đây cũng là công việc đất nước ta nỗ lực thực hiện sau ngày giành độc lập (1975) hoàn toàn trong cả nước. III. VÙNG VĂN HÓA Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do cùng cội nguồn tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn hoá dân tộc. Vùng văn hoá do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hoá tộc người theo không gian địa lí trên một lãnh thổ. Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân hoá vùng văn hoá. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 2
  • 3. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Từ xa xưa, ông cha đã ý thức về việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách ý thức trong giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả. Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hoá của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở rất hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt Nam chia làm 6 vùng văn hoá:  Vùng văn hoá Tây Bắ c Là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu tượng cho vùng văn hoá này là hệ thống mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồn; là những vật trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ hơi (khèn, sáo...) và những điệu múa xoè.  Vùng văn hoá Việ t Bắ c Là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục tương đối giản dị, với lễ hội lòng tồng (xuống đồng) nổi tiếng; với hệ thống chữ Nôm Tày được xây dựng trong giai đoạn cận đại.  Vùng văn hóa châu thổ Bắ c Bộ Có hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (kinh) sống quần tự thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú, bởi vậy nó từng là cái nôi của văn hoá Đông sơn thời thượng cổ, văn hoá Đại Việt thời NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 3
  • 4. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ trung cổ.. với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hoá Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.  Vùng văn hoá Trung Bộ Vùng văn hoá Trung bộ ở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ quảng Bình tới Bình thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc biệt cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển; dân vùng này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong một thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn hoá đặc sắc, đến nay còn để lại sừng sững những tháp Chàm.  Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, bắt đầu từ vùng núi Bình-Trị -thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. ở đây có trên 20 tộc người nói các ngôn ngữ Mô-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là vùng văn hoá đặc sắc với những trường ca (Khan, H’ămon), những lễ hội đâm trâu, với loại nhạc cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên  Vùng Văn hoá Nam Bộ Vùng Văn hoá Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đông Nai và hệ thống sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa (khô - mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách còn người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hoá phương Tây... IV. TIỂU VÙNG VĂN HÓA Trong mỗi một vùng văn hoá, lại có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá.Khái niệm tiểu vùng văn hoá để chỉ những bộ phận hợp thành vùng văn hoá. Mỗi tiểu vùng được xác định với những nét đặc thù bị chi phối bởi không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển của vùng.Việc phân loại tiểu vùng văn hoá hoàn toàn không phá vỡ tính thống nhất của tổng thể một vùng văn hoá. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 4
  • 5. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ B. VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ I. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA VÙNG  Về vị trí đị a lí Vùngnằm ở phíaBắcđấtnước, phíaBắcgiápVùngvănhóaViệtBắc, Phía Nam giápvùngvănhóaTrungBộ, phíaTâygiápvùngvănhóaTâyBắc, phíaĐônggiápbiểnĐông. VùngchâuthổBắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây Đông và Bắc Nam. Vịtrínàykhiếnchonótrởthànhvịtrítiềnđồnđểtiếntớicácvùngkháctrongnướcvà Đông Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 5
  • 6. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Vùng có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: Thủ đô HÀ NỘI - trái tim của cả nước, là đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa KH-GD... Nó còn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, tạo sự tăng trưởng kinh tế và giao lưu của các vùng trong nước và quốc tế.  Về lãnh thổ Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của Văn hoá - Lịch sử dân tộc. Xét về lãnh thổ vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến cho rằng vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vùng văn hoá có những điểm không đồng nhất với vùng hành chính, vùng quân sự… Việc xét Thanh - Nghệ - Tĩnh vào vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là dựa trên những căn cứ về văn hoá và lịch sử.  Về mặ t đị a hình Châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi, v.v… NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 6
  • 7. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ  Về khí hậ u Vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18 độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác. Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm.  Về môi trường nước Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 7
  • 8. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ II. LỊ CH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA VÙNG  Lị chsửpháttriể n Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được gọi chung là cư dân Việt cổ, đã phát huy sức lao động và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên thuỷ, đạt đến thời đại văn minh vào các thế kỷ VII-VI TCN. Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp tồn tại trên đất bắc Việt Nam đương thời. Bộ máy nhà nước thời Văn Lang và mặ t trống đồng Đông sơn Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh của vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long- Hà Nội. TừvùngđấtthủytổlàvùngđồngbằngchâuthổBắcBộ, vănhóaĐạiViệt, ViệtNam pháttriểnvàlangrộng sang cácvùngkhácvàpháttriểntrêntoànlãnhthổnhưhiện nay. VùngcũnglànơibắtnguồncủavănhóaTrungBộvà Nam Bộ. Đâylàcáinôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống trên đường đi tới xây dựng nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.  Chủthể vănhóa NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 8
  • 9. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên thuỷ sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam Á (Việt - Mường, Môn - Khơ me, Hán – Thái). Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hoà lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng, bấy giờ các nhóm cùng sống với nhau hoặc sống gần gũi nhau đã có số lượng khá đông, cùng lấy nghề nông trồng lúa nước làm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều phong tục tập quán giống nhau. Trong quá trình phát triển, dần dần nhóm Việt Mường phát triển mạnh hơn các nhóm kia và dần trở thành chủ thể văn hóa chính của vùng. Những giá trị văn hóa của vùng là những sản phẩm từ sự sáng tạo, cần cù của nhóm Việt Mường, trong đó dân tộc Kinh đóng vai trò cốt lỏi. Dân tộc Kinh chính là chủ thể văn hóa chính của vùng Hiện nay, dân số của riêng vùng đồng bằng sông Hồng là 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ dân tộc Mường. Nhóm ngôn ngữ chính sử dụng thuộc nhómViệt – Mường.  Về kinh tế NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 9
  • 10. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở đây. Cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ là những cư dân “xa rừng nhạt biển”. Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nông dân Việt không có việc đánh cá được tổ chức một cách quy mô lớn, không có những đội tàu thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là các làng làm nông nghiệp, có đánh cá và làm muối. Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng, nên người dân chài trọng về việc khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền. Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà , trồngcâyănquả, trồngdâuchăntằm, nuôigà, nuôilợn, chó, trâubò,...cũngrấtpháttriển. Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không phải là nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. Ở đồng bằng sông Hồng, trước đây, người ta đã từng đếm được hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng …ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu con người. Số lượng đồ đồng tăng lên so với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm, dao, các nhạc cụ bằng đồng như chiêng trống, tượng đồng... số lượng đồ gốm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi … NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 10
  • 11. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Làng nghề truyền thống làm lụa ở Hà Đông, Hà Nội  Tổ chức Làng, Xã Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt. Nó là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn. Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng quê. Tiếntrìnhlịchsử đã khiến cho làng Việt Bắc Bộ là một tiểu xã hội trồng lúa nước, một xã hội của các tiểu nông. Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công, đất công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Làng, xãBắcBộlànhữnglàngxãđiểnhìnhcủacủanôngthônViệtvớisựkhépkínrấtcao: lũytredày, cổnglàngđóngmởsángtối,… Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây nhạt nhòa, chưa phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về sự “bằng vai”, “bằng vế” như kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 11
  • 12. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Cổng làng và cây đa đầu làng ở một làng quê Bắ c Bộ Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng v.v…, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho những quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trư¬ờng đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ. III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 12
  • 13. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 1. Sự phân chia thành các tiể u vùng văn hóa của vùng đồng bằ ng châu thổ Bắ c Bộ  Khu vực tiể u vùng duyên hả i Vùng đồng bằ ng sông Hồng Tiểu vùng duyên hải khu vực ven biển phía đông nam của vùng Đồng bằng Sông Hồng, giáp với vịnh Bắc Bộ, bao gồm địa phận các huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn (Ninh Bình), Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường (Nam Định), Vũ Thư, TP Thái Bình, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, Đông Hưng, Quỳnh Phụ (Thái Bình), Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Cát Bà, An Hải (Hải Phòng). Đây là phần châu thổ hiện đại phần lớn chỉ cao dưới 1m so với mực nước biển, nơi thủy triều và nước mặn có thể tràn ngập đất đai nếu không có đê ngăn chặn. Quá trình hình thành đồng bằng trong khu vực vẫn đang tiếp diễn nhờ vào việc bồi tụ phù sa của sông Hồng và các chi lưu chuyển ra biển. Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của vùng chính là sự phân trộn văn hóa do cư dân từ các khu vực khác dồn đến và gắn bó chặt chẽ với quá trình khai hoang các vùng bãi triều. Trong đó độc đáo hơn cả là sự phát triển rộng rãi của đạo Thiên chúa trong khu vực. Trong khi các tiểu vùng khác cúa Đồng bằng Sông Hồng, Phật Giáo gần như chiếm vị trí độc tôn trong đời sống tâm linh của người dân thì ở khu vực duyên hải có sự đan xen giữa Phật Giáo và Công giáo. Nhàthờ đáPhát Diệm - Ninh Bình  Khu vực tiể u vùng trung tâm Đồng bằ ng sông Hồng Có ranh giới phía Tây là Sông Đáy, phía Đông tới Hải Phòng, phía Bắc từ sông Hồng, sông Đuống thoải dần về phía duyên hải. Châu thổ này được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng là chính. Người dân tiểu vùng trung tâm châu thổ, đặc biệt là những người dân Thăng Long - Hà Nội vốn rất nổi tiếng là thanh lịch về vốn văn hóa tinh thần, về cách ăn mặc trang nhã, các món ăn chế biến tinh vi, khéo léo. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 13
  • 14. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Người dân ăn mặc giản dị trong kiểu cách, nền nã trong màu sắc, tuy nhiên không tự nhiên, xô bồ mà thể hiện sự chọn lựa của những người có trình độ thẩm mỹ cao. Trong ăn uống, người dân ở đây rất sành ăn, tinh tế trong lựa chọn và chế biến món ăn, khi ăn uống luôn giữ vẻ thanh lịch của người đang thưởng thức cái ngon, vẻ đẹp chứ không ăn lấy đủ, lấy no. Ở trong tiểu vùng có rất nhiều những món ăn ngon đã trở thành đặc sản cho các địa phương, vừa là những món ăn truyền thống của dân tộc, vừa là sản phẩm tiếp thu và đồng hóa các món ăn ảnh hưởng từ người Trung Quốc, người Châu Âu… PhởHàNội  Tiể u khu vực rìa đồng bằ ng sông Hồng Ranh giới của tiểu vùng có thể giới hạn thuộc địa bàn các huyện giáp ranh với vùng trung du và miền núi phía Bắc thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên), Hà Nội (Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Đông Anh, Sóc Sơn), Bắc Ninh (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn), Hải Dương (Kinh Môn, Chí Linh) và Hải Phòng (Thủy Nguyên). Ở phía Nam, tiểu vùng cũng bao gồm một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình (Tam Điệp, Nho Quan) và một phần thuộc tỉnh Hòa Bình cũ (nay đã được sát nhập về Hà Nội) Đây là nơi tập trung nhiều lễ hội nhất của cả nước với nhiều hoạt động vừa có ý nghĩa vừa thú vị và sôi nổi. Lễ hội của tiểu vùng cũng tương đối đa dạng cả về loại hình. Có những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, có những lễ hội liên quan đến các danh nhân và di tích lịch sử (Hội Dóng, Hội Lý Bát Đế), lại có những lễ hội gắn với sinh hoạt văn hóa của người dân (Hội Lim, Hội Ó) và những lễ hội gắn với đời sông tâm linh, tín ngưỡng (hội chùa Phật Tích, Hội chùa Bách Môn).  Tiể u vùng văn hóa Thanh – Nghệ - Tỉ nh NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 14
  • 15. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Ranh giới của vùng bao gồm vùng đồng bằng và trung du các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tỉnh, vùng miền núi thuộc không gian văn hóa của vùng Tây Bắc. Thanh - Nghệ - Tĩnh từ lâu đã thuộc không gian văn hoá Đông Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hoá Phùng Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Cả giới địa học và dân tộc học, văn hoá học đều coi miền núi Thanh -Nghệ là sự nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ. Cố nhiên, Thanh Nghệ - Tĩnh đã là không gian văn hoá Việt Cổ. Tiểu vùng là vùng đồng bằng và trung du duy nhất ở Trung Bộ không thuộc văn hóa Chăm Pa xưa mà có mối quan hệ khăng khít và lâu đời với vùng châu thổ Bắc Bộ. Do vị trí địa lý nên tiểu vùng đất này có những đặc điểm tách biệt so với các tiểu vùng khác của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ. Nét đặc trung nhất của vùng đó là tính hai mang, có những nét đặc trưng cơ bản của vùng văn hóa châu thổ nhưng phát triển trên vùng đất miền trung dài hẹp, đầy thiên tai và khắc nghiệt nên mang nét đặc trưng của vùng văn hóa Trung Bộ để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. 2. Đặ c điể m văn hoá vậ t chấ t  Vănhoácưtrú (nhà ở) Văn hoá nhà ở là một đặc trưng trong nền văn hoá Bắc Bộ. Nhà ở của cư dân Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ, bền. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan, vì đối với họ, ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Hình dáng nhà Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống. Sau này, mái nhà bình thường được làm thẳng cho giản tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì. Ngoài ra, các đầu đao ở bốn góc đình chùa, cung điện cũng được làm cong NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 15
  • 16. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ vút như con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hoà mình vào thiên nhiên. Mái cong truyền thống trong kiến trúc nhà của ngư i Việt Bắc Bộ ờ Một số nơi ở BắcBộ (vídụnhưNghệAn) thiếtkếngôinhàcủamình theo kiểu nhà sàn để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côn trùng. Vào thế kỷ XVII, nhiều ngôi đình như đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Hà Tây)... vẫn làm theo lối nhà sàn. Cấ u trúc nhà ở Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng là “nhà cao cửa rộng”, cấu trúc mở. Nhà cao gồm hai yếu tố: sàn (nền) cao so với mặt đất và mái cao xo với sàn (nền). NgườiViệtxưathường ở nhàsàn.Nhàsànđápứng yêu cầu thứ nhất, có tác dụng ứng phó với môi trường. Nhà Việt Nam nay đã chuyển sang nhà đất, nhưng nhà đất lí tưởng vẫn phải có nền cao. Cửa nhà không cao mà phải rộng, tránh nắng chiếu và mưa hắt, đón gió mát. Đầudướimáinhà (thườngđượcđưarakháxa so vớimái hiên. Đầu hồi nhà thường có NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 16
  • 17. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ khoảng trống hình tam giác để thoát hơi nóng và khói. Dân Bắc Bộ có kinh nghiệm không làm cửa và cổng thằng hàng tránh gió độc, gió mạnh. Chọn hướng nhà, chọn đấ t Đây là biện pháp quan trọng thứ hai để ứng phó với môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam. Vì Bắc Bộ ở gần biển, trong khu vực gió mùa. Hướng Nam (hoặc Đông Nam) vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đông và gió rét từ phía Bắc lại vừa tận dụng được gío mát vào mùa nóng (gió nồm). Tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt của núi, của sông, của con đường... mà ảnh hưởng của gió nắng sẽ khác nhau. Vì thế, phải chọn đất làm nhà. Khi chọn đất, người Bắc Bộ chú ý tới phong thuỷ, vì khí hậu của ngôi nhà. Ngoài ra, người Việt Bắc Bộ thường có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, chọn đất cũng phải quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng. Trong thời kì phát triển nền kinh tế hàng hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn những nơi gần đường giao thông, thuận lợi cho đi lại, làm ăn, buôn bán. Cách thức kiế n trúc Nhà ở của người Bắc Bộ có đặc điểm là rất đông và linh hoạt, thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kéo phát triển. Bộ khung của nhà thường được liên kết với nhau theo một không gian ba chiều: đứng, ngang, dọc. Theo chiều đứng, lực dồn vào đá tảng, theo chiều ngang các cột nối với nhau tạo các vì kèo; theo chiều dọc, các vì kèo được nối với nhau bằng xà, tạo thành bộ khung. Các chi tiết của ngôi nhà được ghép với nhau bằng mộng. Hình thức kiế n trúc Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hoá của vùng. Tính cộng đồng thể hiện ở việc không chia phòng biệt lập. Giữa hai nhà ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với nhau. Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 17
  • 18. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ trong là bàn thờ, phía ngoài là bàn ghế tiếp khác). Sau nữa là truyền thống coi trọng bên trái (phía Đông) với chiếc đòn nóc có đầu gốc ở phía Đông, bếp ở phía đông,... Trong kiến trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số gian, số cổng, số toà đều là số lẻ (có câu: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, Cột cờ 3 cấp). Đây là do quan niệm của người xưa: lẻ là số dương, dành cho người sống.  Văn hoá ẩ m thực (ăn – uống) Ẩm thực cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoá Bắc Bộ. Giống như ở mọi vùng miền khác trên đất Việt, cơ cấu bữa ăn của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước, bao gồm có cơm, rau, cá, thịt, cơm là thức ăn cho cơ thể. Đặc biệt, ở đây các gia vị có tính chất chua, cay, đắng không được ưa chuộng như ở vùng Trung Bộ và Nam Bộ. Có người đã từng nói rằng Bắc Bộ là “nơi quần tụ văn hoá ẩm thực, văn hoá vùng miền”. Thànhphầnchínhbữ ăn: Cơ Rau, Cá a m, Không thể kể hết những món ăn Bắc Bộ vô cùng đa dạng và độc đáo. Nào là bánh cáy Thái Bình, bánh dứa Hưng Yên, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh, bánh tôm Hà Nội, bánh nhãn Nam Định, ... Mỗi loại bánh mang những hương vị khác nhau, đặc trưng cho mỗi miền quê. Đến với vùng văn hoá này, người ta cũng không thể quên có một nghệ thuật ẩm thực Hà Nội sành điệu, tinh tế, ngon từ chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hài hoà đến sự sạch sẽ, tinh khiết. Người Hà Nội coi trọng chất ít nhưng phải ngon. Một là bánh cuốn Thanh Trì, một bìa đậu Mơ rán giòn, một bát bún ốc chua cay bốc khói, một gói cốm vòng xanh mướt... để lại dư vị khó quên tỏng lòng thực khách. Thường là người Việt Bắc Bộ muốn trồng cây cối quanh nơi cư trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ vẫn như mô hình bữa ăn của người Việt trên các vùng đất khác : cơm + rau + cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển chủ yếu giới hạn ở các làng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa phải là thức ăn chiếm ưu thế. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 18
  • 19. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Cư dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ, người Việt Bắc Bộ có chú ý tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể.  Văn hoá trang phục Cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ. Trang phục truyề n thống người Việ t qua các thời kỳ NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 19
  • 20. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Vào thời kỳ Hùng Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc ít khi để tóc mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau. Có lúc họ buộc một tấm khăn cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sông thường có tục vẽ mình để tránh “giao long” làm hại. Các lạc hầu, lạc tướng có áo giáp đồng hộ than khi đi chiến đấu. Nối tiếp truyền thống làm đẹp của tổ tiên, người Việt cổ thích trang sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá. Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ Bắc Bộ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá toạ, áo cánh màu nông sồng. Phụ nữ cũng chiếc váy thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm, NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 20
  • 21. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Bộ lễ phục củ phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Lễ phục của đàn ông là chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt Bắc Bộ đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để “thể hiện mình”.  Về các làng nghề Trangphụclễ hội Khi nói về nét đẹp văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ, người ta không thể không nhắc đến những làng nghề thủ công đã có lịch sử phát triển cách đây hàng trăm năm. Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108 nghề thủ công ở 7000 làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng. ở đây có tới 500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hà tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội. Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội là nơi “đát lành chim đậu”, hội tụ tài hoa, thu hút những thợ cả, thợ giỏi từ mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp. Hà Nội có Ngũ Xã Tràng, nổi tiếng với nghề đúc đồng, do dân năm làng gốc ở huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc lập nên từ thế kỷ XVII, là tác giả của những pho tượng đồng vào loại quý giá nhất nước Nam. Đó là tượng Trấn Vũ bằng đồng đen cao 4m, nặng 4 tấn được đúc năm 1681, là quả chuông đồng cao gần 1,5m treo ở tam quan đền, là tượng Di Đà cao 3,95m, nặng 10 tấn với toà sen đặt tượng nặng 1,6 tấn đồng. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 21
  • 22. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Tư ợngđồngTrấnVũ, một kỳ tích của nghề đúc đồng Việt Nam Mộtnghệnhâncao tuổi của làng nghề gốm Bát Tràng Hà Nội có làng gốm sứ Bát Tràng có lịch sử 500 năm, do những người thợ gốm tài ba từ Thanh Hoá ra gây dựng từ cuối thế kỷ XV. Và tất nhiên, nhắc tới Hà Nội, người ta cũng không quên một làng giấy phía Nam Hồ Tây, đã rất nổi tiếng trong câu ca dau “Mịt mù khói toả ngàn sương, Nhịn chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”, làng Thậm Thình, có truyền thống lịch sử 500 năm. Từ Hà Nội ngược về phía Đông Bắc, ta đến với miền đất trù phú “bên kia sông Đuống”, với làng tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ, từ chất liệu đến đề tài, tư tưởng, phong cách nghệ thuật đều rất dân gian và đậm đà màu sắc dân tộc. Đề tài tranh Đông Hồ rất đỗi bình dị, phản ánh đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày của người dân quê Việt Nam, tiêu biểu là tranh “đánh ghen”, “hứng dừa”, “đám cưới chuột”.... Xuôi về phía Nam, ta đến với các làng nghề lụa Hà Đông (Hà Tây), đũi Nam Cao (Thái Bình),... Muôn bàn tay khéo léo tài hoa đã hội tụ lại trên mảnh đất châu thổ trù phú này, thời nào cũng thế, đã vun đắp làm đẹp cho đời, làm phong phú cuộc sống, giàu có tâm hồn, nối tiếp truyền thống của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến vào thiên niên kỷ thứ ba.  Di tích lị ch sử - văn hoá NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 22
  • 23. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Mặt khác, nói tới văn hoá ở châu thổ Bắc Bộ là nới tới một vùng văn hoá có một bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hoá. Các di tích khảo cổ, các di sảnvănhoáhữuthếtồntại ở khắpcácđịaphương. Đền Hùng (Lâm Thao, Phú Thọ) gồm 4 đền, 1 chùa và 1 lăng mộ tổ Hùng Vương thứ VI. Có khả năng vào thế kỷ thứ X người Việt Nam đã xây nên Đền Hùng và tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương với những nghi thức, phong tục đầy bản sắc dân gian Việt Nam. Thời Lý - Trần, Đền Hùng là một khu di tích khá đẹp do làng Cổ Tích dựng lên. Trong một số hố đào thám sát tại đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật: bát đĩa men ngọc, nhiều viên ngọc trang trí, có cả lon đựng sơn... thuộc thời Lý - Trần. Kiến trúc ở Đền Hùng có từ thời Lý - Trần đã được tôn tạo qua nhiều thời kỳ, đến nay chỉ còn lại một kiến trúc khá cổ là Gác Chuông, Tam Quan và Đền Hạ có từ thời Hậu Lê, những phần còn lại chủ yếu là các kiến trúc được xây dựng vào thời Nguyễn. ĐềnGióngthuộclàng Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), thời Thánh Gióng, NHÓM 7 – K44 TC & QLSK ChùaDiênHự (Chùa Một Cột) u TRANG 23 KhuêVănCác – Quốc TửGíam
  • 24. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ người có công dẹp giặc Ân thời Hùng Vương. Từ xa xưa, đền là một thảo am. Đến thế kỷ XI, Lý Thái Tổ tạo và xây dựng khang trang, kiến trúc “nội công ngoại quốc” trên một thế đất đẹp có hồ bán nguyệt và thuỷ đỉnh ở trước cổng. Bên trong có nhà tiên tế, đến chính và nhà giãi vũ. Trong đền còn lưu giữ ược nhiều cổ vật quý: Tượng Thánh Gióng cao 2m, có hàng trăm năm nay và các tác phẩm điêu khắc gố: cuốn thư, hoành phi, câu đối bàn thờ; các tác phẩm điêu khắc đá: rồng đá, nghê đá, giếng đá, liềm đá,... Chùa Một Cột tên chữ là Diên Hậu tự, nằm giữa hồ Linh Chiểu (nay thuộc phố Chùa Một Cột). Chùa dựng năm 1049, phỏng theo giấc mơ của Lý Thái Tông (1028 - 1054) thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen mời vua bước lên. Vua bèn cho xây chàu theo hình hoa sen để thờ và cầu xin tuổi thọ. Chùa xây dựng một cột giữa lòng hồ nên có tên Một Cột. Cụm di tích cố đô Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt, do Đinh Tiên Hoàng xây dựng năm 968. Khu di tích đền - miếu được chia thành hai khu: Khu thứ nhất (bên tả) thờ Đinh Bộ Lĩnh và ba người con trai của ông là thái gử Đinh Hạ Lang, Hoàng tử Đinh Toàn và Hoàng tử Đinh Liễn (sau này nối ngôi cha); Khu thứ hai thờ vua Lê Đại Hành, Hoàng hậu Dương Vân Nga và Hoàng tử Lê Long Đĩnh (vua cuối cùng của triều Tiền Lê). Nhiều di tích khảo cổ mang đậm dấu ấn của các nền văn minh Văn Long - Âu Lạc và văn minh Đại Việt. 3. Đặ c điể m văn hoá tinh thầ n Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, các di sản văn hóa vô thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.  Phong tục tậ p quán Giao tiếp: miếng trầu là đầu câu chuyện, kính lão, khiêm nhường trong giao tiếp. Giỗ tết, tế lễ: thờ cúng mọi vật được coi là biểu tượng của vị thần hay nhân thần nào đó. Tết nguyên đán: giao thừa và lễ trừ tịch, lễ cúng thổ công,1 số lễ hội như hái lộc xông nhà... Tục lễ đầu xuân: có lễ động thổ, lễ khai hạ, lễ thần nông, lễ thượng nguyên... Tết thanh minh: có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ - Cúng giỗ mang ý nghĩa "uống nước nhớ nguồn" Tang lễ: quan niệm "nghĩa tử là nghĩa tận" tang lễ được tổ chức lớn và cầu kỳ. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 24
  • 25. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Lễ cưới hỏi: linh đình và náo nhiệt, không kém phần cầu kỳ.  Văn hoá dân gian Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời kia. Đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú: là nguồn ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, ..., là các lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dângian, trò diễn,... Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc. Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng. Vùng có một kho tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian, truyền thuyết, truyện cười... với những hình ảnh ông bụt, cô Tấm, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh... đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua.  Sân khấu dân gian Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối,... Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc. Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hoá dân gian. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 25
  • 26. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có hát ca trù. Ca trù có nguồn gốc từ sự kết hợp của ca vũ Trung Hoa với âm nhạc cung đình Việt Nam trong khoảng thời gian từ 111 trước công nguyên đến năm 938. Với mối liên hệ truyền cảm và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau giữa ca nhạc, trống chầu, nghệ thuật ca trù ngày càng trở nên điêu luyện, tinh vi. Đi liền với ca trù và nghệ thuật văn thơ tuyệt vời đã được ngâm nga, những làn điệu dân ca mộc mạc, thôn dã đến với ca trù đã trở nên chau chuốt, điêu luyện. Ca trù trở thành một thứ thưởng thức nghệ thuật riêng biệt với không khí ấm cúng, tế nhị, hào hoa kinh kì. Hằng năm, trong các cuộc vui chơi chung tại Văn Miếu, đền Ngọc sơn, các chầu hát ca trù lại được mở, những lời hát ca ngợi quê hương, đất nước tươi đẹp, ca ngợi con người và cuộc sống mới lại ngân lên thánh thót, hoà lẫn ráng chiều vàng rực trên sóng nước Hồ Gươm. Hát quan họ là điệu hát quen thuộc của người con xứ Kinh Bắc. Cứ đến hẹn lại lên, vào hội hát quan họ, du khách thập phương yêu thích quan họ gần xa kéo tới. Sân đình, sân đền... đều có các đám hát, người nghe vòng trong vòng ngoài. Các liên anh khăn xếp, áo the, tay cầm ô; các liền chị áo mớ ba mớ bảy với chiếc nón quai thao hát những câu ca cổ: “Nhớ chị hai”, “Thiết tha”, “Nhớ mãi mà không nguôi”,... Câu hát gieo vào lòng người cái tình quan họ đắm đuối, thiết tha, bền chặt. Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của riêng đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật này xuất hiện từ khá sớm, đầu tiên ở Thăng Long - Hà Nội. Hiện nay, ở thôn Đào NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 26
  • 27. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh còn lưu lại được dấu tích của một phường rối nước từ hàng trăm năm trước. Ngay từ thời nhà Lý, rối nước đã được kết hợp với rối cạn một cách cực kỳ nhuần nhuyễn và đạt đến độ tinh xảo trong diễn xuất. Rối nước dần thâm nhập vào đời sống sinh hoạt làng xã, càng trở nên đa dạng, sinh động với các loại trò diễn mang đậm phong cách diễn xuất dân gian. Ngày này, nghệ nhân diễn rối nước ngoài kế thừa các kĩ thuật cổ truyền, còn cố gắng sáng tạo và làm phong phú hơn lên cho loại hình nghệ thuật này ở cả khía cạnh trò diễn cũng như kĩ thuật biểu diễn và ca từ.  Tín ngưỡng Có thể nói tín ngưỡng là một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Nếu nhìn trên lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, tín ngưỡng đã lắng đọng ở đây những nét văn hoá. Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy rõ được tính đa dạng, phong phú của nó, trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá tín ngưỡng. Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn hoá đặc thù chứa nhiều nội dung như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín Ngưỡng thờ thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội,...: Tín ngưỡng thờ tổ tiên Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. Tín ngưỡng phồn thực NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 27
  • 28. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt nói chùng và người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Có thề thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định). Trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen) cũng phảng phất văn hoá tín ngưỡng phồn thực. Ngoài ra, cư dân Bắc Bộ còn thể hiện văn hoá tín ngưỡng này qua những trò chơi trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Tây), trò chen lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Giang). Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo, quán xuyến đời sống tâm linh của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tư chất, tâm lý, tính cách của họ được in hình rõ nét qua văn hoá tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 28
  • 29. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Các di vật tồn tại trong văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang cho thấy nhân dân ta đã có một số tín ngưỡng bản địa hình thành từ việc chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước. Do quan niệm vạn vật hữu linh, những hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp đối với những con người sơ sử là những thế lực siêu nhiên cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Đầu tiên, Phật Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu, Bắc Ninh. Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc đồng bằng Bắc bộ. Có thể kể đến một số chùa như sau: Tại vùng Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định) thờ Pháp Vân, Pháp Vũ. Chùa Tướng (chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (chùa Phương Quang) thờ Pháp Điện. Ngoài ra còn có chùa Tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ Phật Mẫu Man Nương, và các chùa Tứ Pháp Dâu, Đậu, Dàn, Tướng đều quay hướng Tây chầu về chùa Tổ. Chùa Tứ Pháp rải rác tại các thôn Ngọc Trì, Thuận An, Đức Nhân và Nghi An thuộc xã Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân như chùa Keo (Dâu), chùa Nành (Gia Lâm), chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì, Chùa Đậu (chùa Thành Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa Pháp Vũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân. Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xã Lạc Hồng). Chùa Lạc Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (Pháp Điện), Hướng Đạo (Pháp Lôi) tại xã Lạc Đạo. Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn (Kim Bảng) thờ Pháp Vân, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ. Chùa Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa (Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp Điện (Phủ Lý). Tín ngưỡng hoàng thờ thành Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành nên các đơn vị làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều không thể thiếu trong đời NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 29
  • 30. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng riêng cho làng mình. Vị Thành Hoàng đó được xem như là một vị thánh của làng, là người mà đương thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với những người dân vùng văn hoá Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có không ít khó khăn sóng gió của họ. Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ mẫ u Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự, hát xướng, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng... Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng Đạo (Vị vua cha). Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, đền, phủ... mà những di tích này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thù công rất phổ biến ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó dần được phát triển thành những làng nghề chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng...) là nét không thể thiếu trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.  Nề n văn hoá bác học Cùng với văn hoá dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh còn là “nơi phát sinh nền văn hoá bác học”. Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Từ cuối đời trần, đặc biệt sang thời Lê sơ, khoa cử đã trở thành một trong những phương thức tuyển lựa quan lại chủ yếu của triều đình phong kiến. Sang thế kỷ XVII, XVIII, hầu hết các làng ở Đàng ngoài và sau đó ở Đàng trong đều có lớp học tư do các thầy đồ phụ trách. Làng đã dành một số ruộng (gọi là học điền) phục vụ việc nuôi thầy và khuyến khích học tập. Lệnh thành lập các trường công ở xã thời Tây NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 30
  • 31. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Sơn tuy chưa được thực hiện nhưng có tác dụng khuyến khích rất lớn. Khi Nho giáo suy đồi, đấu tranh giai cấp tăng lên thì giáo dục trở thành diều quan trọng để nhân dân nói lên những nguyện vọng, tâm tư và tình cảm của mình. Nơi đầy có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, là trường đại học đầu tiên của nước Việt. Xứ Bắc có một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hoá tầm cỡ. Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. Hiện tại, đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học (80% các viện nghiên cứu và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông nhất, chiếm 57% tổng số trí thức cả nước. Chính sự phát triển của giáo dục ở đây tạo ra sự phát triển của văn hoá bác học. Đó là điều kiện để tiếp nhận vốn văn hoá dân gian, vốn văn hoá bác học Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây. Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ chính là sản phẩm được tạo ra từ quá trình sáng tạo của trí thức, thể hiện rõ đặc điểm này. Nói đến văn hoá bác học, không thể không nói đến văn hoá nghệ thuật. Có thể nói hầu hết các thơ phú (chủ yếu từ thế kỷ XV trở về trưcớ) đều thấm đượm tình cảm yêu nước và toát lên niềm tự hào dân tộc chân chính. Đáng chú ý nhất là các bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà... của Lý Thường Liệt, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Qua sông Bạch Đằng của Phạm Sư Mạnh, Phú núi Chí Linh và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Những bài thơ phú đương thời còn là đỉnh cao của nghệ thuật thanh thoát, khôi kỳ, hùng vĩ, hào phóng và cao siêu “không thua kém gì Đỗ Phủ, Lý Bạch thời Thịnh Đường”. Những tập thơ ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh Uyển cửu ca của hội Tao Đàn thế kỷ XV là sự tiếp nối và nâng cao của thơ văn thời trước. Mặt khác bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời này còn chứng kiến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Đó là: Trần Nhân Tông với Cụ trần lạc đạo phu, Mặc Đĩnh Chi với Ngọc Tỉnh liên phú, huyền quang với Vịnh hoa yên tử phú, Nguyễn Thuyên với Phí sa tập. Ngoài ra còn có các tác giả văn Nôm khác như Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly v.v... Đặc biệt bộ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi với 254 bài thơ bằng chữ Nôm và bộ Thơ Quốc âm của Lê Thánh Tông còn được lưu truyền đến ngày nay. Cùng với thơ ca, việc sưu tầm và dựng lại những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc, về phong tục tập quán, về sự tích các anh hùng có công dựng nước và giữ nước được tiến hành rộng rãi trong nhân dân, nhằm khẳng định về mặt tinh thần, văn hoá, nền độc lập của dân tộc, của đất nước. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 31
  • 32. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Sang thế kỉ XVI - XVIII với sự suy đồi của Nho giáo và sự thay đổi của hoàn cảnh đã làm cho nguồn cảm hứng dân tộc phai nhạt đi trong tư tưởng của giai cấp thống trị. Văn học chữ Hán được sáng tác nhiều, song không còn chứa đựng những tình cảm yêu nước, yêu quê hương như trước. Một số nhà nho đã về với nhân dân, với cuộc sống thực của đất nưcớ. Họ đã tìm thấy những đề tài mới mẻ hơn trong những sáng tác thơ văn của mình. Nét đáng chú ý của văn học thời kỳ này là văn Nôm được khởi phát từ các giai đoạn trước đã ngày càng phát triển. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà nho Đào Duy Từ v.v.. là những người tiêu biểu. Thể truyện văn xuôi được sáng tác nhiều, tiêu biểu là Truyền kì Mạn lục của Nguyễn Dữ. Bên cạnh dòng văn học chính thống của các nhà nho, các quan chức, hình thành cả một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú bao gồm truyện, ca dao, tục ngữ, hò vè, hát ví, hát dặm, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười đều nở rộ trong thời kì này. Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào đều phát triển rất mạnh mẽ. Tương ứng với sự phát triển của nền văn học viết bằng chữ Nôm là sự phát triển của thể thơ lục bát và song thất lục bát. Những tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm ứng xử, đặc sản và đặc tính địa phương v.v… được đúc kết dưới dạng ca dao, tục ngữ. Những suy tư của cá nhân về cuộc sống và chế độ bóc lột của giai cấp thống trị, về vua quan, về chiến tranh phong kiến, quan hệ xã hội, tình yêu nam nữ, tình yêu thiên nhiên v.v… được thi vị hoá đã làm giàu và làm đẹp cuộc sống tình cảm, tinh thần của con người, đồng thời nói lên khát vọng sống tự do, hoà bình tỏng tình thương yêu đồng bào ruột thịt - một cuộc sống rất nhân bản của những người nông dân lao động chất phác. Giải phóng người lao động, giải phóng phụ nữ khỏi mọi bất công của xã hội, khỏi mọi tai hoạ do sự tham lam, ích kỷ, độc ác của một số người thuộc tầng lớp trên gây ra, hoà nhập với sự tỏng sáng của tự nhiên… là nội dung tư tưởng, tình cảm chủ đạo của văn học bình dân. Trào lưu văn học dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp nho sĩ có tâm huyết đối với dân tộc, với nước. Xuất hiện những tài năng văn học viết như Đoàn Thị Điểm với bản dịch Chinh phụ ngâm, Cung oán Ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai, Quan âm thị Kính, Phạm Công - Cúc Hoa - Phạm Tải - Ngọc Hoa, Hoàng Trừu, Thạch Sanh v.v... Là những tác phẩm có giá trị nhất, không chỉ với thời đại này mà ngay cả với thời đại sau, ở thế kỷ XIX có tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Lục Vân Tiên của nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trong khi mong muốn được NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 32
  • 33. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ sống tự do và giải phóng, người lao động đương thời vẫn không vượt qua được tư tưởng vua quan phong kiến, không vượt qua được những luỹ tre làng. Các đô thị nặng tình xóm làng và sản xuất thủ công không đủ điều kiện tạo nên một cuộc sống riêng của người đô thị, góp tiếng nói của mình vào văn học.  Các lễ hội của vùng Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ và hình thức lễ hội ra đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng. Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian, số lượng, mật độ, nội dung... Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại: Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu... Theo không gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng: Lễ làng, lễ hội vùng, lễ hội cả nước... Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong các hình thức lế hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu mưa... Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn hoá mà còn mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ chùa chiền, miếu mạo. Nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định. Hội Gióng – Di sả n phi vậ t thể của nhân loạ i NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 33
  • 34. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim. (Bắc Ninh)... những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng qui cách và những nghi thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng lễ hội là một nét tiêu biểu trong văn hoá tín ngưỡng của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ. Tựu trung lại với những sắc thái đặc trưng, những giá trị lớn, văn hoá tín ngưỡng ở vùng Bắc Bộ đã góp một phần không nhỏ trên hành trình xây dựng một nền văn hoá tiến bộ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.  Giao lưu, tiế p biế n trong tiế n trình văn hoá Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 34
  • 35. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Giaolưuvănhóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụngchocáclĩnhvựcngoàivănhóa, chẳnghạnnhưkinhtế... Việt Nam nằm ở một vị trí địa lí thuận lợi: cửa ngõ Đông Dương, đầu mối thông thương giữa các nước Đông Nam Á và thế giới. Đường bờ biển dài gần 3000km cũng là một điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế với bên ngoài. Do vậy, vấn đề tiếp biến văn hóa với các quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi. Với vị trí ngã tư đường của các nền văn minh, người Bắc Bộ đã tiếp thu nhiều giá trị văn hoá nhân loại. Quá trình tiếp biến văn hoá của vùng diễn ra lâu dài hơn cả với nội dung phong phú hơn cả. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa của vùng có 3 cột mốc chính: NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 35
  • 36. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ  Khi những tín ngưỡng bả n đị a tiế p xúc với Phậ t Giáo cổ đạ i ( Thế kỷ VII – Thế kỷ I TCN) Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta trong bối cảnh bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá và phải cưỡng nhận văn hóa phương Bắc). Trong điều kiện đó, Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam đã có một sự dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Thời gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, văn hóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu trọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự dung hợp giữa hai nền văn hóa này lại thành một thứ vũ khí chống lại sự đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc phương Bắc. Phật giáo, lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước, giữ gìn văn hóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa. Như vậy, người Việt đã tự tạo ra một vị Phật cho riêng mình, cũng như hoàn chỉnh được tín ngưỡng Phật pháp. Các yếu tố bản địa (nội sinh) và Ấn Độ (ngoại nhập) đã kết hợp tài tình với nhau để tạo nên một thể thống nhất qua câu chuyện về nàng Man Nương. Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã được ghi chép trong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược... với những chi tiết khác biệt nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vào giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện còn lưu lại qua bản “Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752). Chuyện kể rằng ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái 12 tuổi Man Nương đến chùa Phúc Nghiêm học đạo. Trụ trì chùa này là một nhà sư người Ấn Độ tên là Khâu-đà-la. Một hôm, nhà sư tình cờ bước qua người Man Nương lúc nàng nằm ngủ, và nàng thụ thai một cách thần kỳ. Sau 14 tháng, nàng Man Nương sinh hạ một bé gái, đứa bé được nhà sư Khâu-đà-la dùng phép chú đưa vào cây Dung Thụ già. Sau đó, nhà sư trao cho Man Nương một cây gậy thần có thể làm mưa cứu hạn hán cho dân làng. Khi Man Nương 80 tuổi, cây đổ trôi về bến sông Dâu thì không trôi nữa. Thái thú Sĩ Nhiếp nằm mộng phải tạc tượng Phật từ cây Dung Thụ đó nhưng bằng cách nào cũng không kéo được cây lên bờ, chỉ khi có dải yếm của Man Nương kéo vào bờ thì mới kéo cây lên được. Cây Dung Thụ được tạc thành 4 pho tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện mang vào chùa thờ tự. Trong thân cây, con của Man Nương đã hóa thành đá và được gọi là “Thạch Quang Phật”, hiện được thờ tại chùa Dâu. Man Nương mất vào ngày mồng tám NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 36
  • 37. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ tháng tư, cũng chính là ngày đản sinh của thái tử Tất-đạt-đa (theo truyền thống xưa của Phật giáo). Sau khi mất, bà được người đời xưng tụng là Phật Mẫu Man Nương. Câu chuyện này cho thấy bản chất của hệ thống Tứ Pháp Việt Nam, đó là sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu. Đây có thể gọi là hiện tượng “tiếp biến văn hóa” từ Ấn Độ sang Việt Nam và mang một bản sắc riêng của một vùng văn minh nông nghiệp lúa nước. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng mang nặng yếu tố văn hóa bản địa trong quá trình tiếp xúc giao lưu với văn hóa ngoại lai, và cũng là minh chứng cho sự tác động ngược trở lại của văn hóa bản địa đối với văn hóa ngoại lai trong quá trình “Ấn Độ hóa”. Chùa Dâu Bắc Ninh - Một trong nhữ trung tâm cổ xư nhất của Phật giáo Việt ng a Nam - Nơ chứ kiến quá trình tiếp biến giữ tín ngư ng bản đị a và Phật giáo i ng a ỡ Trước khi câu chuyện này xảy ra cả ngàn năm lịch sử, các di vật tồn tại trong văn hóa Đông Sơn và nhà nước Văn Lang cho thấy nhân dân ta đã có một số tín ngưỡng bản địa hình thành từ việc chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước. Do quan niệm vạn vật hữu linh, những hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp đối với những con người sơ sử là những thế lực siêu nhiên cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Khi Phật giáo được tiếp nhận vào Việt Nam, các nhà truyền giáo đã nhận thấy Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung hòa với tín ngưỡng dân gian. Cuộc hôn phối tinh thần giữa một người con gái bản địa (tượng trưng cho tín ngưỡng dân gian, đại diện cho cư dân văn minh nông nghiệp lúa nước) với một nhà sư Ấn Độ là Khâu-đà-la (đại diện cho triết lý và văn hóa Phật giáo Ấn Độ) đã ra đời. Các vị Phật Ấn Độ đã hóa thân với các vị thần tự nhiên của Việt Nam, tạo NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 37
  • 38. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ nên một vị Phật Việt Nam hoàn toàn riêng biệt. Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét được Phật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện. Đó là Tứ Pháp Phật giáo dân gian Việt Nam. Thờ Mẫu là một hình thức thờ cúng tín ngưỡng đặc trưng của các cư dân nông nghiệp thể hiện sự kính trọng đối với quyền năng sinh sản và biết ơn tổ tiên. Trong nền nông nghiệp cổ sơ, giống cái giữ vai trò quan trọng trong sản xuất trực tiếp ra của cải, do đó các Thần - Phật Tứ Pháp cũng được tôn thờ dưới hình tượng của các nữ thần. Tôn thờ Mẫu Phật (Man Nương), người có công tái tạo ra một hình thức tôn giáo mới mang đậm tính bản địa, cũng đã đưa Phật giáo thiêng liêng và huyền bí gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Đây cũng là một triết lý sâu xa của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trong đời sống tâm linh của người dân Việt.  Những tiế p xúc với văn hóa Trung Hoa từ Thế Kỷ I TCN Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ mang tất cả những đặc điểm của một đất nước Việt Nam thu nhỏ, quá trình tiếpbiếnvàgiaolưuvănhóacủavùngvớiTrungHoacũngđồngnhấtvớiquátrìnhgiao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa của đất nước. Ta tiếp biến văn hóa với Trung Quốc qua hai giai đoạn: giai đoạn Bắc thuộc và giai đoạn các vương triều Việt Nam độc lập. Nếu phân theo tính chất thì có: Tiếp xúc cưỡng bức và tiếp xúc tự nguyện. Trong giai đoạn Bắc thuộc (179 tr CN - 838) “đối đầu văn hóa” là chủ yếu. Người Trung Quốc thống trị áp đặt văn hóa Hán, người Việt chống lại để bảo vệ văn hóa gốc. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, bản sắc Việt được mài giũa sáng tỏ hơn và tự khẳng định mạnh mẽ. Người Việt đã tiếp biến một số khái niệm và tổ chức chính trị Trung Quốc để tạo ra một khối dân tộc gắn bó keo sơn, đặc biệt Khổng học trở thành một triết lý chính trị có hiệu quả (người Chàm sở dĩ thất bại một phần cũng do thiếu một triết lý chính trị thiết thực). Làng xã Việt Nam cũng là nơi bảo tồn nhiều yếu tố văn hóa gốc. Tuy đối đầu văn hóa là chủ yếu thời Bắc thuộc, đối thoại văn hóa cũng diễn ra do các tầng lớp trên tiếp thụ văn hóa Hán (do chủ trương các Thái thú tiến bộ như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp...). NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 38
  • 39. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Trong giai đoạn các vương triều độc lập (thế kỷ l0-19) với các nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn, đối thoại văn hóa với Trung Quốc là chủ yếu tuy đối đầu vẫn tiếp tục. Qua hai giai đoạn dài 2000 năm, tiếp biến văn hóa đã đem lại một số kết quả tích cực cho ta. Về mặt văn minh vật chất, ta đã tiếp thụ nhiều kỹ thuật (lưỡi cày sắt thay cho đồng, các nghề thủ công như dệt, in, giấy...). Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã học chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học mang những nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc. Làng xã là nơi chính quyền thực dân (Trung Quốc và sau này cả Pháp) không với tới, do đó là đồn lũy bảo tồn gốc dân tộc với những công trình tôn giáo (chùa, đền, đình...) dân gian. Tiếp biến văn hóa với Trung Quốc mang tính liên tục, trực tiếp và thường qua đối đầu (chiến tranh, đô hộ), còn với Ấn Độ thì qua đối thoại (truyền giáo, buôn bán), thường gián tiếp và không liên tục. Ảnh hưởng lớn nhất của Ấn Độ là qua tôn giáo (Phật giáo Ấn Độ giáo).  Tiế p xúc với văn hóa Phương Tây từ cuối Thế Kỷ XVIII ThờiPhápthuộc, đốiđầuvănhóalàchủyếu, nhấtlàgiaiđoạnđầu: TríthứcNhohọcphảnứng, khôngmuốnđổi “bútlông” lấy “bútchì”, họcQuốcNgữvàtiếngPháp. Từnhữngnăm 20-30 thếkỷ 20, song songvớiđốiđầuvănhóa, cóhiệntượngđốithoạivănhóa.CácnhànhohiệnđạinhưPhanChâu Trinh, PhanBộiChâu, cáctríthứcmớinhưDươngQuảngHàm, HoàngXuânHãn, NhấtLinh... muốnđưakhoahọcvàdânchủphươngTâyvào. Kháiniệm “cáitôi” củaphươngTâyvàđặcbiệtchủnghĩalãngmạnPhápđãgiúptạoraThơmớivàcảmộtdòngvănhọcV iệt Nam. ThờithuộcPháp, đồngbằngBắcBộcũnglàmộttrongnhữngvùngchịuảnhhưởng của văn hoá phương Tây đậm nét hơn cả.Tuy nhiên, người Bắc Bộ đã có sự thâu hoá linh hoạt, chắt lọc tinh hoavănhoánhânloạiđểbiếnthànhnétđẹpriêngcủamình.Cóthểđơncử: ở Bắc Bộ, mộttrongnhữngnhàthờđầutiênlànhàthờPhátDiệm (NinhBình) xuấthiệndướidạng kiến trúc dân tộc thấp trải rộng, có mái cong, khác hẳn với những ngôi nhà thờ nổi tiếng của đạo Kitô, vốn rập khuôn cứng nhắc theo lối kiến trúc cao vút có đỉnh tháp nhọn. ở đây đã xuất NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 39
  • 40. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Bắc Bộ. Chẳng hạn, các toà nhà của trường Đại học Đông Phương (nay là Đại Học Quốc gia Hà Nội), bộ Ngoại giao,... đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác... làmnổibậttínhdân`tộc. Chữ quốc ngữ và hệ thống giao dục theo kiểu phương Tây ra đời và phát triển rực rỡ. Các hình thức nghệ thuật Bắc Bộ thời kỳ này xuất hiện nhiều thể loại mới: trong văn học có Thơ mới; trong hội hoạ có tanh sơn dầu; sân khấu có ca nhạc (có nhạc thính phòng, nhạc cổ điển, ....), kịch... Chỉtừsau 1945, xãhộimớithựcsựhiệnđại, qua hiệnđạihóalầnthứhaivớinhữngbiếnđổicơbản do cáchmạngvàchiếntranh, ảnhhưởngthếgiớiđadạngvàsâusắc, nhữngcốgắngcôngnghiệphóavàđôthịhóacóhệthống. Tiếpbiếnvănhóa ở Việt Nam hiệnđại qua haigiaiđoạn, trướcvàtừđổimới (1986) NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 40
  • 41. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ KẾT LUẬN Vùngvănhóa song Hồnglàvùngđấtcổ, vùngđấtấymangtrongmìnhmộtkho lớncủađấtnước, tang làcộinguồnvănhóaViệt giátrịvănhóavôcùng cảvềvậtchấtlẩntinhthần.Nhữnggiátrị Nam, to to lớnấycầnđượcbãotồnvàpháthuyhơnnữabởithếhệhôm nay vàthếhệmaisaucủađấtnướcđểnhữnggiátrịvàcôngsứcông cha đểlạimãitrườngtồnvàpháttriểntheothờigian. NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 41
  • 42. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ MỤC LỤC A. CÁC KHÁI NIỆM ĐỊ NH VÙNG .............................................................................. 2 I. KHÔNG GIAN VĂN HÓA............................................................................................ 2 II. LÃNH THỔ VĂN HÓA................................................................................................. 2 III. VÙNG VĂN HÓA ........................................................................................................... 2 IV. TIỂU VÙNG VĂN HÓA ............................................................................................... 4 B. VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ................................................................. 5 I. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỦA VÙNG.................................................................... 5 II. Về vị trí đị a lí ............................................................................... 5 Về lãnh thổ ...................................................................................... 6 Về mặ t đị a hình ............................................................................ 6 Về khí hậ u ........................................................................................ 7 Về môi trường nước .................................................................... 7 LỊ CH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHỦ THỂ VĂN HÓA CỦA VÙNG.................. 8 Lị ch sử phát triể n ........................................................................ 8 Chủ thể văn hóa ............................................................................. 8 Về kinh tế ........................................................................................ 9 Tổ chức Làng, Xã ......................................................................... 11 III. MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG...................................... 12 1. Sự phân chia thành các tiể u vùng văn hóa củ a vùng đồ ng bằ ng châu thổ Bắ c Bộ ............................................................................................................. 13 Khu vực tiể u vùng duyên hả i Vùng đồ ng bằ ng sông Hồ ng13 Khu vực tiể u vùng trung tâm Đồ ng bằ ng sông Hồ ng ..... 13 Tiể u khu vực rìa đồ ng bằ ng sông Hồ ng .............................. 14 Tiể u vùng văn hóa Thanh – Nghệ - Tỉ nh ............................ 14 2. Đặ c điể m văn hoá vậ t chấ t ............................................................................... 15 Văn hoá cư trú (nhà ở) .............................................................. 15 Văn hoá ẩ m thực (ăn – uố ng) ................................................. 18 NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 42
  • 43. TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HÓA CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ Văn hoá trang phụ c ..................................................................... 19 Về các làng nghề ......................................................................... 21 Di tích lị ch sử - văn hoá ............................................................ 22 3. Đặ c điể m văn hoá tinh thầ n ............................................................................. 24 Phong tụ c tậ p quán .................................................................... 24 Văn hoá dân gian.......................................................................... 25 Sân khấ u dân gian ....................................................................... 25 Tín ngưỡng .................................................................................... 27 Nề n văn hoá bác họ c .................................................................. 30 Các lễ hộ i củ a vùng .................................................................... 33 Giao lưu, tiế p biế n trong tiế n trình văn hoá ..................... 34 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 41 NHÓM 7 – K44 TC & QLSK TRANG 43