SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y
 
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG II
BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ 6 NĂM
LỚP YCK36
CHỦ ĐỀ
“ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ
CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRẠM Y TẾ XÃ NHƠN ÁI –
HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 26/01/2015 – 07/02/2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG:
Ths TRƯƠNG BÁ NHẪN
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 30
TÊN SINH VIÊN MSSV
1. NGUYỄN DUY KHUÊ 1053010283
2. LIÊU MỸ NGÂN 1053010301
3. LƯU QUỐC VIỆT 1053010353
4. NGÔ THỊ THÙY TRANG 1053010342
5. THẠCH NGỌC MINH 1053010297
6. PHẠM DUY HƯNG 1053010273
7. PHẠM QUANG TRÍ 1053010347
8. DANH HOÀNG 1053010274
9. LA ĐỨC HUY 1053010275
10. ĐỒNG TRƯỜNG GIANG 1053010264
Cần Thơ, 01/2015
i
LỜI CẢM TẠ
Báo cáo này sẽ không thể hoàn tất nếu không có sự đóng góp quý báu và những
lời động viên chân tình của nhiều ngƣời.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em, Nhóm 30 – YCK36, xin chân thành
cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Ths Trƣơng
Bá Nhẫn đã tận tâm hƣớng dẫn chúng em qua từng nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực
sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hƣớng dẫn, dạy bảo
của Quý Thầy cô thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của rất khó có thể hoàn thiện
đƣợc. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy.
Bài báo cáo này thực hiện trong khoảng thời gian 02 tuần. Bƣớc đầu đi vào thực
tế, tìm hiểu về lĩnh vực ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ
Y TẾ VÀ CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRẠM Y TẾ TẠI XÃ
NHƠN ÁI – HUYỆN PHONG ĐIỀN. Chúng em chân thành cảm ơn Trƣởng trạm Y
tế và Cán bộ Y tế tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ đã nhiệt
tình hƣớng dẫn giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho chúng em hoàn
thành chuyến đi thực tập.
Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận đƣợc những
ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của
chúng em trong lĩnh vực này đƣợc hoàn thiện hơn.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ban chủ nhiệm
Khoa Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Thạc sỹ Trƣơng Bá Nhẫn thật dồi
dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.
Tập thể sinh viên Thực Tập Cộng Đồng II, nhóm 30 – YCK36 xin chân thành
cảm ơn!
Nhóm 30 – YCK36
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu và học
tập về việc triển khai thực hiện TCQG về y tế và các CTMTQG về y tế
tại TYT xã. Đối tượng nghiên cứu là chế độ an sinh về ý tế của người
dân trên địa bàn xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT.Theo đó,
phương pháp thống kê, phỏng vấn cấu trúc (structured-interview),
phương pháp đối sánh là những công cụ chủ yếu trong quá trình tầm
soát việc hiệu quả thực hiện BTCHQG về y tế trên địa bàn đã đề cập.
Qua 2 tuần thực hiện đã cho thấy TYT đã tổ chức, triển khai bộ tiêu
chí hầu hết đạt chuẩn theo quy định, các chương trình y tế thực hiện
tại địa phương đã và đang phát huy tích cực mô hình phòng chống và
chữa bệnh cho người dân ngày càng có hiệu quả cao về đội ngũ cán
bộ và kế hoạch triển khai đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho cộng đồng. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện
BTCQG này tinh thần làm việc tích cực, sự đoàn kết nhất trí trong đội
ngũ cán bộ y tế và sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp đối
với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được khơi dậy
một cách rõ nét.
Từ khóa: Mục tiêu, tiêu chí, Y tế, sức khỏe, chữa bệnh.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ
TÓM TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU BẢNG
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2
1.1. Nội dung sơ lƣợc các tiêu chí quốc gia về y tế xã 2
1.2. Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc tiêu chí quốc gia
của các trạm y tế trong cả nƣớc
2
1.3. Nội dung chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc chọn: tình hình
mắc bệnh, mục tiêu, giải pháp, nội dung hoạt động, kết quả đạt
đƣợc
3
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 11
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.2. Phƣơng pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1 Tình hình và đặc điểm của xã 19
3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc các chỉ tiêu của 10
tiêu chí quốc gia về y tế xã. Xác định các chỉ tiêu chƣa đạt tìm
hiểu nguyên nhân chỉ tiêu đạt đƣợc các chƣơng trình y tế xã
19
3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc các chƣơng trình y
tế ở địa phƣơng
30
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 38
KẾT LUẬN 39
KHUYẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 43
iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1 19
Bảng 2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2 20
Bảng 3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3 21
Bảng 4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4. 22
Bảng 5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5 24
Bảng 6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6 25
Bảng 7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7 26
Bảng 8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8 26
Bảng 9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9 27
Bảng 10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10 29
Bảng 11 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBTT 30
Bảng 12 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBTHA 31
Bảng 13 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBĐTĐ 32
Bảng 14 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBL 34
Bảng 15 Kết quả chƣơng trình PCSXH 34
v
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1 Bảng phân công thiết kế công cụ thu thập số liệu và phân
công viết báo cáo
43
Phụ lục 2 Trình bài kết quả tại giảng đƣờng 45
Phụ lục 3 Các công cụ thu thập số liệu 54
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
AIDS Acquired immune deficiency syndrome
BHYT Bảo hiểm Y tế
BK Bacille de Koch
BTCQG Bộ Tiêu chí quốc gia
BTT Bệnh tâm thần
CNH Công nghiệp hóa
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CT Cần Thơ
CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
CTYTQG Chƣơng trình y tế quốc gia
CT – XH Chính trị - Xã hội
DS-KHHGĐ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình
ĐTN Đoàn Thanh niên
HĐND Hội đồng Nhân dân
HGĐ Hộ gia đình
ĐTĐ Đái tháo đƣờng
HA Huyết áp
HCCB Hội Cựu chiến binh
HCTĐ Hội Chữ thập đỏ
HIV Human immunodeficiency virus
HĐH Hiện đại hóa
HND Hội Nông dân
HPN Hội Phụ nữ
KCB Khám chữa bệnh
L Lao
MCB GTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh
NCKH Nghiên cứu khoa học
NQ Nghị quyết
PCBĐTĐ Phòng chống bệnh đái tháo đƣờng
PCBKL Phòng chống bệnh không lây
PCBL Phòng chống bệnh Lao
PCBTHA Phòng chống bệnh tăng huyết áp
PCBTT Phòng chống bệnh tâm thần
PCL Phòng chống Lao
PCSXH Phòng chống sốt xuất huyết
RLTT Rối loạn tâm thần
SKTT Sức khỏe tâm thần
SXH Sốt xuất huyết
TCQG Tiêu chí quốc gia
THA Tăng huyết áp
TPCT Thành phố Cần Thơ
vii
TT – GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
TYT Trạm Y tế
TW Trung ƣơng
VHTT Văn hóa thông tin
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMT Vệ sinh môi trƣờng
UBND Ủy ban Nhân dân
UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
YTDP Y tế dự phòng
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
CTMTQG về y tế giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 với mục tiêu: chủ
động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm; phát hiện dịch sớm,
dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số
bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm
sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; hình thành hệ thống chăm sóc sức
khỏe đồng bộ từ TW đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân,
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, các chương
trình: chương trình PCL, chương trình PCSXH, chương trình PCBKL (ĐTĐ, THA,
SKTT) là những chương trình phổ biến về phòng, chống một số bệnh có tính chất
nguy hiểm đối với cộng đồng.
BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 được ban hành kèm theo Quyết định
số 3447 /QĐ-BYT ngày 22/ 9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. BTCQG này được áp
dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), chứ không chỉ đánh giá hoạt
động trong phạm vi TYT xã. Những tiêu chí đề ra là những yêu cầu cơ bản cần đạt
trong giai đoạn 2011 – 2020. Do vậy, việc thực hiện tốt các nội dung của BTCQG sẽ
góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới.
Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2014 ngành y tế TPCT
cho thấy có 100% TYT xã, phường, thị trấn đạt BTCQG về y tế xã giai đoạn 201 –
2020, từng bước phát huy được hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế
cơ sở, góp phần làm giảm tải cho y tế tuyến trên. Về phía TTYTDP huyện Phong
Điền báo cáo cho thấy số xã/phường đạt BTCQG về y tế tính đến tháng 11 năm nay
là 100% xã. Tuy nhiên, một số trạm vẫn chưa đạt tròn điểm các chỉ tiêu như tỷ lệ
tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, công tác dược, công tác thống kê
– báo cáo, cập nhật số liệu theo dõi chương trình chưa đầy đủ, kịp thời.
Bên cạnh đó, trên thực tế, đã có nhiều chính sách Y tế đã được triển khai tại
TPCT nói chung và xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền. Phân tích cho thấy việc triển
khai và thực hiện TCQG về y tế đã đạt được hiệu quả nổi bật: việc thực hiện bộ tiêu
chí này trên địa bàn xã trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu khả
quan. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được và những định hướng chiến lược trong thời gian
sắp tới cần được tầm soát và xúc tiến thực hiện để hướng đến đạt nhựng CTMTQG
và TCQG về y tế mà Chính phủ, Bộ Y tế đã khuyến cáocho giai đoạn 2011 – 2020.
Vì thế, chúng tôi bắt tay thực hiện đề tài ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU
CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI
TRẠM Y TẾ TẠI XÃ NHƠN ÁI – HUYỆN PHONG ĐIỀN.
2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1. Nội dung sơ lƣợc các tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 09 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y
Tế về việc ban hành BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011-2020 đã thay thế cho Quyết
định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về
Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2002-2010. BTCQG này áp dụng chung cho tất cả
xã, phường, thị trấn nhằm đánh giá nguồn nhân lực y tế xã, cơ sở hạ tầng, các hoạt
động y tế nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân hàng năm.
BTCQG gồm có tất cả 10 tiêu chí phân ra từng mục như sau:
• Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
• Tiêu chí 2: Nhân lực y tế.
• Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT.
• Tiếu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác.
• Tiêu chí 5: Kế hoạch – Tài chính.
• Tiêu chí 6: Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, các CTMTQG về y tế.
• Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền.
• Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.
• Tiêu chí 9: Dân số - kế hoạch hóa gia đình.
• Tiêu chí 10: Truyền thông giáo dục sức khỏe.
BTCQG này gồm 10 tiêu chí được chia thành 50 chỉ tiêu, có thang điểm 100
để đánh giá hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của xã
phường, thị trấn. Theo đó, xã đạt chuẩn quốc gia phải đạt từ 90 điểm trở lên; không
bị điểm liệt và số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó
trở lên.
2. Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc của các TYT xã tại TP CT trong
việc thực hiện các TCQG về y tế xã.
Tính đến tháng 9/2013, TPCT có 82/85 TYT được UBND TP công nhận đạt
BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020.
Trong thời gian qua, ngành y tế thành phố đã phối hợp với các sở, ban ngành
và các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động để tất cả TYT trong thành phố đạt
BTCQG về y tế xã.
Nhiều TYT đã được nâng cấp, sữa chữa và xây dựng mới. Trong ba năm
(2011-2013), bằng nguồn vận động ủng hộ từ các công ty, các nhà hảo tâm và cán
bộ, viên chức ngành y tế, Sở Y tế đã huy động được hơn 2 tỷ 668 triệu đồng và
nhiều dụng cụ y tế trị giá hàng trăm triệu đồng để mua sắm thiết bị y tế cho các trạm
y tế. Riêng trong hai năm 2011 và 2012, bằng nguồn tiền và hiện vật đóng góp của
xã hội, ngành y tế đã cấp 7 máy siêu âm, 5 máy đo điện tim, 85 bộ tiểu phẫu, 50 máy
đo đường huyết… cho các TYT.
3
Hiện các TYT đảm bảo có bác sĩ khám, chữa bệnh, từng bước nâng cao chất
lượng chẩn đoán và điều trị, kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền, thực hiện tốt các
CTMTQG về y tế, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Ngành y tế đang nỗ lực tăng cường phối hợp với ban ngành nâng cao chất
lượng hoạt động của các trạm y tế, tiếp tục hỗ trợ 3 TYT còn lại đạt BTCQG về y tế
xã; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các TYT, mua sắm trang thiết bị máy siêu âm, máy
đo điện tim cho các trạm y tế còn thiếu.
Hiện nay, ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế
chuyên khoa tuyến thành phố lập kế hoạch hỗ trợ các TYT đạt điểm tiêu chí thấp và
TYT đăng ký đạt BTCQG về y tế xã năm 2013-2014. Riêng các trung tâm y tế quận,
huyện tiếp tục phối hợp với chính quyền, ban ngành địa phương tăng cường giám sát,
kiểm tra các hoạt động tại TYT, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong BTCQG còn
đạt thấp.
3. Nội dung các chƣơng trình phòng chống
3.1. Chương trình PCSXH.
3.1.1. Định nghĩa
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue
gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti.
Sốt Dengue và SXH Dengue xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960, cho đến
nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số mắc phải trên toàn
quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. SXH Dengue có thể gây bệnh cảnh
nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được
chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3.1.2. Tình hình mắc bệnh
3.1.2.1. Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Hàng năm ít nhất 100 triệu trường hợp mắc sốt Dengue và 500.000 trường hợp
SXH Dengue cần nhập viện, 90% là trẻ em <15 tuổi, 25.000 trường hợp tử vong mỗi
năm.
Sự phân bố của SXH từ 1975 đên 1995 xảy ra ở 102 nước, trong đó có 20 nước
châu Phi, 42 nước châu Mỹ, 7 nước Đông Nam Á, 4 nước phía Đông Địa Trung Hải
và 29 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương.
3.1.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nước
Sự phân bố SXH không đều, lưu hành quanh năm ờ các tỉnh đồng bằng Nam Bộ
và ven biển miền Trung, lưu hành theo mùa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, lưu
hành ngắn ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh ở biên giới phía Bắc. Thời gian
mắc bệnh hầu như quanh năm, có những nơi theo mùa, ở miền Bắc bệnh thường xảy
ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, ở miền Trung và miền Nam bệnh xuất hiện quanh
4
năm, tần số cao nhất từ tháng 6 –11, và dịch cũng phát triển nhất là tháng 6 – 11
hàng năm. Năm 1998, dịch SXH xảy ra với cường độ cao trên phạm vi rộng toàn
quốc với số mắc 234.920 người, chết 377 người,…
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp
mắc SXH tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình
Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam
(83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm
38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh
như Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương
tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%. Tình hình SXH còn diễn biến
phức tạp với số mắc và tử vong cao tại các quốc gia trong khu vực trong thời gian
tới.
3.1.2.3. Tình hình mắc sốt xuất huyết tại TPCT
Năm 2012, theo Trung tâm Y tế dự phòng TPCT, từ đầu năm đến tháng 9/2012,
thành phố ghi nhận 699 ca SXH tăng 128 ca so với cùng kỳ. Địa bàn có số ca mắc
bệnh SXH nhiều là các quận: Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện: Cờ Đỏ,
Phong Điền. Trong 8 tháng đầu năm 2012, xuất hiện 118 ổ dịch SXH nhỏ. Năm
2013, từ đầu năm đến tháng 5, số ca mắc là 192 ca tập trung nhiều ở các quận Ninh
Kiều, Bình Thủy, Cái Răng.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng CT từ đầu năm 2014 đến nay, trên
địa bàn xảy ra 134 trường hợp mắc bệnh SXH, chưa có trường hợp tử vong. Trong
đó, quí I năm 2014 tính đến ngày 11.3.2014 tại CT có 75 ca mắc bệnh, giảm 16 ca
so với cùng kì năm 2013.
3.1.2.4. Tình hình mắc SXH huyện Phong Điền
Theo thống kê đến tháng 9 năm 2014 số ca mắc sốt xuất huyết là 58 ca, tập
trung nhiều ở Nhơn Hòa, Mỹ Khánh.
3.1.2.5. Tình hình mắc SXH tại xã Nhơn Ái
Theo thống kê của TYT xã năm 2014 số case mắc là 2 ca, đến tháng 5 năm 2014
có 1 ca mắc.
3.1.3. Nội dung hoạt động chương trình
Thành lập Ban điều hành các tuyến và các tiểu ban chuyên trách điều trị, dịch tễ,
côn trùng, huyết thanh.
Tập huấn: Tập huấn nâng cao chuyên môn, kỹ năng giám sát dịch tễ bao gồm
giám sát bệnh nhân, vectơ truyền bệnh, huyết thanh và virus, độ nhạy cảm và kháng
hóa chất của vectơ truyền bệnh; thống kê, xử lý số liệu, làm báo cáo và sử dụng hệ
thống thông tin địa lý GIS trong quản lý, giám sát và phòng chống SXH.
5
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng chống chủ động SD/SXHD. Đa
dạng hóa các loại hình truyền thông: truyền hình, phát thanh, truyền thanh, pano, áp
phích, khẩu hiệu, tờ rơi… các cuộc thi tìm hiểu, trò chơi giáo dục, lồng ghép tuyên
truyền trong các buổi họp dân, hội nghị và hội thảo. Liên tục đổi mới nội dung TT -
GD phong phú để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Kết hợp với chiến dịch quốc gia
ngày làm sạch môi trường để vận động cộng đồng tham gia phòng chống SXH. Đưa
nội dung phòng chống SXH vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của trường tiểu
học và trung học cơ sở.
NCKH: Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu tìm ra các biện pháp giám sát, chẩn
đoán, điều trị và phòng chống có hiệu quả.
3.2. Chương trình PCL
3.2.1. Định nghĩa
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay BK tấn công bất cứ
phần nào của cơ thể nhưng thông thường nhất là phổi.
BK lan truyền trong không khí từ người này sang người nọ bởi bệnh lao phổi,
họng mỗi khi hắt hơi. Những người gần đó hít phải BK sẽ trở nên bị nhiễm L.
Những người bị nhiễm L không có triệu chứng nào cả, không lây lan nhưng họ có
thể mắc bệnh L vào lúc nào đó trong tương lai. Điều tốt cho mọi người nhiễm L dù
không triệu chứng vẫn nên uống thuốc ngừa để khỏi mắc bệnh lao sau này. Những
người mắc bệnh L phổi có thể chữa khỏi một khi họ chịu đi khám bệnh.
3.2.2. Tình hình mắc bệnh L
3.2.2.1. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng đã nhiễm L (chiếm 1/3 dân số thế giới) 85%
trường hợp mới ra ở châu phi, trong đó ước tính có khoảng nửa triệu bệnh nhân
nhiễm chủng L kháng thuốc (MDR) – TB và tỷ lệ cao nhất là ở Đông Nam Á.
3.2.2.2. Tình hình mắc bệnh trong nước
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc
lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000
người tử vong do bệnh lao.
3.2.2.3. Tình hình mắc bệnh tại TPCT
Ngày 14/01/2015, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TPCT tổ chức hội nghị tổng kết
công tác năm 2014. Năm qua, bệnh viện khám, phát hiện 1.427 bệnh nhân L (AFB)
(+) mới (tỷ lệ 115/100.000 dân), trong số này, bệnh viện thu dung điều trị 1.278
bệnh nhân (tỷ lệ 104/100.000 dân), 1.186 bệnh nhân khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ hơn 93%.
Bệnh viện tổ chức, điều trị 200 bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái trị, trong đó có 174
bệnh nhân khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 87%.
3.2.2.4. Tình hình mắc bệnh tại huyện Phong Điền
6
Theo thống kê năm 2014 đã phát hiên đươc 50 trường hợp bệnh L tập trung
nhiều ở xã Nhơn Ái.
3.2.2.5. Tình hình mắc bệnh lao tại xã Nhơn Ái
Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng.
Hiện tỷ lệ lao của xã là 22/15020.
3.2.3. Nội dung hoạt động chương trình
Chính sách chống L hiện nay của chương trình chống L quốc gia, còn gọi là
chính sách chống L trọn gói, bao gồm những nội dung sau:
 Sự cam kết của chính phủ đối với chương trình chống L quốc gia.
 Phát hiện nguồn lây bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, đối với những
người nghi ngờ mắc bệnh L bằng phương pháp phát hiện thụ động.
 Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho tất bệnh nhân L
phổi dương tính.
 Cung cấp thuốc chống L thiết yếu thường xuyên, đều đặn; và,
 Có hệ thống giám sát và lượng giá chương trình.
3.3. Chương trình PCBKL
3.3.1. THA
3.3.1.1. Định nghĩa
HA là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức p của thành động
mạch.
Có 2 chỉ số HA: HA tâm thu hay gọi là HA tối đa là số đo biểu hiện lực đẩy từ
tim khi tim co bóp đẩy máu đi, bình thường H tối đa dao động từ 90-139 mmHg.
HA tâm trương hay gọi là H tối thiểu là biểu hiện trương lực của thành mạch,
bình thường từ 60-89 mmHg.
THA là khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg (theo WHO và ISH).
3.3.1.2. Tình hình mắc bệnh
a. Tình hình bệnh trên thế giới
Theo ước tính của WHO, đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA. Theo
thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA, tức là cứ
khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị TH . Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ
lệ những người bị TH còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước
đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi.
b. Tình hình mắc bệnh trong nước
Hiện nay, Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh THA ngày càng gia tăng. Nếu như
năm 1960, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là
1% và hơn 30 năm sau (1992) thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần (mỗi
7
năm tăng trung bình 0,33%). Năm 2002, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp tăng lên
16,3% (trung bình mỗi năm tăng 0,46%) và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã lên đến
25,1% với người trên 25 tuổi. Như vậy, với dân số 84 triệu người Việt Nam (tính
đến năm 2007), ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị bệnh tăng huyết áp thì đến
năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp, nếu không có các biện pháp
phòng chống kịp thời.
Tình hình mắc bệnh tại TPCT
Tỷ lệ hiện mắc THA là 51,9% ở người cao tuổi, phân chia theo độ thì tỷ lệ THA
độ 3 là loại nặng nhất chiếm gần 10%, TH độ 2 chiếm gần 15% và TH độ 1 là
nhiều nhất chiếm gần một phần ba số người cao tuổi.
Tình hình tăng huyết áp ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền
Tổng số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh cao huyết áp là 290/328.
c. Nội dung chương trình hoạt động
 Hướng dẫn xây dựng, hoàn thiện mô hình quản lý Dự án từ trung
ương đến địa phương.
 Hướng dẫn triển khai các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao
năng lực cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý
tăng huyết áp tại các tuyến.
 Hướng dẫn triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng, chống tăng huyết áp.
 Hướng dẫn triển khai khám sàng lọc và quản lý THA.
 Hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát thực hiện Dự án tại các
tuyến ...
3.3.2. Đái tháo đường
3.3.2.1. Định nghĩa
Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc
trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động
insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn
thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh,
tim và mạch máu“.
3.3.2.2. Tình hình mắc bệnh
a. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
Tần suất bệnh ĐTĐ trên thế giới: trên thế giới, ĐTĐ chiếm khoảng 60 - 70% các
bệnh nội tiết. Trong năm 1995 các quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất và số
người dự đoán mắc ĐTĐ vào năm 2025 là Ấn Độ (19 lên 57 triệu), Trung Quốc (16
lên 38 triệu), Hoa Kỳ (14 lên 22 triệu); trong đó Ấn Độ là nước có tỉ lệ tăng nhanh
nhất.
8
Năm 1985: 30 triệu người mắc ĐTĐ; 2000: 171 triệu; 2030: dự báo 366 triệu;
trong đó đa số bệnh nhân ở độ tuổi 65, ở các nước phát triển và từ 45-64 tuổi ở các
nước đang phát triển; 3,2 triệu người đái tháo đường tử vong do biến chứng ĐTĐ
hàng năm, tương đương 6 trường hợp/phút.
b. Tình hình mắc bệnh trong nước
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ toàn quốc năm 2012
do Bệnh viện Nội tiết TW tiến hành, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người
trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%.
Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi, cụ thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39;
3,7% ở nhóm tuổi từ 40 tới 49; 7,5% ở nhóm tuổi từ 50 tới 59 và 9,9% ở nhóm tuổi
từ 60 tới 69.2.342.879 người vào năm 2030
Tình hình mắc bệnh tại TPCT
BS Dương Phước Long, Trưởng khoa Sốt rét – Nội tiết, TTYTDP TPCT cho biết,
từ năm 2010 đến nay, thành phố đã sàng lọc cho khoảng 29.204 đối tượng. Riêng
năm 2012, trong số 6.912 đối tượng khám sàng lọc, đã phát hiện 517 người bị tiền
đái tháo đường và 302 người ĐTĐ.
Tình hình mắc bệnh tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền
Tỷ lệ mắc bệnh tổng cộng là 30 trường hợp.
c. Nội dung hoạt động của chương trình
 Đào tạo và nâng cao nhân lực cho cán bộ y tế về phòng chống ĐTĐ.
 Tuyên truyền giáo dục nâng cao sức khỏe cho cộng đồng thông qua
nhiều lĩnh vực như truyền hình, loa đài, nói chuyện, áp phích,...
3.3.3. BTT
3.3.3.1 Định nghĩa
BTT, rối loạn tâm thần hoặc RLTT là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt
được cho là gây ra sự đau đớn, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường.
Những người RLTT vẫn có những quyền nhất định và việc bắt giữ họ mà không có
căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền.
Có nhiều nhóm RLTT, và cũng có nhiều khía cạnh hành vi của con người và cá
nhân có thể trở nên rối loạn.
Lo lắng hay sợ hãi cản trở các chức năng bình thường có thể được xếp vào rối
loạn lo âu. Nhóm thường gặp bao gồm ám ảnh, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo
âu xã hội, rối loạn sợ hãi, sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn
căng thẳng sau chấn thương.
3.3.3.2. Tình hình mắc bệnh
a. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
9
RLTT là phổ biến. Trên thế giới cứ 3 người là có một người mắc bệnh (ở hầu hết
các nước có tiêu chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ. Ở Hoa Kỳ 46%
thõa tiêu chí của một bệnh tâm thần tại cùng một thời điểm. Một cuộc khảo sát đang
diễn ra cho thấy rối loạn lo âu là phổ biến nhất trong tất cả các quốc gia trừ một
quốc gia, theo sau là rối loạn tâm trạng trừ 2 quốc gia, trong khi rối loạn chất và rối
loạn kiểm soát ít phổ biến.
b. Tình hình mắc bệnh trong nước
Theo điều tra quốc gia trên 10.000 trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2010 về SKTT đã cho ra một kết quả đáng báo động. Theo đó, 4,1% em từng nghĩ
đến việc tự tử; 27,6% từng cảm thấy rất buồn chán hoặc không có ích; 21,3% từng
cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai... Cũng theo số liệu của Viện Tâm thần
TW cách đây 5 năm, tỉ lệ người có RLTT ở Việt Nam chiếm 15 - 20% dân số, thậm
chí có tài liệu là 22 - 25% dân số. Đối với người bình thường, trong suốt cuộc đời có
ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần.
Tình hình mắc bệnh tại TPCT
Hiện, Bệnh viện Tâm thần CT đang quản lý hơn 2.600 bệnh nhân tâm thần, đến
từ CT và một số tỉnh trong khu vực. Với những bệnh nhân tuân thủ điều trị, được gia
đình quan tâm chăm sóc, đa số đạt kết quả tốt.
Tình mắc bệnh tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền
Hiện tại số bệnh nhân trầm cảm tại địa phương là 26 trường hợp và bệnh động
kinh là 16 trường hợp.
c. Nội dung hoạt động của chương trình
Triển khai xã, phường mới và duy trì các xã, phường đã triển khai:
 Lồng ghép công tác BVSKTT vào các hoạt động củaTYT xã,
phường triển khai chương trình;
 Tập huấn nâng cao kỹ năng khám, phát hiện quản lý và điều trị bệnh
nhân tâm thần; và,
 Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đến tận gia đình bệnh nhân
nhằm tăng cường nhận thức cho nhân dân, bệnh nhân và gia đình
bệnh nhân.
Phát hiện và quản lý bệnh nhân:
 Tổ chức điều tra, khám, phát hiện bệnh nhân tâm thần phân liệt
trong cộng đồng, chẩn đoán đúng bệnh theo tiêu chuẩn ICD 10;
 Lập bệnh án quản lý và điều trị lâu dài tại TYT phường; và,
 Chỉ định thuốc chuyên khoa, cấp phát thuốc đủ, đều và hướng dẫn
sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại các TYT xã, phường và gia đình
bệnh nhân.
Chữa ổn định bệnh nhân, giảm các hành vi gây hại, gây rối và tỷ lệ mãn
tính:
10
 Hướng dẫn cho các cán bộ TYT phường, cộng tác viên y tế, gia
đình bệnh nhân biết cách chăm sóc, quản lý bệnh nhân lâu dài tại
nhà. Khắc phục những thành kiến và cách giải quyết sai (mặc cảm,
giấu bệnh, bỏ rơi bệnh nhân, cúng bái,..); và,
 Hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng tâm lý liệu pháp nhóm, liệu
pháp gia đình dựa.
11
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Trưởng TYT và các cán bộ phụ trách 10 TCQG về y tế xã, 3 chương trình y tế
(PCBKL, PCL và PCSXH) tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT.
- Các hồ sơ sổ sách liên quan:
+ Các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện CTYTQG tại TYT xã Nhơn Ái, huyện
Phòng Điền, TPCT;
+ Các kế hoạch và quá trình thực hiện CTMTQG tại TYT xã Nhơn Ái,
huyện Phòng Điền; TPCT;
+ Các số liệu thống kê về kết quả CTYTQG tại TYT xã Nhơn Ái, huyện
Phòng Điền, TPCT; và
+ Các kế hoạch, quá trình thực hiện và kết quả khi thực hiện 3 chương trình
y tế (PCBKL, PCL và PC SXH) tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Các chỉ số cần thu thập về 10 CTYTQG
STT Tiêu chí Các chỉ số cần thu thập
1 Chỉ đạo, điều hành
công tác CSSK
nhân dân.
- Xã có ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường
xuyên, tối thiểu 6 tháng họp 1 lần.
- Về CSSK nhân dân có đưa vào nghị quyết Đảng ủy và
HĐND.
2 Nhân lực y tế - Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT xã.
- Có bác sĩ làm việc thường xuyên tại TYT.
- Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế.
- Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà
nước ban hành.
3 Cơ sở hạ tầng TYT
xã
- Vị trí TYT.
- Diện tích.
- Phòng chức năng.
- Khối nhà chính.
- Nước sinh hoạt, nhà tiêu, rác.
- Hạ tầng và khối phụ trợ.
4 Trang thiết bị,
thuốc và phương
tiện khác
- TYT xã đảm bảo có trang thiết bị.
- Về TTB máy điện tim, máy siêu âm, máy đo đường
huyết.
- Số loại thuốc (theo danh mục).
- Thuốc được quản lý theo quy định.
- Vật tư tiêu hao.
12
- Túi y tế thôn bản.
- Duy tu, bảo dưỡng.
- Tủ sách chuyên môn.
5 Kế hoạch – Tài
chính
- Xây dựng kế hoạch và sơ kết.
- Các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê.
- Kinh phí thường xuyên.
- UBND hỗ trợ.
- Quản lý kinh phí.
- Tham gia BHYT.
6 YTDP, VSMT và
các CTMTQG về y
tế
- Biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh.
- HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Về ATVSTP.
- Hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
- Bệnh dịch nguy hiểm.
7 Khám, chữa bệnh,
phục hồi chức
năng và YHCT
- Dịch vụ kỹ thuật Theo qui định phân tuyến.
- KCB YHCT/YHHĐ.
- Quản lý người khuyết tật.
- Quản lý người cao tuổi >80 tuổi.
- Tai biến sản khoa.
8 Chăm sóc sức
khỏe bà mẹ – m trẻ
em
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con khám thai>3 lần và tiêm VAT
đầy đủ.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo
về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh.
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh
đạt.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại
vắcxin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
theo quy định của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin
A là 2 lần/năm.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng, trẻ
bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2
đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần.
- Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân
nặng/tuổi).
9 Dân số – Kế hoạch
hóa gia đình
- Áp dụng các biện pháp tránh thai.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh
13
con.
- Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm
giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
10 Truyền thông –
Giáo dục sức khỏe
- Phương tiện truyền thông theo quy định.
- Triển khai các hoạt động TT – GDSK, DS – KHHGĐ.
2.1.2. Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế
STT Tên chƣơng trình Nội dung Các chỉ số thu thập
1 Chương trình
phòng chống bệnh
Tăng huyết áp.
Tình hình bệnh tăng
huyết áp tại địa
phương trong năm
qua
- Số người dân khám, điều trị
bệnh THA.
- Các yếu tố nguy cơ gây TH
thường gặp của người dân tại địa
phương.
Kế hoạch triển khai
chương trình phòng
chống bệnh tăng
huyết áp
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người
dân tham gia.
Nội dung chương
trình
- Cung cấp kiến thức về bệnh
TH đến người dân như thế nào.
- Nhân viên y tế có đầy đủ kiến
thức chuyên môn về THA và các
hậu quả của bệnh?
.- Có các hội thảo về THA cập
nhật kiến thức cho nhân viên y tế
hay không ?
- Ở địa phương có các câu lạc bộ
THA không ?
- Có người tham gia quản lí
chương trình?
- Có đủ kinh phí thực hiện
chương trình?
- Nhân viên y tế có áp dụng phác
đồ điều trị cho bệnh nhân?
Quy trình, giám sát,
kiểm tra, đánh giá
chương trình
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình
và cách khắc phục.
14
Định hướng sắp tới
của chương trình
- Định hướng trong tương lai
như thế nào?
2 Chương trình
phòng bệnh ĐTĐ.
Tình hình bệnh
ĐTĐ tại địa phương
trong năm qua
- Số người dân khám, điều trị
bệnh ĐTĐ.
- Các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ
thường gặp của người dân tại địa
phương.
Kế hoạch triển khai
chương trình phòng
chống bệnh THA
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người
dân tham gia
Nội dung chương
trình
- Người dân có biết về các biểu
hiện và hậu quả?
- Có các chương trình tuyên
truyền phòng chống ĐTĐ?
- Số bệnh nhân hiện đang mắc
bệnh đến khám?
- Trạm làm gì để làm giảm số
bệnh nhân ĐTĐ không được
phát hiện?
- Có chương trình quản lí bệnh
ĐTĐ hay không?
- Có đủ nhân viên y tế tham gia
chương trình?
- Có đủ kinh phí thực hiện
chương trình không?
- Mô hình quản lí họat động hiệu
quả hay không?
- Nhân viên y tế có áp dụng phác
đồ điều trị cho bệnh nhân?
Quy trình, giám sát,
kiểm tra, đánh giá
chương trình
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình
và cách khắc phục.
Định hướng sắp tới
của chương trình
- Định hướng trong tương lai
như thế nào?
3 Chương trình
phòng chống BTT
Tình hình BTT tại
địa phương trong
năm qua
- Số bệnh nhân BTT ở điạ
phương?
- Số bệnh nhân trở về cuộc sống
sinh họat bình thường?
Kế hoạch triển khai - Thời gian.
15
chương trình phòng
chống BTT
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người
dân tham gia.
Nội dung chương
trình
- Trạm có thực hiện chương
trình phòng chống trầm cảm?
- Số bệnh nhân tái phát sau điều
trị?
- Nguyên nhân tái phát là gì?
- Số bệnh nhân trầm cảm có ý
nghĩ tự sát?
- Số bệnh nhân trầm cảm tự sát?
- Biện pháp khắc phục ý nghĩ tự
sát?
- Bệnh nhân được điều trị có
hiệu quả hay không?
- Bệnh nhân có đáp ứng với
thuốc hay không
- Phần lớn sau điều trị bệnh nhân
có hòa nhập cuộc sống hay
không?
- Số bệnh nhân mắc bệnh trầm
cảm mãn tính?
Quy trình, giám sát,
kiểm tra, đánh giá
chương trình
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình
và cách khắc phục.
Định hướng sắp tới
của chương trình
- Định hướng trong tương lai
như thế nào?
4 Chương trình
phòng chống bệnh
L
Tình hình bệnh L tại
địa phương trong
năm qua
- Tỷ lệ mắc, chết do bệnh L.
- Tỷ lệ lao kháng thuốc.
Kế hoạch triển khai
chương trình phòng
chống bệnh L
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người
dân tham gia.
Nội dung chương
trình
- Xã có bao nhiêu cán bộ chuyên
trách về hoạt động chống L?
- Trình độ chuyên môn của mỗi
cán bộ như thế nào?
16
- Số lượng cán bộ có đủ đáp ứng
công việc hay không? Nếu
không thì xử lý ra sao?
- Xã đào tạo cán bộ phòng chống
L như thế nào?
- Công tác khám chữa bệnh nhân
hô hấp được thực hiện như thế
nào?
- Làm thế nào để phát hiện sớm
những bệnh nhân có dấu hiệu
của bệnh L?
- Khi bệnh nhân có dấu hiệu
nghi lao thì cán bộ y tế sẽ làm
gì?
- Cần làm gì để theo dõi, giám
sát sự tuân thủ điều trị của bệnh
nhân lao L ngoại trú?
- Làm gì để nắm được số lượng
bệnh nhân bỏ điều trị?
- Làm thế nào để bệnh nhân tuân
thủ đúng phác đồ điều trị?
- Thực hiện điều trị đối với bệnh
nhân ngoại trú như thế nào?
- Công tác quản lý, khám sàng
lọc đối với trẻ em, người lớn có
tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh
L thực hiện như thế nào? Làm
thế nào để họ tự đến khám?
- Trạm xá thực hiện quản lí đối
tượng có nguy cơ cao (nhiễm
HIV) như thế nào? Khi nào thì
cần đưa họ đi khám sàng lọc L?
- Đối với lao đa kháng thuốc,
trạm xá thực hiện quản lí và điều
trị như thế nào?
- Các biện pháp đặc biệt đối với
bệnh nhân L đa kháng thuốc.
- Công tác tuyên truyền về bệnh
lao ở xã được thực hiện như thế
nào? Bằng các hình thức nào?
( Băng rôn, Loa phát thanh,…..).
- Bao lâu thì thực hiện? Thực
hiện trong thời gian bao lâu?
- Làm thế nào để nắm bắt người
17
dân có nắm được thông tin chính
xác về bệnh L?
- Có trường hợp nào bị lây bệnh
lao khi đang điều trị cho các
bệnh nhân L không? Nếu có thì
xử lý ra sao?
- Các biện pháp để phòng tránh
lây nhiễm cho các đối tượng
thực hiện công tác điều trị L ra
sao?
- Bao lâu thì báo cáo kết quả với
tuyến trên.
- i là người trực tiếp báo cáo
với tuyến trên?
- Báo cáo bằng hình thức nào?
Quy trình, giám sát,
kiểm tra, đánh giá
chương trình.
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình
và cách khắc phục.
Định hướng sắp tới
của chương trình
- Định hướng trong tương lai
như thế nào?
5 Chương trình PC
SXH
Tình hình bệnh SXH
tại địa phương trong
năm qua
- Tỷ lệ mắc, chết do bệnh SXH.
- Các ổ dịch SXH, địa điểm, xử
lý như thế nào.
Kế hoạch triển khai
chương trình
PCSXH.
- Thời gian.
- Địa điểm.
- Thành phần, tổ chức tham gia.
- Nguồn kinh phí.
- Cách nào để vận động người
dân tham gia.
Nội dung chương
trình.
- Cung cấp kiến thức về bệnh
SXH đến người dân như thế nào.
- Cách triển khai các mô hình:
cộng tác viên, mô hình chiến
dịch diệt lăng quăng, mô hình xử
lý ổ dịch nhỏ.
Quy trình, giám sát,
kiểm tra, đánh giá
chương trình.
- Thành phần tham gia.
- Thời gian.
- Kết quả chương trình.
- Mặt hạn chế của chương trình
và cách khắc phục.
Định hướng sắp tới
của chương trình
- Định hướng trong tương lai
như thế nào?
18
2.2. PHƢƠNG PHÁP, CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Xem sổ sách, biên bản, báo cáo và các tài liệu liên quan.
- Phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế trạm.
- Thu thập các hình ảnh về hoạt động của trạm.
- Quan sát.
2.2.2. Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi.
- Mắt, các giác quan khác, bút, giấy, máy ảnh.
- Bảng ghi kết quả thu thập.
3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Thời gian và địa điểm:
+ Thời gian: từ ngày 26/01/2015 đến ngày 07/02/2014.
+ Địa điểm tại trạm y tế xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT.
- Nội dung hoạt động:
+ Dựa vào bộ công cụ đã xây dựng để tiến hành thu thập các thông tin cần thiết.
+ Quan sát tổng thể mô hình hoạt động của TYT;
+ Phỏng vấn trưởng trạm, các thành viên phụ trách từng tiêu chí trong BTCQG
về y tế xã và chương trình y tế địa phương.
+ Xem sổ sách và các văn bản báo cáo về việc thực hiện CTYTQG và chương
trình y tế địa phương tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT.
19
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tình hình và đặc điểm của xã
Nhơn Ái là 1 trong 6 xã thuộc huyện Phong Điền, TPCT. Xã có diện tích
15,6 km², dân số năm 2007 là 15.031 người, mật độ dân số đạt 964 người/km². Là
khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, trao đổi hàng hóa. Khí hậu nóng ẩm,
quanh năm mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triễn. Hệ thống
đường giao thông tương đối thuận tiện, TYT nằm gần đường giao thông thuận lợi
cho công tác KCB.
Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu bằng nghề trồng trọt, các dịch vụ du lịch
mệt vườn cũng khá phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ
nghèo, cận nghèo ngày càng giảm qua các năm. Trình độ học vấn của người dân
ngày càng được cải thiện. Cùng với hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe, kiến
thức của nhân dân về bệnh tật ngày càng nhiều, ý thức phòng chống bệnh tật được
cải thiện.
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng xã còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực y tế. Số cán
bộ y tế của xã vẫn còn thấp so với mặt bằng dân số chung. Nguồn nhân lực, vật lực
vẫn còn khá thiếu thốn. Với những kho khăn và thuận lợi đặc trưng của mình, xã đã
phấn đấu đạt các tiêu chi quốc gia về y tế xã và ngày càng thực hiện tốt công tác
KCB cho nhân dân.
2. Kết quả về việc thực hiện BTCQG về y tế xã Nhơn Ái năm 2014
Bảng 1: Kết quả thực hiện tiêu chí 1
Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân
1 Thực hiện theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế.
TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT, đã thành lập Ban chỉ đạo CSSK
nhân dân. Thành phần gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng
TYT làm phó ban, trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ
viên.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng
đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động CSSKBĐ nói chung;
đặc biệt việc triển khai thực hiện các CTMTQG trong lĩnh vực y tế như DS-
KHHGĐ, TVSTP, HIV/ IDS, CTMTQG y tế. Khi có thay đổi về nhân sự,
Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời.
Ban chỉ đạo của TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT có quy chế
làm việc, có kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức họp đột xuất khi cần
thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.
Cụ thể là Ban chỉ đạo sẽ tiến hành họp định kỳ 3 tháng một lần.
20
2 Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và việc thực
hiện các CTMTQG về y tế đã được đưa vào NQ của Đảng ủy và Kế hoạch
phát triển CT – XH hàng năm của UBND xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền,
TPCT.
Việc triển khai thực hiện hoạt động của các CSSK và các chương trình y
tế trên địa bàn có sự tham gia phối hợp của TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong
Điền, TPCT với nhiều tổ chức đoàn thể khác như: ĐTN, HPN, HND,
HCCB, UBMTTQVN, HCTĐ, VHTT.
Nhận xét kết quả:
Trong quá trình thực hiện tiêu chí 1 TYT còn được sự hỗ trợ tích cực của
UBND xã như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát thanh của xã), kinh phí và
vận động mạnh thường quân đóng góp cho chương trình ngoài ra còn có sự hỗ trợ
của các tổ chức đoàn thể tại địa huyện.
Tuy nhiên, sau khi đã đạt được chỉ tiêu cũng cần vận động thêm nhiều đoàn thể
hơn nữa tham gia, để công tác CSSK nhân dân ngày càng có đạt hiệu quả cao hơn và
đặc biệt là duy trì được tiêu chí này trong những năm tới.
Bảng 2: Kết quả thực hiện tiêu chí 2
Tiêu chí 2: nhân lực y tế
3 - Trạm có 10 cán bộ đủ theo định mức biên chế và 7 cán bộ y tế ấp.
- Đạt 7/7 ấp có tổ chức y tế.
- TYT có lương y trực tiếp khám chữa bệnh bằng YHCT.
- Các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện
hành.
- Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn (1 Bác sĩ chuyên
khoa 1, 1 cử nhân, 3 Điều dưỡng Trung học, 4 Y sĩ, 1 Dược sĩ Trung học và 1
Hộ sinh Trung học).
4 - Trạm có 9 cán bộ làm việc tại TYT và 1 bác sĩ chuyên khoa 1 làm việc
thường trực tại trạm.
5 - Mỗi thôn, ấp, đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế đào tạo theo khung chương
trình do bộ y tế quy định.
- Trạm có thành lập ban CSSK ban đầu tại các ấp phủ kín công tác
CSSKND (hiện tại trạm có 26 TNVSKBĐ phủ kín trên 7 ấp).
- Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT xã vào ngày 22 hàng tháng.
6 - Địa phương đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành
với cán bộ y tế xã, bao gồm lương phụ cấp và các chế độ chính sách khác.
- TYT đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với
nhân viên y tế thôn bản và các loại hình cộng tác viên khác theo quy định hiện
hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác.
21
Nhận xét kết quả:
TYT đã có đầy đủ nguồn nhân lực cũng như là cơ cấu tổ chức y tế ấp trong công
tác khám và chữa bệnh cho người dân và trong quá trình thực hiện tiêu chí 2 TYT
được sự hỗ trợ tích cực của UBND xã như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát
thanh của xã), kinh phí.
Tuy nhiên, sau khi đã đạt được chỉ tiêu trạm cũng cần phải nâng cao chuyên
môn chẳng hạn như có bác sĩ hoặc y sĩ có bằng chuyên môn về công tác khám và
chữa bệnh theo YHCT.
Bảng 3: Kết quả thực hiện tiêu chí 3
Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng trạm y tế
7 - TYT nằm trên trục đường giao thông chính của xã nên người dân dễ
dàng tiếp cận về giao thông.
- Xe ô tô cứu thương có thể vào trong TYT thuận lợi khi có các trường
hợp cần cấp cứu tại trạm.
8 - Diện tích mặt bằng của trạm: 1793 m2
.
- Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính: 392 m2
đảm bảo phục
vụ đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại địa phương.
9 - Trạm được xây dựng theo chuẩn.
- TYT có 10 phòng chức năng, diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Các phòng chức năng bao gồm: phòng khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu,
phòng tiêm, phòng hành chính, phòng khám YHCT, phòng sanh, phòng hậu
sản, phòng tư vấn, TT-GDSK, DS-KHHGĐ, phòng trực.
10 - Công trình TYT xã là tầng trệt, được xây dựng vào năm 2007 với kết cấu
chịu lực tốt và đã trãi qua 1 lần tu sữa vào năm 2014.
- Tình trạng hiện tại của khối nhà chính đảm bảo cho công tác chăm sóc
sức khỏe được thực hiện tốt.
11 - Nguồn nước sinh hoạt của TYT là nước máy hợp vệ sinh.
- Có 2 nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Chất thải của TYT được thu gom đúng nơi quy định; phân loại thành
từng nhóm rác thải nguy hại, rác thải thông thường và xử lý theo đúng quy
định.
- Có sự phân công cán bộ theo dõi, giám sát việc phân loại, thu gom, xử
lý, tiêu hủy chất thải y tế tại trạm.
22
12 - Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ.
- Máy tính được nối mạng Internet và có máy in tại TYT.
- TYT có vườn mẫu thuốc nam với 45 loại cây thuốc theo nhóm bệnh phù
hợp với địa phương.
ậ t kết quả:
Tiêu chí 3 trạm đạt 100% do cơ sở hạ tầng của trạm về cơ bản đạt các tiêu chuẩn
quy định thuận tiện trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trạm có
đầy đủ phòng ban, sạch sẽ, thoáng mát và nằm ngay đường giao thông chính của xã.
Tuy nhiên vẫn còn vài điểm bất cập, vẫn còn 1 số phòng chức năng chưa được
bố trí hợp lý và sử dụng nhiều, phòng trực nhân viên xa phòng cấp cứu gây khó
khăn trong việc cấp cứu kịp thời cho người dân.
Bảng 4: Kết quả thực hiện tiêu chí 4.
Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phƣơng tiện khác.
13 - TYT có 152/176 (86,36%) loại trang thiết bị còn sử dụng được nằm trong
danh mục TTB cho TYT xã do Bộ Y tế ban hành hiện theo Quyết định số
437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
14 - TYT có một máy điện tim 3 kênh, một máy đo đường huyết, một máy siêu
âm xách tay nhưng hiện chỉ sử dụng máy đo đường huyết vì mới chỉ tập huấn
sử dụng máy đo đường huyết cho cán bộ còn việc sử dụng máy điện tim, máy
siêu âm thì chưa có kế hoạch đào tạo từ cấp trên.
- Máy đo đường huyết được trạm sử dụng có hiệu quả khoảng 3 lần/tuần.
15 - TYT có 1143/1143 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ
yếu áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11
tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục gồm:
+ Thuốc gây mê, gây tê.
+ Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút
và các bệnh xương khớp.
+ Thuốc chống dị ứng và điều trị các trường hợp quá mẫn.
+ Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc.
+ Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh.
+ Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.
+ Thuốc điều trị đau nữa đầu chóng mặt.
+ Thuốc chống Parkinson.
+ Thuốc tác dụng đối với máu.
+ Thuốc tim mạch.
+ Thuốc điều trị bệnh da liễu.
+ Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn.
+ Thuốc lợi tiểu.
+ Thuốc đường tiêu hóa.
23
+ Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết.
+ Huyết thanh và globulin miễn dịch.
+ Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase.
+ Thuốc điều trị bệnh mắt và tay mũi họng.
+ Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, thuốc chống đẻ non.
+ Thuốc chống rối loạn tâm thần.
+ Thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
+ Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid-base và các dung
dịch tiêm truyền khác.
+ Khoáng chất và vitamin.
- Thuốc cấp cứu đảm bảo đủ số lượng, bao gồm các loại sau:
+ Thuốc tiêm, dịch truyền.
+ Kháng sinh, kháng viêm.
+ Hạ sốt, giảm đau.
+ Thuốc hạ áp-tim mạch.
+ Thuốc trị ho-long đờm.
+ Thuốc kháng histamin.
+ Thuốc dạ dày, đường ruột.
+ Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não.
+ Thuốc trị rối loạn tiền đình.
+ Vitamin.
+ Thuốc trị đường tiết niệu.
+ Thuốc an thần.
+ Thuốc tăng chất nhờn khớp và các thuốc khác.
 Có đủ số lượng các thuốc chống sốc thiết yếu.
 Các phương tiện tránh thai hiện có tại trạm: đình sản, DCTC, thuốc
uống, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, bao cao su.
 Trạm có các loại thuốc YHCT theo thông tư số 12/2010/TT-BYT.
16 - Thuốc được quản lý theo quy chế dược do Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa
trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” được ban hành kèm
theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế.
- Có biên bản khi nhập thuốc và khi kiểm kho thuốc.
- TYT sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không xảy ra tai biến nghiêm trọng về
sử dụng thuốc từ năm 2011 đến nay.
- Thuốc còn hạn sử dụng được lập danh mục bảo quản trong kho, còn thuốc
hết hạn sử dụng sau khi được lập biên bản kiểm định sẽ được thiêu hủy.
- Chất lượng thuốc được kiểm tra hàng tháng để đảm bảo chất lượng cảm
quan còn tốt, hạn dùng còn và bao bì còn nguyên vẹn.
- Nguồn cung cấp thuốc: nếu thuốc trong danh mục bảo hiểm sẽ được bệnh
viện huyện cấp còn một số thuốc ngoài danh mục bảo hiểm trạm sẽ tự mua.
17 - Số lượng vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh hàng tháng
đảm bảo đủ nhờ cấp bổ sung kịp thời.
- Có sổ dự trù vật tư, hóa chất y tế hàng tháng do Dược sĩ Trung học lập.
- Trạm không có thuốc phòng chống dịch bệnh, chỉ khi có dịch bệnh trạm sẽ
24
phối hợp với trung tâm y tế dự phòng huyện xử lí.
- Số lượng vật tư, hóa chất dự trữ trong kho đảm bảo đủ cho công tác khám
chữa bệnh.
18 - Trạm có 7 nhân viên y tế ấp, mỗi nhân viên có túi truyền thông nhưng
không có túi y tế thôn bản vì theo ý kiến của trưởng trạm: địa bàn xã Nhơn Ái
giao thông thuận lợi người dân đi đến trạm y tế dễ dàng nên túi y tế không cần
thiết lắm.
19 - Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện tại còn sử dụng được:
+ Cơ sở trạm duy tu, bảo dưỡng 6 tháng/1 lần, đảm bảo cơ sở hạ tầng và các
trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của TYT.
+ Nguồn kinh phí: nếu trong khả năng trạm sẽ chi, nếu vượt khả năng trạm
sẽ xin cấp kinh phí từ UBND xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện.
20 - TYT có 14 đầu sách chuyên môn về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám
chữa bệnh, Y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng
thực phẩm, TT-GDSK, quản lý y tế, thông tin y tế...
Nhận xét kết quả:
Nhìn chung, TYT đã có hầu như đầy đủ trang thiết bị, thuốc y tế, phương tiện, tủ
sách chuyên môn theo quy định để giúp ích trong việc khám và điều trị bệnh. TYT
đã thực hiện chặt chẽ trong việc quản lý thuốc, không để xảy ra tai biến nghiêm
trọng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa và bổ sung kịp thời các trang thiết bị cần thiết.
Tuy nhiên, do kinh phí còn eo hẹp và tuyến trên chưa tạo điều kiện nên trạm vẫn
chưa đào tạo được cán bộ sử dụng máy siêu âm và máy đo điện tim nên cũng phần
nào ảnh hưởng đến việc phát hiện sớm và điểu trị bệnh cho người dân.
Bảng 5: Kết quả thực hiện tiêu chí 5
Tiêu chí 5 Kế hoạch – Tài chính
21 - Có xây dựng kế hoạch hằng năm được Trung tâm y tế dự phòng huyện phê
duyệt.
- Tố chức sơ kết 6 tháng và tổng kết năm các hoạt động y tế của xã.
22 - Có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo qui định.
- Báo cáo số liêu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác. TYT có các biểu đồ,
bảng thống kê các hoạt động của TYT xã theo từng tháng, từng quí, 6 tháng
và hằng năm.
23 - Được Trung tâm y tế dự phòng huyện cấp kinh phí mỗi đầu năm tùy theo
từng chương trình y tế cụ thể.
- Khi phát sinh ổ dịch trên địa bàn, TYT tự đưa ra ngân sách giải quyết sau
đó quyết toán lại với Trung tâm y tế dự phòng huyện.
24 - UBND xã hộ trợ kinh phí điện nước 10 triệu đồng/năm cho TYT.
25 - Quản lí tốt các nguồn kinh phí, ghi chép rõ ràng các nguồn thu và chi của
trạm.
25
- Không có trường hợp vi phạm quản lí tài chính.
26 - Tỷ lệ người dân tham gia BHYT của xã đạt 62%.
- Tích cực vận động người dân trong xã tham gia BHYT, các hộ gia đình có
thành viên là cán bộ y tế của trạm đều tham gia 100%.
- Có điểm bán BHYT cho người dân trong xã.
Nhận xét kết quả:
TYT có thực hiện kế hoạch hoạt động và quản lí tài chính rõ ràng. Tài chính
được TTYTDP huyện và UBND xã hộ trợ kịp thời. Có sổ quản lí kinh phí rõ ràng,
chi tiết. Kinh phí được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp 62% dù TYT đã có
nhiều biện pháp tích cực vận động người dân tham gia.
Bảng 6: Kết quả thực hiện tiêu chí 6
Tiêu chí 6: YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế.
27 - Triển khai tôt các chương trình phòng chống dịch, báo cáo kịp thời.
- Triển khai tốt các chỉ tiêu được giao gồm CTMTQG, DS-KHGĐ,
ATVSTP, phòng chống HIV/AIDS, CMTQG y tế.
28 - Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: yêu cầu đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT – BYT
ngày 17/6/2009 của bộ y tế. Tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của xã
là 73,86%.
29 - Nhà tiêu hợp vệ sinh: đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định số
08/2005/QĐ-BYT và theo hướng dẫn tại thôn tư số 15/2006/TT-BYT. Tỉ lệ
gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong xã là 70,52%.
30 - VSATTP: Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ,
đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
- Không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
31 - Hoạt động phòng chống HIV/AIDS:
 Can thiệp phân phát bao cao su, tuyên truyền phát thanh, tờ rơi.
 Quản lý và có dịch vụ hổ trợ cho những người được quản lý.
32 - Quản lý bệnh:
 Phát hiện, điều trị và quản lý các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh xã
hội như SXH, sốt rét , L,…. Theo hướng dẫn của tuyến trên.
 Phát hiện và quản lý các bệnh mạn tính không lây theo quy định
của cấp trên.
Nhận xét kết quả:
TYT có tổ chức các chương trình YTDP, VSMT, các CTMTQG về y tế đạt chỉ
tiêu được giao. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và hố xí hợp vệ sinh ngày
26
càng tăng và đạt chỉ tiêu đề ra. Xã quản lý tốt các bệnh không lây và các dịch bệnh
trong địa bàn.
Tuy nhiên vấn đề truyền thông còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hạn hẹp và
nhân lực chưa đảm bảo. Người bệnh còn nhiều mặc cảm do quá trình quản lý cũng
gặp không ít khó khăn.
Bảng 7: Kết quả thực hiện tiêu chí 7
Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức ă g và YHCT.
33 - Theo danh mục dịch vụ kĩ thuật thực hiện tại TYT được quyết định của sở
y tế, TYT phê duyệt thì đạt 80% đảm bảo thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông
thường.
34 - Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT đạt trên 30%.
35 - Có danh sách người tàn tật được cập nhật đầy đủ phân loại thành từng
nhóm quản lí 88/88 người tại TYT với tỉ lệ trên 20% được phục hồi chức
năng.
- Hàng năm có tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho người khuyết tật và
đạt tỷ lệ theo quy định.đạt >80%.
36 - Có theo dõi và quản lí sức khỏe 100% người từ 80 tuổi trở lên (356/356).
- Có tổ chức thăm khám sức khỏe định kì cho người cao tuổi 2 lần/năm.
- Nắm được tình hình bệnh tật nổi bật của từng người.
37 - Thực hiện sơ cấp cứu kip thời các bệnh nhân đến TYT.
- Chuyển tuyến kịp thời các trường hợp vượt ngoài chuyên môn của trạm
không để xảy ra biến chứng do chuyển viện chậm.
Nhận xét kết quả:
TYT xã đã thực hiện tốt các chỉ tiêu được đưa ra của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, trạm vẫn còn một số dịch vụ kĩ thuật như máy siêu âm vẫn chưa
được nhân viên áp dụng trong công tác hỗ trợ KCB. Do đó cần cập nhật chuyên môn
thêm cho nhân viên y tế trạm.
Bên cạnh đó việc kết hợp giữa YHCT và YHHD nên được thực hiện nhiều hơn
để công tác KCB đạt hiệu quả hơn và tăng cường CSSKND.
Bảng 8: Kết quả thực hiện tiêu chí 8
Tiêu c í 8: C ăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
38 - Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai
ngh n và được tiêm uốn ván đạt tỉ lệ 100%.
- TYT quản lý phụ nữ mang thai bằng sổ khám thai và biểu đồ quản lý thai
hàng năm.
- TYT tuyên truyền khám thai bằng cách tư vấn, phát loa truyền thanh của
xã 2 lần/tháng.
27
39 - Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế được đào tạo về
đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh đạt 100%.
- Có cán bộ trực 24/24, trong năm qua không có tai biến xảy ra.
- Nhân viên được gửi lên tuyến trên đào tạo 1 lần/năm, nhân viên mới được
nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn chuyên môn thêm.
40 - Tỷ lệ phụ nữ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh:
1 tuần: đạt 100%
Tháng đầu: 90%
- Nội dung chăm sóc:
+ Chăm sóc em b : chăm sóc rốn, tắm trẻ.
+ Chăm sóc bà mẹ: vệ sinh, ăn uống.
+ Cách cho con bú.
+ Dinh dưỡng hợp lý.
+ Ngoài ra tư vấn: ngừa thai, ăn dặm, cho con bú hoàn toàn, tiêm
ngừa.
41 - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập trong
Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ y tế đạt 96%.
- Quản lý bằng sổ danh sách trẻ em, lịch tiêm chủng, sổ tiêm chủng.
- Tiêm vào đầu tháng, cán bộ tiêm chủng và thuốc được cấp trên đưa
xuống.
42 - Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm đạt: 98%.
- Trẻ bệnh tật gầy ốm bổ sung thêm:
+ 6-12 tháng: 100.000 đv.
+ 13-36 tháng: 200.000 đv.
- Chương trình uống vitamin có 8 địa điểm: tại 7 ấp và tại trạm có lồng ghép vào
chương trình tiêm chủng.
43 - Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng 3 tháng/ 1 lần.
- Trẻ suy dinh dưỡng mỗi tháng 1 lần.
- Trẻ 2-5 tuổi 1 năm/ 1 lần đạt 90%.
- Quản lý bằng biểu đồ theo dõi sức khỏe cho từng trẻ em và một sổ danh
sách.
44 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dưỡng thể cân nặng/tuổi chiếm 11,5%.
Nhận xét kết quả:
Nhờ đặc điểm của trạm nằm ở nội ô thành phố, trang thiết bị khá đầy đủ cùng
với sự hỗ trợ các ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên khu vực, sự vượt khó của toàn
thể nhân viên trạm, sự đồng tình hỗ trợ của người dân, đặc biệt là các bà mẹ nên
việc CSSK ban đầu của bà mẹ-trẻ em đều đạt kết quả cao.
Bảng 9: Kết quả thực hiện tiêu chí 9
Tiêu chí 9: DS-KHHGĐ
28
45 - Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai
hiện đại
- Là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) có chồng
đang sử dụng hoặc họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai hiện
đại như: đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử
cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã
(nhân khẩu thực tế) đạt tỷ lệ là 78%
- Tỷ lệ 22% còn lại là phụ nữ chưa lập gia đình, phụ nữ đã có chồng chưa có
con hoặc chỉ có một con.
46 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phần nghìn của mức thay đổi
dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết
đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực
tế thường trú bình quân)
Tổng số trẻ em sinh ra trong năm của xã: 155 trẻ
Tổng số người chết trong năm của xã: 58 người
Dân số bình quân của xã cùng năm: 14279 người
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm: 6,79%.
47 - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
- Là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số phụ nữ sinh con
tại xã cùng kỳ.
Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã: 1 phụ nữ
Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ: 155 phụ nữ
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 0.64%
48 - Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng
giới tính khi sinh
- Tỷ số giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống so với 100 trẻ gái
sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại
một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ
103-108.
- MCB GTKS là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng
bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi
sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ.
Hiện tại số trẻ sinh em sinh ra trong năm của xã: 155 trẻ
Trong đó: Số trẻ nam: 79 trẻ Số trẻ nữ: 76 trẻ
Tỷ số giới tính khi sinh tại xã là 103.9
- Trạm có 26 cộng tác viên, hằng tháng cán bộ y tế của Trạm cùng cộng tác
viên thực hiện các buổi truyền thông nhằm tăng cường, duy trì các hoạt động
tuyên truyền giáo dục tư vấn hướng tới đối tượng đích của “truyền thông thay
đổi hành vi tại cộng đồng” nhằm phòng ngừa hậu quả tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh.
- Đối tượng ưu tiên tuyên truyền – giáo dục là các cặp vợ chồng trong độ
29
tuổi sinh đẻ, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con gái đầu lòng hoặc đã có con
gái trong các lần sinh trước; người cung cấp dịch vụ siêu âm. Vận động các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: không phá thai vì lý do lựa chọn giới tính;
hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; thực hiện gia đình
có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt.
- Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm, tuyên truyền giáo dục việc không
cung cấp thông tin về giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức và
thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân số
- Cán bộ y tế xã xây dựng tốt các chương trình công tác tháng, tuần về DS-
KHHGĐ; trực tiếp tuyên truyền, vận động tư vấn về DS-KHHGĐ và cung cấp
bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình; kiểm tra việc duy trì
thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các HGĐ tại địa bàn quản lý; thực
hiện chế độ ghi ch p ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo tháng về DS-
KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số HGĐ
về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý; bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài
liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao; có dự giao ban hàng tháng; tham dự
đầy đủ các lớp tập huấn; phát hiện và đề xuất về các vấn đề DS-KHHGĐ tại
địa bàn quản lý.
- Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản được trạm trưởng TYT xã hướng
dẫn cho các kiến thức chuyên môn liên quan đến công tác KHHGĐ. Trưởng
TYT xã dựa vào đội ngũ cộng tác viên để quản lý tình hình CSSKSS,
KHHGĐ của các hộ gia đình trên địa bàn họ quản lý.
- Cộng tác viên thôn, bản có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công
tác DS-KHHGĐ có uy tín trọng cộng đồng; là người dân có trình độ văn hóa
tốt nghiệp Trung học phổ thông; có tham gia các lớp tập huấn về DS-
KHHGĐ; cư trú tại xã; có sức khỏe tốt, gương mẫu thực hiện KHHGĐ
Nhận xét kết quả:
Công tác quản lý, triển khai các mô hình DS-KHHGĐ đạt những chỉ tiêu đề ra
của Bộ y tế. Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại đạt tỷ lệ ở mức cao so với chỉ tiêu của Bộ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm < 9%0 giúp giảm bớt nhiều gánh nặng cho
xã. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chỉ có một phụ nữ trong tổng số 155 phụ nữ sinh con
trong năm tại xã, chiếm tỷ lệ 0.64%. Cán bộ y tế xã, cộng tác viên y tế thôn bản thực
hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục, phối hợp liên ngành, cán bộ có tâm huyết, nhiệt
tình tham gia công tác DS-KHHGĐ.
Vấn đề quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã, phường là hết sức quan trọng, là
trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành công của
công tác DS-KHHGĐ ở xã, phường.
Bảng 10: Kết quả thực hiện tiêu chí 10
Tiêu chí 10: Truyền thông – giáo dục sức khỏe
30
49 - TYT có loa và các phương tiện hỗ trợ truyền thông, có đài phát thanh của
xã.
- Có sổ sách quản lý, thông kê loa và các dụng cụ hỗ trợ truyền thông khác.
50 - Các công truyền thông được thực hiện theo 2 hình thức nhóm (2 lần/1
tháng với số lượng khoảng 20-25 người dân tham gia) và cộng đồng (1 lần/
tháng). Được thực hiện với sự tham gia của 2 cán bộ TYT. Một số nội dung
được đưa vào truyền thông chính như: Uống vitamin A lồng ghép với chương
trình phổ biến kiến thức về dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bệnh
truyền nhiễm.
- Về công tác KCB: trung bình số lương bệnh đến khám và điều trị tại trạm
khoảng 40 người/ ngày. Được thống kê rõ ràng vào sổ sách với hình thức bảo
hiểm y tế hay dịch vụ. Nhân viên tham gia công tác với số lượng 3 người
trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sỹ.
Nhận xét kết quả:
Trong quá trình thực hiện tiêu chí 10 TYT được sự hỗ trợ tích cực của UBND Xã
như hỗ trợ về truyền thông (đài phát thanh của phường), kinh phí và vận động mạnh
thường quân đóng góp cho các chương tại địa phương. Về công tác KCB thì trạm đã
làm đủ chức năng và chuyên môn của mình góp phần nâng cao và bảo vệ sức khỏe
người dân.
Tuy nhiên công tác truyền thông vẫn còn hạn chế về cán bộ thiếu kiến thức
chuyên môn và kỹ năng truyền thông để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
truyền thông. Do đó sau khi đã đạt được chỉ tiêu cũng nên thường xuyên gửi cán bộ
đào tạo luân phiên để góp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ hơn.
3. Tình hình thực hiện các chƣơng trình y tế địa phƣơng
3.1. Chương trình PCBKL
3.1.1. Chương trình PCBTT
Bảng 11: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBTT
1. PCBTT
1 - Tỷ lệ mắc và tái phát bệnh trầm cảm:
+ Số bệnh nhân trầm cảm tại địa phương là 26 trường hợp và bệnh động
kinh là 16 trường hợp.
+ Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường là 4 trường hợp.
+ Số bệnh nhân tái phát sau điều trị là 2 trường hợp, nguyên nhân tái
phát là do tác động tâm lý và những căng thẳng trong cuộc sống.
+ Trạm không có chương trình phòng chống mà chỉ khi nào bệnh nhân
đến khám rồi mới điều trị.
2 - Giảm tỷ lệ tự sát do bệnh trầm cảm:
+ Số bệnh nhân chết vì tự sát 1 case do uống thuốc trừ sâu.
+ Trạm không có biện pháp khắc phục ý nghỉ tự sát.
31
3 - Giảm tỷ lệ bệnh mạn tính, mất sức lao động trong tổng số người mắc
bệnh trầm cảm:
+ Bệnh nhân được điều trị hiệu quả và đáp ứng với thuốc.
+ Trạm có triển khai chương trình cấp phát thuốc cho người dân.
+ Tiện tại số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mạn tính là 5 trường hợp.
Nhận xét kết quả:
TYT có tổ chức KCB tâm thần cho người và nắm được danh sách về các trường
hợp bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát thuốc cho người bệnh.
Tuy nhiên về mặt phòng chống trạm không có triển khai chương trình phòng
chống cụ thể chỉ khi nào người bệnh đến khám mới điều trị và về mặt cấp phát thuốc
thì trạm không thông báo thời gian cụ thể khi nào người bệnh đến lấy trạm mới phát
thuốc.
3.1.2. Chương trình PCBTHA
Bảng 12: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBTHA
PCBTHA
1 - Số bệnh nhân đang bị bệnh THA tại xã là 290 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
88% so với tổng số 328 bệnh nhân đang mắc các bệnh không lây tại xã.
- Phần lớn người dân biết rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu kiến thức về
triệu chứng, biến chứng, cách phòng chống và tuân thủ điều trị.
2 - Các nhân viên y tế đầy đủ kiến thức chuyên môn tại trạm trong chương
trình.
- Trong năm nhân viên y tế có tham gia một số hội thảo về THA.
3 - Ở xã có thành lập câu lạc bộ người cao huyết áp có người tham gia quản
lí.
- Hằng tháng cán bộ cộng tác viên tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục
người dân về các triệu chứng, biến chứng và cách phòng chống bệnh tại từng
ấp.
4 - Cán bộ y tế và cộng tác viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới về bệnh;
thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế.
Nhận xét kết quả:
THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Các biến chứng của THA
là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù
lòa... Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở
thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội.
32
Tình hình quản lý, triển khai, duy trì mô hình phòng chống bệnh THA tại xã
Nhơn Ái đã và đang thực hiện hiệu quả theo tiêu chí của Bộ Y tế đặt ra. Phần lớn
người dân đã ý thức nhiều về các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Tỉ lệ người dân
đến khám và điều trị bệnh chiếm tỉ lệ cao tại xã.
Tuy nhiên vẫn còn một số người dân vẫn chưa hiểu biết về bệnh, một số người
khuyết tật hay tai biến nằm tại chỗ bị tăng huyết áp không có điều kiện đến khám và
điều trị. Do đó trạm cần tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình đảm bảo sức khỏe
của người dân.
3.1.3. Chương trình PCBĐTĐ
Bảng 13: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBĐTĐ
C ươ g trì PCBĐTĐ
1 - Số bệnh nhân đang bị bệnh ĐTĐ tại xã là 30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 9.14%
so với tổng số 328 bệnh nhân đang mắc các bệnh không lây tại xã.
- Số người dân biết rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu kiến thức về triệu
chứng, biến chứng, cách phòng chống và vấn đề tuân thủ điều trị đạt tỷ lệ
100%.
2 - Số người mắc bệnh ĐTĐ trong xã không được phát hiện ngày càng giảm.
Người dân có ý thức phòng bệnh ĐTĐ, đến khám bệnh khi có các triệu chứng
nghi ngờ bệnh, không để biến chứng xảy ra.
3 - Cán bộ y tế xã phối hợp cùng hội những người cao tuổi thực hiện các buôi
trò chuyện về vấn đề đái tháo đường.
- Hằng tháng cán bộ cộng tác viên tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục
người dân về các triệu chứng, biến chứng và cách phòng chống bệnh tại từng
ấp.
4 - Cán bộ y tế và cộng tác viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới về bệnh;
thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế.
Nhận xét kết quả:
ĐTĐ là vấn đề y tế nan giải và là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xă hội
vì bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não,
mù lòa, loét bàn chân, cắt đoạn chi, suy thận và các biến chứng thần kinh khác.
Tình hình quản lý, triển khai, duy trì mô hình phòng bệnh ĐTĐ tại xã Nhơn Ái đã
và đang thực hiện một cách hiệu quả. Nhân dân có ý thức tìm hiểu kiến thức cần
thiết về bệnh, số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện ngày càng giảm.
Cán bộ y tế xã và cộng tác viên trong các ấp nhiệt tình tham gia việc truyền thông
giáo dục người dân; luôn luôn cập nhật các kiến thức mới về bệnh, tham gia các
buổi hội thảo bàn về vấn đề đái thào đường; thực hiện tốt việc báo cáo với tuyến trên
về tình hình bệnh tại xã; nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giảm bớt gánh nặng cho
tuyến trên.
3.2. Chương trình PCBL
33
Bảng 14: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBL
PCBL
1 - Trạm y tế có cán bộ chuyên trách phòng chống lao:
+ Xã có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống lao, trình độ
chuyên môn là y sỹ. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được yêu cầu công
việc, xã cần khoãng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu này.
+ Nhưng hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống lao chưa được
thực hiện tại TYT.
2 - Tỷ lệ bệnh nhân nghi lao được phát hiện và chuyển tuyến trên:
+ Tất cả các bệnh nhân đếnh khám bệnh có các dấu hiệu nghi L như:
đau ngực, sốt về chiều, sụt cân, ho ra máu,…Sẽ được trạm cấp giấy giới
thiêu lên tuyến trên là các xết nghiệm chuyên sâu.
+ Khi bệnh nhân được xác định là có bệnh L sẽ được xã cấp sổ theo
dõi và phát thuốc hàng tuần.
3 - Tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú tuân thủ theo phát đồ điều trị lao đạt tỷ lệ cao:
+ Bệnh nhân điều trị ngoại trú được cấp thuốc hàng tuần và được giáo
dục kiến thức, ý thức về L. Do người dân nắm được những điều cơ bản về L
và điều trị lao nên sự tuân thủ điều trị rất tốt, chưa có trường hợp nào bỏ điều
trị giữa chừng. Nếu có bệnh nhân bỏ trị giữa chừng cán bộ sẽ đến động viên,
truyền thông về ý thức điều trị và thái độ đối với bênh L.
4 - Quản lý tốt các đối tượng mắc L:
+ Đối với trẻ em, người lớn có nguy cơ cao (nhiễm HIV), hoặc tiếp xúc
với đối tượng mắc lao sẽ được xã giới thiệu lên tuyến trên khám bệnh. Việc
truyền thông giáo dục qua loa phát thanh hoặc tư vấn trực tiếp cho đối tượng
có nguy cơ cao làm họ tự ý thức đến khám bệnh.
+ Trạm có sổ quản lý các đối tượng nguy cơ ca (Nhiễm HIV). Họ sẽ
được khám sàng lọc khi có các dấu hiệu nghi L.
5 - Thực hiện giám sát điều trị đối với lao kháng thuốc:
+ Sổ quản lý bệnh nhân lao tại địa phương được ghi chép rõ ràng, cập
nhật. Đối với bệnh L đa kháng thuốc xã không điều trị mà chủ yếu là chuyển
tuyến.
6 - Triển khai tốt các chương trình giáo dục người dân hiểu biết đúng về
bệnh L và cách phòng tránh lây bệnh:
+ Cộng tác tuyên truyền về bệnh lao ỡ xã được thực hiện bằng cách
phối hợp với truyền thông xã hằng ngày. Thực hiên bằng băng rôn vào ngày
thế giới phòng chống L.
+ Đánh giá hiệu quả công tác thông qua việc bệnh nhân đến khám bệnh
khi có đấu hiệu nghi ngờ L.
7 - Phòng tránh lây bệnh lao cho các đối tượng tham gia điều trị bệnh L:
+ Không có trường hợp lây bệnh từ bệnh nhân sang nhân viên y tế.
+ Việc phòng tránh lây bệnh bằng cách mang khẩu trang và gang tay
khi tiếp xúc thăm khám.
34
8 - Thực hiện tốt công tác báo cáo với tuyến trên:
+ Báo cáo về TTYTDP huyện.
+ Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của xã là
22/15020.
Nhận xét kết quả:
Tại trạm y tế xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT công tác phòng chống L
được thực hiện rất tốt. TYT có tổ chức khám chữa bệnh Lao cho người dân và nắm
được danh sách về các case bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát thuốc cho
người bệnh. Có triển khai chương trình phòng chống L cụ thể đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên số cán bộ tham gia phòng chống còn hạn chế và công tác đào tạo nhân
lực tại trạm còn chưa tốt cần phải cải thiện trong thời gian tới.
3.3. Chương trình PCSXH
Bảng 15: Kết quả c ươ g trì PCSXH
Tình hình mắc bệnh tại địa p ươ g tro g ăm qua
- Số ca mắc bệnh :2 ca
- Số ca chết: 0 ca
- Có 1 ổ dịch (2 ca bệnh) xử lý bằng giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, xử lý
ao tù nước đọng, vỏ dừa, chén bể và phun hóa chất bán kính 200m.
- Cà 2 ca bệnh đề gặp ở trẻ em được điều trị tại tram y tế xã, ảnh hưởng đến sinh
hoạt và sức khỏe của trẻ và gia đình.
Kế hoạch triể k ai c ươ g trì p ò g c ống sốt xuất huyết
- Thực hiện: 4 lần/năm có ban chỉ đạo PCSXH họp và điều hành mỗi khi thực
hiện chương trình.
- Địa điểm: ở Ủy ban nhân dân xã hoặc TYT.
- Các thành phần tổ chức tham gia: tổ dân số kế hoạch hóa gia đình, đoàn
thanh niện, tổ khám chữa bệnh,ban phòng chống dịch mạng lướ công tác viên, tình
nguyện viên của từng ấp.
- Nguồn kinh phí: cấp từ CTMTQG về y tế cấp được 1 lần còn 3 lần không có.
Bên cạnh đó kinh phí thực hiện thiếu.
- Phƣơng pháp truyền thông: truyền thông trực tiếp, cộng tác viên đến thăm
từng HGĐ. Đa số người dân hưởng ứng tích cực những vẫn còn một bộ phận nhỏ
người dân không tham gia nhưng sau đó đã được các cộng tác viên tư vấn và sự tác
động của bà con trong khu vực .
- Phƣơng tiện và tài liệu: Cộng tác viên ,pano, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, cá 7
màu…
Nội du g c ươ g trì
35
- Thông tin về bệnh sốt xuất huyết đến ngƣời dân gồm những nội dung sau:
+ Tác nhân gây bệnh:
Muỗi vằn (Aedes aegypti) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái
mới đốt người và truyền bệnh.
Khi virus vào cơ thể, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày, muỗi
vằn hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính.
Muỗi edes thường đẻ trứng ở: lu kiệu trữ nước, lọ hoa, ch n nước
chống kiến tủ đựng thức ăn, gáo dừa đọng nước, vỏ xe đọng nước,lu/khạp bể,
chén bể đọng nước.
+ Bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.
+ Phòng chống bệnh chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa
muỗi đốt.
- Thực hiện các biện pháp PCSXH
+ Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng (diệt lăng quăng):
 Đậy kín vật chứa nước;
 Súc rửa thường xuyên vật chứa nước: không quá 7 ngày;
 Thả cá;
 Thả Mesocyclos;
 Vớt bỏ lăng quăng; và,
 Bỏ muối hoặc dầu vào ch n nước chống kiến.
+ Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:
 Xịt thuốc diệt muỗi;
 Sử dụng vợt điện;
 Sử dụng nhang xua muỗi;
 Ngủ mùng (kể cả ban ngày);
 Quạt máy; và,
 Mặc quần áo dài tay.
+ Lọai bỏ nơi muỗi trú ẩn:
 Sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;
 Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng; và,
 Thu gom các vật phế thải, dọn dẹp chỗ đọng nước quanh nhà.
- Những biểu hiện của bệnh SXH, cách xử trí ban đầu và các phƣơng pháp
PCSXH:
+ Những biểu hiện của bệnh SXH:
 Sốt cao: đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày;
 Xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, vết xuất huyết, bầm chỗ chích,
chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu;
 Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện
bởi trẻ bứt rứt, da lạnh ẩm.
36
→ Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh
viện ngay:
 Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt;
 Ói nhiều hoặc đi cầu ra máu;
 Đau bụng nhiều;
 Tiểu it1, và,
 Tay chân lạnh.
+ Cách xử trí ban đầu:
 Khuyến khích người nhà cho trẻ uống thật nhiều nước, lau mát cho
trẻ;
 Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp;
 Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó
tiêu;
 Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ
lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá; và,
 Uống thuốc hạ sốt ngay khi thấy trẻ sốt cao( paracetamol ), các thuốc
hạ sốt như Ibufrophen, spirin không được dùng, vì rất có hại trong
bệnh nhân bị SXH.
- Mô hình áp dụng: cộng tác viên, tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng. Kết
hợp với ban phòng chống dịch, tổ dân số và KHHGĐ, đoàn thanh niên và tổ chức y
tế chịu trách nhiệm chính.
Quy trình giám sát, kiểm tra, đá giá c ươ g trì PCSXH
- Chương trình PCSXH được thực hiện bởi trung tâm y tế dự phòng huyện sau
khi kết thúc chiến dịch, thời gian kiểm tra đánh giá kéo dài 2-3 ngày. Kết quả đạt
được được ghi chép vào hồ sơ sổ sách.
- Sau giám sát, kiểm tra, đánh giá ghi nhận được những kết quả cũng như thuận
lợi, khó khăn sau:
+ Kết quả đạt được: khống chế dịch tốt,không có them ổ dịch mới, không có
thêm người mắc bệnh (chỉ có 2 người mắc ban đầu), tuyên truyền nhiều thông tin,
kiến thức về bệnh sốt xuất huyết, nâng cao ý thức người dân về bệnh, giúp ích cho
việc hỗ trợ dự phòng một số bệnh khác thông qua vệ sinh nhà ỏ, phát quang bụi rậm,
cải thiện môi trường sống
+ Thuận lợi:
 Người dân có ý thức cao về bệnh sốt xuất huyết, đa số hưởng ứng tốt
phong trào;
 Chương trình có ban chỉ đạo, kế hoạch thực hiện khoa học, logic; và,
 Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên nhiệt tình, có kinh nghiệm
chuyên môn, rải đều khắp 7 ấp, số lượng nhiều.
+ Khó khăn:
 Kinh phí không đủ, đưa xuống trễ; và,
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápHA VO THI
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPSoM
 
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPSoM
 
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfSoM
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPSoM
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me ganSoM
 
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4Yen Luong-Thanh
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2SoM
 
ĐA CHẤN THƯƠNG
ĐA CHẤN THƯƠNGĐA CHẤN THƯƠNG
ĐA CHẤN THƯƠNGSoM
 
SUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤPSUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤPSoM
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOASoM
 
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHSoM
 
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIMĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIMSoM
 
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinhHep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxSoM
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOASoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

La actualidad más candente (20)

Phân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết ápPhân tích CLS tăng huyết áp
Phân tích CLS tăng huyết áp
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
 
1. thuoc loi nieu
1. thuoc loi nieu1. thuoc loi nieu
1. thuoc loi nieu
 
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
 
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me gan
 
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4
Mức sinh và các yếu tố tác động - Version 4
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2
 
ĐA CHẤN THƯƠNG
ĐA CHẤN THƯƠNGĐA CHẤN THƯƠNG
ĐA CHẤN THƯƠNG
 
SUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤPSUY THẬN CẤP
SUY THẬN CẤP
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
 
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNHĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
 
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIMĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP TIM
 
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinhHep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinh
Hep van-dong-mach-chu-2018-pham-nguyen-vinh
 
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docxBệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
Bệnh án nhi Sơ sinh (Bảo).docx
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOA
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
Suy thận cấp
Suy thận cấpSuy thận cấp
Suy thận cấp
 

Destacado

Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teTu Sắc
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014alexandreminho
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Luân Đặng
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015nhuy0905
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênPhap Tran
 
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBáo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchNguyen Khue
 
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1thuythuyi
 
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhấtkiemtienonline2030
 
BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCHoàng Anh
 
Phan tich van de
Phan tich van dePhan tich van de
Phan tich van deforeman
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
10 thuoc-dieu-tri-tha
10  thuoc-dieu-tri-tha10  thuoc-dieu-tri-tha
10 thuoc-dieu-tri-thaKhang Le Minh
 

Destacado (20)

Bao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y teBao cao thuc te tram y te
Bao cao thuc te tram y te
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015Thực tập cộng đồng 2015
Thực tập cộng đồng 2015
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
 
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBáo cáo tình hình tai nạn thương tích
Báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tíchBài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
Bài mẫu báo cáo tổng hợp 1
 
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
18 cách kiếm tiền online uy tín nhất
 
Full
FullFull
Full
 
BT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NCBT 1. BC Đề cương NC
BT 1. BC Đề cương NC
 
Phan tich van de
Phan tich van dePhan tich van de
Phan tich van de
 
Bao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duocBao cao thuc tap duoc
Bao cao thuc tap duoc
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
10 thuoc-dieu-tri-tha
10  thuoc-dieu-tri-tha10  thuoc-dieu-tri-tha
10 thuoc-dieu-tri-tha
 

Similar a Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan danGia Hue Dinh
 
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfcongty5
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐMan_Ebook
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...Man_Ebook
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...hieupham236
 
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnhluanvantrust
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãDucha254
 
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT Yen Luong-Thanh
 
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y te
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y teNhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y te
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y teLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
NĂNG LỰC CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...
NĂNG LỰC  CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...NĂNG LỰC  CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...
NĂNG LỰC CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...taimienphi
 

Similar a Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 (20)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch MaiXã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai
 
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOTLuận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
Luận văn: Xã hội hóa y tế tại Bệnh viện Bạch Mai, HOT
 
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
8.1.2014 chien luoc cssk nhan dan
 
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
Danh gia su hai long ve dich vu kham chua benh cua benh nhan ngoai tru khu vu...
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHG...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
 
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
 
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
Thực trạng thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ của nhân viên y tế cho người ...
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
 
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đLuận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
Luận văn: Quản lí về khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, 9đ
 
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT
Hướng dẫn thực tập cộng đồng - TKYT
 
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y te
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y teNhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y te
Nhu cau dao tao lien tuc ve xu tri mot so benh khong lay nhiem cua can bo y te
 
Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
NĂNG LỰC CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...
NĂNG LỰC  CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...NĂNG LỰC  CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...
NĂNG LỰC CỦA CÁC TTYTDP TỈNH/TP TRONG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BKLN...
 

Más de Nguyen Khue

Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhNguyen Khue
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânNguyen Khue
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứNguyen Khue
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia PresentationNguyen Khue
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology PresentationNguyen Khue
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhNguyen Khue
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceNguyen Khue
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyNguyen Khue
 

Más de Nguyen Khue (9)

Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia Presentation
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology Presentation
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbance
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiography
 

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y   THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG II BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ 6 NĂM LỚP YCK36 CHỦ ĐỀ “ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRẠM Y TẾ XÃ NHƠN ÁI – HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ” THỜI GIAN THỰC HIỆN: 26/01/2015 – 07/02/2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG: Ths TRƯƠNG BÁ NHẪN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 30 TÊN SINH VIÊN MSSV 1. NGUYỄN DUY KHUÊ 1053010283 2. LIÊU MỸ NGÂN 1053010301 3. LƯU QUỐC VIỆT 1053010353 4. NGÔ THỊ THÙY TRANG 1053010342 5. THẠCH NGỌC MINH 1053010297 6. PHẠM DUY HƯNG 1053010273 7. PHẠM QUANG TRÍ 1053010347 8. DANH HOÀNG 1053010274 9. LA ĐỨC HUY 1053010275 10. ĐỒNG TRƯỜNG GIANG 1053010264 Cần Thơ, 01/2015
  • 2. i LỜI CẢM TẠ Báo cáo này sẽ không thể hoàn tất nếu không có sự đóng góp quý báu và những lời động viên chân tình của nhiều ngƣời. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em, Nhóm 30 – YCK36, xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Ths Trƣơng Bá Nhẫn đã tận tâm hƣớng dẫn chúng em qua từng nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có những lời hƣớng dẫn, dạy bảo của Quý Thầy cô thì chúng em nghĩ bài thu hoạch này của rất khó có thể hoàn thiện đƣợc. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy. Bài báo cáo này thực hiện trong khoảng thời gian 02 tuần. Bƣớc đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRẠM Y TẾ TẠI XÃ NHƠN ÁI – HUYỆN PHONG ĐIỀN. Chúng em chân thành cảm ơn Trƣởng trạm Y tế và Cán bộ Y tế tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình hƣớng dẫn giúp đỡ cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành chuyến đi thực tập. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này đƣợc hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Ban chủ nhiệm Khoa Y, Quý thầy cô Khoa Y tế Công cộng và Thạc sỹ Trƣơng Bá Nhẫn thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Tập thể sinh viên Thực Tập Cộng Đồng II, nhóm 30 – YCK36 xin chân thành cảm ơn! Nhóm 30 – YCK36
  • 3. ii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu và học tập về việc triển khai thực hiện TCQG về y tế và các CTMTQG về y tế tại TYT xã. Đối tượng nghiên cứu là chế độ an sinh về ý tế của người dân trên địa bàn xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT.Theo đó, phương pháp thống kê, phỏng vấn cấu trúc (structured-interview), phương pháp đối sánh là những công cụ chủ yếu trong quá trình tầm soát việc hiệu quả thực hiện BTCHQG về y tế trên địa bàn đã đề cập. Qua 2 tuần thực hiện đã cho thấy TYT đã tổ chức, triển khai bộ tiêu chí hầu hết đạt chuẩn theo quy định, các chương trình y tế thực hiện tại địa phương đã và đang phát huy tích cực mô hình phòng chống và chữa bệnh cho người dân ngày càng có hiệu quả cao về đội ngũ cán bộ và kế hoạch triển khai đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện BTCQG này tinh thần làm việc tích cực, sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ cán bộ y tế và sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được khơi dậy một cách rõ nét. Từ khóa: Mục tiêu, tiêu chí, Y tế, sức khỏe, chữa bệnh.
  • 4. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ TÓM TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2 1.1. Nội dung sơ lƣợc các tiêu chí quốc gia về y tế xã 2 1.2. Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc tiêu chí quốc gia của các trạm y tế trong cả nƣớc 2 1.3. Nội dung chƣơng trình y tế quốc gia đƣợc chọn: tình hình mắc bệnh, mục tiêu, giải pháp, nội dung hoạt động, kết quả đạt đƣợc 3 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 11 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 2.2.2. Phƣơng pháp, nội dung và công cụ thu thập dữ liệu 18 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1 Tình hình và đặc điểm của xã 19 3.2 Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc các chỉ tiêu của 10 tiêu chí quốc gia về y tế xã. Xác định các chỉ tiêu chƣa đạt tìm hiểu nguyên nhân chỉ tiêu đạt đƣợc các chƣơng trình y tế xã 19 3.3 Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc các chƣơng trình y tế ở địa phƣơng 30 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 38 KẾT LUẬN 39 KHUYẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC 43
  • 5. iv DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1 Kết quả thực hiện tiêu chí 1 19 Bảng 2 Kết quả thực hiện tiêu chí 2 20 Bảng 3 Kết quả thực hiện tiêu chí 3 21 Bảng 4 Kết quả thực hiện tiêu chí 4. 22 Bảng 5 Kết quả thực hiện tiêu chí 5 24 Bảng 6 Kết quả thực hiện tiêu chí 6 25 Bảng 7 Kết quả thực hiện tiêu chí 7 26 Bảng 8 Kết quả thực hiện tiêu chí 8 26 Bảng 9 Kết quả thực hiện tiêu chí 9 27 Bảng 10 Kết quả thực hiện tiêu chí 10 29 Bảng 11 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBTT 30 Bảng 12 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBTHA 31 Bảng 13 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBĐTĐ 32 Bảng 14 Kết quả thực hiện chƣơng trình PCBL 34 Bảng 15 Kết quả chƣơng trình PCSXH 34
  • 6. v DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1 Bảng phân công thiết kế công cụ thu thập số liệu và phân công viết báo cáo 43 Phụ lục 2 Trình bài kết quả tại giảng đƣờng 45 Phụ lục 3 Các công cụ thu thập số liệu 54
  • 7. vi DANH MỤC VIẾT TẮT AIDS Acquired immune deficiency syndrome BHYT Bảo hiểm Y tế BK Bacille de Koch BTCQG Bộ Tiêu chí quốc gia BTT Bệnh tâm thần CNH Công nghiệp hóa CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CT Cần Thơ CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia CTYTQG Chƣơng trình y tế quốc gia CT – XH Chính trị - Xã hội DS-KHHGĐ Dân số – Kế hoạch hóa gia đình ĐTN Đoàn Thanh niên HĐND Hội đồng Nhân dân HGĐ Hộ gia đình ĐTĐ Đái tháo đƣờng HA Huyết áp HCCB Hội Cựu chiến binh HCTĐ Hội Chữ thập đỏ HIV Human immunodeficiency virus HĐH Hiện đại hóa HND Hội Nông dân HPN Hội Phụ nữ KCB Khám chữa bệnh L Lao MCB GTKS Mất cân bằng giới tính khi sinh NCKH Nghiên cứu khoa học NQ Nghị quyết PCBĐTĐ Phòng chống bệnh đái tháo đƣờng PCBKL Phòng chống bệnh không lây PCBL Phòng chống bệnh Lao PCBTHA Phòng chống bệnh tăng huyết áp PCBTT Phòng chống bệnh tâm thần PCL Phòng chống Lao PCSXH Phòng chống sốt xuất huyết RLTT Rối loạn tâm thần SKTT Sức khỏe tâm thần SXH Sốt xuất huyết TCQG Tiêu chí quốc gia THA Tăng huyết áp TPCT Thành phố Cần Thơ
  • 8. vii TT – GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TYT Trạm Y tế TW Trung ƣơng VHTT Văn hóa thông tin VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh môi trƣờng UBND Ủy ban Nhân dân UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam WHO Tổ chức Y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại YTDP Y tế dự phòng
  • 9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ CTMTQG về y tế giai đoạn 2012 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2012 với mục tiêu: chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm; phát hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống; hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ TW đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, các chương trình: chương trình PCL, chương trình PCSXH, chương trình PCBKL (ĐTĐ, THA, SKTT) là những chương trình phổ biến về phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng. BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 3447 /QĐ-BYT ngày 22/ 9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. BTCQG này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã), chứ không chỉ đánh giá hoạt động trong phạm vi TYT xã. Những tiêu chí đề ra là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn 2011 – 2020. Do vậy, việc thực hiện tốt các nội dung của BTCQG sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2014 ngành y tế TPCT cho thấy có 100% TYT xã, phường, thị trấn đạt BTCQG về y tế xã giai đoạn 201 – 2020, từng bước phát huy được hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở, góp phần làm giảm tải cho y tế tuyến trên. Về phía TTYTDP huyện Phong Điền báo cáo cho thấy số xã/phường đạt BTCQG về y tế tính đến tháng 11 năm nay là 100% xã. Tuy nhiên, một số trạm vẫn chưa đạt tròn điểm các chỉ tiêu như tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, công tác dược, công tác thống kê – báo cáo, cập nhật số liệu theo dõi chương trình chưa đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, trên thực tế, đã có nhiều chính sách Y tế đã được triển khai tại TPCT nói chung và xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền. Phân tích cho thấy việc triển khai và thực hiện TCQG về y tế đã đạt được hiệu quả nổi bật: việc thực hiện bộ tiêu chí này trên địa bàn xã trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được và những định hướng chiến lược trong thời gian sắp tới cần được tầm soát và xúc tiến thực hiện để hướng đến đạt nhựng CTMTQG và TCQG về y tế mà Chính phủ, Bộ Y tế đã khuyến cáocho giai đoạn 2011 – 2020. Vì thế, chúng tôi bắt tay thực hiện đề tài ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ VÀ CHƢƠNG TRÌNH Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG TẠI TRẠM Y TẾ TẠI XÃ NHƠN ÁI – HUYỆN PHONG ĐIỀN.
  • 10. 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1. Nội dung sơ lƣợc các tiêu chí quốc gia về y tế xã. Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 09 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011-2020 đã thay thế cho Quyết định 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2002-2010. BTCQG này áp dụng chung cho tất cả xã, phường, thị trấn nhằm đánh giá nguồn nhân lực y tế xã, cơ sở hạ tầng, các hoạt động y tế nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân hàng năm. BTCQG gồm có tất cả 10 tiêu chí phân ra từng mục như sau: • Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. • Tiêu chí 2: Nhân lực y tế. • Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT. • Tiếu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác. • Tiêu chí 5: Kế hoạch – Tài chính. • Tiêu chí 6: Y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, các CTMTQG về y tế. • Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. • Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. • Tiêu chí 9: Dân số - kế hoạch hóa gia đình. • Tiêu chí 10: Truyền thông giáo dục sức khỏe. BTCQG này gồm 10 tiêu chí được chia thành 50 chỉ tiêu, có thang điểm 100 để đánh giá hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của xã phường, thị trấn. Theo đó, xã đạt chuẩn quốc gia phải đạt từ 90 điểm trở lên; không bị điểm liệt và số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên. 2. Tình hình thực hiện và mức độ đạt đƣợc của các TYT xã tại TP CT trong việc thực hiện các TCQG về y tế xã. Tính đến tháng 9/2013, TPCT có 82/85 TYT được UBND TP công nhận đạt BTCQG về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020. Trong thời gian qua, ngành y tế thành phố đã phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động để tất cả TYT trong thành phố đạt BTCQG về y tế xã. Nhiều TYT đã được nâng cấp, sữa chữa và xây dựng mới. Trong ba năm (2011-2013), bằng nguồn vận động ủng hộ từ các công ty, các nhà hảo tâm và cán bộ, viên chức ngành y tế, Sở Y tế đã huy động được hơn 2 tỷ 668 triệu đồng và nhiều dụng cụ y tế trị giá hàng trăm triệu đồng để mua sắm thiết bị y tế cho các trạm y tế. Riêng trong hai năm 2011 và 2012, bằng nguồn tiền và hiện vật đóng góp của xã hội, ngành y tế đã cấp 7 máy siêu âm, 5 máy đo điện tim, 85 bộ tiểu phẫu, 50 máy đo đường huyết… cho các TYT.
  • 11. 3 Hiện các TYT đảm bảo có bác sĩ khám, chữa bệnh, từng bước nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền, thực hiện tốt các CTMTQG về y tế, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Ngành y tế đang nỗ lực tăng cường phối hợp với ban ngành nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm y tế, tiếp tục hỗ trợ 3 TYT còn lại đạt BTCQG về y tế xã; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các TYT, mua sắm trang thiết bị máy siêu âm, máy đo điện tim cho các trạm y tế còn thiếu. Hiện nay, ngành y tế thành phố đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa tuyến thành phố lập kế hoạch hỗ trợ các TYT đạt điểm tiêu chí thấp và TYT đăng ký đạt BTCQG về y tế xã năm 2013-2014. Riêng các trung tâm y tế quận, huyện tiếp tục phối hợp với chính quyền, ban ngành địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động tại TYT, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong BTCQG còn đạt thấp. 3. Nội dung các chƣơng trình phòng chống 3.1. Chương trình PCSXH. 3.1.1. Định nghĩa Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Sốt Dengue và SXH Dengue xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành. Riêng năm 1998, số mắc phải trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết 377 người. SXH Dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 3.1.2. Tình hình mắc bệnh 3.1.2.1. Tình hình dịch bệnh trên thế giới Hàng năm ít nhất 100 triệu trường hợp mắc sốt Dengue và 500.000 trường hợp SXH Dengue cần nhập viện, 90% là trẻ em <15 tuổi, 25.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Sự phân bố của SXH từ 1975 đên 1995 xảy ra ở 102 nước, trong đó có 20 nước châu Phi, 42 nước châu Mỹ, 7 nước Đông Nam Á, 4 nước phía Đông Địa Trung Hải và 29 nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương. 3.1.2.2. Tình hình dịch bệnh trong nước Sự phân bố SXH không đều, lưu hành quanh năm ờ các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và ven biển miền Trung, lưu hành theo mùa ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, lưu hành ngắn ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh ở biên giới phía Bắc. Thời gian mắc bệnh hầu như quanh năm, có những nơi theo mùa, ở miền Bắc bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, ở miền Trung và miền Nam bệnh xuất hiện quanh
  • 12. 4 năm, tần số cao nhất từ tháng 6 –11, và dịch cũng phát triển nhất là tháng 6 – 11 hàng năm. Năm 1998, dịch SXH xảy ra với cường độ cao trên phạm vi rộng toàn quốc với số mắc 234.920 người, chết 377 người,… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 9.011 trường hợp mắc SXH tại 42 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP. Hồ Chí Minh. Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 36,7%, TP. Hồ Chí Minh tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%. Tình hình SXH còn diễn biến phức tạp với số mắc và tử vong cao tại các quốc gia trong khu vực trong thời gian tới. 3.1.2.3. Tình hình mắc sốt xuất huyết tại TPCT Năm 2012, theo Trung tâm Y tế dự phòng TPCT, từ đầu năm đến tháng 9/2012, thành phố ghi nhận 699 ca SXH tăng 128 ca so với cùng kỳ. Địa bàn có số ca mắc bệnh SXH nhiều là các quận: Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện: Cờ Đỏ, Phong Điền. Trong 8 tháng đầu năm 2012, xuất hiện 118 ổ dịch SXH nhỏ. Năm 2013, từ đầu năm đến tháng 5, số ca mắc là 192 ca tập trung nhiều ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng CT từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn xảy ra 134 trường hợp mắc bệnh SXH, chưa có trường hợp tử vong. Trong đó, quí I năm 2014 tính đến ngày 11.3.2014 tại CT có 75 ca mắc bệnh, giảm 16 ca so với cùng kì năm 2013. 3.1.2.4. Tình hình mắc SXH huyện Phong Điền Theo thống kê đến tháng 9 năm 2014 số ca mắc sốt xuất huyết là 58 ca, tập trung nhiều ở Nhơn Hòa, Mỹ Khánh. 3.1.2.5. Tình hình mắc SXH tại xã Nhơn Ái Theo thống kê của TYT xã năm 2014 số case mắc là 2 ca, đến tháng 5 năm 2014 có 1 ca mắc. 3.1.3. Nội dung hoạt động chương trình Thành lập Ban điều hành các tuyến và các tiểu ban chuyên trách điều trị, dịch tễ, côn trùng, huyết thanh. Tập huấn: Tập huấn nâng cao chuyên môn, kỹ năng giám sát dịch tễ bao gồm giám sát bệnh nhân, vectơ truyền bệnh, huyết thanh và virus, độ nhạy cảm và kháng hóa chất của vectơ truyền bệnh; thống kê, xử lý số liệu, làm báo cáo và sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý, giám sát và phòng chống SXH.
  • 13. 5 Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng chống chủ động SD/SXHD. Đa dạng hóa các loại hình truyền thông: truyền hình, phát thanh, truyền thanh, pano, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi… các cuộc thi tìm hiểu, trò chơi giáo dục, lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp dân, hội nghị và hội thảo. Liên tục đổi mới nội dung TT - GD phong phú để thu hút sự chú ý của cộng đồng. Kết hợp với chiến dịch quốc gia ngày làm sạch môi trường để vận động cộng đồng tham gia phòng chống SXH. Đưa nội dung phòng chống SXH vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của trường tiểu học và trung học cơ sở. NCKH: Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu tìm ra các biện pháp giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống có hiệu quả. 3.2. Chương trình PCL 3.2.1. Định nghĩa Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay BK tấn công bất cứ phần nào của cơ thể nhưng thông thường nhất là phổi. BK lan truyền trong không khí từ người này sang người nọ bởi bệnh lao phổi, họng mỗi khi hắt hơi. Những người gần đó hít phải BK sẽ trở nên bị nhiễm L. Những người bị nhiễm L không có triệu chứng nào cả, không lây lan nhưng họ có thể mắc bệnh L vào lúc nào đó trong tương lai. Điều tốt cho mọi người nhiễm L dù không triệu chứng vẫn nên uống thuốc ngừa để khỏi mắc bệnh lao sau này. Những người mắc bệnh L phổi có thể chữa khỏi một khi họ chịu đi khám bệnh. 3.2.2. Tình hình mắc bệnh L 3.2.2.1. Tình hình mắc bệnh trên thế giới Hiện nay trên thế giới có khoảng đã nhiễm L (chiếm 1/3 dân số thế giới) 85% trường hợp mới ra ở châu phi, trong đó ước tính có khoảng nửa triệu bệnh nhân nhiễm chủng L kháng thuốc (MDR) – TB và tỷ lệ cao nhất là ở Đông Nam Á. 3.2.2.2. Tình hình mắc bệnh trong nước Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao. 3.2.2.3. Tình hình mắc bệnh tại TPCT Ngày 14/01/2015, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TPCT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2014. Năm qua, bệnh viện khám, phát hiện 1.427 bệnh nhân L (AFB) (+) mới (tỷ lệ 115/100.000 dân), trong số này, bệnh viện thu dung điều trị 1.278 bệnh nhân (tỷ lệ 104/100.000 dân), 1.186 bệnh nhân khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ hơn 93%. Bệnh viện tổ chức, điều trị 200 bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái trị, trong đó có 174 bệnh nhân khỏi bệnh, chiếm tỷ lệ 87%. 3.2.2.4. Tình hình mắc bệnh tại huyện Phong Điền
  • 14. 6 Theo thống kê năm 2014 đã phát hiên đươc 50 trường hợp bệnh L tập trung nhiều ở xã Nhơn Ái. 3.2.2.5. Tình hình mắc bệnh lao tại xã Nhơn Ái Báo cáo về TTYTDP huyện. Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của xã là 22/15020. 3.2.3. Nội dung hoạt động chương trình Chính sách chống L hiện nay của chương trình chống L quốc gia, còn gọi là chính sách chống L trọn gói, bao gồm những nội dung sau:  Sự cam kết của chính phủ đối với chương trình chống L quốc gia.  Phát hiện nguồn lây bằng phương pháp soi đờm trực tiếp, đối với những người nghi ngờ mắc bệnh L bằng phương pháp phát hiện thụ động.  Sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp cho tất bệnh nhân L phổi dương tính.  Cung cấp thuốc chống L thiết yếu thường xuyên, đều đặn; và,  Có hệ thống giám sát và lượng giá chương trình. 3.3. Chương trình PCBKL 3.3.1. THA 3.3.1.1. Định nghĩa HA là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức p của thành động mạch. Có 2 chỉ số HA: HA tâm thu hay gọi là HA tối đa là số đo biểu hiện lực đẩy từ tim khi tim co bóp đẩy máu đi, bình thường H tối đa dao động từ 90-139 mmHg. HA tâm trương hay gọi là H tối thiểu là biểu hiện trương lực của thành mạch, bình thường từ 60-89 mmHg. THA là khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg (theo WHO và ISH). 3.3.1.2. Tình hình mắc bệnh a. Tình hình bệnh trên thế giới Theo ước tính của WHO, đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA. Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA, tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị TH . Nhưng một điều đáng lưu tâm hơn là tỷ lệ những người bị TH còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi. b. Tình hình mắc bệnh trong nước Hiện nay, Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh THA ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1960, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992) thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần (mỗi
  • 15. 7 năm tăng trung bình 0,33%). Năm 2002, tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp tăng lên 16,3% (trung bình mỗi năm tăng 0,46%) và đến năm 2009 thì tỷ lệ này đã lên đến 25,1% với người trên 25 tuổi. Như vậy, với dân số 84 triệu người Việt Nam (tính đến năm 2007), ước tính có khoảng 6,85 triệu người bị bệnh tăng huyết áp thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp, nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời. Tình hình mắc bệnh tại TPCT Tỷ lệ hiện mắc THA là 51,9% ở người cao tuổi, phân chia theo độ thì tỷ lệ THA độ 3 là loại nặng nhất chiếm gần 10%, TH độ 2 chiếm gần 15% và TH độ 1 là nhiều nhất chiếm gần một phần ba số người cao tuổi. Tình hình tăng huyết áp ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền Tổng số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh cao huyết áp là 290/328. c. Nội dung chương trình hoạt động  Hướng dẫn xây dựng, hoàn thiện mô hình quản lý Dự án từ trung ương đến địa phương.  Hướng dẫn triển khai các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ y tế về chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý tăng huyết áp tại các tuyến.  Hướng dẫn triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng, chống tăng huyết áp.  Hướng dẫn triển khai khám sàng lọc và quản lý THA.  Hướng dẫn triển khai hoạt động giám sát thực hiện Dự án tại các tuyến ... 3.3.2. Đái tháo đường 3.3.2.1. Định nghĩa Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu“. 3.3.2.2. Tình hình mắc bệnh a. Tình hình mắc bệnh trên thế giới Tần suất bệnh ĐTĐ trên thế giới: trên thế giới, ĐTĐ chiếm khoảng 60 - 70% các bệnh nội tiết. Trong năm 1995 các quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất và số người dự đoán mắc ĐTĐ vào năm 2025 là Ấn Độ (19 lên 57 triệu), Trung Quốc (16 lên 38 triệu), Hoa Kỳ (14 lên 22 triệu); trong đó Ấn Độ là nước có tỉ lệ tăng nhanh nhất.
  • 16. 8 Năm 1985: 30 triệu người mắc ĐTĐ; 2000: 171 triệu; 2030: dự báo 366 triệu; trong đó đa số bệnh nhân ở độ tuổi 65, ở các nước phát triển và từ 45-64 tuổi ở các nước đang phát triển; 3,2 triệu người đái tháo đường tử vong do biến chứng ĐTĐ hàng năm, tương đương 6 trường hợp/phút. b. Tình hình mắc bệnh trong nước Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết TW tiến hành, tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi, cụ thể là 1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39; 3,7% ở nhóm tuổi từ 40 tới 49; 7,5% ở nhóm tuổi từ 50 tới 59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60 tới 69.2.342.879 người vào năm 2030 Tình hình mắc bệnh tại TPCT BS Dương Phước Long, Trưởng khoa Sốt rét – Nội tiết, TTYTDP TPCT cho biết, từ năm 2010 đến nay, thành phố đã sàng lọc cho khoảng 29.204 đối tượng. Riêng năm 2012, trong số 6.912 đối tượng khám sàng lọc, đã phát hiện 517 người bị tiền đái tháo đường và 302 người ĐTĐ. Tình hình mắc bệnh tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền Tỷ lệ mắc bệnh tổng cộng là 30 trường hợp. c. Nội dung hoạt động của chương trình  Đào tạo và nâng cao nhân lực cho cán bộ y tế về phòng chống ĐTĐ.  Tuyên truyền giáo dục nâng cao sức khỏe cho cộng đồng thông qua nhiều lĩnh vực như truyền hình, loa đài, nói chuyện, áp phích,... 3.3.3. BTT 3.3.3.1 Định nghĩa BTT, rối loạn tâm thần hoặc RLTT là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt được cho là gây ra sự đau đớn, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường. Những người RLTT vẫn có những quyền nhất định và việc bắt giữ họ mà không có căn cứ pháp lý là vi phạm nhân quyền. Có nhiều nhóm RLTT, và cũng có nhiều khía cạnh hành vi của con người và cá nhân có thể trở nên rối loạn. Lo lắng hay sợ hãi cản trở các chức năng bình thường có thể được xếp vào rối loạn lo âu. Nhóm thường gặp bao gồm ám ảnh, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn sợ hãi, sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn căng thẳng sau chấn thương. 3.3.3.2. Tình hình mắc bệnh a. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
  • 17. 9 RLTT là phổ biến. Trên thế giới cứ 3 người là có một người mắc bệnh (ở hầu hết các nước có tiêu chí đầy đủ) tại một thời điểm nào đó trong đời họ. Ở Hoa Kỳ 46% thõa tiêu chí của một bệnh tâm thần tại cùng một thời điểm. Một cuộc khảo sát đang diễn ra cho thấy rối loạn lo âu là phổ biến nhất trong tất cả các quốc gia trừ một quốc gia, theo sau là rối loạn tâm trạng trừ 2 quốc gia, trong khi rối loạn chất và rối loạn kiểm soát ít phổ biến. b. Tình hình mắc bệnh trong nước Theo điều tra quốc gia trên 10.000 trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010 về SKTT đã cho ra một kết quả đáng báo động. Theo đó, 4,1% em từng nghĩ đến việc tự tử; 27,6% từng cảm thấy rất buồn chán hoặc không có ích; 21,3% từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai... Cũng theo số liệu của Viện Tâm thần TW cách đây 5 năm, tỉ lệ người có RLTT ở Việt Nam chiếm 15 - 20% dân số, thậm chí có tài liệu là 22 - 25% dân số. Đối với người bình thường, trong suốt cuộc đời có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. Tình hình mắc bệnh tại TPCT Hiện, Bệnh viện Tâm thần CT đang quản lý hơn 2.600 bệnh nhân tâm thần, đến từ CT và một số tỉnh trong khu vực. Với những bệnh nhân tuân thủ điều trị, được gia đình quan tâm chăm sóc, đa số đạt kết quả tốt. Tình mắc bệnh tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền Hiện tại số bệnh nhân trầm cảm tại địa phương là 26 trường hợp và bệnh động kinh là 16 trường hợp. c. Nội dung hoạt động của chương trình Triển khai xã, phường mới và duy trì các xã, phường đã triển khai:  Lồng ghép công tác BVSKTT vào các hoạt động củaTYT xã, phường triển khai chương trình;  Tập huấn nâng cao kỹ năng khám, phát hiện quản lý và điều trị bệnh nhân tâm thần; và,  Tuyên truyền dưới nhiều hình thức, đến tận gia đình bệnh nhân nhằm tăng cường nhận thức cho nhân dân, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. Phát hiện và quản lý bệnh nhân:  Tổ chức điều tra, khám, phát hiện bệnh nhân tâm thần phân liệt trong cộng đồng, chẩn đoán đúng bệnh theo tiêu chuẩn ICD 10;  Lập bệnh án quản lý và điều trị lâu dài tại TYT phường; và,  Chỉ định thuốc chuyên khoa, cấp phát thuốc đủ, đều và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại các TYT xã, phường và gia đình bệnh nhân. Chữa ổn định bệnh nhân, giảm các hành vi gây hại, gây rối và tỷ lệ mãn tính:
  • 18. 10  Hướng dẫn cho các cán bộ TYT phường, cộng tác viên y tế, gia đình bệnh nhân biết cách chăm sóc, quản lý bệnh nhân lâu dài tại nhà. Khắc phục những thành kiến và cách giải quyết sai (mặc cảm, giấu bệnh, bỏ rơi bệnh nhân, cúng bái,..); và,  Hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng tâm lý liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình dựa.
  • 19. 11 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - Trưởng TYT và các cán bộ phụ trách 10 TCQG về y tế xã, 3 chương trình y tế (PCBKL, PCL và PCSXH) tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT. - Các hồ sơ sổ sách liên quan: + Các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện CTYTQG tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT; + Các kế hoạch và quá trình thực hiện CTMTQG tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền; TPCT; + Các số liệu thống kê về kết quả CTYTQG tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT; và + Các kế hoạch, quá trình thực hiện và kết quả khi thực hiện 3 chương trình y tế (PCBKL, PCL và PC SXH) tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Các chỉ số cần thu thập về 10 CTYTQG STT Tiêu chí Các chỉ số cần thu thập 1 Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân. - Xã có ban chỉ đạo CSSK nhân dân, hoạt động thường xuyên, tối thiểu 6 tháng họp 1 lần. - Về CSSK nhân dân có đưa vào nghị quyết Đảng ủy và HĐND. 2 Nhân lực y tế - Đảm bảo đủ định mức biên chế cho TYT xã. - Có bác sĩ làm việc thường xuyên tại TYT. - Mỗi thôn, bản, ấp đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế. - Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách do Nhà nước ban hành. 3 Cơ sở hạ tầng TYT xã - Vị trí TYT. - Diện tích. - Phòng chức năng. - Khối nhà chính. - Nước sinh hoạt, nhà tiêu, rác. - Hạ tầng và khối phụ trợ. 4 Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác - TYT xã đảm bảo có trang thiết bị. - Về TTB máy điện tim, máy siêu âm, máy đo đường huyết. - Số loại thuốc (theo danh mục). - Thuốc được quản lý theo quy định. - Vật tư tiêu hao.
  • 20. 12 - Túi y tế thôn bản. - Duy tu, bảo dưỡng. - Tủ sách chuyên môn. 5 Kế hoạch – Tài chính - Xây dựng kế hoạch và sơ kết. - Các sổ ghi chép, mẫu báo cáo thống kê. - Kinh phí thường xuyên. - UBND hỗ trợ. - Quản lý kinh phí. - Tham gia BHYT. 6 YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế - Biện pháp phòng, chống dịch bệnh. - Tỷ lệ hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. - HGĐ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. - Về ATVSTP. - Hoạt động phòng chống HIV/AIDS. - Bệnh dịch nguy hiểm. 7 Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và YHCT - Dịch vụ kỹ thuật Theo qui định phân tuyến. - KCB YHCT/YHHĐ. - Quản lý người khuyết tật. - Quản lý người cao tuổi >80 tuổi. - Tai biến sản khoa. 8 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ – m trẻ em - Tỷ lệ phụ nữ sinh con khám thai>3 lần và tiêm VAT đầy đủ. - Tỷ lệ phụ nữ sinh con có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh. - Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt. - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắcxin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế. - Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A là 2 lần/năm. - Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng, trẻ bị suy dinh dưỡng theo dõi mỗi tháng 1 lần; trẻ em từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng mỗi năm 1 lần. - Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi). 9 Dân số – Kế hoạch hóa gia đình - Áp dụng các biện pháp tránh thai. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm. - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong tổng số bà mẹ sinh
  • 21. 13 con. - Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. 10 Truyền thông – Giáo dục sức khỏe - Phương tiện truyền thông theo quy định. - Triển khai các hoạt động TT – GDSK, DS – KHHGĐ. 2.1.2. Các chỉ số thu thập về một số chương trình y tế STT Tên chƣơng trình Nội dung Các chỉ số thu thập 1 Chương trình phòng chống bệnh Tăng huyết áp. Tình hình bệnh tăng huyết áp tại địa phương trong năm qua - Số người dân khám, điều trị bệnh THA. - Các yếu tố nguy cơ gây TH thường gặp của người dân tại địa phương. Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình - Cung cấp kiến thức về bệnh TH đến người dân như thế nào. - Nhân viên y tế có đầy đủ kiến thức chuyên môn về THA và các hậu quả của bệnh? .- Có các hội thảo về THA cập nhật kiến thức cho nhân viên y tế hay không ? - Ở địa phương có các câu lạc bộ THA không ? - Có người tham gia quản lí chương trình? - Có đủ kinh phí thực hiện chương trình? - Nhân viên y tế có áp dụng phác đồ điều trị cho bệnh nhân? Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục.
  • 22. 14 Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào? 2 Chương trình phòng bệnh ĐTĐ. Tình hình bệnh ĐTĐ tại địa phương trong năm qua - Số người dân khám, điều trị bệnh ĐTĐ. - Các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ thường gặp của người dân tại địa phương. Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống bệnh THA - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia Nội dung chương trình - Người dân có biết về các biểu hiện và hậu quả? - Có các chương trình tuyên truyền phòng chống ĐTĐ? - Số bệnh nhân hiện đang mắc bệnh đến khám? - Trạm làm gì để làm giảm số bệnh nhân ĐTĐ không được phát hiện? - Có chương trình quản lí bệnh ĐTĐ hay không? - Có đủ nhân viên y tế tham gia chương trình? - Có đủ kinh phí thực hiện chương trình không? - Mô hình quản lí họat động hiệu quả hay không? - Nhân viên y tế có áp dụng phác đồ điều trị cho bệnh nhân? Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào? 3 Chương trình phòng chống BTT Tình hình BTT tại địa phương trong năm qua - Số bệnh nhân BTT ở điạ phương? - Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh họat bình thường? Kế hoạch triển khai - Thời gian.
  • 23. 15 chương trình phòng chống BTT - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình - Trạm có thực hiện chương trình phòng chống trầm cảm? - Số bệnh nhân tái phát sau điều trị? - Nguyên nhân tái phát là gì? - Số bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ tự sát? - Số bệnh nhân trầm cảm tự sát? - Biện pháp khắc phục ý nghĩ tự sát? - Bệnh nhân được điều trị có hiệu quả hay không? - Bệnh nhân có đáp ứng với thuốc hay không - Phần lớn sau điều trị bệnh nhân có hòa nhập cuộc sống hay không? - Số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mãn tính? Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào? 4 Chương trình phòng chống bệnh L Tình hình bệnh L tại địa phương trong năm qua - Tỷ lệ mắc, chết do bệnh L. - Tỷ lệ lao kháng thuốc. Kế hoạch triển khai chương trình phòng chống bệnh L - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình - Xã có bao nhiêu cán bộ chuyên trách về hoạt động chống L? - Trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ như thế nào?
  • 24. 16 - Số lượng cán bộ có đủ đáp ứng công việc hay không? Nếu không thì xử lý ra sao? - Xã đào tạo cán bộ phòng chống L như thế nào? - Công tác khám chữa bệnh nhân hô hấp được thực hiện như thế nào? - Làm thế nào để phát hiện sớm những bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh L? - Khi bệnh nhân có dấu hiệu nghi lao thì cán bộ y tế sẽ làm gì? - Cần làm gì để theo dõi, giám sát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao L ngoại trú? - Làm gì để nắm được số lượng bệnh nhân bỏ điều trị? - Làm thế nào để bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị? - Thực hiện điều trị đối với bệnh nhân ngoại trú như thế nào? - Công tác quản lý, khám sàng lọc đối với trẻ em, người lớn có tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh L thực hiện như thế nào? Làm thế nào để họ tự đến khám? - Trạm xá thực hiện quản lí đối tượng có nguy cơ cao (nhiễm HIV) như thế nào? Khi nào thì cần đưa họ đi khám sàng lọc L? - Đối với lao đa kháng thuốc, trạm xá thực hiện quản lí và điều trị như thế nào? - Các biện pháp đặc biệt đối với bệnh nhân L đa kháng thuốc. - Công tác tuyên truyền về bệnh lao ở xã được thực hiện như thế nào? Bằng các hình thức nào? ( Băng rôn, Loa phát thanh,…..). - Bao lâu thì thực hiện? Thực hiện trong thời gian bao lâu? - Làm thế nào để nắm bắt người
  • 25. 17 dân có nắm được thông tin chính xác về bệnh L? - Có trường hợp nào bị lây bệnh lao khi đang điều trị cho các bệnh nhân L không? Nếu có thì xử lý ra sao? - Các biện pháp để phòng tránh lây nhiễm cho các đối tượng thực hiện công tác điều trị L ra sao? - Bao lâu thì báo cáo kết quả với tuyến trên. - i là người trực tiếp báo cáo với tuyến trên? - Báo cáo bằng hình thức nào? Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình. - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào? 5 Chương trình PC SXH Tình hình bệnh SXH tại địa phương trong năm qua - Tỷ lệ mắc, chết do bệnh SXH. - Các ổ dịch SXH, địa điểm, xử lý như thế nào. Kế hoạch triển khai chương trình PCSXH. - Thời gian. - Địa điểm. - Thành phần, tổ chức tham gia. - Nguồn kinh phí. - Cách nào để vận động người dân tham gia. Nội dung chương trình. - Cung cấp kiến thức về bệnh SXH đến người dân như thế nào. - Cách triển khai các mô hình: cộng tác viên, mô hình chiến dịch diệt lăng quăng, mô hình xử lý ổ dịch nhỏ. Quy trình, giám sát, kiểm tra, đánh giá chương trình. - Thành phần tham gia. - Thời gian. - Kết quả chương trình. - Mặt hạn chế của chương trình và cách khắc phục. Định hướng sắp tới của chương trình - Định hướng trong tương lai như thế nào?
  • 26. 18 2.2. PHƢƠNG PHÁP, CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Xem sổ sách, biên bản, báo cáo và các tài liệu liên quan. - Phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế trạm. - Thu thập các hình ảnh về hoạt động của trạm. - Quan sát. 2.2.2. Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi. - Mắt, các giác quan khác, bút, giấy, máy ảnh. - Bảng ghi kết quả thu thập. 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Thời gian và địa điểm: + Thời gian: từ ngày 26/01/2015 đến ngày 07/02/2014. + Địa điểm tại trạm y tế xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT. - Nội dung hoạt động: + Dựa vào bộ công cụ đã xây dựng để tiến hành thu thập các thông tin cần thiết. + Quan sát tổng thể mô hình hoạt động của TYT; + Phỏng vấn trưởng trạm, các thành viên phụ trách từng tiêu chí trong BTCQG về y tế xã và chương trình y tế địa phương. + Xem sổ sách và các văn bản báo cáo về việc thực hiện CTYTQG và chương trình y tế địa phương tại TYT xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT.
  • 27. 19 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô tả tình hình và đặc điểm của xã Nhơn Ái là 1 trong 6 xã thuộc huyện Phong Điền, TPCT. Xã có diện tích 15,6 km², dân số năm 2007 là 15.031 người, mật độ dân số đạt 964 người/km². Là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, trao đổi hàng hóa. Khí hậu nóng ẩm, quanh năm mưa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triễn. Hệ thống đường giao thông tương đối thuận tiện, TYT nằm gần đường giao thông thuận lợi cho công tác KCB. Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu bằng nghề trồng trọt, các dịch vụ du lịch mệt vườn cũng khá phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ngày càng giảm qua các năm. Trình độ học vấn của người dân ngày càng được cải thiện. Cùng với hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe, kiến thức của nhân dân về bệnh tật ngày càng nhiều, ý thức phòng chống bệnh tật được cải thiện. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng xã còn nhiều khó khăn trong lĩnh vực y tế. Số cán bộ y tế của xã vẫn còn thấp so với mặt bằng dân số chung. Nguồn nhân lực, vật lực vẫn còn khá thiếu thốn. Với những kho khăn và thuận lợi đặc trưng của mình, xã đã phấn đấu đạt các tiêu chi quốc gia về y tế xã và ngày càng thực hiện tốt công tác KCB cho nhân dân. 2. Kết quả về việc thực hiện BTCQG về y tế xã Nhơn Ái năm 2014 Bảng 1: Kết quả thực hiện tiêu chí 1 Tiêu chí 1: Chỉ đạo, điều hành công tác CSSK nhân dân 1 Thực hiện theo Thông tư số 07/BYT-TT ngày 28/5/1997 của Bộ Y tế. TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT, đã thành lập Ban chỉ đạo CSSK nhân dân. Thành phần gồm có lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, trưởng TYT làm phó ban, trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị và xã hội, cộng đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động CSSKBĐ nói chung; đặc biệt việc triển khai thực hiện các CTMTQG trong lĩnh vực y tế như DS- KHHGĐ, TVSTP, HIV/ IDS, CTMTQG y tế. Khi có thay đổi về nhân sự, Ban Chỉ đạo được bổ sung cán bộ khác kịp thời. Ban chỉ đạo của TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT có quy chế làm việc, có kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi. Cụ thể là Ban chỉ đạo sẽ tiến hành họp định kỳ 3 tháng một lần.
  • 28. 20 2 Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và việc thực hiện các CTMTQG về y tế đã được đưa vào NQ của Đảng ủy và Kế hoạch phát triển CT – XH hàng năm của UBND xã Nhơn Ái, huyện Phòng Điền, TPCT. Việc triển khai thực hiện hoạt động của các CSSK và các chương trình y tế trên địa bàn có sự tham gia phối hợp của TYT xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT với nhiều tổ chức đoàn thể khác như: ĐTN, HPN, HND, HCCB, UBMTTQVN, HCTĐ, VHTT. Nhận xét kết quả: Trong quá trình thực hiện tiêu chí 1 TYT còn được sự hỗ trợ tích cực của UBND xã như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát thanh của xã), kinh phí và vận động mạnh thường quân đóng góp cho chương trình ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể tại địa huyện. Tuy nhiên, sau khi đã đạt được chỉ tiêu cũng cần vận động thêm nhiều đoàn thể hơn nữa tham gia, để công tác CSSK nhân dân ngày càng có đạt hiệu quả cao hơn và đặc biệt là duy trì được tiêu chí này trong những năm tới. Bảng 2: Kết quả thực hiện tiêu chí 2 Tiêu chí 2: nhân lực y tế 3 - Trạm có 10 cán bộ đủ theo định mức biên chế và 7 cán bộ y tế ấp. - Đạt 7/7 ấp có tổ chức y tế. - TYT có lương y trực tiếp khám chữa bệnh bằng YHCT. - Các cán bộ y tế được đào tạo liên tục về chuyên môn theo quy định hiện hành. - Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn (1 Bác sĩ chuyên khoa 1, 1 cử nhân, 3 Điều dưỡng Trung học, 4 Y sĩ, 1 Dược sĩ Trung học và 1 Hộ sinh Trung học). 4 - Trạm có 9 cán bộ làm việc tại TYT và 1 bác sĩ chuyên khoa 1 làm việc thường trực tại trạm. 5 - Mỗi thôn, ấp, đều có tối thiểu 1 nhân viên y tế đào tạo theo khung chương trình do bộ y tế quy định. - Trạm có thành lập ban CSSK ban đầu tại các ấp phủ kín công tác CSSKND (hiện tại trạm có 26 TNVSKBĐ phủ kín trên 7 ấp). - Hàng tháng có giao ban chuyên môn với TYT xã vào ngày 22 hàng tháng. 6 - Địa phương đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với cán bộ y tế xã, bao gồm lương phụ cấp và các chế độ chính sách khác. - TYT đã thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chính sách ban hành với nhân viên y tế thôn bản và các loại hình cộng tác viên khác theo quy định hiện hành, bao gồm lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác.
  • 29. 21 Nhận xét kết quả: TYT đã có đầy đủ nguồn nhân lực cũng như là cơ cấu tổ chức y tế ấp trong công tác khám và chữa bệnh cho người dân và trong quá trình thực hiện tiêu chí 2 TYT được sự hỗ trợ tích cực của UBND xã như hỗ trợ về quản lý, truyền thông (đài phát thanh của xã), kinh phí. Tuy nhiên, sau khi đã đạt được chỉ tiêu trạm cũng cần phải nâng cao chuyên môn chẳng hạn như có bác sĩ hoặc y sĩ có bằng chuyên môn về công tác khám và chữa bệnh theo YHCT. Bảng 3: Kết quả thực hiện tiêu chí 3 Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng trạm y tế 7 - TYT nằm trên trục đường giao thông chính của xã nên người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông. - Xe ô tô cứu thương có thể vào trong TYT thuận lợi khi có các trường hợp cần cấp cứu tại trạm. 8 - Diện tích mặt bằng của trạm: 1793 m2 . - Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính: 392 m2 đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại địa phương. 9 - Trạm được xây dựng theo chuẩn. - TYT có 10 phòng chức năng, diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. - Các phòng chức năng bao gồm: phòng khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu, phòng tiêm, phòng hành chính, phòng khám YHCT, phòng sanh, phòng hậu sản, phòng tư vấn, TT-GDSK, DS-KHHGĐ, phòng trực. 10 - Công trình TYT xã là tầng trệt, được xây dựng vào năm 2007 với kết cấu chịu lực tốt và đã trãi qua 1 lần tu sữa vào năm 2014. - Tình trạng hiện tại của khối nhà chính đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt. 11 - Nguồn nước sinh hoạt của TYT là nước máy hợp vệ sinh. - Có 2 nhà tiêu hợp vệ sinh. - Chất thải của TYT được thu gom đúng nơi quy định; phân loại thành từng nhóm rác thải nguy hại, rác thải thông thường và xử lý theo đúng quy định. - Có sự phân công cán bộ theo dõi, giám sát việc phân loại, thu gom, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế tại trạm.
  • 30. 22 12 - Khối phụ trợ và công trình phụ trợ: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ. - Máy tính được nối mạng Internet và có máy in tại TYT. - TYT có vườn mẫu thuốc nam với 45 loại cây thuốc theo nhóm bệnh phù hợp với địa phương. ậ t kết quả: Tiêu chí 3 trạm đạt 100% do cơ sở hạ tầng của trạm về cơ bản đạt các tiêu chuẩn quy định thuận tiện trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trạm có đầy đủ phòng ban, sạch sẽ, thoáng mát và nằm ngay đường giao thông chính của xã. Tuy nhiên vẫn còn vài điểm bất cập, vẫn còn 1 số phòng chức năng chưa được bố trí hợp lý và sử dụng nhiều, phòng trực nhân viên xa phòng cấp cứu gây khó khăn trong việc cấp cứu kịp thời cho người dân. Bảng 4: Kết quả thực hiện tiêu chí 4. Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phƣơng tiện khác. 13 - TYT có 152/176 (86,36%) loại trang thiết bị còn sử dụng được nằm trong danh mục TTB cho TYT xã do Bộ Y tế ban hành hiện theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 14 - TYT có một máy điện tim 3 kênh, một máy đo đường huyết, một máy siêu âm xách tay nhưng hiện chỉ sử dụng máy đo đường huyết vì mới chỉ tập huấn sử dụng máy đo đường huyết cho cán bộ còn việc sử dụng máy điện tim, máy siêu âm thì chưa có kế hoạch đào tạo từ cấp trên. - Máy đo đường huyết được trạm sử dụng có hiệu quả khoảng 3 lần/tuần. 15 - TYT có 1143/1143 loại thuốc nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu áp dụng cho trạm y tế xã hiện theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Danh mục gồm: + Thuốc gây mê, gây tê. + Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp. + Thuốc chống dị ứng và điều trị các trường hợp quá mẫn. + Thuốc giải độc và thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc. + Thuốc chống co giật, thuốc chống động kinh. + Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. + Thuốc điều trị đau nữa đầu chóng mặt. + Thuốc chống Parkinson. + Thuốc tác dụng đối với máu. + Thuốc tim mạch. + Thuốc điều trị bệnh da liễu. + Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn. + Thuốc lợi tiểu. + Thuốc đường tiêu hóa.
  • 31. 23 + Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. + Huyết thanh và globulin miễn dịch. + Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase. + Thuốc điều trị bệnh mắt và tay mũi họng. + Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, thuốc chống đẻ non. + Thuốc chống rối loạn tâm thần. + Thuốc tác dụng trên đường hô hấp. + Dung dịch điều chỉnh nước điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. + Khoáng chất và vitamin. - Thuốc cấp cứu đảm bảo đủ số lượng, bao gồm các loại sau: + Thuốc tiêm, dịch truyền. + Kháng sinh, kháng viêm. + Hạ sốt, giảm đau. + Thuốc hạ áp-tim mạch. + Thuốc trị ho-long đờm. + Thuốc kháng histamin. + Thuốc dạ dày, đường ruột. + Thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não. + Thuốc trị rối loạn tiền đình. + Vitamin. + Thuốc trị đường tiết niệu. + Thuốc an thần. + Thuốc tăng chất nhờn khớp và các thuốc khác.  Có đủ số lượng các thuốc chống sốc thiết yếu.  Các phương tiện tránh thai hiện có tại trạm: đình sản, DCTC, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, bao cao su.  Trạm có các loại thuốc YHCT theo thông tư số 12/2010/TT-BYT. 16 - Thuốc được quản lý theo quy chế dược do Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” được ban hành kèm theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế. - Có biên bản khi nhập thuốc và khi kiểm kho thuốc. - TYT sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc từ năm 2011 đến nay. - Thuốc còn hạn sử dụng được lập danh mục bảo quản trong kho, còn thuốc hết hạn sử dụng sau khi được lập biên bản kiểm định sẽ được thiêu hủy. - Chất lượng thuốc được kiểm tra hàng tháng để đảm bảo chất lượng cảm quan còn tốt, hạn dùng còn và bao bì còn nguyên vẹn. - Nguồn cung cấp thuốc: nếu thuốc trong danh mục bảo hiểm sẽ được bệnh viện huyện cấp còn một số thuốc ngoài danh mục bảo hiểm trạm sẽ tự mua. 17 - Số lượng vật tư tiêu hao, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh hàng tháng đảm bảo đủ nhờ cấp bổ sung kịp thời. - Có sổ dự trù vật tư, hóa chất y tế hàng tháng do Dược sĩ Trung học lập. - Trạm không có thuốc phòng chống dịch bệnh, chỉ khi có dịch bệnh trạm sẽ
  • 32. 24 phối hợp với trung tâm y tế dự phòng huyện xử lí. - Số lượng vật tư, hóa chất dự trữ trong kho đảm bảo đủ cho công tác khám chữa bệnh. 18 - Trạm có 7 nhân viên y tế ấp, mỗi nhân viên có túi truyền thông nhưng không có túi y tế thôn bản vì theo ý kiến của trưởng trạm: địa bàn xã Nhơn Ái giao thông thuận lợi người dân đi đến trạm y tế dễ dàng nên túi y tế không cần thiết lắm. 19 - Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện tại còn sử dụng được: + Cơ sở trạm duy tu, bảo dưỡng 6 tháng/1 lần, đảm bảo cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho các hoạt động của TYT. + Nguồn kinh phí: nếu trong khả năng trạm sẽ chi, nếu vượt khả năng trạm sẽ xin cấp kinh phí từ UBND xã hoặc Trung tâm y tế dự phòng huyện. 20 - TYT có 14 đầu sách chuyên môn về các lĩnh vực như y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Y dược cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, TT-GDSK, quản lý y tế, thông tin y tế... Nhận xét kết quả: Nhìn chung, TYT đã có hầu như đầy đủ trang thiết bị, thuốc y tế, phương tiện, tủ sách chuyên môn theo quy định để giúp ích trong việc khám và điều trị bệnh. TYT đã thực hiện chặt chẽ trong việc quản lý thuốc, không để xảy ra tai biến nghiêm trọng cũng như bảo dưỡng, sửa chữa và bổ sung kịp thời các trang thiết bị cần thiết. Tuy nhiên, do kinh phí còn eo hẹp và tuyến trên chưa tạo điều kiện nên trạm vẫn chưa đào tạo được cán bộ sử dụng máy siêu âm và máy đo điện tim nên cũng phần nào ảnh hưởng đến việc phát hiện sớm và điểu trị bệnh cho người dân. Bảng 5: Kết quả thực hiện tiêu chí 5 Tiêu chí 5 Kế hoạch – Tài chính 21 - Có xây dựng kế hoạch hằng năm được Trung tâm y tế dự phòng huyện phê duyệt. - Tố chức sơ kết 6 tháng và tổng kết năm các hoạt động y tế của xã. 22 - Có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo qui định. - Báo cáo số liêu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác. TYT có các biểu đồ, bảng thống kê các hoạt động của TYT xã theo từng tháng, từng quí, 6 tháng và hằng năm. 23 - Được Trung tâm y tế dự phòng huyện cấp kinh phí mỗi đầu năm tùy theo từng chương trình y tế cụ thể. - Khi phát sinh ổ dịch trên địa bàn, TYT tự đưa ra ngân sách giải quyết sau đó quyết toán lại với Trung tâm y tế dự phòng huyện. 24 - UBND xã hộ trợ kinh phí điện nước 10 triệu đồng/năm cho TYT. 25 - Quản lí tốt các nguồn kinh phí, ghi chép rõ ràng các nguồn thu và chi của trạm.
  • 33. 25 - Không có trường hợp vi phạm quản lí tài chính. 26 - Tỷ lệ người dân tham gia BHYT của xã đạt 62%. - Tích cực vận động người dân trong xã tham gia BHYT, các hộ gia đình có thành viên là cán bộ y tế của trạm đều tham gia 100%. - Có điểm bán BHYT cho người dân trong xã. Nhận xét kết quả: TYT có thực hiện kế hoạch hoạt động và quản lí tài chính rõ ràng. Tài chính được TTYTDP huyện và UBND xã hộ trợ kịp thời. Có sổ quản lí kinh phí rõ ràng, chi tiết. Kinh phí được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp 62% dù TYT đã có nhiều biện pháp tích cực vận động người dân tham gia. Bảng 6: Kết quả thực hiện tiêu chí 6 Tiêu chí 6: YTDP, VSMT và các CTMTQG về y tế. 27 - Triển khai tôt các chương trình phòng chống dịch, báo cáo kịp thời. - Triển khai tốt các chỉ tiêu được giao gồm CTMTQG, DS-KHGĐ, ATVSTP, phòng chống HIV/AIDS, CMTQG y tế. 28 - Nước sinh hoạt hợp vệ sinh: yêu cầu đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của bộ y tế. Tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của xã là 73,86%. 29 - Nhà tiêu hợp vệ sinh: đáp ứng theo yêu cầu tiêu chuẩn theo quy định số 08/2005/QĐ-BYT và theo hướng dẫn tại thôn tư số 15/2006/TT-BYT. Tỉ lệ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong xã là 70,52%. 30 - VSATTP: Xã có kế hoạch và triển khai thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý. - Không có trường hợp ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. 31 - Hoạt động phòng chống HIV/AIDS:  Can thiệp phân phát bao cao su, tuyên truyền phát thanh, tờ rơi.  Quản lý và có dịch vụ hổ trợ cho những người được quản lý. 32 - Quản lý bệnh:  Phát hiện, điều trị và quản lý các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh xã hội như SXH, sốt rét , L,…. Theo hướng dẫn của tuyến trên.  Phát hiện và quản lý các bệnh mạn tính không lây theo quy định của cấp trên. Nhận xét kết quả: TYT có tổ chức các chương trình YTDP, VSMT, các CTMTQG về y tế đạt chỉ tiêu được giao. Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và hố xí hợp vệ sinh ngày
  • 34. 26 càng tăng và đạt chỉ tiêu đề ra. Xã quản lý tốt các bệnh không lây và các dịch bệnh trong địa bàn. Tuy nhiên vấn đề truyền thông còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hạn hẹp và nhân lực chưa đảm bảo. Người bệnh còn nhiều mặc cảm do quá trình quản lý cũng gặp không ít khó khăn. Bảng 7: Kết quả thực hiện tiêu chí 7 Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức ă g và YHCT. 33 - Theo danh mục dịch vụ kĩ thuật thực hiện tại TYT được quyết định của sở y tế, TYT phê duyệt thì đạt 80% đảm bảo thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường. 34 - Tỉ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT đạt trên 30%. 35 - Có danh sách người tàn tật được cập nhật đầy đủ phân loại thành từng nhóm quản lí 88/88 người tại TYT với tỉ lệ trên 20% được phục hồi chức năng. - Hàng năm có tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho người khuyết tật và đạt tỷ lệ theo quy định.đạt >80%. 36 - Có theo dõi và quản lí sức khỏe 100% người từ 80 tuổi trở lên (356/356). - Có tổ chức thăm khám sức khỏe định kì cho người cao tuổi 2 lần/năm. - Nắm được tình hình bệnh tật nổi bật của từng người. 37 - Thực hiện sơ cấp cứu kip thời các bệnh nhân đến TYT. - Chuyển tuyến kịp thời các trường hợp vượt ngoài chuyên môn của trạm không để xảy ra biến chứng do chuyển viện chậm. Nhận xét kết quả: TYT xã đã thực hiện tốt các chỉ tiêu được đưa ra của Bộ Y tế. Tuy nhiên, trạm vẫn còn một số dịch vụ kĩ thuật như máy siêu âm vẫn chưa được nhân viên áp dụng trong công tác hỗ trợ KCB. Do đó cần cập nhật chuyên môn thêm cho nhân viên y tế trạm. Bên cạnh đó việc kết hợp giữa YHCT và YHHD nên được thực hiện nhiều hơn để công tác KCB đạt hiệu quả hơn và tăng cường CSSKND. Bảng 8: Kết quả thực hiện tiêu chí 8 Tiêu c í 8: C ăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em 38 - Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai ngh n và được tiêm uốn ván đạt tỉ lệ 100%. - TYT quản lý phụ nữ mang thai bằng sổ khám thai và biểu đồ quản lý thai hàng năm. - TYT tuyên truyền khám thai bằng cách tư vấn, phát loa truyền thanh của xã 2 lần/tháng.
  • 35. 27 39 - Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh đạt 100%. - Có cán bộ trực 24/24, trong năm qua không có tai biến xảy ra. - Nhân viên được gửi lên tuyến trên đào tạo 1 lần/năm, nhân viên mới được nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn chuyên môn thêm. 40 - Tỷ lệ phụ nữ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh: 1 tuần: đạt 100% Tháng đầu: 90% - Nội dung chăm sóc: + Chăm sóc em b : chăm sóc rốn, tắm trẻ. + Chăm sóc bà mẹ: vệ sinh, ăn uống. + Cách cho con bú. + Dinh dưỡng hợp lý. + Ngoài ra tư vấn: ngừa thai, ăn dặm, cho con bú hoàn toàn, tiêm ngừa. 41 - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc-xin phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ y tế đạt 96%. - Quản lý bằng sổ danh sách trẻ em, lịch tiêm chủng, sổ tiêm chủng. - Tiêm vào đầu tháng, cán bộ tiêm chủng và thuốc được cấp trên đưa xuống. 42 - Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng được uống Vitamin A 2 lần/năm đạt: 98%. - Trẻ bệnh tật gầy ốm bổ sung thêm: + 6-12 tháng: 100.000 đv. + 13-36 tháng: 200.000 đv. - Chương trình uống vitamin có 8 địa điểm: tại 7 ấp và tại trạm có lồng ghép vào chương trình tiêm chủng. 43 - Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng 3 tháng/ 1 lần. - Trẻ suy dinh dưỡng mỗi tháng 1 lần. - Trẻ 2-5 tuổi 1 năm/ 1 lần đạt 90%. - Quản lý bằng biểu đồ theo dõi sức khỏe cho từng trẻ em và một sổ danh sách. 44 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dưỡng thể cân nặng/tuổi chiếm 11,5%. Nhận xét kết quả: Nhờ đặc điểm của trạm nằm ở nội ô thành phố, trang thiết bị khá đầy đủ cùng với sự hỗ trợ các ban ngành, đoàn thể, cộng tác viên khu vực, sự vượt khó của toàn thể nhân viên trạm, sự đồng tình hỗ trợ của người dân, đặc biệt là các bà mẹ nên việc CSSK ban đầu của bà mẹ-trẻ em đều đạt kết quả cao. Bảng 9: Kết quả thực hiện tiêu chí 9 Tiêu chí 9: DS-KHHGĐ
  • 36. 28 45 - Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại - Là tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc họ đang sử dụng một trong những biện pháp tránh thai hiện đại như: đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã (nhân khẩu thực tế) đạt tỷ lệ là 78% - Tỷ lệ 22% còn lại là phụ nữ chưa lập gia đình, phụ nữ đã có chồng chưa có con hoặc chỉ có một con. 46 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ phần nghìn của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm (nhân khẩu thực tế thường trú bình quân) Tổng số trẻ em sinh ra trong năm của xã: 155 trẻ Tổng số người chết trong năm của xã: 58 người Dân số bình quân của xã cùng năm: 14279 người - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm: 6,79%. 47 - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên - Là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ. Tổng số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên tại xã: 1 phụ nữ Tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ: 155 phụ nữ - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 0.64% 48 - Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh - Tỷ số giới tính khi sinh là số trẻ trai sinh ra còn sống so với 100 trẻ gái sinh ra còn sống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm tại một quốc gia, một vùng hay một tỉnh. Bình thường, tỷ số này dao động từ 103-108. - MCB GTKS là số trẻ trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường so với 100 trẻ gái. MCB GTKS xảy ra khi tỷ số giới tính nam khi sinh lớn hơn 108 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ nữ. Hiện tại số trẻ sinh em sinh ra trong năm của xã: 155 trẻ Trong đó: Số trẻ nam: 79 trẻ Số trẻ nữ: 76 trẻ Tỷ số giới tính khi sinh tại xã là 103.9 - Trạm có 26 cộng tác viên, hằng tháng cán bộ y tế của Trạm cùng cộng tác viên thực hiện các buổi truyền thông nhằm tăng cường, duy trì các hoạt động tuyên truyền giáo dục tư vấn hướng tới đối tượng đích của “truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng” nhằm phòng ngừa hậu quả tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đối tượng ưu tiên tuyên truyền – giáo dục là các cặp vợ chồng trong độ
  • 37. 29 tuổi sinh đẻ, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con gái đầu lòng hoặc đã có con gái trong các lần sinh trước; người cung cấp dịch vụ siêu âm. Vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: không phá thai vì lý do lựa chọn giới tính; hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; thực hiện gia đình có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt. - Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm, tuyên truyền giáo dục việc không cung cấp thông tin về giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức và thực hiện nghiêm túc pháp lệnh dân số - Cán bộ y tế xã xây dựng tốt các chương trình công tác tháng, tuần về DS- KHHGĐ; trực tiếp tuyên truyền, vận động tư vấn về DS-KHHGĐ và cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai đến từng hộ gia đình; kiểm tra việc duy trì thực hiện các nội dung DS-KHHGĐ của các HGĐ tại địa bàn quản lý; thực hiện chế độ ghi ch p ban đầu, thu thập số liệu, lập báo cáo tháng về DS- KHHGĐ theo quy định hiện hành; lập các sơ đồ và biểu đồ, quản lý số HGĐ về DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý; bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài liệu liên quan đến nhiệm vụ được giao; có dự giao ban hàng tháng; tham dự đầy đủ các lớp tập huấn; phát hiện và đề xuất về các vấn đề DS-KHHGĐ tại địa bàn quản lý. - Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản được trạm trưởng TYT xã hướng dẫn cho các kiến thức chuyên môn liên quan đến công tác KHHGĐ. Trưởng TYT xã dựa vào đội ngũ cộng tác viên để quản lý tình hình CSSKSS, KHHGĐ của các hộ gia đình trên địa bàn họ quản lý. - Cộng tác viên thôn, bản có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác DS-KHHGĐ có uy tín trọng cộng đồng; là người dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp Trung học phổ thông; có tham gia các lớp tập huấn về DS- KHHGĐ; cư trú tại xã; có sức khỏe tốt, gương mẫu thực hiện KHHGĐ Nhận xét kết quả: Công tác quản lý, triển khai các mô hình DS-KHHGĐ đạt những chỉ tiêu đề ra của Bộ y tế. Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt tỷ lệ ở mức cao so với chỉ tiêu của Bộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm < 9%0 giúp giảm bớt nhiều gánh nặng cho xã. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chỉ có một phụ nữ trong tổng số 155 phụ nữ sinh con trong năm tại xã, chiếm tỷ lệ 0.64%. Cán bộ y tế xã, cộng tác viên y tế thôn bản thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục, phối hợp liên ngành, cán bộ có tâm huyết, nhiệt tình tham gia công tác DS-KHHGĐ. Vấn đề quản lý chương trình DS-KHHGĐ ở xã, phường là hết sức quan trọng, là trách nhiệm của cộng đồng và toàn xã hội và là yếu tố quyết định thành công của công tác DS-KHHGĐ ở xã, phường. Bảng 10: Kết quả thực hiện tiêu chí 10 Tiêu chí 10: Truyền thông – giáo dục sức khỏe
  • 38. 30 49 - TYT có loa và các phương tiện hỗ trợ truyền thông, có đài phát thanh của xã. - Có sổ sách quản lý, thông kê loa và các dụng cụ hỗ trợ truyền thông khác. 50 - Các công truyền thông được thực hiện theo 2 hình thức nhóm (2 lần/1 tháng với số lượng khoảng 20-25 người dân tham gia) và cộng đồng (1 lần/ tháng). Được thực hiện với sự tham gia của 2 cán bộ TYT. Một số nội dung được đưa vào truyền thông chính như: Uống vitamin A lồng ghép với chương trình phổ biến kiến thức về dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bệnh truyền nhiễm. - Về công tác KCB: trung bình số lương bệnh đến khám và điều trị tại trạm khoảng 40 người/ ngày. Được thống kê rõ ràng vào sổ sách với hình thức bảo hiểm y tế hay dịch vụ. Nhân viên tham gia công tác với số lượng 3 người trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sỹ. Nhận xét kết quả: Trong quá trình thực hiện tiêu chí 10 TYT được sự hỗ trợ tích cực của UBND Xã như hỗ trợ về truyền thông (đài phát thanh của phường), kinh phí và vận động mạnh thường quân đóng góp cho các chương tại địa phương. Về công tác KCB thì trạm đã làm đủ chức năng và chuyên môn của mình góp phần nâng cao và bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên công tác truyền thông vẫn còn hạn chế về cán bộ thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông. Do đó sau khi đã đạt được chỉ tiêu cũng nên thường xuyên gửi cán bộ đào tạo luân phiên để góp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ hơn. 3. Tình hình thực hiện các chƣơng trình y tế địa phƣơng 3.1. Chương trình PCBKL 3.1.1. Chương trình PCBTT Bảng 11: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBTT 1. PCBTT 1 - Tỷ lệ mắc và tái phát bệnh trầm cảm: + Số bệnh nhân trầm cảm tại địa phương là 26 trường hợp và bệnh động kinh là 16 trường hợp. + Số bệnh nhân trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường là 4 trường hợp. + Số bệnh nhân tái phát sau điều trị là 2 trường hợp, nguyên nhân tái phát là do tác động tâm lý và những căng thẳng trong cuộc sống. + Trạm không có chương trình phòng chống mà chỉ khi nào bệnh nhân đến khám rồi mới điều trị. 2 - Giảm tỷ lệ tự sát do bệnh trầm cảm: + Số bệnh nhân chết vì tự sát 1 case do uống thuốc trừ sâu. + Trạm không có biện pháp khắc phục ý nghỉ tự sát.
  • 39. 31 3 - Giảm tỷ lệ bệnh mạn tính, mất sức lao động trong tổng số người mắc bệnh trầm cảm: + Bệnh nhân được điều trị hiệu quả và đáp ứng với thuốc. + Trạm có triển khai chương trình cấp phát thuốc cho người dân. + Tiện tại số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm mạn tính là 5 trường hợp. Nhận xét kết quả: TYT có tổ chức KCB tâm thần cho người và nắm được danh sách về các trường hợp bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát thuốc cho người bệnh. Tuy nhiên về mặt phòng chống trạm không có triển khai chương trình phòng chống cụ thể chỉ khi nào người bệnh đến khám mới điều trị và về mặt cấp phát thuốc thì trạm không thông báo thời gian cụ thể khi nào người bệnh đến lấy trạm mới phát thuốc. 3.1.2. Chương trình PCBTHA Bảng 12: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBTHA PCBTHA 1 - Số bệnh nhân đang bị bệnh THA tại xã là 290 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 88% so với tổng số 328 bệnh nhân đang mắc các bệnh không lây tại xã. - Phần lớn người dân biết rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu kiến thức về triệu chứng, biến chứng, cách phòng chống và tuân thủ điều trị. 2 - Các nhân viên y tế đầy đủ kiến thức chuyên môn tại trạm trong chương trình. - Trong năm nhân viên y tế có tham gia một số hội thảo về THA. 3 - Ở xã có thành lập câu lạc bộ người cao huyết áp có người tham gia quản lí. - Hằng tháng cán bộ cộng tác viên tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục người dân về các triệu chứng, biến chứng và cách phòng chống bệnh tại từng ấp. 4 - Cán bộ y tế và cộng tác viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới về bệnh; thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế. Nhận xét kết quả: THA là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa... Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội.
  • 40. 32 Tình hình quản lý, triển khai, duy trì mô hình phòng chống bệnh THA tại xã Nhơn Ái đã và đang thực hiện hiệu quả theo tiêu chí của Bộ Y tế đặt ra. Phần lớn người dân đã ý thức nhiều về các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Tỉ lệ người dân đến khám và điều trị bệnh chiếm tỉ lệ cao tại xã. Tuy nhiên vẫn còn một số người dân vẫn chưa hiểu biết về bệnh, một số người khuyết tật hay tai biến nằm tại chỗ bị tăng huyết áp không có điều kiện đến khám và điều trị. Do đó trạm cần tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình đảm bảo sức khỏe của người dân. 3.1.3. Chương trình PCBĐTĐ Bảng 13: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBĐTĐ C ươ g trì PCBĐTĐ 1 - Số bệnh nhân đang bị bệnh ĐTĐ tại xã là 30 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 9.14% so với tổng số 328 bệnh nhân đang mắc các bệnh không lây tại xã. - Số người dân biết rõ tầm quan trọng của việc tìm hiểu kiến thức về triệu chứng, biến chứng, cách phòng chống và vấn đề tuân thủ điều trị đạt tỷ lệ 100%. 2 - Số người mắc bệnh ĐTĐ trong xã không được phát hiện ngày càng giảm. Người dân có ý thức phòng bệnh ĐTĐ, đến khám bệnh khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh, không để biến chứng xảy ra. 3 - Cán bộ y tế xã phối hợp cùng hội những người cao tuổi thực hiện các buôi trò chuyện về vấn đề đái tháo đường. - Hằng tháng cán bộ cộng tác viên tổ chức các buổi truyền thông, giáo dục người dân về các triệu chứng, biến chứng và cách phòng chống bệnh tại từng ấp. 4 - Cán bộ y tế và cộng tác viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới về bệnh; thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của Bộ y tế. Nhận xét kết quả: ĐTĐ là vấn đề y tế nan giải và là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xă hội vì bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, loét bàn chân, cắt đoạn chi, suy thận và các biến chứng thần kinh khác. Tình hình quản lý, triển khai, duy trì mô hình phòng bệnh ĐTĐ tại xã Nhơn Ái đã và đang thực hiện một cách hiệu quả. Nhân dân có ý thức tìm hiểu kiến thức cần thiết về bệnh, số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện ngày càng giảm. Cán bộ y tế xã và cộng tác viên trong các ấp nhiệt tình tham gia việc truyền thông giáo dục người dân; luôn luôn cập nhật các kiến thức mới về bệnh, tham gia các buổi hội thảo bàn về vấn đề đái thào đường; thực hiện tốt việc báo cáo với tuyến trên về tình hình bệnh tại xã; nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giảm bớt gánh nặng cho tuyến trên. 3.2. Chương trình PCBL
  • 41. 33 Bảng 14: Kết quả thực hiệ c ươ g trì PCBL PCBL 1 - Trạm y tế có cán bộ chuyên trách phòng chống lao: + Xã có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động phòng chống lao, trình độ chuyên môn là y sỹ. Chỉ có 1 cán bộ nên khó đáp ứng được yêu cầu công việc, xã cần khoãng 2-3 cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu này. + Nhưng hiện tại công tác đào tạo cán bộ phòng chống lao chưa được thực hiện tại TYT. 2 - Tỷ lệ bệnh nhân nghi lao được phát hiện và chuyển tuyến trên: + Tất cả các bệnh nhân đếnh khám bệnh có các dấu hiệu nghi L như: đau ngực, sốt về chiều, sụt cân, ho ra máu,…Sẽ được trạm cấp giấy giới thiêu lên tuyến trên là các xết nghiệm chuyên sâu. + Khi bệnh nhân được xác định là có bệnh L sẽ được xã cấp sổ theo dõi và phát thuốc hàng tuần. 3 - Tỷ lệ bệnh nhân ngoại trú tuân thủ theo phát đồ điều trị lao đạt tỷ lệ cao: + Bệnh nhân điều trị ngoại trú được cấp thuốc hàng tuần và được giáo dục kiến thức, ý thức về L. Do người dân nắm được những điều cơ bản về L và điều trị lao nên sự tuân thủ điều trị rất tốt, chưa có trường hợp nào bỏ điều trị giữa chừng. Nếu có bệnh nhân bỏ trị giữa chừng cán bộ sẽ đến động viên, truyền thông về ý thức điều trị và thái độ đối với bênh L. 4 - Quản lý tốt các đối tượng mắc L: + Đối với trẻ em, người lớn có nguy cơ cao (nhiễm HIV), hoặc tiếp xúc với đối tượng mắc lao sẽ được xã giới thiệu lên tuyến trên khám bệnh. Việc truyền thông giáo dục qua loa phát thanh hoặc tư vấn trực tiếp cho đối tượng có nguy cơ cao làm họ tự ý thức đến khám bệnh. + Trạm có sổ quản lý các đối tượng nguy cơ ca (Nhiễm HIV). Họ sẽ được khám sàng lọc khi có các dấu hiệu nghi L. 5 - Thực hiện giám sát điều trị đối với lao kháng thuốc: + Sổ quản lý bệnh nhân lao tại địa phương được ghi chép rõ ràng, cập nhật. Đối với bệnh L đa kháng thuốc xã không điều trị mà chủ yếu là chuyển tuyến. 6 - Triển khai tốt các chương trình giáo dục người dân hiểu biết đúng về bệnh L và cách phòng tránh lây bệnh: + Cộng tác tuyên truyền về bệnh lao ỡ xã được thực hiện bằng cách phối hợp với truyền thông xã hằng ngày. Thực hiên bằng băng rôn vào ngày thế giới phòng chống L. + Đánh giá hiệu quả công tác thông qua việc bệnh nhân đến khám bệnh khi có đấu hiệu nghi ngờ L. 7 - Phòng tránh lây bệnh lao cho các đối tượng tham gia điều trị bệnh L: + Không có trường hợp lây bệnh từ bệnh nhân sang nhân viên y tế. + Việc phòng tránh lây bệnh bằng cách mang khẩu trang và gang tay khi tiếp xúc thăm khám.
  • 42. 34 8 - Thực hiện tốt công tác báo cáo với tuyến trên: + Báo cáo về TTYTDP huyện. + Số bệnh nhận lao được ghi chép cụ thể, rõ ràng. Hiện tỷ lệ lao của xã là 22/15020. Nhận xét kết quả: Tại trạm y tế xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TPCT công tác phòng chống L được thực hiện rất tốt. TYT có tổ chức khám chữa bệnh Lao cho người dân và nắm được danh sách về các case bệnh cụ thể cũng như là công tác cấp phát thuốc cho người bệnh. Có triển khai chương trình phòng chống L cụ thể đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên số cán bộ tham gia phòng chống còn hạn chế và công tác đào tạo nhân lực tại trạm còn chưa tốt cần phải cải thiện trong thời gian tới. 3.3. Chương trình PCSXH Bảng 15: Kết quả c ươ g trì PCSXH Tình hình mắc bệnh tại địa p ươ g tro g ăm qua - Số ca mắc bệnh :2 ca - Số ca chết: 0 ca - Có 1 ổ dịch (2 ca bệnh) xử lý bằng giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, xử lý ao tù nước đọng, vỏ dừa, chén bể và phun hóa chất bán kính 200m. - Cà 2 ca bệnh đề gặp ở trẻ em được điều trị tại tram y tế xã, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ và gia đình. Kế hoạch triể k ai c ươ g trì p ò g c ống sốt xuất huyết - Thực hiện: 4 lần/năm có ban chỉ đạo PCSXH họp và điều hành mỗi khi thực hiện chương trình. - Địa điểm: ở Ủy ban nhân dân xã hoặc TYT. - Các thành phần tổ chức tham gia: tổ dân số kế hoạch hóa gia đình, đoàn thanh niện, tổ khám chữa bệnh,ban phòng chống dịch mạng lướ công tác viên, tình nguyện viên của từng ấp. - Nguồn kinh phí: cấp từ CTMTQG về y tế cấp được 1 lần còn 3 lần không có. Bên cạnh đó kinh phí thực hiện thiếu. - Phƣơng pháp truyền thông: truyền thông trực tiếp, cộng tác viên đến thăm từng HGĐ. Đa số người dân hưởng ứng tích cực những vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân không tham gia nhưng sau đó đã được các cộng tác viên tư vấn và sự tác động của bà con trong khu vực . - Phƣơng tiện và tài liệu: Cộng tác viên ,pano, tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, cá 7 màu… Nội du g c ươ g trì
  • 43. 35 - Thông tin về bệnh sốt xuất huyết đến ngƣời dân gồm những nội dung sau: + Tác nhân gây bệnh: Muỗi vằn (Aedes aegypti) hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi virus vào cơ thể, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày, muỗi vằn hút máu thì virus được truyền cho muỗi. Người là ổ chứa virus chính. Muỗi edes thường đẻ trứng ở: lu kiệu trữ nước, lọ hoa, ch n nước chống kiến tủ đựng thức ăn, gáo dừa đọng nước, vỏ xe đọng nước,lu/khạp bể, chén bể đọng nước. + Bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh. + Phòng chống bệnh chủ yếu là diệt lăng quăng, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi đốt. - Thực hiện các biện pháp PCSXH + Loại trừ nơi muỗi đẻ trứng (diệt lăng quăng):  Đậy kín vật chứa nước;  Súc rửa thường xuyên vật chứa nước: không quá 7 ngày;  Thả cá;  Thả Mesocyclos;  Vớt bỏ lăng quăng; và,  Bỏ muối hoặc dầu vào ch n nước chống kiến. + Phòng muỗi cắn và diệt muỗi:  Xịt thuốc diệt muỗi;  Sử dụng vợt điện;  Sử dụng nhang xua muỗi;  Ngủ mùng (kể cả ban ngày);  Quạt máy; và,  Mặc quần áo dài tay. + Lọai bỏ nơi muỗi trú ẩn:  Sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp;  Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng; và,  Thu gom các vật phế thải, dọn dẹp chỗ đọng nước quanh nhà. - Những biểu hiện của bệnh SXH, cách xử trí ban đầu và các phƣơng pháp PCSXH: + Những biểu hiện của bệnh SXH:  Sốt cao: đột ngột, liên tục trong 2-7 ngày;  Xuất huyết: Chấm xuất huyết dưới da, vết xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu;  Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, biểu hiện bởi trẻ bứt rứt, da lạnh ẩm.
  • 44. 36 → Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay:  Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt;  Ói nhiều hoặc đi cầu ra máu;  Đau bụng nhiều;  Tiểu it1, và,  Tay chân lạnh. + Cách xử trí ban đầu:  Khuyến khích người nhà cho trẻ uống thật nhiều nước, lau mát cho trẻ;  Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp;  Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu;  Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá; và,  Uống thuốc hạ sốt ngay khi thấy trẻ sốt cao( paracetamol ), các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, spirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH. - Mô hình áp dụng: cộng tác viên, tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng. Kết hợp với ban phòng chống dịch, tổ dân số và KHHGĐ, đoàn thanh niên và tổ chức y tế chịu trách nhiệm chính. Quy trình giám sát, kiểm tra, đá giá c ươ g trì PCSXH - Chương trình PCSXH được thực hiện bởi trung tâm y tế dự phòng huyện sau khi kết thúc chiến dịch, thời gian kiểm tra đánh giá kéo dài 2-3 ngày. Kết quả đạt được được ghi chép vào hồ sơ sổ sách. - Sau giám sát, kiểm tra, đánh giá ghi nhận được những kết quả cũng như thuận lợi, khó khăn sau: + Kết quả đạt được: khống chế dịch tốt,không có them ổ dịch mới, không có thêm người mắc bệnh (chỉ có 2 người mắc ban đầu), tuyên truyền nhiều thông tin, kiến thức về bệnh sốt xuất huyết, nâng cao ý thức người dân về bệnh, giúp ích cho việc hỗ trợ dự phòng một số bệnh khác thông qua vệ sinh nhà ỏ, phát quang bụi rậm, cải thiện môi trường sống + Thuận lợi:  Người dân có ý thức cao về bệnh sốt xuất huyết, đa số hưởng ứng tốt phong trào;  Chương trình có ban chỉ đạo, kế hoạch thực hiện khoa học, logic; và,  Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên nhiệt tình, có kinh nghiệm chuyên môn, rải đều khắp 7 ấp, số lượng nhiều. + Khó khăn:  Kinh phí không đủ, đưa xuống trễ; và,