SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 35
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng ngày càng phát triển trên
phạm vi toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho con người. Mỗi năm có đến
hàng triệu người tử vong vì tai nạn thương tích và hàng chục triệu người khác phải
gánh chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong. Riêng ở Việt Nam con số
này cũng không nhỏ, cứ 100000 người là có 88.4 người tử vong do tai nạn thương
tích, nguyên nhân cao gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền nhiễm. Đối với mỗi lĩnh vực
thương tích, có những biện pháp làm giảm khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng
của thương tích đã được kiểm chứng….nhưng nhận thức về vấn đề này và khả năng
ngăn chặn nó, cũng như cam kết chính trị để thực hiện phòng ngừa tai nạn thương
tích vẫn còn ở mức chưa thể chấp nhận được.
* Tai nạn thương tích, một trong nhưng nguyên nhân hang đầu gây tử
vong ở Việt Nam, nguy hiểm hơn cả bệnh tật:
Cuộc khảo sát tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS) do bộ LĐ, TB&XH phối
hợp với các bộ ngành lien quan, Trường ĐH Y tế Công cộng và Mạng lưới nghiên
cứu Ý tế công cộng VN, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế UNICEF, WHO thực
hiện trên quy mô toàn quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ tai nạn thương tích do
tất cả các nguyên nhân ở Việt Nam là cao so với thế giới và số người tử vong do tai
nạn thương tích còn cao hơn so với các bệnh lây nhiễm và không lây.
Cuộc khảo sat tiến hành với 50 000 hộ gia đình trên 63 tỉnh thành. Kết quả
cho thấy trong các nguyên nhân gây tử vong hang đầu là tai nạn giao thong, ngã,
đuối nước, vật sắt nhọn hoặc động vật tấn công…..
Trong số các tai nạn gây tử vong, tai nạn giao thong là nguyên nhân hang đầu
với tỷ suất là 16.6/100000. Với tỷ suất này ước tính năm 2010 ở Việt Nam có trên
15000 người tử vong do tai nạn giao thong, con số ngày càng cao hơn số liệu báo
cáo của cảnh sát giao thong và tương đương số liệu theo dõi của ngành y tế.
Trong tai nạn giao thông, 75% số vụ tử vong có lien quan đến xe máy, tỷ lệ
tử vong khi đi bộ xấp xỉ là 15% trong khi đó đi xe đạp tỉ lệ tử vong chỉ chiếm chưa
đến 5%.
Vùng Đông Nam Bộ có tổng số tử vong do tai nạn giao thong cao nhất, thứ
hai là Đồng bằng sông Hồng. TRong đó, Hà Nội là địa phương có tổng số tử vong
do tai nạn giao thong cao nhất (gần 1000 trường hợp), tiếp đến là TP. HCM và Đồng
Nai
Kết quả điều tra VNIS 2010 cũng cho thấy, ngã là nguyên nhân gây tử vong
đứng thứ 2 trong các nguyên nhân tai nạn thương tích, trong đó tập trung vào nhóm
đối tượng trên 60 tuổi.
1
* Gánh nặng do tai nạn thương tích để lại:
Theo đánh giá của các chuyên gia, một điều đáng lo ngại nữa được đặt ra là
còn có hàng trăm ngàn trường hợp bị tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong mỗi
năm đang cần được điều trị và có thể phải chăm sóc lâu dài. Đây chính là gánh nặng
khổng lồ mà hệ thống y tế cũng như các gia đình, cộng đồng và xã hội đang phải
gánh chịu..
Theo kết quả khảo sát tỷ suất tai nạn thương tích không tử vong ở Việt Nam
khá cao, ước tính một năm có tới 1,8 triệu lượt người bị tai nạn thương tích khác
nhau phải nghỉ việc hoặc cần đến chăm sóc y tế. Theo tính toán với tỷ lệ 36% nạn
nhân phải nhập viện tối thiểu 1 ngày thì chỉ tính riêng các nguyên nhân tai nạn
thương tích thì hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam mỗi năm phải đón nhận
tới 600.000 nạn nhân do tai nạn thương tích tới điều trị và nằm viện trung bình mỗi
người là khoảng 10 ngày.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra một thực tế, mặc dù có sự thay đổi tích cực cả
về tử vong và thương tích nhưng mô hình tai nạn thương tích ở Việt Nam vẫn không
có nhiều thay đổi. Nguyên nhân gây tử vong và thương tích hàng đầu ở Việt Nam
vẫn là TNGT và đuối nước. Đặc biệt, tai nạn thương tích cũng có sự phân hóa cao
giữa các nhóm tuổi, vùng miền và các nguyên nhân tai nạn thương tích khác nhau.
Trung du miền núi phía Bắc 53,5/100.000 dân và Đồng bằng Sông Hồng
52,8/100.000 dân) là nơi có tỷ suất tử vong cao nhất trong cả nước.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Doãn Mậu Diệp, tai nạn thương tích đã
để lại hậu quả nặng nề, có đến 35% trường hợp tai nạn thương tích để lại di chứng,
trong đó, 6% tàn tật vĩnh viễn. Những con số này được tích lũy hàng năm và tạo ra
một gánh nặng lớn cho Việt Nam trong việc chăm sóc và cung cấp các phúc lợi xã
hội cho nhóm này. Ngoài ra, các di chứng do tai nạn thương tích cũng sẽ làm mất đi
cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho gia đình của nạn nhân và góp phần đẩy họ vào
nguy cơ đói nghèo. Chính vì vậy, với thiết kế và quy mô lớn khảo sát sẽ cung cấp
một bức tranh tổng thể đúng đắn về thực trạng tai nạn thương tích ở Việt Nam và là
số liệu nền tảng cho việc thiết lập và lập kế hoạch ưu tiên phòng chống tai nạn
thương tích trong những năm tiếp theo. "Cuối năm, 2011 Bộ LĐ-TB &XH đã trình
Chính phủ Chương trình phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em giai đoạn 2012
-2015. Đây là Chương trình can thiệp đồng bộ, đa ngành. Sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, chương trình sẽ là một động lực vững chắc để giải quyết vấn
đề tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay”-Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho
biết thêm.
2
* Khảo sát tình hình tai nạn thương tích ở xã Trà An, quận Bình Thủy, Tp
Cần Thơ
Góp phần vào công việc tìm kiếm nguyên nhân, khắc phục hậu quả và đưa ra
những biện pháp dự phòng, chúng tôi thực hiện cuộc “Khảo sát tình hình tai nạn
thương tích tại xã Trà AN, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ”.Các mục tiêu cần đạt
được là xác định tỉ lệ tai nạn thương tích của người dân, và mô tả một số yếu tố lien
quan đến tai nạn thương tích.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHẤN THƯƠNG:
Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam và
đã được ghi nhận trước đây trong cuộc điều tra quốc gia đầu tiên về TNTT (Điều tra
liên trường về tai nạn thương tích tại Việt Nam) do trường Đại học Y tế công cộng
và các đối tác thuộc mạng lưới nghiên cứu y tế công cộng thực hiện vào năm 2001.
Do là một vấn đề chỉ được nghiên cứu trong 10 năm gần đây, nên định nghĩa về
TNTT vẫn còn chưa được dùng thống nhất chung giữa các tài liệu. Nhưng về mặt
nội dung vẫn mang một tính thống nhất cơ bản. Việc xác định, định nghĩa chấn
thương là một việc làm đầu tiên quan trọng vì nó sẽ vạch ra những định hướng đúng
đắn cho chúng ta về đối tượng được nghiên cứu. Hầu hết các định nghĩa về chấn
thương chỉ bao gồm các khía cạnh cơ học của chấn thương và chấn thương nghiêm
trọng như thế nào. Sau đó mọi người ( cụ thể hơn là nhân viên y tế) thường chỉ chăm
sóc để giảm số lượng các vết thương thể xác xảy ra và mức độ nghiêm trọng của
chấn thương. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác cũng rất quan trọng để đi vào xem
xét, chính là tình cảm, tâm lý, phục hồi chức năng, hậu quả kinh tế và tác động của
người bị thương, gia đình của họ và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có thể
không thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong nghiên cứu, nhưng nhìn vào
những khía cạnh của thương tích khi ta xác định các vấn đề có thể cung cấp một cái
nhìn đầy đủ hơn về vấn đề chấn thương thực sự. Trước tiên hai khái niệm cơ bản cần
được chúng ta làm rõ: thế nào là tai nạn? Và thế nào là thương tích?
1.1.1. Thế nào là tai nạn:
- Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy
được.
Ví dụ:
+ Một đứa trẻ chạy va vào phích nước bị bỏng.
+ Một học sinh đi ngang qua đường bị xe cán.
+ Một đứa trẻ trèo cây bắt tổ chim bị té gãy chân.
1.1.2. Thế nào là thương tích:
- Thương tích: Tổn thương thực thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ xát, hoặc bị
các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả cho cơ thể của một người qua vết bầm tím, bong
gân, căng, gãy xương ... “Thương tích” thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương
của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn
năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng
xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho
sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng
tránh được.
Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương
tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung
thuật ngữ “Tai nạn thương tích”.
4
“Tai nạn thương tích” là:
- Thương tổn có chủ định hoặc không chủ định.
- Liên quan đến va chạm giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm,
điện giật, chất hóa học, nhiệt độ .
- Tổn thương: chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy
răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc,
tự tử .
- Cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế
sinh hoạt ít nhất 1 ngày.
1.2. CÁC LOẠI CHẤN THƯƠNG
Dựa vào phân loại TNTT theo chủ định thì TNTT thường được chia thành hai
nhóm lớn là tai nạn thương tích không có chủ định và tai nạn thương tích có chủ
định.
- TNTT không chủ định (vô ý): Là loại thương tích gây nên không chủ ý của
những người bị TNTT hay của những người khác. TNTT không chủ định thường
không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được. Các trường hợp thường
gặp là tai nạn thương tích do giao thông như tai nạn ô tô, xe đạp, xe máy, người đi
bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc...
- TNTT có chủ định: Loại hình tai nạn thương tích này gây nên do sự chủ ý
của người bị tai nạn thương tích hay của cá nhân những người khác. Các trường hợp
thường gặp là tự tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau,
hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường học... Thường có
nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Dựa vào đối tượng chủ định thì TNTT có
chủ định được phân loại thành:
+ TNTT chủ định do bản thân.
+ TNTT có chủ định do đối tượng khác.
Dựa vào phân loại theo Nguyên nhân TNTT được chia thành:
 Ngã/Té
Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở
mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và
lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của
trẻ.
* Nguyên nhân:
- Do trẻ thiếu ý thức và kiến thức
+ Với đồ dùng, đồ chơi trên giá cao.
+ Ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn.
+ Nhảy từ trên cao xuống (từ bàn, ghế…)
+ Chơi những trò chơi không an toàn.
+ Chạy nhảy, đuổi nhau, leo cây, trèo cầu thang…
5
- Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc
biệt là đối với trẻ sơ sinh) để trẻ:
+ Ngã từ trên giường, võng gây tổn thương sọ não, cột sống.
+ Do bế tuột tay có thể dẫn đến chấn thương sọ não hoặc trật khớp…
- Môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ:
+ Nhà cao tầng.
+ Cầu thang không đúng tiêu chuẩn…
 Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngời xảy ra trong quá trình tham gia giao
thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham gia giao thông.
* Nguyên nhân
- Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông: Người tham gia giao
thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ
chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới
lòng đường, phơi rơm rạ trên đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng
lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô... Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách. Lái
xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ... Đặc biệt nguy hiểm đối với các
trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường
cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả...
-Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp
kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn.
- Tai nạn giao thông do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu,
đèn chiếu sáng...
 Ngộ độc
Khi một chất vô cơ hoặc hữu cơ dạng khí, lỏng hoặc rắn lọt vào cơ thể và gây
tác động xấu cho sức khoẻ được gọi là Ngộ độc. Có hai loại ngộ độc,ngộ độc cấp và
ngộ độc mãn. Ngộ độc cấp gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ em.
- Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau một
vài giờ thì gọi là ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít hoặc chất
kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy rửa, ăn thức ăn ôi thiu...
- Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều lượng
thấp, các loại hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì gọi là ngộ
độc hoặc nhiễm độc mãn tính, ví dụ như ngộ độc chì ở những người có tiếp xúc với
xăng dầu...
6
* Các loại ngộ độc thường gặp:
+ Hóa chất: chất tẩy rửa (xà phòng, thuôc tẩy), xăng dầu, axít, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt chuột…
+ Thuốc uống: uống thuốc quá liều, quá hạn, thuốc bẩn/ẩm, uống nhầm.
+ Khí: khí ga, khói bếp than tổ ong.
+ Thức ăn có có chất độc như: nấm độc, cá nóc, các loại cây/quả có chất độc
+ Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn ôi thiu…
 Bỏng
Bỏng là tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau do tác dụng trực tiếp với các
nguồn năng lượng: sức nóng, điện, hóa chất, bức xạ… để lại di chứng sẹo, tàn tật,
thậm chí dẫn đến tử vong.
* Nguyên nhân
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 02 - 05 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính trẻ em rất
hiếu động, tò mò, và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn.
- Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi… Đây là
nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở
trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ.
- Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung…
Thường do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ,
đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa…
- Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, bỏng axít, kiềm… Do trẻ nô đùa cạnh hố
vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít.
- Bỏng sét đánh/điện giật: Do trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất
nặng gây chết người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim.
 Vật tù/ vật sắc nhọn
Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở
trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể
gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần
mềm…) đến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử
chi…), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
* Nguyên nhân:
- Do thiếu hiểu biết, hiếu kỳ.
- Đối với trẻ em có thể do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu kiến thức.
- Do môi trường không an toàn.
 Động vật/ côn trùng cắn:
- Ong đốt
7
- Rắn cắn
- Chó cắn…
* Nguyên nhân
- Do trẻ thiếu hiểu biết, nghịch ngợm.
- Do người lớn thiếu sự quan tâm, chăm sóc.
- Do môi trường xung quanh không an toàn.
 Đuối nước
Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường
thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào
phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu
kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề. Đa phần trường hợp
đuối nước rơi vào trẻ em độ tuổi từ 1 – 15.
- Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với
trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối.
* Nguyên nhân
- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố
nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là:
trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối…
- Do bản tính hiếu động, tò mò với các trẻ lớn tuổi hay với trẻ nhỏ là do tính
thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Có nhiều hoàn cảnh có thể gây
đuối nước trẻ em như các giếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn
tắm…không được rào, chắn, đậy cẩn thận.
- Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như :
+ Chum vại, bể nước… không có nắp đậy an toàn.
+ Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào.
+ Lũ lụt xảy ra thường xuyên.
+ Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng
chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.
 Điện giật/ sét đánh:
Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị
điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không
được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao.
Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động
của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp gây
cảm giác đau nhức. người bị điện giật sẽ khó thở, rối loạn nhịp tim. Nếu bị nặng,
đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng
ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ bắp.
8
* Nguyên nhân
Do tiếp xúc vào vật mang điện:
- Sơ xuất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện.
- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách
điện bị hỏng. Hoặc không may bị dẫm vào dây điện hở, hay dây điện đứt rơi vào
người.
Do phóng điện:
- Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá
gần trạm biến thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp
vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần điện phóng qua không khí,
giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể.
- Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây
tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại.
Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to
 Đánh nhau/Hành hung
 Tự tử
1.3. TÌNH HÌNH TNTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới:
Theo tổ chức y tế thế giới TNTT là nguyên nhân hang đầu gây ra tàn tật và tử
vong. Mỗi ngày trên thế giới có 16.000 người chết do tai nạn thương tích (theo
WHO). Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài ngàn người bị thương tật vĩnh viễn. Có
khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ 1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do
chấn thương. Hàng năm có 2300 trẻ em này tử vong là chấn thương do tai nạn giao
thông, ngã, bỏng, chết đuối,… Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia
phát triển và đang phát triển có khoảng cách rất lớn. Người dân sống ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở
nước có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người
nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao. Đặc biệt tỉ lệ này ở trẻ em
nghèo cao gấp 3-4 lần trẻ sống trong gia đình khá giả.
Tỷ lệ của những tai nạn thương tích chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu, và là một mối
đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với mỗi ca tử
vong, WHO ước tính rằng có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lượt khám tại khoa
cấp cứu và hàng ngàn cuộc hẹn gặp bác sĩ điều trị. Trong khi đó, mỗi ngày có 1.000
trẻ em tử vong do một chấn thương hoặc nhiều hơn, hoặc có thể để lại khuyết tật
suốt đời, tuy nhiên điều này có thể ngăn chặn bằng các biện pháp phòng chống chấn
thương.
9
1.3.2. Tại Việt Nam:
Theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho
biết: tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt
Nam (2010), và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca tử
vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Thương tích giao thông đường bộ là nguyên
nhân gây tử vong cao nhất, sau đó là ngã và đuối nước. Bên cạnh đó tai nạn thương
tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em (lứa tuổi 0-17) chiếm 88% các
trường hợp tử vong do tai nạn thương tích là do vô tình. Trong đó đuối nước là
nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên (0-19
tuổi). Kết quả Khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích của Việt Nam cho thấy có
hơn 35.000 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam trong năm 2010.
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống tai nạn thương tích do Bộ Y
tế, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
25/10/2011 thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Mỗi năm, Việt Nam có khoảng
900.000 người bị TNTT và hơn 34.000 người tử vong. Trong đó, chiếm số lượng
cao nhất là tử vong do tai nạn giao thông là 45% với 15.000 người chết mỗi năm. 10
địa phương có số người tử vong cao nhất là Hà Nội, Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ
An, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Bình, Bình Thuận.
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TNTT Ở VIỆT NAM
Để đạt được mục tiêu phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) ở Việt Nam
trong những năm tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các
Bộ ngành liên quan, Trường Đại học Y tế Công Cộng và Mạng lưới nghiên cứu Y
tế công cộng Việt Nam, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF,
WHO, tổ chức Atlantic Philanthropies đã triển khai Điều tra tai nạn thương tích
năm 2010 (VNIS) trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu của cuộc khảo này là nhằm
triển khai thu thập số liệu với cỡ mẫu đại diện quốc gia để ước lượng các nguyên
nhân tử vong, tai nạn thương tích hàng đầu và các yếu tố nguy cơ liên quan tới
hành vi và môi trường dẫn đến các nguyên nhân hàng đầu gây TNTT ở Việt Nam.
Nghiên cứu VNIS 2010 cũng khẳng định rõ vấn đề TNTT ảnh hưởng đến nhóm
giới tính nam cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ. Và có sự phân bố tương đối khác
biệt của các nguyên nhân TNTT giữa các vùng kinh tế xã hội, thành thị/nông thôn.
Phân tích cũng cho thấy có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình
trạng mắc TNTT.
10
Thực trạng về TNTT có từ rất lâu, thế nhưng chỉ vài năm trở lại đây
TNTT mới được chú trọng trong các đề tài nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng. Đặc
biệt gần đây hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống tai nạn thương tích lần 2
đã được tổ chức thành công tại Hà Nội vào ngày 25/10/2011, hội nghị lần 3 dự kiến
sẽ được tổ chức vào năm 2013.
1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ NƠI KHẢO SÁT
Thành phố Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương với tổng
diện tích đất 140 nghìn ha (2008), tập trung 1.112.121 nhân khẩu đạt mật độ 836
người/km2
( cao gấp 4 lần so với cả nước). Thành phố Cần Thơ nằm ở bờ tây sông
Hậu. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông
nước", là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông. Ngoài ra Thành phố Cần
Thơ còn là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế;
có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Về lĩnh vực y tế Cần Thơ đã có 58/76
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 97% trạm y tế có bác sĩ, 96% trạm có nữ hộ
sinh hoặc y sĩ sản nhi, 97% ấp có cán bộ y tế, 91% có dược sĩ trung học… Tại Cần
Thơ có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (quy mô 700
giường), Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4, Bệnh
viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện y học cổ
truyền Cần Thơ, Bệnh viện Tây Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm Truyền máu và
Huyết học khu vực Cần Thơ, Trung tâm chẩn đoán Y khoa, Bệnh viện Lao và Bệnh
Phổi Cần Thơ, Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, Trung
tâm tâm thần Cần Thơ, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ (2011). Về cơ sở hạ
tầng giao thông, Cần Thơ nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên
mạng lưới giao thông thủy, bộ của thành phố đều được phát triển. Với 5 tuyến quốc
lộ đi ngang qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 91 nối Cần Thơ với tỉnh An Giang, quốc lộ
80 đi Kiên Giang, quốc lộ 91B và tuyến Nam Sông Hậu. Các tuyến này là con
đường thông thương giữa Cần Thơ và các tỉnh và ngược lại với tổng chiều dài 116
km. Ngoài ra Cần Thơ hiện có 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài hàng trăm km nối
liền với các tuyến quốc lộ.
Phường Trà An thuộc quận Bình Thủy (một trong những quận trọng điểm của
Thành phố Cần Thơ). Trà An có diện tích tự nhiên 565,67 ha, 5339 nhân khẩu đạt
mật độ 943,8 người/km2
. Về giao thông có trục đường chính Lê Hồng Phong –
Quốc lộ 91B – Cách mạng tháng 8. tuy nhiên mật độ giao thông trên trục chính này
rất dày đặc và quá tải vào giờ cao điểm. Đặc biệt còn nhiều tuyến đường xuống cấp,
hẹp và xấu. Với đặc thù gần khu kinh tế Trà Nóc, tập trung nhiều xí nghiệp nhà máy
nên mật độ dân số càng đông hơn do dân kéo về đây ngày càng nhiều.
11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Người dân sinh sống tại khu vực 1 và 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành
phố Cần Thơ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: còn được gọi là điều tra tỷ suất hiện
mắc, là dạng nghiên cứu trên cá thể, đo lường bệnh tật và tiếp xúc của các cá nhân
trong cộng đồng tại cùng một thời điểm, cho hình ảnh chụp nhanh về bệnh tật hoặc
sức khỏe của cộng đồng tại một thời điểm.
- Mục đích :
• Xác định gánh nặng TNTT một cộng đồng, quốc gia, khu vực ( cụ thể là khu
vực 1,2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ)
• Giúp nhà quản lý có cơ sở hoạch định chính sách
• Giúp nhà lập kế hoạch có cơ sở lập kế hoạch
• Có số liệu nền giúp đánh giá tác động của các giải pháp can thiệp
• Đặt giả thuyết về mối quan hệ giữa TNTT và tiếp xúc nguy cơ
- Hạn chế:
• Khi thiết kế chỉ trên một nhóm/ không có nhóm so sánh nên không kiểm định
được giả thuyết về quan hệ
• Ghi nhận hiện trạng tại một thời điểm nên không ghi nhận được sự chuyển
dịch của các cá thể trong quần thể
2.2.2. Cỡ mẫu:
Nghiên cứu được tiến hành trên 1041 người sống tại khu vực 1 và 2, phường
Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
2.2.3. Cách chọn mẫu:
- Cách chọn mẫu: mẫu được chọn phải đại diện cho quần thể khảo sát bao gồm
một số phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
+ Chọn mẫu phân tầng
+ Chọn mẫu cụm
- Cỡ mẫu: 2
2
2/1
)1(
d
pp
Zn a
−
= −
Tính cỡ mẫu cho cuộc điều tra này với p=5% (tỉ lệ tai nạn thương tích). Z: hệ
số tin cậy=1.96, d=0.015 => n=811 cộng 5% sai số làm tròn 880. Điều tra toàn bộ
thành viên trong gia đình, trung bình 4 người/1 hộ => 220 hộ
- Cách thức chọn mẫu:
12
• Chọn ngẫu nhiên 260 hộ gia đình sống tại khu vực 1 và 2, phường Trà
An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ để phỏng vấn và thu thập
thông tin.
• Người được phỏng vấn: Người nội trợ chính hoặc đại diện của gia
đình từ 18 tuổi trở lên
• 13 sinh viên được phân công phỏng vấn và thu thập thông tin, mỗi
sinh viên sẽ phỏng vấn và lấy thông tin của 20 hộ gia đình.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu:
 Biến số là đặc điểm của người, vật hoặc hiện tượng có thể nhận các giá trị
khác nhau. Biến số bao gồm biến định lượng, biến định tính (nhị giá, định
danh, thứ tự).
 Việc lựa chọn biến số phải dựa vào mục tiêu nghiên cứu. Cần định nghĩa
về biến số để việc thu thập thông tin chính xác hơn
* Các biến số nghiên cứu đã được khảo sát trong nghiên cứu này:
• Tai nạn thương tích ( Định nghĩa theo chương I )
• Loại tai nạn thương tích: TNGT, té ngã, ngộ độc,…
• Địa điểm xảy ra TNTT: khu vực, vị trí mà TNTT diễn ra như ở nhà,
trường học, nơi công cộng, đường đi lại,…
• Vị trí tổn thương: cơ quan, bộ phận của cơ thể bị tổn thương do TNTT
như đầu, cổ, ngực,…
• Mức độ tổn thương: nhằm đánh mức độ tổn thương, hậu quả do TNTT để
lại.
• Xử trí khi bị TNTT: bao gồm những sơ cứu ban đầu, nơi điều trị, người
điều trị, thời gian điều trị và cách thức điều trị cho nạn nhân khi bị TNTT.
• Các ảnh hưởng khi bị TNTT: bao gồm những tổn hại do TNTT gây ra đối
với sức khỏe và cuộc sống của nạn nhân và gia đình của họ.
• Thực hành phòng ngừa TNTT : nhằm khảo sát tình hình thực hiện các
hoạt động, biện pháp nhằm phòng ngừa TNTT của người dân
2.2.5. Cách thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu:
* Các phương pháp đã thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung
trên:
2.2.5.1. Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá tình hình TNTT tại thành phố
Cần Thơ
- Phương pháp thu thập thông tin
• Thu thập các tài liệu tổng quan về hiện trạng tai nạn thương tích của người
dân và một số yếu tố liên quan...
• Thu thập thông tin về một số thống kê tai nạn thương tích trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
• Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về tỷ lệ tai nạn thương tích, nguyên
nhân phổ biến, các biện pháp phòng ngừa và một số trường hợp tai nạn
thương tích phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
13
- Phương pháp điều tra thực địa
• Phỏng vấn và ghi phiếu điều tra cho các hộ gia đình tại khu vực khảo sát.
Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập số liệu thông qua hỏi đối tượng nghiên
cứu. Công cụ phỏng vấn là bộ câu hỏi soạn sẵn.
• Quan sát tình hình thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương
tích ở các hộ gia đình được phỏng vấn và ghi phiếu điều tra. Đây là
phương pháp lựa chọn, quan sát và ghi chép một cách có hệ thống về các
hành vi và đặc tính của đối đượng NC.
2.2.5.2. Nội dung 2: Đánh giá các khả năng phòng chống TNTT tại khu
vực đã khảo sát:
- Phương pháp phân tích hệ thống
• Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động.
• Phân tích số liệu theo từng câu hỏi và theo mục tiêu nghiên cứu.
• Phân tích xác định được yếu tố nào gây tác động đến tỷ lệ TNTT nhiều
nhất.
• Phân tích nguyên nhân – hậu quả: Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp
các hộ gia đình và các số liệu thu thập được để đánh giá hiện trạng và hệ
thống lại tất cả các nguyên nhân tiềm năng gây TNTT ở các hộ gia đình.
• Phân tích các điểm mạnh, yếu của các hộ gia đình trong việc thực hiện
phòng chống TNTT từ quá trình tìm hiểu để rút ra kết luận và những cơ
hội, thách thức để xây dựng các giải pháp nhằm định hướng chiến lược
cho công tác phòng chống TNTT.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
• Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình TNTT và
các yếu tố liên quan. Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ
các hộ gia đình khảo sát.
• Các bước thực hiện thống kê và xử lý số liệu:
* Kiểm tra chất lượng số liệu:
- Bộ số liệu cần được kiểm tra tính đầy đủ và thống nhất của số liệu:
+ Một số biến không có thông tin. Cần loại ra các phiếu mất nhiều
thông tin
+ Sự không thống nhất trong bộ câu hỏi
* Phân loại và mã hoá lại số liệu
* Nhập liệu và kiểm tra sai số trong nhập liệu: sử dụng chương trình Mc
Excel
* Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình Mc Excel
* Tóm tắt số liệu vào các bảng hoặc biểu đồ
• Biện luận về kết quả khảo sát của nhóm so qui định của các văn bản, so
những khảo sát hoặc nghiên cứu tác giả trước, lý giải sự khác biệt.
2.2.5.3. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp phòng chống TNTTcho các hộ
gia đình tại Cần Thơ.
Phương pháp chuyên gia
14
• Tham vấn từ các chuyên gia TNTT nhằm hoàn thiện các giải pháp
phòng chống TNTT đề xuất.
15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU
 Tổng số người trong khu vực khảo sát: 1041 người.
3.1.1. Đặc điểm phân bố dân cư theo giới tính:
Bảng a. Tỷ lệ giới tính của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình
Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013:
Giới
tính
Số người Tỉ lệ (%)
Nam 515 49.5
Nữ 526 50.5
16
* Nhận xét: Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1. Tuy nhiên, số người nam ít hơn số
người nữ 11 người.
3.1.2. Đặc điểm phân bố dân cư theo nghề nghiệp:
Bảng a. Phân bố dân số theo nghề nghiệp của khu vực khảo sát phường Trà
An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: người):
Nghề Số người
Nông, lâm, ngư nghiệp 58
Làm cho nhà nước 168
Làm cho tư nhân 144
Làm nghề tự do 174
Nghề thủ công 16
Nội trợ 128
Hưu, hết LĐ 66
HS, SV 178
Còn nhỏ 106
Khác 3
Tổng 1041
17
16.1%
13.8%
16.7%1.5%
12.3%
6.3%
17.1%
10.2%
0.3%
5.6% Nông, lâm, ngư nghiệp
Làm cho nhà nước
Làm cho tư nhân
Làm nghề tự do
Nghề thủ công
Nội trợ
Hưu, hết LĐ
HS, SV
Còn nhỏ
Khác
Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số theo nghề nghiệp của khu vực khảo sát, phường
Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: %).
Nhận xét: Nhóm HS-SV chiếm tỉ lệ cao nhất với 17.1%
3.1.3. Đặc điểm phân bố dân cư theo độ tuổi:
Độ tuổi trung bình: 33.5
Bảng a. Dân số phân theo độ tuổi của khu vực khảo sát phường Trà An, quận
Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: người):
Độ tuổi Số người
0-14 197
15-65 782
65 trở lên 62
Tổng 1041
18
18.9%
75.1%
6.0%
0-14
15-65
65 trở lên
Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số theo độ tuổi của khu vực khảo sát phường Trà
An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
Nhận xét:
 Độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất 75.2%
 Trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 5.2%
3.1.4. Đặc điểm phân bố dân cư theo trình độ học vấn:
57.5%
20.0%
13.9%
8.5%
Cấp 1 trở xuống
Cấp 2
Cấp 3
Trên cấp 3
19
Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số phân theo trình độ học vấn của khu vực khảo sát
phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: %).
Nhận xét:
 Trình độ học vấn tương đối thấp
 Trình độ cấp 1 trở xuống cao nhất với 57.5%
 Trình độ học vấn trên cấp 3 thấp nhất với 8.5%
3.1.5. Đặc điểm phân bố dân cư theo dân tộc:
Bảng cơ cấu dân số theo dân tộc của khu vực khảo sát phường Trà An, quận
Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013:
Dân tộc Số người Tỉ lệ
Kinh 1035 99.4%
Hoa 1 0.1%
Khơmer 2 0.2%
Khác 3 0.3%
Nhận xét: Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số dân, trong khi tỉ lệ người
dân tộc rất ít.
3.2. TÌNH HÌNH TNTT CỦA QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình điều tra và thống kê, ghi nhận được tổng số trường hợp bị
TNTT tại khu vực khảo sát giai đoạn 2012-2013 là 21 trường hợp.
Tỉ suất chấn thương của khu vực khảo sát: 2017 vụ/100000
3.2.1 Theo giới tính:
Bảng a. Thống kê số trường hợp bị tai nạn thương tích theo giới tính ở khu
vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013:
Giới
Trường
hợp
Tỉ lệ (%)
Nam 15 71.4
Nữ 6 28.6
20
Nhận xét: Tỷ lệ TNTT ở nam cao gấp 2.5 lần nữ: nam 71.4%, nữ 28.6%.
3.2.2. Theo lứa tuổi:
Bảng a. Thống kê lứa tuổi bị TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận
Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
Tuổi Số trường hợp Tỉ lệ (%)
0 - 5 2 9.5
6 - 14 2 9.5
15 - 65 17 81.0
Sau 65 0 0.0
Nhận xét:
 Tỉ lệ TNTT cao nhất ở độ tuổi lao động (15 – 65 tuổi) chiếm 81%.
 Thấp nhất là ở độ tuổi sau lao động( sau 65 tuổi): 0%
9.5% :độ tuổi 0 – 5 tuổi và 6 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ bằng nhau.
3.2.3. Theo thời gian xảy ra TNTT:
Bảng a. Thống kê khoảng thời gian xảy ra TNTT ở khu vực khảo sát phường
Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013:
Giờ Trường hợp Tỉ lệ (%)
0 – 11 7 33.3
11 – 17 5 23.8
17 – 24 7 33.3
Không rõ, không nhớ 2 9.5
21
Nhận xét: Các khoảng thời gian trong ngày đều có tỉ lệ xảy ra TNTT gần như
nhau.
3.2.4. Theo ngành nghề:
Hình a. Biểu đồ thể hiện TNTT theo ngành nghề ở khu cực khảo sát phường
phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
Nhận xét: TNTT tập trung cao nhất ở lao động tư nhân (6 vụ)
và người lao động tự do (4 vụ).
3.2.5. Theo trình đọ học vấn:
22
Hình a. Biểu đồ cơ cấu TNTT theo trình độ học vấn ở khu vực khảo sát phường Trà
An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
3.3. NGUYÊN NHÂN TNTT
Hình a. Bảng thống kê nguyên nhân gây tai nạn thương ở khu vực khảo sát phường
Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013
Nhận xét: Trong các nguyên nhân gây tai nạn thương tích phổ biến hiện nay
thì tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất 52.4%. Trong khi đó nguyên nhân như té
ngã,động vật/côn trùng cắn đều chiếm 14.3%
23
3.4. XỬ TRÍ TNTT
Trong thời gian khảo sát (từ năm 2012-2013), số trường hợp ghi nhận bị
TNTT là 21 trường hợp, trong đó có:
- 1 trường hợp không đưa đến cơ sở y tế.
- 5 trường hợp có sơ cứu tại nơi bị TNTT
- 2 trường hợp phải làm phẫu thuật
Bảng thống kê những người sơ cứu cho nạn nhân bị TNTT ở khu vực khảo
sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
STT NGƯỜI SƠ CỨU SỐ TRƯỜNG HỢP
1 Tự sơ cứu 1
2 Cán bộ y tế 2
3 Người thân 3
24
11
2
6
1 1
0
2
4
6
8
10
12Số trường hợp
Trạm y tế xã/
phường
Cơ sở y tế
tuyến huyện
Bệnh viện tính/
thành phố
Bệnh viện trung
ương
Bệnh viện tư
nhân
Cơ sở y tế điều trị đầu tiên
Hình a. Biểu đồ thống kê các cơ sở y tế điều trị đầu tiên cho nạn nhân bị
TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn
2012-2013
Nhận xét: Cơ sở y tế điều trị đầu tiên cho nhiều trường hợp TNTT nhất là
trạm y tế xã/phường (11 trương hợp).Trong các trường hợp chấn thương có đến
95,2% trường hợp được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu, trong đó 52,4% trường hợp
được điều trị tại trạm y tế phường. và có đến 30% được vận chuyển đến bệnh viện
tuyến Thành phố, trong khi vận chuyển đến bệnh viện tuyến quận chỉ chiếm 10%
trường hợp.
Bảng a. Thống kê thời gian nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên của khu vực
khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013.
STT
THỜI GIAN NẠN NHÂN
ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ ĐẦU TIÊN
SỐ
TRƯỜNG HƠP
Tỉ lệ
1 Dưới 30 phút 14 66,67%
2 30 phút - 1 giờ 4 19,05%
3 Từ trên 1 - 3 giờ 1 4,67%
4 Trên 24 giờ 1 4,67%
5 Không rõ 1 4,67%
25
Nhận xét: Khi xảy ra TNTT, hầu hết các trường hợp nạn nhân được đến cơ sở
y tế đầu tiên sớm. Cụ thể, có tới 66.7% trường hợp có thời gian vận chuyển nạn
nhân đến cơ sở y tế đầu tiên dưới 30 phút. Người dân tận dụng được rất tốt thời gian
vàng trong chấn thương. Ở đây có một trường hợp vận chuyển trên 24 giờ là do nạn
nhân lúc bị tai nạn, vẫn ổn định nhưng sang các ngày sau đó thấy khó chịu nên mới
đi đến khám ở ở cơ sở y tế.
Bảng a. Thống kê các phương tiện vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đầu
tiên của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn
2012-2013.
STT
PHƯƠNG TIỆN VẬN
CHUYỂN
NẠN NHÂN ĐẾN CƠ SỞ Y
TẾ ĐẦU TIÊN
SỐ
TRƯỜNG
HỢP
Tỉ lệ
1 Xe cứu thương 2 9,52%
2 Xe ô tô 1 4,76%
3 Xe máy 17 80,95%
4 Xe đạp/ xích lô/ ba- gác 1 4,76%
Nhận xét: Phương tiện sử dụng để vận chuyển nạn nhân thông dụng nhất là
xe gắn máy (chiếm 81% số trường hợp bị TNTT).
Bảng a. Thống kê các phương pháp sơ cứu ban đầu cho nạn nhân TNTT ở
khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-
2013
PHƯƠNG PHÁP
SƠ CỨU BAN ĐẦU
STT PHƯƠNG PHÁP SỐ TRƯỜNG HỢP
1 Băng bó 4
2 Cầm máu 2
3 Cố định xương khớp 1
4 Không nhớ 1
26
Nhận xét: Trong số 8 trường hợp chấn thương được sơ cứu tại chỗ (chiếm
23,8% tổng số trường hợp TNTT), băng bó là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất: 4 trường hợp.
3.5. THƯƠNG TỔN VÀ GÁNH NẶNG TRONG TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH
Bảng a. Thống kê tỉ lệ nằm viện qua đêm của nạn nhân TNTT ở khu vực
khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013:
Nạn nhân có phải nằm viện qua đêm không Tần số Tỉ lệ
Có 6 28.6%
Không 15 71.4%
không nhớ/ không rõ 0 0.0%
27
Nhận xét: Số nạn nhân phải nằm viện ít hơn so với số nạn nhân phải nằm
viện gần 3 lần.
3.6. THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Bảng thống kê số hộ thực hiện và không thực hiện phòng ngừa TNTT ở khu
vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013
NỘI DUNG PHÒNG NGỪA Thực
hiện
Không
thực
hiện
GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
Đội mũ bảo hiểm 241 2
Không lái xe sau khi uống rượu 167 26
NGÃ
Gắn tay vịn cho cầu thang trong
nhà
26 10
Cửa sổ tầng 2 trở lên đều có thanh
chắn/ song chắn
28 4
Chống trơn trợt cho sàn các nhà
tắm
217 39
Chống trơn trợt cho mặt sàn ở các
bậc tam cấp/ bậc thềm
200 47
ĐỘNG VẬT
CẮN
Tiêm phòng dại cho chó 84 30
Xích nhốt chó 71 43
ĐIỆN GIẬT Lắp nắp đậy cho cầu giao/cầu chì 247 11
28
Hình a. Biểu đồ thống kê tình hình phòng ngừa TNTT ở các gia đình có trẻ
em dưới 6 tuổi ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ
giai đoạn 2012-2013.
Nhận xét: Nhìn chung người dân có ý thức tốt trong phòng ngừa TNTT cho trẻ dưới
6 tuổi, tuy nhiên về phòng chống đuối nước cần được quan tâm nhiều hơn
29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
* Các số liệu thống kê hiện tại được so sánh với thống kê cả nước năm
2011.
4.1. BÀN LUẬN TÌNH HÌNH TNTT
4.1.1. Theo giới:
Tương tự như trên cả nước, tỉ lệ TNTT ở nam vẫn cao hơn ở nữ (tỉ lệ nam
của vùng 71.4% cả nước 68.48%)
-Nam là lao động chính trong gia đình thường làm các công việc nặng
-Nam thường điều khiển giao thông và sử dụng rượu bia hơn nữ.
4.1.2. Theo tuổi:
Tỉ lệ TNTT ở độ tuổi từ 0-5 của vùng (9.5%) cao hơn so với cả nước (0.4 %)
tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tỉ lệ TNTT ở độ tuổi lao động (81%) vì
+ Tham gia giao thông nhiều
+ Độ tuổi lao động chính nên khả năng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cao hơn.
4.1.3. Theo nghề nghiệp:
TNTT ở nhóm nghề nông lâm ngư nghiệp trên phạm vi cả nước chiếm tỉ lệ cao nhất
(28.61%) và cao hơn rất nhiều so với trong khu vực (9.52%), do tỉ lệ người dân làm
nghề nông lâm ngư nghiệp ở khu vực không cao (5.6%)
-TNTT tập trung cao nhất ở người lao động tự do (19.05%) và lao động tư
nhân(23.8%) và cao hơn so với cả nước lần lượt là 7.35% và 12.63%
+ Thiếu phương tiện bảo hộ
+ Quản lý thiếu chặt chẽ
+ Trang thiết bị không đạt chuẩn
4.1.4. Trình độ học vấn:
Tương đối thấp nên việc tiếp cận và chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao
thông,bào hộ lao động,…còn thấp dẫn đến tỉ lệ TNTT cao(2.01%) so với cả nước
(0.74%)
4.2. BÀN LUẬN NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây TNTT cao nhất của vùng là TNGT (chiếm 55%), cao hơn 15.54%
so với cả nước năm 2011 (39.46%) do ý thức thực hiện an toàn giao thông vẫn còn
kém: chạy xe ẩu, hay uống rượi bia trong lúc chạy xe(????).
Tuy nhiên số trường hợp tử vong do TNGT của vùng là 0%, thấp hơn so với cả nước
(52.75%), do tỷ lệ đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông tăng (91%) và đa số
người dân đều có băng lái xe (91%)
TNTT do té ngã(15%), do động vật, côn trùng cắn (15%), cao hơn so với cả nước
lần lượt là 2.78%, và 9.32% do
Không đảm bảo an tòan nơi ở, nơi làm việc
30
Sàn nhà ít lát gach chống trơn truợt, ban công không có rào chắn hay không
đủ độ an tòan
Nguời dân không tuân thủ các nguyên tắc an toàn
Trêu chọc hay chơi đùa với nó 33%
Không được xích an toàn để thả rông 67%
4.3. BÀN LUẬN XỬ TRÍ:
-Do trạm y tế phường, nằm trên trục đường chính (đường Lê Hồng Phong – Cách
Mạng Tháng 8) chính vì vậy rút ngắn thời gian vận chuyển nạn nhân.
-Riêng đối với bệnh tuyến thành phố do tập trung đội ngũ cán bộ chuyên môn cao,
trang thiết hiện đại và cùng năm trên trục đường với bệnh viện quận nên người dân
có phần căn nhắc kỹ hơn trong việc lựa chọn cơ sở y tế điều trị
4.4. BÀN LUẬN THƯƠNG TỔN VÀ GÁNH NẶNG:
Thương tổn của nạn nhân: do đa phần trong các vụ tai nạn giao thông người điều
khiển có ý thức chấp hành luật tương đối tốt như có đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông nên khi có tai nạn xảy ra thương tổn vẫn ở mức nhẹ
Vị trí tổn thương: đa phần ở tay,chân và vai do khi bị tai nạn người bị nạn thường
dùng tay chân để chống đỡ nên khả năng xay xát cao hơn ngoài ra tay chân và vùng
vai rất dễ bị trật nếu bị tác động ( điều này làm hạn chế khả năng làm việc)
Nằm viện: chiếm tỉ lệ thấp do thương tổn không nghiêm trọng và tâm lí ngại nằm
viện của người dân
Gánh nặng bệnh tật: hạn chế sinh hoạt thường ngày của bản thân nạn nhân và cần sự
trợ giúp của người thân thêm vào đó đa phần là lao động chính (66.7%) nên ảnh
hưởng thu nhập đến các hộ gia đình
4.5. BÀN LUẬN PHÒNG NGỪA
Tỉ lệ thực hiện phòng ngừa TNTT của người dân tương đối cao, do:
- Nhận thức về mức độ nguy hại của TNTT của người dân cao
- Công tác tuyên truyền của địa phương khá tốt
Tuy nhiên tỉ lệ phòng ngừa TNTT do chất hóa học,tẩy rửa chưa cao vì: các chất tẩy
rửa được sử dụng thường xuyên nên người dân lơ là trong việc cất giữ
31
KẾT LUẬN
 Tình hình TNTT của quần thể nghiên cứu:
Qua thống kê khu vực khảo sát, ghi nhận được 21 trường hợp bị TNTT.
Tỉ suất TNTT của người dân: 2017 vụ/100000 dân.
Một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ TNTT:
 Tỉ lệ TNTT ở nam cao gấp 2.5 lần nữ: nam (71.4%), nữ (18.6%).
 Người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất: 81%. Trong khi đó, Thấp
nhất là ở độ tuổi sau lao động( sau 65 tuổi): không có trường hợp nào.
 Nạn nhân thường là lao động cho tư nhân (23.8%) và cũng thường là lao
động chính của gia đình (66.7%).
 Xử trí TNTT:
Có 1 trường hợp không đưa đến cơ sở y tế. Các trường hợp còn lại đều được
đưa đến điều trị ở cơ sỏ y tế. Trong đó 52,4% trường hợp được điều trị tại trạm y tế
phường. và có đến 30% được vận chuyển đến bệnh viện tuyến Thành phố, trong khi
vận chuyển đến bệnh viện tuyến quận chỉ chiếm 10% trường hợp.
Khi xảy ra TNTT, hầu hết các trường hợp nạn nhân được đến cơ sở y tế đầu
tiên sớm. Cụ thể, có tới 66.7% trường hợp có thời gian vận chuyển nạn nhân đến
cơ sở y tế đầu tiên dưới 30 phút.
Thương tổn ở chân (50%) và. vai, tay (25%) là thường gặp nhất. Các thương
tổn thường nhẹ và được điều trị hồi phục hoàn toàn(76.2%).
***********
32
KIẾN NGHỊ
 Tại tuyến xã, huyện:
1) Tổ chức định kỳ các buổi nói chuyện tại trạm y tế xã/phường về vấn đề
TNTT. Khuyến cáo người dân cần tích cực chủ động phòng ngừa TNTT.
2) Đề ra các chương trình tập huấn nâng cao trình độ cán bộ y tế xã/phường
trong việc điều trị, chăm sóc và dự phòng TNTT cho người dân.
 Công tác tuyến trên:
1) Chính quyền và các ban ngành lao động – xã hội của tỉnh cần có các biện
pháp nhằm trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho các công
nhân ở các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời nâng cao ý thức sử dụng phương
tiện bảo hộ lao động cho công nhân.
2) Bệnh viện và trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe cùng sở y tế Cần Thơ
cần kết hợp với cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh truyền hình để
tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa TNTT qua các tranh ảnh, phóng sự,
bài viết,.. do bệnh viện cung cấp, tổ chức các cuộc mittinh tháng an toàn
giao thông, mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động -
phòng chống cháy nổ,..
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu trong nước
1. Website phòng chống TNTT
http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/HomeArea.jsp?area=222
2. Dịch tể học TNTT- Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế
http://www.hspi.org.vn
3. Nguyễn Thúy Quỳnh (2012) Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn
thương tích cho học sinh dựa vào nhà trường tại Thành phố Đà Nẵng, luận văn tiến
sĩ y tế công cộng - Trường Đại Học Y Tế Công Cộng.
4. Tổng quan Thành phố Cần Thơ
http://violet.vn/phutan/present/show/entry_id/8080955
5. Cách phòng chống các loại hình TNTT – Viện sốt rét côn trùng Quy Nhơn
http://www.impe-qn.org.vn
 Tài liệu nước ngoài:
1. Định nghĩa TNTT
http://ezinearticles.com/?Definition-of-Personal-Injury&id=3723546
2. Báo cáo toàn cầu về tình hình tai nạn thương tích
http://www.who.int
34
PHỤ LỤC
STT HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH
1
Nguyễn Ngọc Liên
105301028
7 Đặt vấn đề
2
Đồng Trường Giang
105301026
4 Tổng quan
3
Nguyễn Thị Thanh Kiều
105301028
5 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4
Đoàn Ngọc Đoan Khanh
105301028
0 Bàn luận & thuyết trình
5
Phạm Ngọc Huyền
105301027
6
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Đặc điểm quần thể nghiên cứu
6
Thạch Ngọc Minh
105301029
7
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Tình hình tai nạn thương tích
7
La Đức Huy 105301027
5
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Nguyên nhân tai nạn thương tích
8
Nguyễn Duy Khuê
105301028
3
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Xử trí ban đầu khi bị tai nạn thương tích
9
Đặng Lê Hồng Ngân
105301030
0
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Thương tổn và gánh nặng
10
Phạm Thị Hồng Nhung
105301031
3
Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu-
Thực hành phòng ngừa
11
Võ Thị Thùy Linh
105301028
8 Bàn luận & chuẩn bị bài thuyết trình
12
Ngô Như Ngọc
105301030
5 Bàn luận & thuyết trình
13
Lê Hoàng Mỡn
105301029
6 Kết luận & kiến nghị
35

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM nataliej4
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiMan_Ebook
 
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếBài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếvinhvd12
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGGreat Doctor
 
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨNBỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨNGreat Doctor
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGSoM
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMSoM
 
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...SoM
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuSoM
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phátĐề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
Đề tài: Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
BÀI GIẢNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAYLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha NoiSlide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
Slide Tot Nghiep y Khoa y Ha Noi
 
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tếBài giảng ths. lý-rác thải y tế
Bài giảng ths. lý-rác thải y tế
 
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNGBÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
BÀI GIẢNG NHÂN HỌC Y HỌC VÀ CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
 
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨNBỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
BỆNH HỌC VIÊM VÀ NHIỄM KHUẨN
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
 
Vi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gapVi khuan thuong gap
Vi khuan thuong gap
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄMDỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
 
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
TRẦM CẢM VÀ CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUY...
 
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAYLuận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
Luận án: Thực trạng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, HAY
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệpTai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
 
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễuKhái niệm biến số và yếu tố nhiễu
Khái niệm biến số và yếu tố nhiễu
 

Similar a Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích

Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh nataliej4
 
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptx
PHÒNG  CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptxPHÒNG  CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptx
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptxNgcHoBi
 
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾlamnk
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyenTailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyenTrần Đức Anh
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chunghoasengroup
 
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Thuan Kim
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...tcoco3199
 

Similar a Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích (20)

Hiệu quả can thiệp tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi
Hiệu quả can thiệp tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổiHiệu quả can thiệp tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi
Hiệu quả can thiệp tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi
 
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
Thuc trang tai nan thuong tich tre em duoi 15 tuoi va mot so can thiep du pho...
 
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...
Thực trạng và công tác cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt...
 
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
Chuyên Đề Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Học Sinh
 
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...
Nghien cuu tai nan thuong tich o tre em duoi 16 tuoi va hieu qua can thiep cu...
 
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptx
PHÒNG  CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptxPHÒNG  CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptx
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH.pptx
 
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
Thuc trang tai nan thuong tich tai cong dong tinh kon tum giai doan 2014 2016
 
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại ...
 
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ baBảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
 
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾKHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
KHUYẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG DỊCH & PHỤC HỒI KINH TẾ
 
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
Ty le hien mac mot so benh man tinh va ganh nang chi phi ho gia dinh cho cham...
 
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyenTailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyen
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chung
 
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...
Tinh trang stress, lo au, tram cam cua can bo y tekhoi lam sang benh vien da ...
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
 
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng ( tpcn )
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
Xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng - dược phẩm - nhà t...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...
Luận Văn Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Căn Nguyên Vi Rút Gây ...
 
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thốngBảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống
 

Más de Nguyen Khue

Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhNguyen Khue
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânNguyen Khue
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứNguyen Khue
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia PresentationNguyen Khue
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology PresentationNguyen Khue
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhNguyen Khue
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceNguyen Khue
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyNguyen Khue
 

Más de Nguyen Khue (11)

Full
FullFull
Full
 
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn địnhUnstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
Unstable Angina Treatment - Đau thắt ngực không ổn định
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứKhảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
Khảo sát chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên y năm thứ
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Pneumonia Presentation
Pneumonia PresentationPneumonia Presentation
Pneumonia Presentation
 
Gynaecology Presentation
Gynaecology PresentationGynaecology Presentation
Gynaecology Presentation
 
Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinhVàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh
 
Hemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbanceHemodynamic disturbance
Hemodynamic disturbance
 
In tech coronary-angiography
In tech coronary-angiographyIn tech coronary-angiography
In tech coronary-angiography
 

Bài báo cáo tình hình tai nạn thương tích

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho con người. Mỗi năm có đến hàng triệu người tử vong vì tai nạn thương tích và hàng chục triệu người khác phải gánh chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong. Riêng ở Việt Nam con số này cũng không nhỏ, cứ 100000 người là có 88.4 người tử vong do tai nạn thương tích, nguyên nhân cao gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền nhiễm. Đối với mỗi lĩnh vực thương tích, có những biện pháp làm giảm khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của thương tích đã được kiểm chứng….nhưng nhận thức về vấn đề này và khả năng ngăn chặn nó, cũng như cam kết chính trị để thực hiện phòng ngừa tai nạn thương tích vẫn còn ở mức chưa thể chấp nhận được. * Tai nạn thương tích, một trong nhưng nguyên nhân hang đầu gây tử vong ở Việt Nam, nguy hiểm hơn cả bệnh tật: Cuộc khảo sát tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS) do bộ LĐ, TB&XH phối hợp với các bộ ngành lien quan, Trường ĐH Y tế Công cộng và Mạng lưới nghiên cứu Ý tế công cộng VN, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế UNICEF, WHO thực hiện trên quy mô toàn quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ tai nạn thương tích do tất cả các nguyên nhân ở Việt Nam là cao so với thế giới và số người tử vong do tai nạn thương tích còn cao hơn so với các bệnh lây nhiễm và không lây. Cuộc khảo sat tiến hành với 50 000 hộ gia đình trên 63 tỉnh thành. Kết quả cho thấy trong các nguyên nhân gây tử vong hang đầu là tai nạn giao thong, ngã, đuối nước, vật sắt nhọn hoặc động vật tấn công….. Trong số các tai nạn gây tử vong, tai nạn giao thong là nguyên nhân hang đầu với tỷ suất là 16.6/100000. Với tỷ suất này ước tính năm 2010 ở Việt Nam có trên 15000 người tử vong do tai nạn giao thong, con số ngày càng cao hơn số liệu báo cáo của cảnh sát giao thong và tương đương số liệu theo dõi của ngành y tế. Trong tai nạn giao thông, 75% số vụ tử vong có lien quan đến xe máy, tỷ lệ tử vong khi đi bộ xấp xỉ là 15% trong khi đó đi xe đạp tỉ lệ tử vong chỉ chiếm chưa đến 5%. Vùng Đông Nam Bộ có tổng số tử vong do tai nạn giao thong cao nhất, thứ hai là Đồng bằng sông Hồng. TRong đó, Hà Nội là địa phương có tổng số tử vong do tai nạn giao thong cao nhất (gần 1000 trường hợp), tiếp đến là TP. HCM và Đồng Nai Kết quả điều tra VNIS 2010 cũng cho thấy, ngã là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các nguyên nhân tai nạn thương tích, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng trên 60 tuổi. 1
  • 2. * Gánh nặng do tai nạn thương tích để lại: Theo đánh giá của các chuyên gia, một điều đáng lo ngại nữa được đặt ra là còn có hàng trăm ngàn trường hợp bị tai nạn thương tích không dẫn đến tử vong mỗi năm đang cần được điều trị và có thể phải chăm sóc lâu dài. Đây chính là gánh nặng khổng lồ mà hệ thống y tế cũng như các gia đình, cộng đồng và xã hội đang phải gánh chịu.. Theo kết quả khảo sát tỷ suất tai nạn thương tích không tử vong ở Việt Nam khá cao, ước tính một năm có tới 1,8 triệu lượt người bị tai nạn thương tích khác nhau phải nghỉ việc hoặc cần đến chăm sóc y tế. Theo tính toán với tỷ lệ 36% nạn nhân phải nhập viện tối thiểu 1 ngày thì chỉ tính riêng các nguyên nhân tai nạn thương tích thì hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam mỗi năm phải đón nhận tới 600.000 nạn nhân do tai nạn thương tích tới điều trị và nằm viện trung bình mỗi người là khoảng 10 ngày. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra một thực tế, mặc dù có sự thay đổi tích cực cả về tử vong và thương tích nhưng mô hình tai nạn thương tích ở Việt Nam vẫn không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân gây tử vong và thương tích hàng đầu ở Việt Nam vẫn là TNGT và đuối nước. Đặc biệt, tai nạn thương tích cũng có sự phân hóa cao giữa các nhóm tuổi, vùng miền và các nguyên nhân tai nạn thương tích khác nhau. Trung du miền núi phía Bắc 53,5/100.000 dân và Đồng bằng Sông Hồng 52,8/100.000 dân) là nơi có tỷ suất tử vong cao nhất trong cả nước. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Doãn Mậu Diệp, tai nạn thương tích đã để lại hậu quả nặng nề, có đến 35% trường hợp tai nạn thương tích để lại di chứng, trong đó, 6% tàn tật vĩnh viễn. Những con số này được tích lũy hàng năm và tạo ra một gánh nặng lớn cho Việt Nam trong việc chăm sóc và cung cấp các phúc lợi xã hội cho nhóm này. Ngoài ra, các di chứng do tai nạn thương tích cũng sẽ làm mất đi cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho gia đình của nạn nhân và góp phần đẩy họ vào nguy cơ đói nghèo. Chính vì vậy, với thiết kế và quy mô lớn khảo sát sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể đúng đắn về thực trạng tai nạn thương tích ở Việt Nam và là số liệu nền tảng cho việc thiết lập và lập kế hoạch ưu tiên phòng chống tai nạn thương tích trong những năm tiếp theo. "Cuối năm, 2011 Bộ LĐ-TB &XH đã trình Chính phủ Chương trình phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em giai đoạn 2012 -2015. Đây là Chương trình can thiệp đồng bộ, đa ngành. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chương trình sẽ là một động lực vững chắc để giải quyết vấn đề tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay”-Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết thêm. 2
  • 3. * Khảo sát tình hình tai nạn thương tích ở xã Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ Góp phần vào công việc tìm kiếm nguyên nhân, khắc phục hậu quả và đưa ra những biện pháp dự phòng, chúng tôi thực hiện cuộc “Khảo sát tình hình tai nạn thương tích tại xã Trà AN, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ”.Các mục tiêu cần đạt được là xác định tỉ lệ tai nạn thương tích của người dân, và mô tả một số yếu tố lien quan đến tai nạn thương tích. 3
  • 4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHẤN THƯƠNG: Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam và đã được ghi nhận trước đây trong cuộc điều tra quốc gia đầu tiên về TNTT (Điều tra liên trường về tai nạn thương tích tại Việt Nam) do trường Đại học Y tế công cộng và các đối tác thuộc mạng lưới nghiên cứu y tế công cộng thực hiện vào năm 2001. Do là một vấn đề chỉ được nghiên cứu trong 10 năm gần đây, nên định nghĩa về TNTT vẫn còn chưa được dùng thống nhất chung giữa các tài liệu. Nhưng về mặt nội dung vẫn mang một tính thống nhất cơ bản. Việc xác định, định nghĩa chấn thương là một việc làm đầu tiên quan trọng vì nó sẽ vạch ra những định hướng đúng đắn cho chúng ta về đối tượng được nghiên cứu. Hầu hết các định nghĩa về chấn thương chỉ bao gồm các khía cạnh cơ học của chấn thương và chấn thương nghiêm trọng như thế nào. Sau đó mọi người ( cụ thể hơn là nhân viên y tế) thường chỉ chăm sóc để giảm số lượng các vết thương thể xác xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác cũng rất quan trọng để đi vào xem xét, chính là tình cảm, tâm lý, phục hồi chức năng, hậu quả kinh tế và tác động của người bị thương, gia đình của họ và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có thể không thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong nghiên cứu, nhưng nhìn vào những khía cạnh của thương tích khi ta xác định các vấn đề có thể cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề chấn thương thực sự. Trước tiên hai khái niệm cơ bản cần được chúng ta làm rõ: thế nào là tai nạn? Và thế nào là thương tích? 1.1.1. Thế nào là tai nạn: - Tai nạn là một sự kiện không định trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được. Ví dụ: + Một đứa trẻ chạy va vào phích nước bị bỏng. + Một học sinh đi ngang qua đường bị xe cán. + Một đứa trẻ trèo cây bắt tổ chim bị té gãy chân. 1.1.2. Thế nào là thương tích: - Thương tích: Tổn thương thực thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ xát, hoặc bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả cho cơ thể của một người qua vết bầm tím, bong gân, căng, gãy xương ... “Thương tích” thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng ( có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích, do vậy hiện nay trong các văn bản, tài liệu của Việt Nam người ta dùng chung thuật ngữ “Tai nạn thương tích”. 4
  • 5. “Tai nạn thương tích” là: - Thương tổn có chủ định hoặc không chủ định. - Liên quan đến va chạm giao thông, ngã, tai nạn lao động, va chạm, điện giật, chất hóa học, nhiệt độ . - Tổn thương: chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, gãy xương, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não, bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử . - Cần đến sự chăm sóc y tế, phải nghỉ học/nghỉ làm hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất 1 ngày. 1.2. CÁC LOẠI CHẤN THƯƠNG Dựa vào phân loại TNTT theo chủ định thì TNTT thường được chia thành hai nhóm lớn là tai nạn thương tích không có chủ định và tai nạn thương tích có chủ định. - TNTT không chủ định (vô ý): Là loại thương tích gây nên không chủ ý của những người bị TNTT hay của những người khác. TNTT không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể đoán trước được. Các trường hợp thường gặp là tai nạn thương tích do giao thông như tai nạn ô tô, xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc... - TNTT có chủ định: Loại hình tai nạn thương tích này gây nên do sự chủ ý của người bị tai nạn thương tích hay của cá nhân những người khác. Các trường hợp thường gặp là tự tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường học... Thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được. Dựa vào đối tượng chủ định thì TNTT có chủ định được phân loại thành: + TNTT chủ định do bản thân. + TNTT có chủ định do đối tượng khác. Dựa vào phân loại theo Nguyên nhân TNTT được chia thành:  Ngã/Té Ngã và những chấn thương do ngã là những tai nạn rất thường gặp ở trẻ em, ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lúc và mọi nơi. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài, nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như tính mạng của trẻ. * Nguyên nhân: - Do trẻ thiếu ý thức và kiến thức + Với đồ dùng, đồ chơi trên giá cao. + Ngồi trên bậu cửa sổ, lan can không có tay vịn. + Nhảy từ trên cao xuống (từ bàn, ghế…) + Chơi những trò chơi không an toàn. + Chạy nhảy, đuổi nhau, leo cây, trèo cầu thang… 5
  • 6. - Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh) để trẻ: + Ngã từ trên giường, võng gây tổn thương sọ não, cột sống. + Do bế tuột tay có thể dẫn đến chấn thương sọ não hoặc trật khớp… - Môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ: + Nhà cao tầng. + Cầu thang không đúng tiêu chuẩn…  Tai nạn giao thông Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngời xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, gây ra bởi các phương tiện và người tham gia giao thông. * Nguyên nhân - Tai nạn giao thông do con người tham gia giao thông: Người tham gia giao thông không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông. Người đi bộ chạy qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch đu bám tàu xe, đá bóng dưới lòng đường, phơi rơm rạ trên đường giao thông. Người đi xe đạp dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô... Người đi xe máy phóng nhanh, lạng lách. Lái xe ô tô uống rượu bia, không kiểm soát tốc độ... Đặc biệt nguy hiểm đối với các trường hợp vô ý thức có hành vi nguy hiểm gây chết người như: rải đinh trên đường cao tốc, ném đá lên tàu, tháo ốc vít trên đường ray tàu hoả... -Tai nạn giao thông do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp kém, xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn. - Tai nạn giao thông do đường xá chất lượng xấu, thiếu biển báo, đèn hiệu, đèn chiếu sáng...  Ngộ độc Khi một chất vô cơ hoặc hữu cơ dạng khí, lỏng hoặc rắn lọt vào cơ thể và gây tác động xấu cho sức khoẻ được gọi là Ngộ độc. Có hai loại ngộ độc,ngộ độc cấp và ngộ độc mãn. Ngộ độc cấp gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ em. - Ngộ độc cấp: khi chất độc vào cơ thể và gây nguy hại tức thì hoặc sau một vài giờ thì gọi là ngộ độc cấp, ví dụ như uống phải thuốc trừ sâu, chất axít hoặc chất kiềm mạnh, các loại thuốc tẩy rửa, ăn thức ăn ôi thiu... - Ngộ độc mãn: Khi con người thường xuyên tiếp xúc với chất độc liều lượng thấp, các loại hoá chất lâu dần dần tác hại đến các cơ quan nội tạng thì gọi là ngộ độc hoặc nhiễm độc mãn tính, ví dụ như ngộ độc chì ở những người có tiếp xúc với xăng dầu... 6
  • 7. * Các loại ngộ độc thường gặp: + Hóa chất: chất tẩy rửa (xà phòng, thuôc tẩy), xăng dầu, axít, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột… + Thuốc uống: uống thuốc quá liều, quá hạn, thuốc bẩn/ẩm, uống nhầm. + Khí: khí ga, khói bếp than tổ ong. + Thức ăn có có chất độc như: nấm độc, cá nóc, các loại cây/quả có chất độc + Các thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn ôi thiu…  Bỏng Bỏng là tổn thương của cơ thể ở mức độ khác nhau do tác dụng trực tiếp với các nguồn năng lượng: sức nóng, điện, hóa chất, bức xạ… để lại di chứng sẹo, tàn tật, thậm chí dẫn đến tử vong. * Nguyên nhân Trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ 02 - 05 tuổi dễ bị bỏng vì bản tính trẻ em rất hiếu động, tò mò, và nhiều khi do sự bất cẩn của người lớn. - Bỏng nhiệt ướt: bỏng do nước sôi, nồi canh hoặc nồi cám lợn sôi… Đây là nguyên nhân chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra khi phích nước sôi, đồ ăn nóng để ở trong tầm với hoặc lối đi của trẻ. Tai nạn còn xảy ra khi trẻ nấu ăn giúp bố mẹ. - Bỏng nhiệt khô: bàn là, ống bô xe máy, lửa, hơi nóng của lò nung… Thường do người lớn không chú ý hoặc trẻ nghịch ngợm, đốt lửa sưởi, đốt rơm rạ, đánh đổ dầu xăng gây bắt lửa… - Bỏng hoá chất: bỏng do vôi tôi, bỏng axít, kiềm… Do trẻ nô đùa cạnh hố vôi mới tôi sơ ý tụt chân xuống, sử dụng nhầm a xít. - Bỏng sét đánh/điện giật: Do trẻ nghịch điện hoặc do sét đánh thường rất nặng gây chết người do cháy hoặc ngừng thở ngừng tim.  Vật tù/ vật sắc nhọn Tai nạn gây ra bởi các vật sắc nhọn là một loại hình thương tích rất thường gặp ở trẻ em, xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi lúc. Thương tích do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả với các mức độ khác nhau, từ nhẹ (xây xát ngoài da, phần mềm…) đến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng (nhiễm trùng, hoại tử chi…), thậm chí rất nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. * Nguyên nhân: - Do thiếu hiểu biết, hiếu kỳ. - Đối với trẻ em có thể do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu kiến thức. - Do môi trường không an toàn.  Động vật/ côn trùng cắn: - Ong đốt 7
  • 8. - Rắn cắn - Chó cắn… * Nguyên nhân - Do trẻ thiếu hiểu biết, nghịch ngợm. - Do người lớn thiếu sự quan tâm, chăm sóc. - Do môi trường xung quanh không an toàn.  Đuối nước Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề. Đa phần trường hợp đuối nước rơi vào trẻ em độ tuổi từ 1 – 15. - Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối. * Nguyên nhân - Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối… - Do bản tính hiếu động, tò mò với các trẻ lớn tuổi hay với trẻ nhỏ là do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Có nhiều hoàn cảnh có thể gây đuối nước trẻ em như các giếng nước, bể nước, chum vại, chậu có miệng nhỏ, bồn tắm…không được rào, chắn, đậy cẩn thận. - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như : + Chum vại, bể nước… không có nắp đậy an toàn. + Sông, hồ, suối, ao… không có biển báo nguy hiểm, rào. + Lũ lụt xảy ra thường xuyên. + Những nơi có sông suối hồ ao, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.  Điện giật/ sét đánh: Điện giật và sét đánh rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Điện giật hoặc sét đánh sẽ tác động vào hệ thần kinh làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Dòng điện sẽ gây cháy bỏng và co rút các cơ bắp gây cảm giác đau nhức. người bị điện giật sẽ khó thở, rối loạn nhịp tim. Nếu bị nặng, đầu tiên sẽ ngừng thở sau đó tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt, bỏng nặng và co rút, tê liệt các cơ bắp. 8
  • 9. * Nguyên nhân Do tiếp xúc vào vật mang điện: - Sơ xuất khi tiếp xúc với nguồn điện hoặc vô ý chạm phải vật mang điện. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có điện truyền ra vỏ do các bộ phận cách điện bị hỏng. Hoặc không may bị dẫm vào dây điện hở, hay dây điện đứt rơi vào người. Do phóng điện: - Trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, lấy sào chọc dây điện cao thế, đến quá gần trạm biến thế điện cao thế. Trong các trường hợp này dù chưa chạm trực tiếp vào vật mang điện nhưng với một khoảng cách quá gần điện phóng qua không khí, giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể. - Sét đánh cũng là một hiện tượng bị điện giật do phóng điện từ trên đám mây tích điện xuống đất, thường đánh xuống các cây cao hoặc vùng đất có mỏ kim loại. Sét thường xảy ra khi trời có dông, mưa rào, mưa to  Đánh nhau/Hành hung  Tự tử 1.3. TÌNH HÌNH TNTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1. Trên thế giới: Theo tổ chức y tế thế giới TNTT là nguyên nhân hang đầu gây ra tàn tật và tử vong. Mỗi ngày trên thế giới có 16.000 người chết do tai nạn thương tích (theo WHO). Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài ngàn người bị thương tật vĩnh viễn. Có khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ 1-14 tuổi ở các nước đang phát triển là do chấn thương. Hàng năm có 2300 trẻ em này tử vong là chấn thương do tai nạn giao thông, ngã, bỏng, chết đuối,… Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cách rất lớn. Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị tai nạn thương tích cao. Đặc biệt tỉ lệ này ở trẻ em nghèo cao gấp 3-4 lần trẻ sống trong gia đình khá giả. Tỷ lệ của những tai nạn thương tích chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu, và là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với mỗi ca tử vong, WHO ước tính rằng có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lượt khám tại khoa cấp cứu và hàng ngàn cuộc hẹn gặp bác sĩ điều trị. Trong khi đó, mỗi ngày có 1.000 trẻ em tử vong do một chấn thương hoặc nhiều hơn, hoặc có thể để lại khuyết tật suốt đời, tuy nhiên điều này có thể ngăn chặn bằng các biện pháp phòng chống chấn thương. 9
  • 10. 1.3.2. Tại Việt Nam: Theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (2010), và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Thương tích giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, sau đó là ngã và đuối nước. Bên cạnh đó tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em (lứa tuổi 0-17) chiếm 88% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích là do vô tình. Trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên (0-19 tuổi). Kết quả Khảo sát quốc gia về tai nạn thương tích của Việt Nam cho thấy có hơn 35.000 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam trong năm 2010. Tại hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống tai nạn thương tích do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2011 thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 900.000 người bị TNTT và hơn 34.000 người tử vong. Trong đó, chiếm số lượng cao nhất là tử vong do tai nạn giao thông là 45% với 15.000 người chết mỗi năm. 10 địa phương có số người tử vong cao nhất là Hà Nội, Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Bình, Bình Thuận. 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TNTT Ở VIỆT NAM Để đạt được mục tiêu phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) ở Việt Nam trong những năm tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan, Trường Đại học Y tế Công Cộng và Mạng lưới nghiên cứu Y tế công cộng Việt Nam, được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO, tổ chức Atlantic Philanthropies đã triển khai Điều tra tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS) trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu của cuộc khảo này là nhằm triển khai thu thập số liệu với cỡ mẫu đại diện quốc gia để ước lượng các nguyên nhân tử vong, tai nạn thương tích hàng đầu và các yếu tố nguy cơ liên quan tới hành vi và môi trường dẫn đến các nguyên nhân hàng đầu gây TNTT ở Việt Nam. Nghiên cứu VNIS 2010 cũng khẳng định rõ vấn đề TNTT ảnh hưởng đến nhóm giới tính nam cao hơn gần gấp 2 lần so với nữ. Và có sự phân bố tương đối khác biệt của các nguyên nhân TNTT giữa các vùng kinh tế xã hội, thành thị/nông thôn. Phân tích cũng cho thấy có mối liên quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình và tình trạng mắc TNTT. 10
  • 11. Thực trạng về TNTT có từ rất lâu, thế nhưng chỉ vài năm trở lại đây TNTT mới được chú trọng trong các đề tài nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt gần đây hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống tai nạn thương tích lần 2 đã được tổ chức thành công tại Hà Nội vào ngày 25/10/2011, hội nghị lần 3 dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2013. 1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ NƠI KHẢO SÁT Thành phố Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương với tổng diện tích đất 140 nghìn ha (2008), tập trung 1.112.121 nhân khẩu đạt mật độ 836 người/km2 ( cao gấp 4 lần so với cả nước). Thành phố Cần Thơ nằm ở bờ tây sông Hậu. Là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước", là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mêkông. Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Về lĩnh vực y tế Cần Thơ đã có 58/76 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 97% trạm y tế có bác sĩ, 96% trạm có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 97% ấp có cán bộ y tế, 91% có dược sĩ trung học… Tại Cần Thơ có một số bệnh viện như: Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (quy mô 700 giường), Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4, Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơ, Bệnh viện Tây Đô, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Trung tâm Truyền máu và Huyết học khu vực Cần Thơ, Trung tâm chẩn đoán Y khoa, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ, Trung tâm tâm thần Cần Thơ, Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ (2011). Về cơ sở hạ tầng giao thông, Cần Thơ nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên mạng lưới giao thông thủy, bộ của thành phố đều được phát triển. Với 5 tuyến quốc lộ đi ngang qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 91 nối Cần Thơ với tỉnh An Giang, quốc lộ 80 đi Kiên Giang, quốc lộ 91B và tuyến Nam Sông Hậu. Các tuyến này là con đường thông thương giữa Cần Thơ và các tỉnh và ngược lại với tổng chiều dài 116 km. Ngoài ra Cần Thơ hiện có 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài hàng trăm km nối liền với các tuyến quốc lộ. Phường Trà An thuộc quận Bình Thủy (một trong những quận trọng điểm của Thành phố Cần Thơ). Trà An có diện tích tự nhiên 565,67 ha, 5339 nhân khẩu đạt mật độ 943,8 người/km2 . Về giao thông có trục đường chính Lê Hồng Phong – Quốc lộ 91B – Cách mạng tháng 8. tuy nhiên mật độ giao thông trên trục chính này rất dày đặc và quá tải vào giờ cao điểm. Đặc biệt còn nhiều tuyến đường xuống cấp, hẹp và xấu. Với đặc thù gần khu kinh tế Trà Nóc, tập trung nhiều xí nghiệp nhà máy nên mật độ dân số càng đông hơn do dân kéo về đây ngày càng nhiều. 11
  • 12. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Người dân sinh sống tại khu vực 1 và 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: còn được gọi là điều tra tỷ suất hiện mắc, là dạng nghiên cứu trên cá thể, đo lường bệnh tật và tiếp xúc của các cá nhân trong cộng đồng tại cùng một thời điểm, cho hình ảnh chụp nhanh về bệnh tật hoặc sức khỏe của cộng đồng tại một thời điểm. - Mục đích : • Xác định gánh nặng TNTT một cộng đồng, quốc gia, khu vực ( cụ thể là khu vực 1,2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) • Giúp nhà quản lý có cơ sở hoạch định chính sách • Giúp nhà lập kế hoạch có cơ sở lập kế hoạch • Có số liệu nền giúp đánh giá tác động của các giải pháp can thiệp • Đặt giả thuyết về mối quan hệ giữa TNTT và tiếp xúc nguy cơ - Hạn chế: • Khi thiết kế chỉ trên một nhóm/ không có nhóm so sánh nên không kiểm định được giả thuyết về quan hệ • Ghi nhận hiện trạng tại một thời điểm nên không ghi nhận được sự chuyển dịch của các cá thể trong quần thể 2.2.2. Cỡ mẫu: Nghiên cứu được tiến hành trên 1041 người sống tại khu vực 1 và 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 2.2.3. Cách chọn mẫu: - Cách chọn mẫu: mẫu được chọn phải đại diện cho quần thể khảo sát bao gồm một số phương pháp chọn mẫu: + Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn + Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống + Chọn mẫu phân tầng + Chọn mẫu cụm - Cỡ mẫu: 2 2 2/1 )1( d pp Zn a − = − Tính cỡ mẫu cho cuộc điều tra này với p=5% (tỉ lệ tai nạn thương tích). Z: hệ số tin cậy=1.96, d=0.015 => n=811 cộng 5% sai số làm tròn 880. Điều tra toàn bộ thành viên trong gia đình, trung bình 4 người/1 hộ => 220 hộ - Cách thức chọn mẫu: 12
  • 13. • Chọn ngẫu nhiên 260 hộ gia đình sống tại khu vực 1 và 2, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ để phỏng vấn và thu thập thông tin. • Người được phỏng vấn: Người nội trợ chính hoặc đại diện của gia đình từ 18 tuổi trở lên • 13 sinh viên được phân công phỏng vấn và thu thập thông tin, mỗi sinh viên sẽ phỏng vấn và lấy thông tin của 20 hộ gia đình. 2.2.4. Các biến số nghiên cứu:  Biến số là đặc điểm của người, vật hoặc hiện tượng có thể nhận các giá trị khác nhau. Biến số bao gồm biến định lượng, biến định tính (nhị giá, định danh, thứ tự).  Việc lựa chọn biến số phải dựa vào mục tiêu nghiên cứu. Cần định nghĩa về biến số để việc thu thập thông tin chính xác hơn * Các biến số nghiên cứu đã được khảo sát trong nghiên cứu này: • Tai nạn thương tích ( Định nghĩa theo chương I ) • Loại tai nạn thương tích: TNGT, té ngã, ngộ độc,… • Địa điểm xảy ra TNTT: khu vực, vị trí mà TNTT diễn ra như ở nhà, trường học, nơi công cộng, đường đi lại,… • Vị trí tổn thương: cơ quan, bộ phận của cơ thể bị tổn thương do TNTT như đầu, cổ, ngực,… • Mức độ tổn thương: nhằm đánh mức độ tổn thương, hậu quả do TNTT để lại. • Xử trí khi bị TNTT: bao gồm những sơ cứu ban đầu, nơi điều trị, người điều trị, thời gian điều trị và cách thức điều trị cho nạn nhân khi bị TNTT. • Các ảnh hưởng khi bị TNTT: bao gồm những tổn hại do TNTT gây ra đối với sức khỏe và cuộc sống của nạn nhân và gia đình của họ. • Thực hành phòng ngừa TNTT : nhằm khảo sát tình hình thực hiện các hoạt động, biện pháp nhằm phòng ngừa TNTT của người dân 2.2.5. Cách thu thập thông tin, xử lý và phân tích số liệu: * Các phương pháp đã thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên: 2.2.5.1. Nội dung 1: Khảo sát và đánh giá tình hình TNTT tại thành phố Cần Thơ - Phương pháp thu thập thông tin • Thu thập các tài liệu tổng quan về hiện trạng tai nạn thương tích của người dân và một số yếu tố liên quan... • Thu thập thông tin về một số thống kê tai nạn thương tích trên địa bàn thành phố Cần Thơ. • Thu thập tài liệu trong và ngoài nước về tỷ lệ tai nạn thương tích, nguyên nhân phổ biến, các biện pháp phòng ngừa và một số trường hợp tai nạn thương tích phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới. 13
  • 14. - Phương pháp điều tra thực địa • Phỏng vấn và ghi phiếu điều tra cho các hộ gia đình tại khu vực khảo sát. Phỏng vấn là một kỹ thuật thu thập số liệu thông qua hỏi đối tượng nghiên cứu. Công cụ phỏng vấn là bộ câu hỏi soạn sẵn. • Quan sát tình hình thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích ở các hộ gia đình được phỏng vấn và ghi phiếu điều tra. Đây là phương pháp lựa chọn, quan sát và ghi chép một cách có hệ thống về các hành vi và đặc tính của đối đượng NC. 2.2.5.2. Nội dung 2: Đánh giá các khả năng phòng chống TNTT tại khu vực đã khảo sát: - Phương pháp phân tích hệ thống • Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động. • Phân tích số liệu theo từng câu hỏi và theo mục tiêu nghiên cứu. • Phân tích xác định được yếu tố nào gây tác động đến tỷ lệ TNTT nhiều nhất. • Phân tích nguyên nhân – hậu quả: Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp các hộ gia đình và các số liệu thu thập được để đánh giá hiện trạng và hệ thống lại tất cả các nguyên nhân tiềm năng gây TNTT ở các hộ gia đình. • Phân tích các điểm mạnh, yếu của các hộ gia đình trong việc thực hiện phòng chống TNTT từ quá trình tìm hiểu để rút ra kết luận và những cơ hội, thách thức để xây dựng các giải pháp nhằm định hướng chiến lược cho công tác phòng chống TNTT. - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu • Sử dụng trong quá trình thu thập, xử lý các số liệu về tình hình TNTT và các yếu tố liên quan. Quá trình này cho phép thống kê được các số liệu từ các hộ gia đình khảo sát. • Các bước thực hiện thống kê và xử lý số liệu: * Kiểm tra chất lượng số liệu: - Bộ số liệu cần được kiểm tra tính đầy đủ và thống nhất của số liệu: + Một số biến không có thông tin. Cần loại ra các phiếu mất nhiều thông tin + Sự không thống nhất trong bộ câu hỏi * Phân loại và mã hoá lại số liệu * Nhập liệu và kiểm tra sai số trong nhập liệu: sử dụng chương trình Mc Excel * Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình Mc Excel * Tóm tắt số liệu vào các bảng hoặc biểu đồ • Biện luận về kết quả khảo sát của nhóm so qui định của các văn bản, so những khảo sát hoặc nghiên cứu tác giả trước, lý giải sự khác biệt. 2.2.5.3. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp phòng chống TNTTcho các hộ gia đình tại Cần Thơ. Phương pháp chuyên gia 14
  • 15. • Tham vấn từ các chuyên gia TNTT nhằm hoàn thiện các giải pháp phòng chống TNTT đề xuất. 15
  • 16. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU  Tổng số người trong khu vực khảo sát: 1041 người. 3.1.1. Đặc điểm phân bố dân cư theo giới tính: Bảng a. Tỷ lệ giới tính của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013: Giới tính Số người Tỉ lệ (%) Nam 515 49.5 Nữ 526 50.5 16
  • 17. * Nhận xét: Tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1. Tuy nhiên, số người nam ít hơn số người nữ 11 người. 3.1.2. Đặc điểm phân bố dân cư theo nghề nghiệp: Bảng a. Phân bố dân số theo nghề nghiệp của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: người): Nghề Số người Nông, lâm, ngư nghiệp 58 Làm cho nhà nước 168 Làm cho tư nhân 144 Làm nghề tự do 174 Nghề thủ công 16 Nội trợ 128 Hưu, hết LĐ 66 HS, SV 178 Còn nhỏ 106 Khác 3 Tổng 1041 17
  • 18. 16.1% 13.8% 16.7%1.5% 12.3% 6.3% 17.1% 10.2% 0.3% 5.6% Nông, lâm, ngư nghiệp Làm cho nhà nước Làm cho tư nhân Làm nghề tự do Nghề thủ công Nội trợ Hưu, hết LĐ HS, SV Còn nhỏ Khác Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số theo nghề nghiệp của khu vực khảo sát, phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: %). Nhận xét: Nhóm HS-SV chiếm tỉ lệ cao nhất với 17.1% 3.1.3. Đặc điểm phân bố dân cư theo độ tuổi: Độ tuổi trung bình: 33.5 Bảng a. Dân số phân theo độ tuổi của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: người): Độ tuổi Số người 0-14 197 15-65 782 65 trở lên 62 Tổng 1041 18
  • 19. 18.9% 75.1% 6.0% 0-14 15-65 65 trở lên Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số theo độ tuổi của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. Nhận xét:  Độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất 75.2%  Trẻ em dưới 6 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 5.2% 3.1.4. Đặc điểm phân bố dân cư theo trình độ học vấn: 57.5% 20.0% 13.9% 8.5% Cấp 1 trở xuống Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3 19
  • 20. Hình a. Biểu đồ tỷ lệ dân số phân theo trình độ học vấn của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 (Đơn vị: %). Nhận xét:  Trình độ học vấn tương đối thấp  Trình độ cấp 1 trở xuống cao nhất với 57.5%  Trình độ học vấn trên cấp 3 thấp nhất với 8.5% 3.1.5. Đặc điểm phân bố dân cư theo dân tộc: Bảng cơ cấu dân số theo dân tộc của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013: Dân tộc Số người Tỉ lệ Kinh 1035 99.4% Hoa 1 0.1% Khơmer 2 0.2% Khác 3 0.3% Nhận xét: Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số dân, trong khi tỉ lệ người dân tộc rất ít. 3.2. TÌNH HÌNH TNTT CỦA QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU Qua quá trình điều tra và thống kê, ghi nhận được tổng số trường hợp bị TNTT tại khu vực khảo sát giai đoạn 2012-2013 là 21 trường hợp. Tỉ suất chấn thương của khu vực khảo sát: 2017 vụ/100000 3.2.1 Theo giới tính: Bảng a. Thống kê số trường hợp bị tai nạn thương tích theo giới tính ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013: Giới Trường hợp Tỉ lệ (%) Nam 15 71.4 Nữ 6 28.6 20
  • 21. Nhận xét: Tỷ lệ TNTT ở nam cao gấp 2.5 lần nữ: nam 71.4%, nữ 28.6%. 3.2.2. Theo lứa tuổi: Bảng a. Thống kê lứa tuổi bị TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. Tuổi Số trường hợp Tỉ lệ (%) 0 - 5 2 9.5 6 - 14 2 9.5 15 - 65 17 81.0 Sau 65 0 0.0 Nhận xét:  Tỉ lệ TNTT cao nhất ở độ tuổi lao động (15 – 65 tuổi) chiếm 81%.  Thấp nhất là ở độ tuổi sau lao động( sau 65 tuổi): 0% 9.5% :độ tuổi 0 – 5 tuổi và 6 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ bằng nhau. 3.2.3. Theo thời gian xảy ra TNTT: Bảng a. Thống kê khoảng thời gian xảy ra TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013: Giờ Trường hợp Tỉ lệ (%) 0 – 11 7 33.3 11 – 17 5 23.8 17 – 24 7 33.3 Không rõ, không nhớ 2 9.5 21
  • 22. Nhận xét: Các khoảng thời gian trong ngày đều có tỉ lệ xảy ra TNTT gần như nhau. 3.2.4. Theo ngành nghề: Hình a. Biểu đồ thể hiện TNTT theo ngành nghề ở khu cực khảo sát phường phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. Nhận xét: TNTT tập trung cao nhất ở lao động tư nhân (6 vụ) và người lao động tự do (4 vụ). 3.2.5. Theo trình đọ học vấn: 22
  • 23. Hình a. Biểu đồ cơ cấu TNTT theo trình độ học vấn ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. 3.3. NGUYÊN NHÂN TNTT Hình a. Bảng thống kê nguyên nhân gây tai nạn thương ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 Nhận xét: Trong các nguyên nhân gây tai nạn thương tích phổ biến hiện nay thì tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất 52.4%. Trong khi đó nguyên nhân như té ngã,động vật/côn trùng cắn đều chiếm 14.3% 23
  • 24. 3.4. XỬ TRÍ TNTT Trong thời gian khảo sát (từ năm 2012-2013), số trường hợp ghi nhận bị TNTT là 21 trường hợp, trong đó có: - 1 trường hợp không đưa đến cơ sở y tế. - 5 trường hợp có sơ cứu tại nơi bị TNTT - 2 trường hợp phải làm phẫu thuật Bảng thống kê những người sơ cứu cho nạn nhân bị TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. STT NGƯỜI SƠ CỨU SỐ TRƯỜNG HỢP 1 Tự sơ cứu 1 2 Cán bộ y tế 2 3 Người thân 3 24
  • 25. 11 2 6 1 1 0 2 4 6 8 10 12Số trường hợp Trạm y tế xã/ phường Cơ sở y tế tuyến huyện Bệnh viện tính/ thành phố Bệnh viện trung ương Bệnh viện tư nhân Cơ sở y tế điều trị đầu tiên Hình a. Biểu đồ thống kê các cơ sở y tế điều trị đầu tiên cho nạn nhân bị TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 Nhận xét: Cơ sở y tế điều trị đầu tiên cho nhiều trường hợp TNTT nhất là trạm y tế xã/phường (11 trương hợp).Trong các trường hợp chấn thương có đến 95,2% trường hợp được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu, trong đó 52,4% trường hợp được điều trị tại trạm y tế phường. và có đến 30% được vận chuyển đến bệnh viện tuyến Thành phố, trong khi vận chuyển đến bệnh viện tuyến quận chỉ chiếm 10% trường hợp. Bảng a. Thống kê thời gian nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. STT THỜI GIAN NẠN NHÂN ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ ĐẦU TIÊN SỐ TRƯỜNG HƠP Tỉ lệ 1 Dưới 30 phút 14 66,67% 2 30 phút - 1 giờ 4 19,05% 3 Từ trên 1 - 3 giờ 1 4,67% 4 Trên 24 giờ 1 4,67% 5 Không rõ 1 4,67% 25
  • 26. Nhận xét: Khi xảy ra TNTT, hầu hết các trường hợp nạn nhân được đến cơ sở y tế đầu tiên sớm. Cụ thể, có tới 66.7% trường hợp có thời gian vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên dưới 30 phút. Người dân tận dụng được rất tốt thời gian vàng trong chấn thương. Ở đây có một trường hợp vận chuyển trên 24 giờ là do nạn nhân lúc bị tai nạn, vẫn ổn định nhưng sang các ngày sau đó thấy khó chịu nên mới đi đến khám ở ở cơ sở y tế. Bảng a. Thống kê các phương tiện vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên của khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. STT PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN NẠN NHÂN ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ ĐẦU TIÊN SỐ TRƯỜNG HỢP Tỉ lệ 1 Xe cứu thương 2 9,52% 2 Xe ô tô 1 4,76% 3 Xe máy 17 80,95% 4 Xe đạp/ xích lô/ ba- gác 1 4,76% Nhận xét: Phương tiện sử dụng để vận chuyển nạn nhân thông dụng nhất là xe gắn máy (chiếm 81% số trường hợp bị TNTT). Bảng a. Thống kê các phương pháp sơ cứu ban đầu cho nạn nhân TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012- 2013 PHƯƠNG PHÁP SƠ CỨU BAN ĐẦU STT PHƯƠNG PHÁP SỐ TRƯỜNG HỢP 1 Băng bó 4 2 Cầm máu 2 3 Cố định xương khớp 1 4 Không nhớ 1 26
  • 27. Nhận xét: Trong số 8 trường hợp chấn thương được sơ cứu tại chỗ (chiếm 23,8% tổng số trường hợp TNTT), băng bó là phương pháp được sử dụng nhiều nhất: 4 trường hợp. 3.5. THƯƠNG TỔN VÀ GÁNH NẶNG TRONG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bảng a. Thống kê tỉ lệ nằm viện qua đêm của nạn nhân TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013: Nạn nhân có phải nằm viện qua đêm không Tần số Tỉ lệ Có 6 28.6% Không 15 71.4% không nhớ/ không rõ 0 0.0% 27
  • 28. Nhận xét: Số nạn nhân phải nằm viện ít hơn so với số nạn nhân phải nằm viện gần 3 lần. 3.6. THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Bảng thống kê số hộ thực hiện và không thực hiện phòng ngừa TNTT ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013 NỘI DUNG PHÒNG NGỪA Thực hiện Không thực hiện GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Đội mũ bảo hiểm 241 2 Không lái xe sau khi uống rượu 167 26 NGÃ Gắn tay vịn cho cầu thang trong nhà 26 10 Cửa sổ tầng 2 trở lên đều có thanh chắn/ song chắn 28 4 Chống trơn trợt cho sàn các nhà tắm 217 39 Chống trơn trợt cho mặt sàn ở các bậc tam cấp/ bậc thềm 200 47 ĐỘNG VẬT CẮN Tiêm phòng dại cho chó 84 30 Xích nhốt chó 71 43 ĐIỆN GIẬT Lắp nắp đậy cho cầu giao/cầu chì 247 11 28
  • 29. Hình a. Biểu đồ thống kê tình hình phòng ngừa TNTT ở các gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi ở khu vực khảo sát phường Trà An, quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ giai đoạn 2012-2013. Nhận xét: Nhìn chung người dân có ý thức tốt trong phòng ngừa TNTT cho trẻ dưới 6 tuổi, tuy nhiên về phòng chống đuối nước cần được quan tâm nhiều hơn 29
  • 30. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN * Các số liệu thống kê hiện tại được so sánh với thống kê cả nước năm 2011. 4.1. BÀN LUẬN TÌNH HÌNH TNTT 4.1.1. Theo giới: Tương tự như trên cả nước, tỉ lệ TNTT ở nam vẫn cao hơn ở nữ (tỉ lệ nam của vùng 71.4% cả nước 68.48%) -Nam là lao động chính trong gia đình thường làm các công việc nặng -Nam thường điều khiển giao thông và sử dụng rượu bia hơn nữ. 4.1.2. Theo tuổi: Tỉ lệ TNTT ở độ tuổi từ 0-5 của vùng (9.5%) cao hơn so với cả nước (0.4 %) tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tỉ lệ TNTT ở độ tuổi lao động (81%) vì + Tham gia giao thông nhiều + Độ tuổi lao động chính nên khả năng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cao hơn. 4.1.3. Theo nghề nghiệp: TNTT ở nhóm nghề nông lâm ngư nghiệp trên phạm vi cả nước chiếm tỉ lệ cao nhất (28.61%) và cao hơn rất nhiều so với trong khu vực (9.52%), do tỉ lệ người dân làm nghề nông lâm ngư nghiệp ở khu vực không cao (5.6%) -TNTT tập trung cao nhất ở người lao động tự do (19.05%) và lao động tư nhân(23.8%) và cao hơn so với cả nước lần lượt là 7.35% và 12.63% + Thiếu phương tiện bảo hộ + Quản lý thiếu chặt chẽ + Trang thiết bị không đạt chuẩn 4.1.4. Trình độ học vấn: Tương đối thấp nên việc tiếp cận và chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông,bào hộ lao động,…còn thấp dẫn đến tỉ lệ TNTT cao(2.01%) so với cả nước (0.74%) 4.2. BÀN LUẬN NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân gây TNTT cao nhất của vùng là TNGT (chiếm 55%), cao hơn 15.54% so với cả nước năm 2011 (39.46%) do ý thức thực hiện an toàn giao thông vẫn còn kém: chạy xe ẩu, hay uống rượi bia trong lúc chạy xe(????). Tuy nhiên số trường hợp tử vong do TNGT của vùng là 0%, thấp hơn so với cả nước (52.75%), do tỷ lệ đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông tăng (91%) và đa số người dân đều có băng lái xe (91%) TNTT do té ngã(15%), do động vật, côn trùng cắn (15%), cao hơn so với cả nước lần lượt là 2.78%, và 9.32% do Không đảm bảo an tòan nơi ở, nơi làm việc 30
  • 31. Sàn nhà ít lát gach chống trơn truợt, ban công không có rào chắn hay không đủ độ an tòan Nguời dân không tuân thủ các nguyên tắc an toàn Trêu chọc hay chơi đùa với nó 33% Không được xích an toàn để thả rông 67% 4.3. BÀN LUẬN XỬ TRÍ: -Do trạm y tế phường, nằm trên trục đường chính (đường Lê Hồng Phong – Cách Mạng Tháng 8) chính vì vậy rút ngắn thời gian vận chuyển nạn nhân. -Riêng đối với bệnh tuyến thành phố do tập trung đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, trang thiết hiện đại và cùng năm trên trục đường với bệnh viện quận nên người dân có phần căn nhắc kỹ hơn trong việc lựa chọn cơ sở y tế điều trị 4.4. BÀN LUẬN THƯƠNG TỔN VÀ GÁNH NẶNG: Thương tổn của nạn nhân: do đa phần trong các vụ tai nạn giao thông người điều khiển có ý thức chấp hành luật tương đối tốt như có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nên khi có tai nạn xảy ra thương tổn vẫn ở mức nhẹ Vị trí tổn thương: đa phần ở tay,chân và vai do khi bị tai nạn người bị nạn thường dùng tay chân để chống đỡ nên khả năng xay xát cao hơn ngoài ra tay chân và vùng vai rất dễ bị trật nếu bị tác động ( điều này làm hạn chế khả năng làm việc) Nằm viện: chiếm tỉ lệ thấp do thương tổn không nghiêm trọng và tâm lí ngại nằm viện của người dân Gánh nặng bệnh tật: hạn chế sinh hoạt thường ngày của bản thân nạn nhân và cần sự trợ giúp của người thân thêm vào đó đa phần là lao động chính (66.7%) nên ảnh hưởng thu nhập đến các hộ gia đình 4.5. BÀN LUẬN PHÒNG NGỪA Tỉ lệ thực hiện phòng ngừa TNTT của người dân tương đối cao, do: - Nhận thức về mức độ nguy hại của TNTT của người dân cao - Công tác tuyên truyền của địa phương khá tốt Tuy nhiên tỉ lệ phòng ngừa TNTT do chất hóa học,tẩy rửa chưa cao vì: các chất tẩy rửa được sử dụng thường xuyên nên người dân lơ là trong việc cất giữ 31
  • 32. KẾT LUẬN  Tình hình TNTT của quần thể nghiên cứu: Qua thống kê khu vực khảo sát, ghi nhận được 21 trường hợp bị TNTT. Tỉ suất TNTT của người dân: 2017 vụ/100000 dân. Một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ TNTT:  Tỉ lệ TNTT ở nam cao gấp 2.5 lần nữ: nam (71.4%), nữ (18.6%).  Người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất: 81%. Trong khi đó, Thấp nhất là ở độ tuổi sau lao động( sau 65 tuổi): không có trường hợp nào.  Nạn nhân thường là lao động cho tư nhân (23.8%) và cũng thường là lao động chính của gia đình (66.7%).  Xử trí TNTT: Có 1 trường hợp không đưa đến cơ sở y tế. Các trường hợp còn lại đều được đưa đến điều trị ở cơ sỏ y tế. Trong đó 52,4% trường hợp được điều trị tại trạm y tế phường. và có đến 30% được vận chuyển đến bệnh viện tuyến Thành phố, trong khi vận chuyển đến bệnh viện tuyến quận chỉ chiếm 10% trường hợp. Khi xảy ra TNTT, hầu hết các trường hợp nạn nhân được đến cơ sở y tế đầu tiên sớm. Cụ thể, có tới 66.7% trường hợp có thời gian vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên dưới 30 phút. Thương tổn ở chân (50%) và. vai, tay (25%) là thường gặp nhất. Các thương tổn thường nhẹ và được điều trị hồi phục hoàn toàn(76.2%). *********** 32
  • 33. KIẾN NGHỊ  Tại tuyến xã, huyện: 1) Tổ chức định kỳ các buổi nói chuyện tại trạm y tế xã/phường về vấn đề TNTT. Khuyến cáo người dân cần tích cực chủ động phòng ngừa TNTT. 2) Đề ra các chương trình tập huấn nâng cao trình độ cán bộ y tế xã/phường trong việc điều trị, chăm sóc và dự phòng TNTT cho người dân.  Công tác tuyến trên: 1) Chính quyền và các ban ngành lao động – xã hội của tỉnh cần có các biện pháp nhằm trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho các công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp; đồng thời nâng cao ý thức sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân. 2) Bệnh viện và trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe cùng sở y tế Cần Thơ cần kết hợp với cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh truyền hình để tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa TNTT qua các tranh ảnh, phóng sự, bài viết,.. do bệnh viện cung cấp, tổ chức các cuộc mittinh tháng an toàn giao thông, mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ,.. 33
  • 34. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu trong nước 1. Website phòng chống TNTT http://203.162.20.210/homebyt/vn/portal/HomeArea.jsp?area=222 2. Dịch tể học TNTT- Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế http://www.hspi.org.vn 3. Nguyễn Thúy Quỳnh (2012) Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh dựa vào nhà trường tại Thành phố Đà Nẵng, luận văn tiến sĩ y tế công cộng - Trường Đại Học Y Tế Công Cộng. 4. Tổng quan Thành phố Cần Thơ http://violet.vn/phutan/present/show/entry_id/8080955 5. Cách phòng chống các loại hình TNTT – Viện sốt rét côn trùng Quy Nhơn http://www.impe-qn.org.vn  Tài liệu nước ngoài: 1. Định nghĩa TNTT http://ezinearticles.com/?Definition-of-Personal-Injury&id=3723546 2. Báo cáo toàn cầu về tình hình tai nạn thương tích http://www.who.int 34
  • 35. PHỤ LỤC STT HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH 1 Nguyễn Ngọc Liên 105301028 7 Đặt vấn đề 2 Đồng Trường Giang 105301026 4 Tổng quan 3 Nguyễn Thị Thanh Kiều 105301028 5 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4 Đoàn Ngọc Đoan Khanh 105301028 0 Bàn luận & thuyết trình 5 Phạm Ngọc Huyền 105301027 6 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Đặc điểm quần thể nghiên cứu 6 Thạch Ngọc Minh 105301029 7 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Tình hình tai nạn thương tích 7 La Đức Huy 105301027 5 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Nguyên nhân tai nạn thương tích 8 Nguyễn Duy Khuê 105301028 3 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Xử trí ban đầu khi bị tai nạn thương tích 9 Đặng Lê Hồng Ngân 105301030 0 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Thương tổn và gánh nặng 10 Phạm Thị Hồng Nhung 105301031 3 Phân tích số liệu & trình bày kết quả nghiên cứu- Thực hành phòng ngừa 11 Võ Thị Thùy Linh 105301028 8 Bàn luận & chuẩn bị bài thuyết trình 12 Ngô Như Ngọc 105301030 5 Bàn luận & thuyết trình 13 Lê Hoàng Mỡn 105301029 6 Kết luận & kiến nghị 35